intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề phòng cúm trong mùa lạnh

Chia sẻ: Traitim Muathu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

137
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề phòng cúm trong mùa lạnh Thời gian xuất hiện dịch cúm có thể không giống nhau ở từng quốc gia và trong từng quốc gia, dịch cúm cũng có sự thay đổi theo từng năm. Tuy nhiên, có một điểm chung là nó thường trở thành cao điểm vào mùa lạnh. Dễ mắc, dễ lây lan Cúm là bệnh nhiễm cấp ở đường hô hấp do virus cúm týp A hay B gây ra. Thời gian từ lúc nhiễm virus cho đến lúc phát bệnh - thời gian ủ bệnh - trung bình là một đến bốn ngày. Bệnh nhân...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề phòng cúm trong mùa lạnh

  1. Đề phòng cúm trong mùa lạnh Thời gian xuất hiện dịch cúm có thể không giống nhau ở từng quốc gia và trong từng quốc gia, dịch cúm cũng có sự thay đổi theo từng năm. Tuy nhiên, có một điểm chung là nó thường trở thành cao điểm vào mùa lạnh. Dễ mắc, dễ lây lan Cúm là bệnh nhiễm cấp ở đường hô hấp do virus cúm týp A hay B gây ra. Thời gian từ lúc nhiễm virus cho đến lúc phát bệnh - thời gian ủ bệnh - trung bình là một đến bốn ngày. Bệnh nhân bị cúm có khả năng thải virus ra môi trường xung quanh khi ho, hắt hơi hay thải qua dịch nhầy mũi miệng. Nồng độ virus được thải ra cao nhất vào ngày ngay trước khi có biểu hiện triệu chứng (ngày n-1) cho đến ngày thứ ba ngày có
  2. triệu chứng (ngày n+3). Đặc điểm điển hình của bệnh cúm bao gồm khởi phát đột ngột sốt và các triệu chứng của đường hô hấp như ho (thường là ho khan), đau họng và sổ mũi. Bên cạnh đó, cũng có biểu hiện các triệu chứng toàn thân như nhức đầu, đau cơ và mệt mỏi. Mức độ biểu hiện nhiễm virus cúm trên lâm sàng có thể thay đổi từ rất nhẹ (thậm chí không có biểu hiện gì) cho đến rất nặng là viêm phổi do virus hoặc thậm chí tử vong. Triệu chứng cấp tính của cúm nói chung kéo dài từ hai đến bảy ngày, dù ho và cảm giác khó chịu có thể kéo dài đến hai tuần hay lâu hơn. Biến chứng của nhiễm cúm bao gồm viêm phổi thứ phát do vi khuẩn và cơn bộc phát của những bệnh sẵn có như đợt cấp hen suyễn, đợt cấp viêm phế quản mạn tính, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… Ở trẻ em, biến chứng của nhiễm cúm có thể là viêm tai giữa, sốt co giật, bệnh não, viêm tủy sống, viêm cơ, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, hội chứng Reye (là bệnh hiếm gặp nhưng rất nguy hiếm, bệnh có ảnh hưởng trên mọi cơ quan, nhiều nhất là ở gan và não và tuổi dễ bị nhất là từ 4 đến 14 tuổi). Hội chứng Reye xuất hiện ở giai đoạn hồi phục của nhiễm virus. Nguyên nhân của hội chứng này cho đến nay vẫn còn bí ẩn, nhưng có liên quan nhiều đến việc sử dụng aspirin và những thuốc có chứa salicylate trong lúc bị nhiễm virus. Vì thế phải đặc biệt cẩn trọng trong việc sử dụng các loại thuốc này khi bị nhiễm virus, đặc biệt ở trẻ em. Chỉ nên sử dụng chúng khi có chỉ định của bác sĩ. Cúm là bệnh mà diễn tiến đa phần tự khỏi ở những người khỏe mạnh bệnh thường. Tuy nhiên, người già trên 65 tuổi và trẻ em, cũng như những người đang mắc sẵn một bệnh lý nào đó (hen suyễn, viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn) sẽ có nguy cơ gia tăng các biến chứng do cúm gây ra. Dịch cúm, đặc biệt là dịch gây ra bởi virus týp A thường có tỷ lệ tử vong tăng cao và trên 90% các trường hợp tử vong do cúm nằm ở nhóm người từ 65 tuổi trở lên.
  3. Virus cúm có thể chia thành hai týp chính là A và B. Virus týp A và týp B trải qua sự thay đổi dần và liên tục trong cấu trúc của chúng (nôm na là làm thay đổi tính kháng nguyên của nó), kết quả là kháng thể mà cơ thể có được trong lần nhiễm virus hay chủng ngừa năm trước có thể không có khả năng bảo vệ chống lại virus cúm năm sau. Virus cúm có khả năng nhiễm ở người cũng như nhiều loài động vật như chim, chó, ngựa, heo, cá voi… Virus nhiễm trên động vật có khả năng lây truyền từ động vật sang người. Điển hình là dịch cúm H5N1 nhiễm từ chim hoặc gia cầm sang người. Cúm H5N1 dễ gây ra đại dịch trên một phạm vi rộng vì khi chim bị nhiễm, chúng có khả năng gieo rắc bệnh xuyên quốc gia hay xuyên lục địa. Chủng ngừa cúm Chủng ngừa cúm hàng năm được khuyến cáo cho người từ 6 tháng tuổi trở đi, có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm. Cũng vậy, chủng ngừa cúm được khuyến cáo cho nhân viên y tế hay những người làm công việc thường xuyên tiếp xúc gần gũi với những đối tượng dễ bị nhiễm cúm hoặc có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm (chẳng hạn cô nuôi dạy trẻ, nhân viên các viện dưỡng lão). Những người có nguy cơ cao bị biến chứng nặng do nhiễm cúm bao gồm: • Người già từ 65 tuổi trở lên. • Người mắc bệnh cần chăm sóc y tế dài hạn hoặc thường xuyên phải nhập viện, bao gồm tiểu đường, suy thận mạn, bệnh về máu hoặc bệnh ức chế miễn dịch, bệnh tim hoặc bệnh phổi mạn tính, bao gồm cả hen suyễn.
  4. • Người bị giảm chức năng của hệ hô hấp, giảm chức năng thải chất tiết đường hô hấp hay tăng nguy cơ hít. Những tình trạng này bao gồm giảm khả năng nhận thức (thiểu năng trí tuệ), tổn thương tủy sống, động kinh hay các rối loạn thần kinh cơ. • Trẻ em từ sáu tháng đến 18 tuổi đang dùng dài hạn aspirin là những đối tượng có nguy cơ bị hội chứng Reye sau khi nhiễm virus cúm. • Phụ nữ có ý định mang thai trong mùa cúm. • Trẻ em trên sáu tháng và dưới hai tuổi. Hiệu quả của chủng ngừa cúm phụ thuộc vào tính trùng khớp của dòng vaccine cúm và dòng virus cúm đang lưu hành. Hiệu quả chủng ngừa cũng phụ thuộc vào tuổi người được chủng ngừa, tình trạng miễn dịch và tiếp xúc trước đây với virus cúm. Dù hiệu quả không đạt được 100% (tại Hoa Kỳ, hiệu quả đạt được là 70 - 90% ở người khỏe mạnh nếu được chủng ngừa vaccine cúm có tính trùng khớp của dòng vaccine với dòng virus cúm đang lưu hành) nhưng chủng ngừa cúm vẫn là phương pháp quan trọng nhất trong việc phòng cúm. Chủng ngừa cúm hàng năm được khuyến cáo cho những người có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm và những người tiếp xúc gần với những người dễ bị biến chứng do cúm. Dù các thuốc chống virus có thể là sự bổ sung hữu ích cho chủng ngừa cúm, nhưng không được xem là thay thế cho chủng ngừa. Ngoài những đối tượng được khuyến cáo đặc biệt kể trên, tất cả những ai nếu không có chống chỉ định đều có thể chủng ngừa cúm hàng năm, nhất là trong thời đại mà sự di chuyển xa của con người đã dễ dàng, còn đại dịch cúm thì luôn đe dọa.
  5. Chủng ngừa cúm chỉ cần một lần tiêm mỗi năm, trẻ em từ sáu tháng đến chín tuổi cần tiêm hai lần trong năm đầu tiên chủng ngừa cúm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2