intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án (Lần 2) - Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

24
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn học sinh khối 11 đạt kết quả cao trong kì thi KSCL sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chia sẻ đến các bạn "Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án (Lần 2) - Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh", mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án (Lần 2) - Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

  1. SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KHỐI 11 LẦN 2 TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: Ngữ văn Đề gồm: 02 trang Thời gian làm bài:120 phút; không kể thời gian phát đề Họ, tên học sinh ………………………..Số báo danh…………………………… I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Ta đã đi qua những năm tháng không ngờ Vô tư quá để bây giờ xao xuyến Bèo lục bình mênh mang màu mực tím Nét chữ thiếu thời trôi nhanh như dòng sông... Ta lớn lên bối rối một sắc hồng Phượng cứ nở hoài như đếm tuổi Như chiều nay, một buổi chiều dữ dội Ta nhận ra mình đang lớn khôn... Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng Rút những cọng rơm vàng về kết tổ Đã dạy ta với cánh diều thơ nhỏ Biết kéo về cả một sắc trời xanh Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành "Tuổi của mụ" con nằm tròn bụng mẹ Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi... Biết ơn trò chơi tuổi nhỏ mê ly "Chuyền chuyền một..." miệng, tay buông bắt Ngôn ngữ lung linh, quả chuyền thoăn thoắt Nên một đời tiếng Việt mãi ngân nga... Biết ơn dấu chân bấm mặt đường xa Những dấu chân trần, bùn nặng vết Ta đi học quen dẫm vào không biết Dáng cuộc đời in mãi dáng ta đi... (Trích Lời chào, trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, dẫn theo Tư liệu Ngữ văn 12, NXB Giáo dục, tr.69) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, các từ ngữ nào thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình?
  2. Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong hai câu sau: Bèo lục bình mênh mang màu mực tím Nét chữ thiếu thời trôi nhanh như dòng sông... Câu 4. Bài học ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra được qua đoạn thơ sau là gì: Biết ơn dấu chân bấm mặt đường xa Những dấu chân trần, bùn nặng vết Ta đi học quen dẫm vào không biết Dáng cuộc đời in mãi dáng ta đi... II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về vai trò của lòng biết ơn trong cuộc sống. Câu 2. (5,0 điểm) Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr. 38) Cảm nhận về vẻ đẹp của hai khổ thơ đầu bài thơ. Từ đó anh/chị hãy nhận xét về cái tôi trữ tình của nhà thơ Hàn Mặc Tử. . ........................ Hết ............................
  3. SỞ GDĐT BẮC NINH HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG LẦN 2 – KHỐI 11 NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn Phần Câu/Ý Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: biểu cảm. 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không đúng/ không trả lời:0 điểm. 2 Theo đoạn trích, từ ngữ thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình: vô 0,75 tư, xao xuyến, bối rối, biết ơn, quý yêu. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời 3-4 từ như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời 1-2 từ như đáp án: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không đúng/ không trả lời:0 điểm. 3 Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh: 0,5 Nét chữ thiếu thời trôi nhanh như dòng sông Hiệu quả: 0,25 - Về nghệ thuật: Tăng tính sinh động, hấp dẫn và sức biểu cảm cho câu thơ 0,25 - Về nội dung: diễn tả sự trôi chảy nhanh chóng của thời gian, của đời người, nhất là những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ. 4 Có thể tham khảo một trong các bài học sau: 0,5 - Chúng ta/Thế hệ sau cần tiếp bước chân những người đi trước đã xây dựng và cống hiến những thành quả cho cộng đồng… - Bản thân thể hiện lòng biết ơn các thế hệ cha anh, biết trân quý những điều tốt đẹp, biết sống đẹp, sống có ích để không phụ lòng các bậc tiền nhân. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày ý nghĩa đầy đủ, thuyết phục: 0,5 điểm. - Học sinh trình bày sơ sài, thiếu thuyết phục: 0,25 điểm. II Làm văn 1 Từ phần Đọc hiểu, anh, chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 2,0 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về vai trò của lòng biết ơn trong cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Thí sinh viết đúng hình thức một đoạn văn, có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, móc xích, tổng – phân - hợp hoặc song hành
  4. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Suy nghĩ về vai trò của lòng biết ơn trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận thích hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần thể hiện được suy nghĩ về ý kiến, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể tham khảo một số ý sau: - Lòng biết ơn là việc ghi nhớ, trân trọng đối với những người đã giúp đỡ mình, qua đó có thái độ và hành động đúng mực. - Vai trò của lòng biết ơn: + Phát huy, kế thừa truyền thống tốt đẹp, giúp con người sống có tình nghĩa, biết yêu thương, san sẻ, gắn kết giữa con người với con người. +Lòng biết ơn giúp con người hoàn thiện về nhân cách, hướng con người ta đến lối sống nghĩa tình, lành mạnh. + Lòng biết ơn giúp gây dựng những mối quan hệ tốt đẹp. - Mở rộng vấn đề, phê phán một số người hiện nay không có lòng biết ơn. Lưu ý: HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vai trò của lòng biết ơn; có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Sáng tạo 0,25 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0,25 câu. Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. 2 Cảm nhận về vẻ đẹp của hai khổ thơ đầu bài thơ. Từ đó 5,0 anh/chị hãy nhận xét về cái tôi trữ tình của nhà thơ Hàn Mặc Tử. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Cảm nhận về vẻ đẹp của hai khổ thơ đầu bài thơ. Từ đó nhận xét về cái tôi trữ tình của Hàn Mặc Tử thể hiện trong đoạn thơ. Hướng dẫn chấm: - HS xác định đúng vấn đề nghị luận đạt 0,5 điểm. - HS xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận đạt 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 0,5
  5. * Giới thiệu Hàn Mặc Tử và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, khái quát về hai khổ thơ đầu. *Cảm nhận về vẻ đẹp của đoạn thơ Về nội dung * Khổ 1: Vĩ Dạ ban mai – Câu thơ đầu – câu hỏi tu từ với 6 thanh bằng, chất giọng ngọt ngào của người Huế, gợi nỗi băn khoăn về chủ thể của câu hỏi tu từ. - Cảnh thôn Vĩ trong buổi bình minh hiện lên với những nét vẽ rất đặc sắc. + Điệp từ “nắng” gợi ấn tượng về ánh sáng tràn ngập, tươi sáng, bao phủ chan hòa khắp không gian + “Nắng hàng cau”: hình ảnh của vườn cau tắm mình trong nắng + “Nắng mới lên”: tia nắng đầu tiên trong ngày đánh thức vạn vật, trong trẻo, tinh khôi, thanh khiết, dịu dàng + Xanh“mướt”: khu vườn tốt tươi mơn mởn 2,0 +Xanh như ngọc: gợi ấn tượng mạnh mẽ về vẻ xanh non, biếc rờn của cây cối . + Đại từ phiếm chỉ“ ai”: gợi suy nghĩ về chủ nhân khu vườn xứ Huế khiến bức tranh có hồn, có tình hơn. - Con người thôn Vĩ: + “Lá trúc che ngang”: vẻ đẹp kín đáo, bản tính dịu dàng của con người xứ Huế. + “Mặt chữ điền” là khuôn mặt đầy đặn cân đối đẹp phúc hậu. Đó là một hình ảnh được cách điệu hóa. => Khung cảnh thôn Vĩ được miêu tả tươi đẹp, đơn sơ, ấn tượng, giàu sức sống. Đó cũng là cái đẹp của tâm hồn tha thiết tình người, tình đời. * Khổ 2: Vĩ Dạ sông trăng – Nhịp thơ 4/3 gió theo lối gió/mây đường mây => gợi sự xa cách, chia lìa. – Thủ pháp nhân hóa: “buồn thiu”: con sông trở thành một sinh thể có tâm trạng, vừa gợi hình, gợi cảm. – Động từ “lay”: sự lay động rất nhẹ như là sự níu giữ vu vơ. “Thuyền ai”: đại từ phiếm chỉ “ai” tạo nên tính bất định cho chủ thể “thuyền” gợi lên một hình ảnh xa vời, diệu vợi, mông lung. – Từ “kịp” thể hiện sự ám ảnh thời gian, sự chia lìa. – Biện pháp ẩn dụ: Bến sông trăng, thuyền chở trăng – Câu hỏi tu từ: “Có chở trăng về kịp tối nay?” thể hiện một sự thảng thốt, băn khoăn. Dường như tác tác giả đang ngóng trông, hi vọng và chạy đua với thời gian. => Cảm xúc chuyển biến đột ngột từ niềm vui của hi vọng gặp gỡ sang trạng thái lo âu đau buồn thất vọng khi tác giả nhớ và
  6. mặc cảm về số phận bất hạnh của mình. Ở đó ta còn thấy được sự khao khát tha thiết đợi chờ một cách vô vọng. Về nghệ thuật: 0,5 + Hình ảnh thơ độc đáo, đẹp, gợi cảm + Ngôn ngữ trong sáng, tinh tế, đa nghĩa + Các biện pháp nghệ thuật đặc sắc: nhân hóa, so sánh, câu hỏi tu từ… => Khung cảnh xứ Huế thơ mộng trữ tình, chứa đựng tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. Đồng thời cũng chứa đựng nỗi cô đơn, tuyệt vọng của thi nhân nhưng vẫn khát khao yêu, sống mãnh liệt, thể hiện một nghị lực sống phi thường. Hướng dẫn chấm: Phân tích đầy đủ, sâu sắc (2,5 điểm); Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu (1,5 điểm – 2,0 điểm); Phân tích chung chung, chưa rõ các ý (1,0 điểm); Phân tích sơ lược, không rõ các ý (0,25 điểm – 0,5 điểm). * Nhận xét về cái tôi trữ tình của nhà thơ Hàn Mặc Tử 0,5 - Một cái tôi tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống nhưng đầy đau thương, tuyệt vọng. - Cái tôi yêu thiên nhiên, quê hương đất nước và con người xứ Huế. - Cái tôi với những độc đáo, sáng tạo về mặt nghệ thuật. => Đây là nét riêng tạo nên dấu ấn của Hàn mặc Tử 4. Sáng tạo 0,5 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2