intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để ôn thi tốt nghiệp THPT đạt hiệu quả tốt

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

85
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Như thường lệ, cứ vào thời điểm Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố các môn thi tốt nghiệp thì chủ đề này vốn đã nóng trước đó lại càng nóng hơn. Tâm lý chung của nhiều học sinh là đã phỏng đoán và chờ đợi, mong các môn thi tốt nghiệp sẽ là các môn mà mình học tốt, nhất là đối với những em học lệch, tập trung quá nhiều vào môn thi đại học mà bỏ bê các môn khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để ôn thi tốt nghiệp THPT đạt hiệu quả tốt

  1. Để ôn thi tốt nghiệp THPT đạt hiệu quả tốt
  2. Như thường lệ, cứ vào thời điểm Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố các môn thi tốt nghiệp thì chủ đề này vốn đã nóng trước đó lại càng nóng hơn. Tâm lý chung của nhiều học sinh là đã phỏng đoán và chờ đợi, mong các môn thi tốt nghiệp sẽ là các môn mà mình học tốt, nhất là đối với những em học lệch, tập trung quá nhiều vào môn thi đại học mà bỏ bê các môn khác. Năm nay, việc Bộ GD-ĐT công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT đã làm không ít học sinh, thậm chí cả thầy cô giáo “sốc”. “Sốc” không phải vì các môn thi quá khó, mà vì nó nằm ngoài dự đoán của nhiều người. Các môn thi thuộc về khối khoa học xã hội - nhân văn chiếm ưu thế, số lượng các môn tự luận tăng lên 4 môn: Toán, Văn, Địa lý, Lịch sử (năm ngoái là 3 môn), đặc biệt việc môn Địa lý tiếp tục được lựa chọn thi đã gây nhiều bất ngờ. Thí sinh thi đại học khối C tỏ ra hân hoan, trong khi các khối khác lại lo lắng v ì việc học thuộc lòng nhiều môn trong thời gian chưa đầy 3 tháng là một việc khá khó khăn, vì trước đó các em chưa chuẩn bị tâm thế, có em thậm chí đã lơ là một số môn vì cho rằng sẽ không thi.
  3. Thực tế thì việc chọn các môn thi như trên là điều hoàn toàn bình thường, dựa trên sự cân nhắc kỹ càng của Bộ GD-ĐT, sẽ có năm nghiêng về các môn khoa học tự nhiên hơn nhưng cũng có năm nhiều môn khoa học xã hội hơn. Mục tiêu của Bộ là đạt được mục đích “học gì thi nấy”, học sinh học đều tất cả các môn, không học lệch, học tủ. Và mặc dù, quan điểm của những người xây dựng đề thi tốt nghiệp là đều tính đến chuẩn kiến thức của học sinh trung bình nhưng dường như vẫn không làm vơi đi nhiều nỗi lo của học sinh. Sau khi thông báo các môn thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD-ĐT cũng lập tức ra công văn yêu cầu các Sở GD-ĐT chỉ đạo các trường THPT tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2010. Theo đó, các trường phải hoàn thành chương trình lớp 12 THPT theo đúng kế hoạch của các Sở GD -ĐT, phù hợp với hướng dẫn kế hoạch năm học của Bộ GD -ĐT, không được cắt xén chương trình đã quy định. Chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên dạy môn thi tốt nghiệp THPT chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức việc ôn tập, đảm bảo thời gian, tập trung vào những kiến thức kỹ năng cơ bản nằm trong chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, chủ yếu là chương
  4. trình lớp 12, phù hợp với điều kiện địa phương và khả năng nhận thức của học sinh. Cấu trúc đề thi các môn mà Bộ thông báo cũng cho thấy, kiến thức thi không có gì thách đố học sinh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ngoài việc tổ chức ôn thi tốt, việc thay đổi quan niệm, thói quen của thầy cô giáo, học sinh mới là điều quan trọng để có kết quả thi tốt. Giáo sư Văn Như Cương, hiệu trưởng trường THPT dân lập Lương Thế Vinh cho rằng, cần phải thay đổi tâm lý “thi gì học nấy” bằng quan điểm “học gì thi nấy”. Có nghĩa đã học môn nào thì đều phải xác định sẽ thi, sẽ phải đánh giá để xác nhận việc hoàn thành chương trình của học sinh. Ông cũng khẳng định tâm lý của không ít giáo viên, nhà trường sẽ lơ là các môn không thi để cho học sinh tăng cường học môn sẽ thi. Điều này là không đúng và vô hình chung tạo một thói quen không tốt cho học sinh. Còn nếu học sinh đảm bảo yêu cầu của các môn học trong quá trình học tập thì việc thi môn nào cũng không đáng ngại. Kỳ thi tốt nghiệp PTTH đang đến gần, các em học sinh cần cố gắng hoàn thiện sớm các môn không nằm trong các môn thi bắt buộc để có thể
  5. dành thời gian nhiều hơn cho 6 môn thi còn lại. Đối với 6 môn thi, các em phải lưu ý phân bố thời gian học một cách hiệu quả cho từng môn. Ở hai môn xã hội là Lịch sử và Địa lý, việc sử dụng Atlát, biết cách đọc bản đồ và học một cách có hệ thống dựa trên đề cương là hết sức cần thiết. Đặc biệt ở môn Lịch sử, các em cần áp dụng kiến thức của môn Văn để có thể diễn đạt ý một cách mạch lạc và rõ ràng nhất. Bốn môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Hóa học đều là các môn nằm trong các khối thi chủ yếu được các em lựa chọn, việc tập trung ôn luyện cho các môn này phần nào có thể tiết kiệm thời gian hơn với hai môn xã hội kể trên. Đối với bộ môn Ngoại ngữ nói riêng, trong các năm học phổ thông các em đã được học để đảm bảo về phần ngữ pháp và được làm quen với hình thức thi trắc nghiệm. Tuy nhiên, nhiều học sinh “đầu tư” thi hai khối A và B gồm các môn tự nhiên nên có phần coi nhẹ bộ môn này. Do đó, các em cần đặc biệt lưu ý trong kỳ thi tốt nghiệp, không nên có tư tưởng lấy điểm môn giỏi bù môn yếu mà phải tập trung ôn thi đều cho các môn. Các em cũng không cần mua quá nhiều sách hướng dẫn ôn thi này nọ, vì như thế sẽ làm các em thêm rối trí, lo lắng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2