intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Ninh Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

186
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Ninh Bình’ là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi KSCL, giúp học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Ninh Bình

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TỈNH NINH BÌNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2022-2023 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Bài thi: Môn Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 02 trang) Họ, tên thí sinh: .......................................................................Số báo danh: ............ PHẦN I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: Khói bếp chiều ba mươi Con đi xa vẫn nhớ nao lòng Khói bếp nồng thơm mái rạ Chiều ba mươi quây quần bên bếp lửa Nồi bánh chưng nghi ngút trước giao thừa Ba mươi này mẹ gói bánh chưng chưa Mâm cỗ tất niên hương toả ấm Ba mươi này mẹ ra vào trông ngóng Khói bếp xanh quấn quyện trước hiên nhà Ba mươi này, mẹ biết đứa con xa Lòng canh cánh nhớ quê biết mấy Khói bếp của chiều xưa thức dậy Thuở ấu thơ vĩnh viễn đã qua rồi! Khói bếp chiều phơ phất ba mươi Cứ ám ảnh và thiêng liêng gợi nhớ Vòng tay mẹ... và chúng con bé nhỏ Mà tháng năm vời vợi không nguôi Quê hương và dáng mẹ, Khói bếp, chiều ba mươi... (Nguyễn Trọng Hoàn, in trong tập Phút rành rang sống chậm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2019) Câu 1. (0,5 điểm) Bài thơ trên được làm theo thể thơ nào? Câu 2. (1,0 điểm) Việc lặp lại cụm từ “Khói bếp” trong các khổ thơ có tác dụng gì? Câu 3. (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai câu thơ: Vòng tay mẹ... và chúng con bé nhỏ/Mà tháng năm vời vợi không nguôi? Câu 4. (0,5 điểm) Theo em, vì sao nhân vật trữ tình trong bài thơ, dù đi xa nhưng vẫn nhớ về hình ảnh “khói bếp” vào chiều ba mươi Tết? Trang 1/2
  2. Phần II. Tạo lập văn bản (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Qua bài thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), nêu suy nghĩ về ý nghĩa của kí ức tuổi thơ đối với sự trưởng thành của mỗi con người. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật anh Sáu trong phần trích sau: Sau đó hai chúng tôi trở lại miền Đông. Chúng tôi là cán bộ đoàn thể, chúng tôi không đi tập kết. Từ năm năm mươi tư đến năm mươi tám, năm mươi chín là những năm khó khăn, các bạn đã biết rồi. Về công việc và đời sống ở rừng, tôi có thể kể cho đến sáng, có đêm bị biệt kích vây bắt đến ba lần, có ngày không gạo ăn, ăn toàn là bắp, nhưng thôi, đó là chuyện khác. Tôi xin trở lại mối tình cha con của bạn tôi. Những đêm rừng, nằm trên võng, mắt chỉ thấy tấm ni lông nóc, lúc nhớ con anh cứ ân hận sao mình lại đánh con. Nỗi khổ tâm đó cứ giày vò anh. [...] Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải ch ạy v ề, tay c ầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà. Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây c ưa nh ỏ, c ưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, t ỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh c ưa được một vài r ăng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân r ưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có m ột hàng r ăng th ưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò l ưng, t ẩn m ẩn kh ắc t ừng nét: "Yêu nhớ tặng Thu con của ba". Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nh ưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây l ược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi m ột chuy ện không may x ảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám - năm đó ta chưa võ trang - trong m ột tr ận càn l ớn c ủa quân Mĩ - ngụy, anh Sáu bị hy sinh. Anh bị viên đạn của máy bay M ĩ bắn vào ng ực. Trong gi ờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh. (Trích truyện ngắn “Chiếc lược ngà” - Nguyễn Quang Sáng, SGK Ngữ văn 9, tập I, trang 195, NXB Giáo dục Việt Nam). ----------HẾT----------- Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Trang 2/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2