Đề thi KSCL môn Ngữ văn 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Quế Võ 1 (Lần 1)
lượt xem 2
download
Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu Đề thi KSCL môn Ngữ văn 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Quế Võ 1 (Lần 1) bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi KSCL môn Ngữ văn 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Quế Võ 1 (Lần 1)
- SỞ GD - ĐT BẮC NINH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 - NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ 1 BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN 10 --------------- (Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 01 trang) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Đã có lần con khóc giữa chiêm bao Khi hình mẹ hiện về năm khốn khó Đồng sau lụt, bờ đê sụt lở Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn. Anh em con chịu đói suốt ngày tròn Trong chạng vạng ngồi co ro bậu cửa Có gì nấu đâu mà nhóm lửa Ngô hay khoai còn ở phía mẹ về… Chiêm bao tan nước mắt dầm dề Con gọi mẹ một mình trong đêm vắng Dù tiếng lòng con chẳng thể nào vang vọng Tới vuông đất mẹ nằm lưng núi quê hương. ( Trích Khóc giữa chiêm bao - Vương Trọng) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? Câu 2. Hình ảnh mẹ hiện lên qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Câu 3. Anh /Chị hiểu như thế nào về hai dòng thơ: Đã có lần con khóc giữa chiêm bao Khi hình mẹ hiện về năm khốn khó Câu 4. Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua đoạn trích là gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày những suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc yêu thương, hiếu kính với cha mẹ. Câu 2. (5,0 điểm) Thí sinh chọn câu theo đúng khối, lớp của mình. Câu 2.a. Dành cho học sinh khối A, A1. Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới – bài 43). Câu 2.b. Dành cho học sinh khối D. Bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão đã làm nổi bật hào khí thời đại Đông A. Bằng những hiểu biết về bài thơ, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ------------------------ Hết ------------------------ (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ tên thí sinh:............................................................SBD:...........................................
- HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 10 I. ĐỌC Câu Yêu cầu Điểm HIỂU 1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. 0,5 2 Hình ảnh mẹ hiện lên qua những từ ngữ, hình ảnh sau: 0,5 “hình mẹ hiện về năm khốn khó”;“Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn”; “Ngô hay khoai còn ở phía mẹ về…”; “vuông đất mẹ nằm lưng núi quê hương”. 3 Cách hiểu hai dòng thơ: 1,0 Đã có lần con khóc giữa chiêm bao Khi hình mẹ hiện về năm khốn khó - Hình ảnh người mẹ nghèo khổ, tảo tần trong những năm khốn khó để nuôi con nên người hiện về đã khiến người con khóc giữa chiêm bao. - Mẹ không chỉ hiện trong chiêm bao mà luôn thường trực trong tâm trí của nhà thơ. -Tâm tư, tình cảm dành cho mẹ không chỉ là yêu thương, kính trọng, biết ơn mà hơn hết là sự đau xót, bứt dứt, thấm thía khi hoài niệm về mẹ trong những năm tháng khó khăn, nghèo đói để mưu sinh và nuôi con, xây dựng hạnh phúc gia đình. 4 Học sinh tự chọn một thông điệp tâm đắc nhất qua đoạn thơ và 1,0 trình bày lí do chọn thông điệp đó, sao cho hợp lí, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là vài gợi ý về thông điệp : - Hạnh phúc nhất của đời con là khi có mẹ. - Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, xúc động nhất trong tình cảm của con người… II. 1 Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn 2.0 LÀM (khoảng 200 chữ) trình bày những suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa VĂN của việc yêu thương, hiếu kính với cha mẹ. a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 0.25 - Đảm bảo yêu cầu hình thức của đoạn văn, khoảng 200 chữ. - Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, qui nạp, tổng – phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của việc yêu 0.25 thương, hiếu kính với cha mẹ. c. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh lựa chọn các thao tác 1.0 lập luận phù hợp; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ vấn đề ý nghĩa của việc yêu thương, hiếu kính với cha mẹ. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau: 1. Giải thích (0,25 điểm): Yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm, việc làm cao đẹp nhất, thiêng liêng nhất của mỗi người dành cho đấng
- sinh thành. Đó là lòng biết ơn, đối xử tôn trọng, hiếu thảo, kính yêu cha mẹ; là lòng vị tha, sự san sẻ, cảm thông, quan tâm và biết sống vì hạnh phúc chính đáng của cha mẹ… 2. Bàn luận (0,25 điểm) - Cha mẹ là người sinh thành ra ta, là người ban cho ta hình hài; là người yêu thương và hy sinh tất cả cho ta một cách vô điều kiện. Vậy nên, con người phải luôn lấy yêu thương, hiếu kính với cha mẹ là thước đo nhân cách, là lẽ sống làm người. Biểu hiện của yêu thương, hiếu kính với cha mẹ như : một ánh mắt, nụ cười, lời nói quan tâm, những việc làm cụ thể, thiết thực, hữu ích của người con ngoan trong học tập, lao động, khi ở xa cũng như lúc ở gần...Không làm điều gì khiến cha mẹ lo lắng, muộn phiền thì đó cũng là một cách yêu thương, báo hiếu. - Yêu thương, hiếu kính cha mẹ đem đến niềm vui, hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống cho cha mẹ, cũng chính là hạnh phúc của con cái. - Yêu thương, hiếu kính cha mẹ tiếp thêm sức mạnh, động lực, niềm tin để mỗi con người có thể vượt qua khó khăn, cạm bẫy, hoàn thiện nhân cách. - Yêu thương, hiếu kính cha mẹ góp phần nhân rộng, khơi sâu truyền thống yêu thương, đạo nghĩa của dân tộc, của nhân loại. 3. Bàn luận mở rộng(0,25 điểm): - Hiện nay, không ít những người con mải lo cho cuộc sống riêng mà quên đi việc phụng dưỡng, báo hiếu cha mẹ. - Phê phán những đứa con bất hiếu, ngược đãi cha mẹ. 4. Bài học nhận thức và hành động(0,25 điểm): - Việc yêu thương, hiếu kính với cha mẹ là trách nhiệm của mỗi con người. - Chúng ta cần có những lời nói, cử chỉ, việc làm thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm, lòng hiếu thảo với cha mẹ trong bất kì điều kiện, hoàn cảnh nào. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo 0.25 Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận 2a Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài 5.0 thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới – bài 43). a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân 0.25 bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn 0.5 Trãi qua bài thơ Cảnh ngày hè c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn 3.5 đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được những luận điểm lớn sau: 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận (0.25 điểm)
- - Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông để lại một số lượng sáng tác lớn. Thơ Nguyễn Trãi giàu tình cảm với thiên nhiên, đất nước, con người. - Cảnh ngày hè là bài thơ số 43 thuộc chùm thơ Bảo kính cảnh giới trong Quốc âm thi tập. Bài thơ đã miêu tả bức tranh thiên nhiên ngày hè giản dị, dân dã tràn đầy sức sống, qua đó thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ. 2. Triển khai các luận điểm chính 2.1. Luận điểm 1: Tâm hồn yêu thiên nhiên nồng nàn, tha thiết (1, 25 điểm): + Tâm thế an nhiên, tự tại, thư thái ngắm cảnh trong câu thơ đầu tiên. (0,25 điểm) + Qua bức tranh thiên nhiên sinh động và giàu sức sống, chúng ta thấy được sự giao cảm mạnh mẽ nhưng tinh tế của nhà thơ đối với cảnh vật. Nhà thơ căng mở mọi giác quan để đón nhận vẻ đẹp của ngày hè: hòe lục đùn đùn, rợp mát như giương ô che rợp, thạch lựu phun trào sắc đỏ, sen hồng đang độ nức ngát mùi hương. Dường như sự sống tràn đầy, ứa căng đến độ không thể kìm lại ở mạch ngầm bên trong được nữa mà phải khoe ra thành hương, thành sắc. Nguyễn Trãi đã lựa chọn những hình ảnh rất đặc trưng cho ngày hè: hoa thạch lựu, tán hòe xanh, hương sen thơm ngát trong ngát ao. (1,0 điểm) 2.2. Luận điểm 2: Tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống (0,75 điểm): + Nhà thơ đã khắc họa bức tranh cuộc sống thanh bình: nơi chợ cá dân dã thì lao xao, chốn lầu gác thì dắng dỏi tiếng ve như một bản đàn. Bức tranh miêu tả vào thời điểm cuối ngày nhưng vẫn rộn rã những âm thanh tươi vui. + Cảnh vật thanh bình, yên vui bởi sự thanh thản đang lan tỏa trong tâm hồn thi nhân. Qua đó, ta thấy được lòng yêu đời của Nguyễn Trãi. Trong thanh âm tiếng ve dắng dỏi, trong tiếng lao xao chợ cá là khúc nhạc lòng vui tươi, rộn ràng của chính Nguyễn Trãi khi chứng kiến cảnh sống, sinh hoạt hạnh phúc của muôn dân. 2.3. Luận điểm 3: Một tấm lòng ưu dân, ái quốc của nhà thơ (0.75 điểm): + Nhìn cảnh sống của người dân, đặc biệt là người lao động - những người dân chài lam lũ - được yên vui, no đủ, nhà thơ ước có được cây đàn của vua Thuấn, gảy khúc Nam Phong ca ngợi cảnh: “Dân giàu đủ khắp đòi phương”. + Đây cũng là khát vọng mãnh liệt suốt cuộc đời Ức Trai. Với Nguyễn Trãi, vui hay buồn, lo âu hay thanh thản, tất cả đều xuất phát từ cuộc sống của nhân dân. Con người Ức Trai lúc nào cũng hướng về nhân dân, mong ước cho nhân dân được ấm no và nguyện hi sinh, phấn đấu cho hòa bình, hạnh phúc của dân tộc của nhân dân.
- 2.4. Đặc sắc nghệ thuật (0.5 điểm) - Hệ thống ngôn từ giản dị, giàu sức biểu cảm, xen lẫn từ Hán Việt và điển tích, sử dụng từ láy độc đáo (đùn đùn, lao xao, dắng dỏi). - Hình ảnh thơ gần gũi, bình dị. - Câu thơ lục ngôn cô đọng, hàm súc trong bài thất ngôn bát cú Đường luật. 3. Đánh giá (0.25 điểm) Bài thơ Cảnh ngày hè thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi. Đó là tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết và tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo 0.5 Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận 2b Bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão đã làm nổi bật 5.0 hào khí thời đại Đông A. Bằng những hiểu biết về bài thơ, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân 0.25 bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: hào khí của thời đại 0.5 Đông A được thể hiện nổi bật qua bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão. c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai 3.5 vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được những luận điểm lớn sau: 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận (0.25 điểm) - Phạm Ngũ Lão là một danh tướng đời Trần. Ông có nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. Ông là người văn võ toàn tài. - Tỏ lòng (Thuật hoài ) là bài thơ tiêu biểu của Phạm Ngũ Lão, thể hiện hào khí của cả thời đại Đông A với sức mạnh của quân đội thời Trần và hùng tâm, tráng chí của danh tướng Phạm Ngũ Lão. - Trích dẫn nhận định. 2. Triển khai các luận điểm chính 2.1. Giải thích (0,5 điểm): - Thời đại nhà Trần là một thời đại oanh liệt trong lịch sử dân tộc với nhiều chiến công rực rỡ, ba lần đánh tan quân Mông – Nguyên – một đội quân hùng mạnh lúc bấy giờ. Thời đại ấy đã hun đúc nên những con người vĩ đại và những con người ấy lại làm vẻ vang cho thời đại sản sinh ra mình. - Hào khí Đông A là hào khí đời Trần (theo chữ Hán thì chữ Trần do chữ Đông và bộ phụ của chữ A ghép thành). Người xưa đã lấy
- chính tên triều đại Trần làm định danh cho cả một thời đại và hào khí thời Trần được gọi là hào khí Đông A - Biểu hiện của hào khí Đông A trong văn học thời Trần: + Nội dung: lòng căm thù giặc sâu sắc; ý chí quyết tâm đánh giặc, bảo vệ giang; niềm tự hào về những chiến công oanh liệt của dân tộc; niềm tin, khát vọng của con người vào sự trường tồn và viễn cảnh tương lai tươi sáng của dân tộc,… + Hình thức: hào khí Đông A thể hiện qua âm hưởng hào hùng, tráng chí, những hình tượng nghệ thuật lớn lao, kì vĩ. Ý kiến trên đã khẳng định bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài ) của Phạm Ngũ Lão là một trong những minh chứng tiêu biểu cho hào khí Đông A - hào khí thời Trần. 2.2. Phân tích + Chứng minh (2,75 điểm) a. Hai câu đầu (1,25 điểm): Khí thế hào hùng của thời đại được khơi dậy từ hình ảnh tráng sĩ và ba quân. - Câu thơ mở đầu giới thiệu hình tượng tráng sĩ nhà Trần: Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu (Múa giáo non sông trải mấy thu). Người tráng sĩ cầm ngang ngọn giáo, trấn giữ non sông đất nước đã mấy mùa thu. Đó là tầm vóc vũ trụ, là tư thế hiên ngang, kì vĩ như sánh cùng trời đất (Hoàng sóc giang sơn). Đó là hành động phi thường, không hề biết mệt mỏi (kháp kỉ thu). Câu thơ đã tạc nên hình ảnh tráng sĩ nhà Trần hiên ngang, lẫm liệt, nổi bật giữa không gian và thời gian, mang hào khí ôm trùm giang sơn, vũ trụ. - Câu thơ thứ hai thể hiện niềm tự hào trước sức mạnh và khí thế hào hùng của quân đội nhà Trần với tinh thần quyết chiến quyết thắng: Tam quân tì hổ khí thôn ngưu. (Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu). + Tam quân: ba đạo quân (tiền quân - trung quân - hậu quân); chỉ quân đội nhà Trần đồng thời tượng trưng cho sức mạnh dân tộc. + Tì hổ: quân đội nhà Trần có sức mạnh dũng mãnh như loài hổ báo. + Khí thôn ngưu: khí thế chiến đấu tiêu diệt giặc của quân đội nhà Trần. Có thể hiểu, đó là: Ba quân dũng mãnh như hổ báo, khí thế nuốt trôi trâu; cũng có thể hiểu là khí thế ra trận dũng mãnh, phi thường át cả sao Ngưu. Cả hai cách hiểu trên đều làm bật lên sức mạnh kì vĩ, khí thế hùng dũng, tinh thần bách chiến bách thắng của quân đội nhà Trần, là hùng tâm tráng chí của thời đại Đông A. Vẻ đẹp của hình tượng người tráng sĩ mang tầm vóc vũ trụ, lịch sử được lồng vào hình tượng ba quân đã tạo nên bức tranh toàn cảnh về thời đại nhà Trần. Đây chính là vẻ đẹp và sức mạnh của hào khí đông A đậm chất sử thi, hoành tráng. b. Hai câu sau (1,0 điểm): Hào khí của người trai thời Trần với lí
- tưởng và nhân cách cao đẹp, luôn mang trong mình ý thức trách nhiệm với non sông. - Phạm Ngũ Lão đã đề cập đến công danh trái (món nợ công danh của kẻ làm trai). Qua đó, tác giả thể hiện ý chí, khát vọng muốn được cống hiến, muốn được làm tròn sứ mệnh của đấng nam nhi đối với nhân dân và đất nước. Đó là chí làm trai mang tinh thần thời đại Đông A và tư tưởng tích cực của Nho giáo. - Cái tâm của người anh hùng thể hiện qua nỗi “thẹn”. Phạm Ngũ Lão “thẹn” với Vũ Hầu Gia Cát Lượng thời Hán vì thấy tài thao lược của mình chưa xứng danh là một người anh hùng. Đó còn là nỗi “thẹn” với chính mình vì chưa trả được món nợ công danh với dân với nước. Nỗi thẹn ấy không làm con người nhỏ bé đi, trái lại đã tôn cao vẻ đẹp của con người. Lời thơ thể hiện sâu sắc khát vọng lập nhiều chiến công, cống hiến hết mình cho triều đại nhà Trần, cho dân tộc. Hào khí của người trai thời Trần với chí lớn, với lí tưởng sống cao đẹp và cái tâm luôn hướng về nhân dân, đất nước. 2.3. Đặc sắc nghệ thuật (0.5 điểm) - Hào khí Đông A thể hiện qua bút pháp nghệ thuật mang tính sử thi với hình tượng thơ kì vĩ, lớn lao và âm hưởng hào hùng, sảng khoái. Bài thơ Tỏ lòng, làm nổi bật hình ảnh con người kì vĩ là một bối cảnh không gian, thời gian kì vĩ. -Lời tự thuật nỗi lòng của tác giả chân tình, mộc mạc nhưng đầy hào sảng. -Thủ pháp nghệ thuật thiên về gợi, khái quát, đạt độ súc tích cao. 3. Đánh giá (0.25 điểm) - Khẳng định ý kiến đúng. Bài thơ đã thể hiện đậm nét hào khí thời đại Đông A - một trong những thời đại hào hùng nhất của lịch sử Việt Nam. Bài thơ mang âm hưởng của thời đại nhưng cũng thể hiện rất rõ khí phách hiên ngang, hào hùng, lí tưởng cao cả trong chính con người Phạm Ngũ Lão. - Bài thơ khơi dậy lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với Tổ quốc. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo 0.5 Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận Tổng điểm toàn bài 10 ------------------------ Hết ------------------------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án (Lần 2) - Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh
4 p | 17 | 5
-
Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa
8 p | 14 | 4
-
Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 (Lần 2) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa
2 p | 9 | 3
-
Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Ninh Bình
2 p | 185 | 3
-
Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án (Lần 3) - Phòng GD&ĐT Yên Lạc
7 p | 20 | 3
-
Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án (Lần 3) - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân, Vĩnh Phúc
5 p | 7 | 3
-
Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án (Lần 2) - Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh
6 p | 23 | 3
-
Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Quảng Trị
2 p | 10 | 3
-
Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Hà Nội
1 p | 22 | 3
-
Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
5 p | 56 | 3
-
Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án (lần 1) - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
9 p | 11 | 2
-
Đề thi KSCL môn Ngữ văn 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Quế Võ 1 (Lần 1)
7 p | 128 | 2
-
Đề thi KSCL môn Ngữ văn 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Quế Võ 1 (Lần 1)
10 p | 58 | 2
-
Đề thi KSCL môn Ngữ Văn lớp 12 năm 2023 có đáp án - Liên trường THPT TP. Hải Phòng
7 p | 17 | 2
-
Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Chu Mạnh Trinh
3 p | 61 | 2
-
Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Chu Mạnh Trinh
3 p | 64 | 2
-
Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Chu Mạnh Trinh
3 p | 82 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn