intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 5A – HÓA HỌC 11 - TRUNG TÂM HAI BÀ TRƯNG

Chia sẻ: Huynh Tthi Pho Pho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

122
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 1: A, B, D là 3 hiđrocacbon tồn tại trạng thái khí ở điều kiện thường và liên tiếp trong dãy đồng đẳng. Biết phân tử khối của D gấp đôi phân tử khối của A. Công thức phân tử của A, B, D lần lượt là: A. CH4, C2H6, C3H8 B. C2H2, C3H4, C4H6 C. C2H4, C3H6, C4H8 D. C2H6, C3H8, C4H10 Câu 2: Tỉ khối hơi của ankan Y so với H2 bằng 22. Công thức phân tử của Y là A. CH4 B. C3H8. C. C4H10. D. C2H6.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ ÔN TẬP SỐ 5A – HÓA HỌC 11 - TRUNG TÂM HAI BÀ TRƯNG

  1. HÓA HỌC 11 TRUNG TÂM HAI BÀ TRƯNG ĐỀ ÔN TẬP SỐ 5 A – TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Câu 1: A, B, D là 3 hiđrocacbon tồn tại trạng thái khí ở điều kiện thường và liên tiếp trong dãy đồng đẳng. Biết phân tử khối của D gấp đôi phân tử khối của A. Công thức phân tử của A, B, D lần lượt là: A. CH4, C2H6, C3H8 B. C2H2, C3H4, C4H6 C. C2H4, C3H6, C4H8 D. C2H6, C3H8, C4H10 Câu 2: Tỉ khối hơi của ankan Y so với H2 bằng 22. Công thức phân tử của Y là A. CH4 B. C3H8. C. C4H10. D. C2H6. Câu 3: Hợp chất có tên nào sau đây tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 cho kết tủa vàng? A. But-2-in. B. But-1-in. C. But-1-en. D. Pent-2-en. Câu 4: Có các chất sau : CH4, C2H2, CH2=CH-CH2OH, CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH3, C6H5OH, CH3-CHO, CH3-CO-CH3. Số chất tác dụng với dung dịch brom là A. 5. B. 4. C. 3. D. 6. Câu 5: Hợp chất (CH3)2C=CH-C(CH3)3 có danh pháp IUPAC là: A. 2,2,4- trimetylpent-3-en B. 2,4,4-trimetylpent-2-en C. 2,4-trimetylpent-2-en D. 2,4-trimetylpent-3-en Câu 6: Phenol (C6H5OH) tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. Na, NaOH, HCl. B. Na, NaOH, Na2CO3 C. NaOH, Mg, Br2. D. K, KOH, Br2. Câu 7: Stiren không có khả năng phản ứng với: A. Dung dịch brom. B. Brom khan có xúc tác bột Fe. C. Dung dịch KMnO4. D. Dung dịch AgNO3/NH3. Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol ankin A  0,4 mol H2O. Hiđro hoá hoàn toàn 0,2 mol ankin A rồi đốt hết sản phẩm tạo thành thu được a mol H2O.Giá trị của a là: A.0,8 B.0,6 C.1,25 D.2,5 Câu 9 : Đốt cháy 16,2 g 1 chất hữu cơ (A) thu được 1,2 mol CO2 ; 0,9 mol H2O. 150 < MA < 170. Công thức phân tử của A là: A.C8H10 B.C9H12 C.C10H14 D.C12H18 Câu 10 : Cho 5,1g ancol no, đơn chức mạch hở (X) phản ứng hết với Na kim loại thấy thoát ra 0,0425 mol H2. X có công thức là: A. CH3OH B. C2 H 5OH C. C3H7OH D. C4 H 9 OH B – TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có) 8 Ag CH3-CHO 7 6 1 2 4 (C6H10O5)n C6H12O6 C2H5OH C2H4 5 3 (C2H5)2O Câu 2: a) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất lỏng sau: ancol etylic, phenol, CH3CHO, CH3COOH. b) Viết CTCT và đọc tên các đồng phân axit có CTPT là C5H10O2. Đề ôn tập kiểm tra HKII 1
  2. HÓA HỌC 11 TRUNG TÂM HAI BÀ TRƯNG Câu 3: Từ metan và các chất vô cơ cần thiết, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế cao su buna. Câu 4: Cho m (g) hỗn hợp gồm andehit fomic và phenol tác dụng với ddAgNO3/NH3 dư thu được 43,2 g Ag. Mặt khác để trung hòa 2m (g) hỗn hợp trên cần dùng 150 ml dd NaOH 1M. a) Xác định thành phần % khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu . b) Hidro hóa 2m (g) hỗn hợp , đem sản phẩm cho tác dụng với Na thu được bao nhiêu lit khí H2 ở điều kiện tiêu chuẩn? Câu 5: Cho 11 gam hỗn hợp hai rượu no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, tác dụng hết với Na thì thu được 3,36 lit khí H2 (đktc). Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của hai rượu. Cho H=1; O=16; C=12; N=14; Na=23; Ag=108. ĐỀ ÔN TẬP SỐ 6 A – TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Câu 1: Đun nóng etanol với H2SO4 đặc ở 1400C thu được sản phẩm chính là: A. C2H4 B. C2H5OSO3H C. CH3OCH3 D. C2H5OC2H5 Câu 2: Thuốc thử để phân biệt glixerol, etanol và phenol là: A. Dung dịch brom, Cu(OH)2. B. Cu(OH)2, quỳ tím. C. Na, dung dịch brom. D. Dung dịch brom, quỳ tím Câu 3: Sản phẩm chính của phản ứng tách HBr của (CH3)2CH-CHBr-CH3 là: A. 2-metylbut-2-en. B. 3-metylbut-1-en. C. 2-metylbut-1-en. D. 3-metylbut-1-en. Câu 4: Đun nóng hỗn hợp A gồm 10 ancol no đơn chức với H2SO4 đặc ở 1400C số ete thu được là: A. 50 B. 30 C. 45 D. 55 Câu 5: Trong phản ứng cộng hiđro vào ankin (ở nhiệt độ thích hợp) thì: A. Dùng xúc tác Ni tạo ra ankan, dùng xúc tác Pd/PbCO3 tạo ra anken. B. Dùng xúc tác Ni tạo ra anken, dùng xúc tác Pd/PbCO3 tạo ra anken. C. Dùng xúc tác Ni hay Pd/PbCO3 đều tạo ra ankan. D. Dùng xúc tác Ni hay Pd/PbCO3 đều tạo ra anken. Câu 6: Hệ số cân bằng đúng của phản ứng sau đây là phương án nào? C6H5CH3 + KMnO4 → C6H5COOK + MnO2 + KOH + H2O A. 1,2,1,2,1,1. B. 2,1,2,1,1,2. C. 2,2,2,2,2,1 D. 1,2,1,2,2,1. Câu 7: Một andehit no đơn chức X, có tỉ khối hơi đối với không khí bằng 2. X có công thức là A. CH3-CHO . B. CH3-CH2-CHO C. CH3-CHCH3-CHO . D. CH3-CH2-CH2-CHO Câu 8: Để khử hoàn toàn 100 ml dung dịch KMnO4 0,2M tạo thành chất rắn màu nâu đen cần V lít khí C2H4 (ở đktc). Giá trị tối thiểu của V là A. 2,240. B. 2,688. C. 0,672. D. 1,344. Câu 9: Cho Na phản ứng hoàn toàn với 18,8g hỗn hợp 2 ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của ancol etylic sinh ra 5,6 lít H2 (đktc). Công thức phân tử của 2 ancol là: Đề ôn tập kiểm tra HKII 2
  3. HÓA HỌC 11 TRUNG TÂM HAI BÀ TRƯNG A. C3H7OH, C4H9OH. B. CH3OH, C2H5OH. C. C2H5OH, C3H7OH. D. C4H9OH, C5H11OH. Câu 10: Cho 10 ml dung dịch ancol etylic 460 phản ứng hết với kim loại Na (dư) thu được V lít khí H2 (đktc). Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất bằng 0,8g/ml. Giá trị của V là A. 4,256 B. 2,128 C. 3,360 D. 0,896 B – TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có) P.E 2 1 4 8 C4H10 C2H4 C2H5OH CH3-COOH 3 5 7 6 C2H5Cl C2H5ONa Câu 2: a) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất lỏng sau: Etanal, benzen, etanol, glixerol. b) Viết và gọi các đồng phân anđehit và xeton có CTPT là C4H8O2 Câu 3: Từ đá vôi than đá và các chất vô cơ cần thiết khác, hãy viết phương trình phản ứng điều chế: a) phenol b) axit oxalic (HOOC-COOH) Câu 4: Cho 0,92 g hỗn hợp gồm axetilen và anđehit axetic phản ứng hoàn toàn với dd AgNO 3 trong NH3 thu được 5,64 gam hỗn hợp rắn. Xác định phần trăm theo khối lượng mối chất ban đầu. Câu 5: Một rượu A no mạch hở, không làm mất màu nước brom. Để đốt cháy 1 mol A thì cần vừa đủ 2 mol khí oxi ở cùng điều kiện. a) Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A b) Từ metan và các chất vô cơ thích hợp, hãy điều chế A. Cho H=1; O=16; C=12; N=14; Na=23; Ag=108. ĐỀ ÔN TẬP SỐ 7 A – TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Câu 1: Thực hiện phản ứng trime hóa hoàn toàn 5,6 lít axetilen (đktc) thu được bao nhiêu gam benzen? A. 52g. B. 26g. C. 13g. D. 6,5g. a Câu 2: Cho a mol một ancol X tác dụng với Na dư thu được mol H2 . Đốt cháy hoàn toàn X 2 thu đươ ̣c 13,2 gam CO2 và 8,1 gam H2O. Vâ ̣y X là : A. C3H7OH B. C2H5OH C. C4H9OH. D. CH3OH Câu 3: Etanol và phenol đồng thời phản ứng được với: A. Na, dung dịch Br2 B. Na, CH3COOH C. Na D. Na, NaOH Câu 4: Trong công nghiệp xeton được điều chế từ: A. cumen B. xiclopropan C. propan-1-ol D. propan-2-ol Đề ôn tập kiểm tra HKII 3
  4. HÓA HỌC 11 TRUNG TÂM HAI BÀ TRƯNG Câu 5: Tên thay thế (IUPAC) của hợp chất sau là CH3 CH3 - C - CH2 - CH=CH2 CH3 A. 2-đimetylpent-4-en B. 2,2-đimetyleten C. 4-đimetylpent-1-en D. 4,4-đimetylpent-1-en Câu 6: Dãy nào sau đây gồm các chất đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3 (đun nóng hoặc không đun nóng): A. CH3C≡CH, CH3CHO, HCOOH B. CH3C≡C-CH3,HCHO, CH3CHO C. C2H2, HCHO, CH3COCH3 D. CH3C≡CH, HCHO, CH3COCH3 Câu 7: Ba hiđrocacbon X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối lượng phân tử của X. Các chất X, Y, Z thuộc dãy đồng đẳng: A. anken. B. ankađien. C. ankan. D. ankin. Câu 8: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,l mol HCOOH tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , khối lượng Ag thu được là: A. 21,6 gam B. 10,8 gam C. 43,2 gam D. 64,8 gam Câu 9: Anken X hợp nước tạo thành 3-etylpentan-3-ol. Tên của X là A. 3-etylpent-3-en. B. 3-etylpent-2-en. C. 3-etylpent-1-en. D. 2-etylpent-2-en. Câu 10: Số đồng phân ancol bậc I ứng với công thức phân tử C4H10O là? A. 4 B. 5 C. 3 D. 2 B – TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có) 1 3 4 6 CH4 CH3Cl CH3OH HCHO HCOOH 5 7 2 8 C2H6 Cu2O Ag Câu 2: a) Cho 3 chất A, B, C có cùng công thức phân tử là C7H8O. Khi cho mỗi chất trên lần lượt tác dụng với Na và với NaOH thì thấy: A phản ứng được với cả hai, B chỉ phản ứng với Na, C không phản ứng.Hãy viết công thức cấu tạo của A, B, C và các phương trình phản ứng. b) Có các bình khí (không có nhãn) CH4, C2H4, C2H2 và xiclopropan. Dùng phương pháp hóa học để nhận biết các khí đó; viết các phương trình phản ứng kèm theo. Câu 3: Từ nguyên liệu ban đầu là C5 H12 , viết các phương trình phản ứng điều chế: a) propan-1,2-điol b) propan-1,2,3-triol Câu 4: a) Đốt cháy hoàn toàn một lượng rượu đơn chức A, thu được 13,2 gam CO2 và 8,1 gam H2O. Xác định công thức cấu tạo của A. b) Hỗn hợp X gồm A, B là đồng đẳng của nhau. Khi cho 18,80 gam hỗn hợp X tác dụng với natri kim loại dư, thu được 5,6 lit khí H2 (đktc). Xác định công thức cấu tạo của B và số mol của mỗi rượu trong hỗn hợp X. Đề ôn tập kiểm tra HKII 4
  5. HÓA HỌC 11 TRUNG TÂM HAI BÀ TRƯNG c) Oxi hóa m gam hỗn hợp X trên bằng oxi không khí có bột đồng nung nóng làm xúc tác thu được hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch AgNO3 /NH3 , thu được 8,64 gam kết tủa. Tính khối lựơng m. Cho biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Câu 5: Một hỗn hợp gồm m gam Phenol và ancol etylic được chia làm 2 phần bằng nhau - Phần 1: Tác dụng với Na dư thì thu được 6,72 lít H2 (đktc) - Phần 2: Trung hoà bằng 25ml dd KOH 40% (d = 1,4 g/ml) Tính giá trị của m và % theo khối lượng mỗi chất ban đầu. Cho H=1; O=16; C=12; N=14; Na=23; Ag=108; K=39. ĐỀ ÔN TẬP SỐ 8 A – TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Câu 1: Cho 15,6 gam benzen tác du ̣ng hế t với Cl 2 (xúc tác Fe ). Nế u hiê ̣u suấ t phản ứng đa ̣t 100% thì khối lượng clobenzen thu được là bao nhiêu: A. 22,7 gam B. 18 gam C. 19 gam D. 22,5 gam Câu 2: Hợp chất C5H12 có số đồng phân là A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 3: Thuốc thử nhận biết các khí C2H4 và C2H2 là : A. AgNO3/NH3 B. dung dịch brom C. dd KMnO4 D. Quỳ tím Câu 4: Cho sơ đồ CH4  A  B  P.E . Các chất A,B lần lượt là:   t 0 , p, xt  A. C2H2 và C2H4 B. C2H4 và C2H2 C. C2H2 và C6H6 D. C2H4 và C6H6 Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn một ancol đa chức , mạch hở X thu được H2O và CO2 với tỉ lệ số mol tương ưng là 3: 2.CTPT của X là A. C2H6O2 B. C2H6O C. C3H8O2 D. C4H10O2 Câu 6: Khi oxihoá 2,9 gam một anđehit đơn chức thu được 3,7 gam axit tương ứng . Công thức của anđehit là: A. C2H5CHO B. CH3CHO C. HCHO D. C2H3CHO Câu 7: Chất làm quỳ tím hóa đỏ là A. CH3COOH B. CH3CHO C. C2H5OH D. C6H5OH Câu 8: Bậc của ancol là: A. Bậc của cacbon liên kết với nhóm –OH B. Bậc của cacbon lớn nhất trong phân tử C. Số nhóm chức có trong phân tử D. Số cacbon có trong phân tử Câu 9: Etanol có công thức là : A. C2H5OH B. C2H5CHO C. C2H6 D. CH3COOH Câu 10: Cho các chất có công thức cấu tạo: CH3 OH OH CH2 OH (1) (2) (3) Chất nào thuộc loại phenol? A. (1) và (2). B. (2) và (3). C. (1) và (3). D. Cả (1), (2) và (3). Đề ôn tập kiểm tra HKII 5
  6. HÓA HỌC 11 TRUNG TÂM HAI BÀ TRƯNG B – TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có) 7 6 C6H5CH3 C6H6 C6H6Cl6 8 5 C6H5COOK 1 2 C2H2 CH3-CHO C2H5OH 3 4 C2H4 Câu 2: a) Hãy dùng phương pháp hóa học để phân biệt các hóa chất: HCOOH, CH3CH 2 CHO , CH 3COOH và C2 H 5OH . b) Viết và gọi tên các đồng phân chứa vòng benzen có công thức phân tử là C8H10. Câu 3: Từ axetilen các chất vô cơ và điều kiện cần thiết, viết các phương trình phản ứng điều chế: a) CH 3COOH b) HCOOH Câu 4: Cho 41,8 gam hỗn hợp A gồm Anđehit axetic, Ancol etylic và Phenol + Cho Na vaò hỗn hợp A thấy có 5,6 lít khí thoát ra ở đktc. + Cho hỗn hợp A vào bình đựng dd Br2 thì thấy lượng Br2 phản ứng là 160 gam. + Cho hỗn hợp A tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nhẹ) thu được m gam kết tủa Ag. a) Xác định % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A ? b) Tính giá trị của m. Câu 5: Cho m gam rượu A đun với H2SO4 đậm đặc ở 1700C thì thu được 2,688 lit khí của một anken (đktc). Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam rượu A rồi thu toàn bộ sản phẩm cho hấp thụ hết vào bình chứa dung dịch NaOH dư thì khối lượng của bình tăng 17,04 gam. Xác định công thức phân tử của A và tính giá trị m. Cho H=1; O=16; C=12; N=14; Na=23; Ag=108; Br=80. ĐỀ ÔN TẬP SỐ 9 A – TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Câu 1: Thực hiện phản ứng tách nước với ancol đơn chức A ở điều kiện thích hợp.Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất hữu cơ B. Tỉ khối hơi của B đối với A bằng 1,4375.CTPT của A là: A. CH3OH B. C2H5OH C. C3H7OH D. C4H9OH Câu 2: Đun nóng một rượu X với H2SO4 đậm đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được một olefin duy nhất. Trong các công thức sau: CH3 CH3-CH-CH3 (2) CH3-CH2-CH-CH3 (4) CH3-C-CH2-OH (1) OH OH (3) CH3-CH2-CH2-CH2-OH CH3 Công thức nào phù hợp với X: A. (1), (2), (3) B. (1), (3), (4) C. (1), (2), (4) D. (1), (3) Đề ôn tập kiểm tra HKII 6
  7. HÓA HỌC 11 TRUNG TÂM HAI BÀ TRƯNG Câu 3:Trong một bình kín chứa hỗn hợp A gồm hidrocacbon X và H2 với Ni xúc táC. Nung nóng bình một thời gian thu được một khí B duy nhất. Đốt cháy B thu được 8,8 g CO2 và 5,4 g H2O.Biết VA = 3VB. X là: A. C2H4 B. C3H4 C. C2H2 D. C3H6 Câu 4 : Cho 1,97 gam fomalin tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, sau phản ứng thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ % của anđehit fomic là giá trị nào dưới đây (coi nồng độ của axit fomic trong fomalin là không đáng kể) A. 38,071% B. 76,142% C. 61,929% D. 23,858% Câu 5: Điều nào sau đây là sai khi nói về benzen : A. 6 nguyên tử C trong phân tử benzen không cùng một mặt phẳng B. Benzen vừa cho phản ứng thế vừa cho phản ứng cộng C. Benzen là một hidrocacbon thơm D. Benzen vừa thể hiện tính chất không no vừa thể hiện tính chất no Câu 6: Anken thích hợp để có thể điều chế : 3-Etylpentan-3-ol bằng phản ứng hidrat hóa là: A. 3-etylpent-3-en B. 3-etylpent-2-en C. 3,3-dimetylpent-2-en D. 3-etylpent-1-en Câu 7: Cho các chất sau: (1)-Benzen, (2)-Toluen, (3)Nitrobenzen. Thứ tự tăng dần khả năng phản ứng thế vào nhân thơm là: A. 3,2,1 B. 1,3,2 C. 1,2,3 D. 3,1,2 Câu 8: Sản phẩm nào sau đây không phải do etylen tạo ra trực tiếp: A. CH3CH2OH B. (-CH2-CH2-)n C. (-CH2-CHCl-)n D. CH2OH-CH2OH Câu 9: Cho các phát biểu sau: 1. Phenol làm mất màu dung dịch brom do phenol dễ dàng tham gia phản ứng cộng hơn benzen. 2. Phenol có tính axit mạnh hơn ancol. 3. Có thể dùng quỳ tím để phân biệt phenol và ancol. 4. Phản ứng của ancol với CuO tạo thành andehit hoặc xeton chính là phản ứng tách hidro. Các tính chất đúng là: A. 1, 2, 3, 4 B. 2, 3, 4 C. 2, 4 D. 1, 2, 4 Câu 10: Chất nào phân biệt được axit propionic và axit acrylic A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch Br2 C. C2H5OH D. Dung dịch HBr B – TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có) 2 CH3Cl CH3OH 1 4 3 7 8 CH4 HCHO HCOOH HCOONa 5 6 Ag Câu 2: a) Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các hóa chất sau đây (đựng trong từng lọ riêng biệt bị mất nhãn): axit propionic, glixerol, propan-1-ol, phenol. Đề ôn tập kiểm tra HKII 7
  8. HÓA HỌC 11 TRUNG TÂM HAI BÀ TRƯNG b) Viết và gọi tên các đồng phân mạch hở (không kể đồng phân cis-trans) có công thức phân tử là C4H6. Câu 3: Từ tinh bột và các chất vô cơ cần thiết khác. Hãy viết các phương trình phản ứng điều chế: a) Cao su buna b) PVC Câu 4: Cho 4,0 gam hh Y gồm hai anđehit (là đồng đẳng của anđehit fomic) liên tiếp nhau tác dụng với lượng dư dd AgNO3/NH3 đun nóng, được 16,2 gam kết tủa. Viết CTCT và gọi tên mỗi đồng phân của 2 anđehit. Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam một rượu A thì chỉ thu được 8,96 lit khí CO 2 (ở đktc) và 9 gam nước. Tiến hành phản ứng loại nước của A ta thu được hỗn hợp 2 anken. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A. Cho H=1; O=16; C=12; N=14; Na=23; Ag=108. ĐỀ ÔN TẬP SỐ 10 A – TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Câu 1: Cho 15,6 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là : A. C3H5OH và C4H7OH. B. C2H5OH và C3H7OH. C. C3H7OH và C4H9OH. D. CH3OH và C2H5OH Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp CH4 ,C4H10 ,C2H4 thu được 0,14 mol CO2 và 0,23 mol H2O. Số mol của hỗn hợp 2 ankan và anken là: A. 0,05 và 0,05 B. 0,08 và 0,02 C. 0,09 và 0,01 D. 0,01 và 0,09 Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng sau: CH3COONa  A  B. Công thức của A, +NaOH(CaO,t o )  +O2 (xt) B trong sơ đồ trên lần lượt là A. CH4, CH3Cl B. C2H2, CH3CHO C. CH4, C2H2 D. CH4, HCHO. Câu 4: Dãy nào sau đây gồm các chất đều tác dụng được với ddBr2? A. C2H2, C2H4, C6H5CH=CH2 B. C2H4, C2H6, C4H4. C. C2H2, C2H6, C3H6 D. C4H6, C6H5CH3, C3H4. Câu 5: Cho các chất: Na, dung dịch NaOH, dung dịch HCl, dung dịch Br2, dung dịch AgNO3/NH3. Số chất tác dụng được với phenol là A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 6: Từ Vlít (đktc) etilen điều chế được 1 lít ancol etylic 600 bằng phương pháp tổng hợp. Biết hiệu suất của phản ứng tổng hợp là 80%, khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8g/ml. Giá trị của V là: A. 292,17 lít B. 233,74 lít C. 243,48 lít D. 273,34 lít Câu 7: Cho phản ứng: CH3CHO +2AgNO3+3NH3+ H2O  CH3COONH4 +2NH4NO3 + to  2Ag. Vai trò của CH3CHO trong phản ứng trên là A. Chất oxy hóa B. Axit C. Bazơ D. Chất khử Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng sau: C2H4  C2H5Br  C2H5OH  CH3COOH +A  +B (t o )  +D (xt)  Công thức của A, B, D trong sơ đồ trên lần lượt là: A. HBr, NaOH, O2 B. Br2, KOH, CuO C. HBr, NaOH, CuO D. Br2, KOH, O2 Đề ôn tập kiểm tra HKII 8
  9. HÓA HỌC 11 TRUNG TÂM HAI BÀ TRƯNG Câu 9: 3 chất hữu cơ A, B, C có CTPT ngẫu nhiên là: C2H6O, C2H4O2, C2H4O thõa mãn các điều kiện sau: - A tác dụng được với Na và dung dịch NaOH. - B, C không tác dụng với Na. - B làm mất màu dung dịch Br2. CTCT thu gọn của A, B, C lần lượt là A. C2H5OH, CH3COOH, CH3CHO B. CH3COOH, CH3CHO, C2H5OH. C. CH3COOH, CH2=CHOH, CH3OCH3 D. CH3COOH, CH3CHO, CH3OCH3. Câu 10: Trùng hợp propilen cho sản phẩm là: ( CH 2  C H )n ( CH 2 -C H )n A.  B.  CH3 CH3 ( CH3 -C H )n C.  D. ( CH2 -C H2 )n CH3 B – TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có) 1 3 4 6 8 C6H6 C6H5CH3 C6H5CH2Cl C6H5CH2OH C6H5CHO Ag 2 5 7 o-nitrotoluen C6H5CH2ONa C6H5COOH Câu 2: a) Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 chất lỏng sau: CH3COOH, CH2=CH-COOH, CH3CHO, C2H5OH. Hãy nhận biết từng chất bằng phương pháp hóa học. b) Hãy viết và gọi tên các đồng phân chứa vòng benzen có công thức phân tử là C8H10O, biết các đồng phân này vừa tác dụng với Na vừa tác dụng với dung dịch NaOH. Câu 3: Viết phương trình phản ứng chuyển hóa: a) prpan-1-ol thành propan-2-ol b) propanal thành axeton. Câu 4: Oxi hóa m gam rượu đơn chức bậc I (A) bằng CuO ở nhiệt độ cao được anđehit B. Hỗn hợp khí và hơi thu được sau phản ứng chia làm 3 phần băng nhau. - Phần 1 tác dụng với Na dư (dư) thu được 5,6 lit H2 (đktc). - Phần 2 tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư) được 64,8 gam Ag. - Phần 3 đem đốt cháy hoàn toàn bằng oxi được 33,6 lit CO2 ở đktc và 27 gam H2O. a) Tính hiệu suất phản ứng oxi hóa rượu thành anđehit b) Xác định công thức cấu tạo của rượu A và anđehit B. Câu 5: Hỗn hợp X chứa glixerol và ancol đơn chức A. Cho 19,6 gam hỗn hợp X tác dụng với kali (lấy dư) thu được 6,16 lit khí. Mặt khác, 7,84 gam hỗn hợp X hòa tan hết 2,94 gam Cu(OH)2. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên A. Biết A có mạch hở. Cho H=1; O=16; C=12; N=14; Na=23; Ag=108. Đề ôn tập kiểm tra HKII 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0