intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Chu Mạnh Trinh

Chia sẻ: Yunmengshuangjie Yunmengshuangjie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

62
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo Đề thi KSCL môn Ngữ văn 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Chu Mạnh Trinh sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Chu Mạnh Trinh

  1. tr−êng thcs §Ò thi kh¶o s¸t chÊt l−îng lÇn thø i chu m¹nh Trinh n¨m häc 2020 - 2021 M«n: Ng÷ V¨n 8 Ngµy thi: 04 th¸ng 12 n¨m 2020 Thêi gian lµm bµi: 90 phót ------------------------------------------------------ I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các yêu cầu bên dưới. “Trong làn nắng ửng: khói mơ tan, Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng. Sột soạt gió trêu tà áo biếc, Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.” (Trích “ Mùa xuân chín” – Hàn Mặc Tử) 1) Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ trên? 2) Cho biết hai từ “ nắng, gió” thuộc trường từ vựng nào? 3) Chỉ ra từ tượng hình, từ tượng thanh và biện pháp tu từ có trong đoạn thơ? 4) Nêu nội dung của đoạn thơ? 5) Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) triển khai câu chủ đề sau : “Mùa xuân đem đến cho con người nhiều niềm vui.” II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5.0 Điểm) Câu 1 (1.0 điểm): Em hãy nêu ý nghĩa về cái chết của lão Hạc. Câu 2( 4.0 điểm): Hãy viết bài văn kể lại một kỉ niệm ấn tượng nhất của em với người bạn thân. ----------------------- Hết -----------------------
  2. tr−êng thcs H−íng dÉn chÊm chu m¹nh Trinh §Ò thi kh¶o s¸t chÊt l−îng lÇn thø i n¨m häc 2020 - 2021 M«n: Ng÷ V¨n 8 Ngµy thi: 04 th¸ng 12 n¨m 2020 ------------------------------------------------------ NỘI DUNG ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu I:( 5,0 điểm). 1. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả. 0,5đ ( Lưu ý : Nếu hs nêu 1 trong hai phương thức biểu đạt trên giáo viên cho 0,25 điểm ) 2. Hai từ “ nắng, gió” thuộc trường từ vựng thời tiết 0,5đ 3. - Từ tượng hình: lấm tấm 0,25đ - Từ tượng thanh : sột soạt 0,25đ - Biện pháp tu từ : đảo ngữ, nhân hóa “ Sột soạt gió trêu tà áo biếc,” 0,5 đ 4. Nội dung của đoạn thơ : - Bức tranh mùa xuân chốn thôn quê: đẹp, giản dị, rộn ràng, thơ mộng và tràn 0,5 đ đầy sức sống. 0,5 đ - Cảm xúc : nhẹ nhàng, bâng khuâng và yêu mến cảnh sắc mùa xuân 5. Viết đoạn văn theo yêu cầu. * Hình thức: - Cách trình bày nội dung: Diễn dịch (Câu chủ đề đầu đoạn). 0,5đ - Độ dài 8- 10 câu. - Đảm bảo hình thức đoạn văn. - Không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả. - Diễn đạt lưu loát * Nội dung: Làm rõ được - Vấn đề cần triển khai: Mùa xuân đem đến cho con người nhiều niềm vui + Mùa xuân là mùa khởi đầu cho một năm mới, mùa mà khí hậu ấm áp, cây cối 0,5đ đâm chồi nảy lộc. Con người gần gũi, giao hòa với thiên nhiên... + Mùa xuân đem đến cho con người bao hi vọng và hạnh phúc 0,5đ + Mùa xuân đến là Tết về, con người được sum họp bên gia đình, được yêu 0,5đ thương... Câu II: (1.0 điểm). Học sinh nêu được các ý cơ bản sau: - Tố cáo xã hội thực dân phong kiến đương thời đã bóc lột đè nén người nông 0,5đ dân đẩy họ đến bước đường cùng phải tìm đến cái chết để giải thoát. - Ngợi ca phẩm chất lương thiện và nhân cách của người nông dân. Từ đó người 0,5đ đọc có thêm niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người trước hoàn cảnh nghiệt ngã. Đó cũng là giá trị nhân văn sâu sắc của tác phẩm.
  3. Câu III: (4.0 điểm) 1/ Hình thức: - Kiểu bài: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. - Bố cục 3 phần rõ ràng. - Diễn đạt lưu loát, khoa học, trình bày sạch đẹp, không tẩy xóa. - Không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả. 2/ Nội dung kiến thức: Kể về một kỉ niệm ấn tượng nhất với người bạn thân, đảm bảo các ý cơ bản: a. Mở bài: Giới thiệu chung về kỉ niệm với người bạn thân b. Thân bài: * Hoàn cảnh ( tình huống ) xảy ra kỉ niệm đó * Diễn biến của kỉ niệm + Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến ra sao? Đỉnh điểm của câu chuyện?… + Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của những người trong cuộc, người chứng kiến. + Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện: Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc gì trong tình bạn c. Kết bài: Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò. * Lưu ý: Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ nên nó phải sâu sắc, có ảnh hưởng to lớn đến suy nghĩ, tình cảm hay nhận thức của người viết. * Biểu điểm Điểm 4: + Đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên, kể chuyện tự nhiên, giàu cảm xúc. + Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp… Điểm 3: + Đáp ứng từ 2/3 trở lên các yêu cầu nêu trên. + Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp… Điểm 2: + Đáp ứng 1/2 trở lên yêu cầu nêu trong hướng dẫn chấm. + Diễn đạt tương đối khá. + Mắc một số lỗi chính tả, lỗi về hình thức. Điểm 1:Bài làm yếu về phương pháp, sơ sài về nội dung, sai nhiều lỗi chính tả và diễn đạt. Điểm 0: Bài lạc đề hoặc không làm bài. Lưu ý: - Trong quá trình chấm, giáo viên linh động, vận dụng biểu điểm để cho điểm chính xác, hợp lí. - Khuyến khích những bài làm sáng tạo, diễn đạt tốt. - Bài làm cho điểm lẻ đến 0,25.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2