intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để mẹ gắn bó với con nhiều hơn

Chia sẻ: De Thuong Be Meo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

80
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tận hưởng những giây phút vui đùa bên con. Khi bạn hết 4 tháng nghỉ thai sản và phải trở lại với công việc, ngoài nỗi lo không bắt nhịp lại với công việc tốt, bạn còn mơ hồ cảm thấy một nỗi lo khác, đấy là sự xa cách với đứa con bé bỏng. Nhưng rồi cảm giác ấy cũng nhanh chóng qua đi, bạn quen nhịp sống mới, bận rộn với công việc, sáng đi chiều về, yên tâm giao bớt việc chăm sóc con cho người nhà, người trông trẻ… Bẵng đi 1 thời gian, có những...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để mẹ gắn bó với con nhiều hơn

  1. Để mẹ gắn bó với con nhiều hơn Hãy tận hưởng những giây phút vui đùa bên con. Khi bạn hết 4 tháng nghỉ thai sản và phải trở lại với công việc, ngoài nỗi lo không bắt nhịp lại với công việc tốt, bạn còn mơ hồ cảm thấy một nỗi lo khác, đấy là sự xa cách với đứa con bé bỏng. Nhưng rồi cảm giác ấy cũng nhanh chóng qua đi, bạn quen nhịp sống mới, bận rộn với công việc,
  2. sáng đi chiều về, yên tâm giao bớt việc chăm sóc con cho người nhà, người trông trẻ… Bẵng đi 1 thời gian, có những lúc bạn thấy con khác lạ và bỗng thấy buồn, tủi thân, đó là khi bé con bỗng không háo hức khi mẹ về, không đòi mẹ, thậm chí bỏ ti mẹ và chỉ thích bú bình. Bạn tự trách mình đã dành quá ít thời gian cho con. Nghỉ việc để ở nhà với con, bạn không thể. Tiếp tục bị cuốn trong công việc với những dày vò tình cảm, cũng không xong. Webtretho tư vấn vài cách để bạn có thể làm tốt hơn vai trò của một người mẹ khi vẫn hoàn tất tốt công việc bận rộn ở cơ quan. 1. Gói gọn việc cơ quan trong 8 tiếng làm việc Hay nói cách khác là bạn tránh tối đa việc mang công việc về nhà làm thêm vào buổi tối. Hãy lên cho mình lịch làm việc của một ngày thật cụ thể, nếu quá tải, hãy thương lượng lại với sếp để được chia sẻ bớt. Bất cứ công việc nào, dù ít hay nhiều mà bạn không có kế hoạch cũng sẽ trở nên rối rắm. Vì thế, để tránh
  3. về muộn hoặc phải mang sổ sách, máy tính về nhà, bạn hãy thu xếp ổn thỏa trong ngày. Có thể làm cho riêng mình những bảng kế hoạch theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng. Và mỗi ngày hãy để lịch làm việc ấy trước mặt, đánh dấu từng việc khi hoàn tất. 2. Hãy ở bên con mỗi khi có thể Khi bé còn nhỏ, khoảng 1 tuổi trở lại, bé sẽ gắn bó với ai mà bé thường tiếp xúc nhiều nhất. Vì thế, đôi khi bạn thấy bé không thích mẹ bồng thay vì bà ngoại, vì hàng ngày toàn bà ngoại trông bé. Bạn có thể buồn nhưng đừng vì thế ghét bỏ con, hãy tạo sự liên kết hơn nữa khi bạn ở bên con. Đừng vì mệt mỏi mà giao bé cho bà trông vào ban đêm, bạn có thể ngủ cùng con, cho con ăn buổi đêm, đó là thời điểm bạn có thể gần gũi con nhất. Thay tã, vệ sinh cho bé, chuyện trò với bé trước và sau khi đi ngủ. Bạn sẽ thấy, bé sẽ dần yêu mến bạn hơn bất cứ ai trong nhà. 3. Nấu cho bé những bữa ăn Bạn có thấy, khi bạn tỉ mẩn chuẩn bị cho con những bữa cháo, bột, dù đơn giản, dù con còn bé không biết gì nhưng
  4. khi nhìn thấy con ăn ngon miệng, háo hức bạn thấy mình rất vui, hạnh phúc? Cháo mẹ nấu vừa đảm bảo vệ sinh vừa tràn đầy tình yêu của mẹ gởi gắm đến con. Ảnh: Images Rất nhiều người mẹ vì bận rộn mà bỏ qua điều này, thường nhờ người nhà nấu hoặc mua những bữa ăn sẵn. Những phần cháo bán ở tiệm vừa không đảm bảo vệ sinh, vừa chán ngấy với bé nếu phải ăn thường xuyên. Bạn hãy dậy sớm hơn 1 chút, biết cách sắp xếp thời gian hơn thì sẽ dư giờ để nấu cháo cho con. Theo kinh nghiệm của các bà mẹ bận rộn, cháo trắng có thể được nấu trước nguyên nồi, sau đó để tủ lạnh dùng dần, hoặc nấu bằng bình thủy từ đêm
  5. để tới sáng, cháo sẽ nhừ. Nhóm thực phẩm đạm như thịt, cá, tôm khi mua về sơ chế sạch, có thể xay nhuyễn sẵn, chia phần theo từng bữa ăn (dùng khay đựng đá để chia phần cho đều) sau đó trữ ở ngăn lạnh. Buổi sáng bạn chỉ cần rã đông thịt, rửa 1 ít rau, xắt nhuyễn, múc một phần cháo vừa đủ rồi chế biến, 10 phút thôi là bé sẽ có 1 chén cháo thật thơm ngon. Nhiều mẹ còn nấu cả bữa trưa sau đó cho vào bình thủy giữ nóng để trưa bé thưởng thức. Buổi chiều lại tranh thủ về sớm để bé có thêm 1 bữa chiều. Các bữa ăn bổ sung còn lại, bạn hãy hướng dẫn người trông bé thật cụ thể. Nấu nướng là “quyền năng” của người mẹ, bạn đừng bỏ qua nhiệm vụ này. Đây là dịp để bạn trổ hết “ngón nghề” để bé biết chỉ có món của mẹ là tuyệt nhất! 4. Biết cách chơi với con Bạn đừng nghĩ bé còn nhỏ nên không biết gì, chỉ cần vài món đồ chơi nhiều màu sắc treo lúc lắc là đủ. Và bạn cũng đừng nghĩ rằng chỉ cần để con nằm cạnh và bạn say sưa
  6. xem ti vi là đã “xong việc”. Bé bị hấp dẫn bởi hơi mẹ, tiếng cười nói của mẹ bên cạnh chứ không phải tiếng phát ra ồn ào từ tivi. Trò chuyện với con, làm mặt hề, ôm con âu yếm, bế bé đi dạo, phơi nắng… đó là những giây phút vui vẻ đáng quý với bé. Khi chăm sóc bé hay khi rảnh rang bạn cũng giữ thái độ vui vẻ, “không bỏ quên” con. Với những điều trên đây, có vẻ như mẹ đang bị bó buộc trong rất nhiều công việc, sẽ bận rộn từ sáng đến tối… nhưng nếu bạn biết biến việc chăm sóc con thành niềm vui, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn nhiều. Và bạn cũng đừng quá lo lắng khi bé yêu “dửng dưng” với bạn. Khi lớn lên một chút, khi đã biết bập bẹ gọi “mẹ” bạn sẽ nghe bé gọi “mẹ ơi” suốt cả ngày!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2