intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề ôn tập cuối năm môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2022-2023 - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị cho kì thi cuối năm sắp tới cũng như giúp các em củng cố và ôn luyện kiến thức, rèn kỹ năng làm bài thông qua việc giải "Đề ôn tập cuối năm môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2022-2023 - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc" sau đây. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các bạn trong việc ôn tập. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề ôn tập cuối năm môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2022-2023 - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc

  1. TRƯỜNG TH NGUYỄN BÁ NGỌC ĐỀ ÔN TẬP CUỐI NĂM - LỚP 5 THÀNH PHỐ BÀ RỊA NĂM HỌC: 2022 - 2023 MÔN TIẾNG VIỆT PHẦN KIỂM TRA ĐỌC HIỂU Thời gian làm bài 30 phút Họ tên:……………………………………………………….… Lớp:……………… PHẦN ĐỌC HIỂU (5 điểm) Triền đê tuổi thơ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận... Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi, về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng... ... Xa quê bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi lớn khôn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm... (Nguyễn Hoàng Đại) Đọc thầm bài: “Triền đê tuổi thơ” và trả lời các câu hỏi sau: *Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho câu hỏi 1, 2, 3,4 Câu 1. Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả “như hình với bóng”? A. Con đê. B. Đêm trăng thanh gió mát.
  2. C. Tết trung thu. D. Một người bạn. Câu 2. Các bạn nhỏ trong làng coi con đê là bạn vì: A. Ai vào làng cũng phải đi qua con đê. B. Con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng. C. Trên con đê này, các bạn nhỏ đã nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cỗ Trung thu. D. Vì con đê chở che, bao bọc lấy dân làng. Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng con đê "chở che, bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn" ? A. Vì tuổi thơ tác giả với con đê gắn liền như hình với bóng, B. Vì con đê đã nâng bước, dìu dắt, tôi luyện cho tác giả tự tin lớn lên bước vào đời. C. Vì những đêm Tết Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui. D. Vì trong những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê đã bảo vệ tính mạng con ngưòi, gia súc, mùa màng. Câu 4. Nội dung bài văn này là gì? A. Tả con đê. B. Kể về sự đổi mới của quê hương. C. Kể về kỉ niệm những ngày đến trường. D. Tả con đê và kể về những kỉ niệm gắn bó với con đê, gắn bó với quê hương. Câu 5. Viết tiếp vào chỗ chấm cho hoàn chỉnh câu sau: “Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng:…….………….., bất khuất, trung hậu,………………”. Câu 6. Điền dấu câu thích hợp vào ô trống cuối câu sau: Đêm nay trăng thanh gió mát nhỉ, chúng mình cùng lên đê ngắm trăng đi Câu 7. Phân tích cấu tạo câu ghép sau: “Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy.” ..................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................................................... Câu 8. Câu in đậm liên kết với câu đứng trước nó bằng cách nào? Từ ngữ nào có tác dụng liên kết? Đá sỏi được thể cứ nhè bàn chân của tôi mà chọc, đau buốt. Vậy mà tôi vẫn đến được cái chợ gần bệnh viện. Câu 9. Tìm và viết lại một hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em. .....................................................................................................................................................................................................................................
  3. ..................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................................................... Câu 10. Đặt một câu ghép có sử dụng dấu phẩy nói về trường lớp, bạn bè hoặc việc học tập của em. ..................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................................................... –Hết-
  4. TRƯỜNG TH NGUYỄN BÁ NGỌC ĐỀ ÔN TẬP CUỐI NĂM - LỚP 5 THÀNH PHỐ BÀ RỊA NĂM HỌC: 2022 - 2023 MÔN TIẾNG VIỆT PHẦN CHÍNH TẢ (NGHE – VIẾT) Thời gian làm bài 20 phút Hoa giấy Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, hoa rụng mà vẫn còn tươi nguyên; đặt trên lòng bàn tay, những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng, run rẩy như đang thở, không có một mảy may biểu hiện của sự tàn úa. Dường như chúng không muốn mọi người phải buồn rầu vì chứng kiến cảnh héo tàn. Chúng muốn mọi người lưu giữ mãi những ấn tượng đẹp đẽ mà chúng đã đem lại trong suốt cả một mùa hè: những vồng hoa giấy bồng bềnh đủ màu sắc giống hệt những áng mây ngũ sắc chỉ đôi lần xuất hiện trong những giấc mơ thủa nhỏ… (Trần Hoài Dương) MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 PHẦN TẬP LÀM VĂN Thời gian làm bài: 40 phút Đề bài: Đất nước ta được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho rất nhiều cảnh đẹp. Em hãy tả lại cảnh đẹp trong tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thu hút khách du lịch mà em đã có dịp đến tham quan. ____________________________
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0