Đề tài: Chế độ công điền công thổ - Nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tiền tư bản chủ nghĩa ở lục tỉnh Nam kỳ
lượt xem 6
download
Đề tài: Chế độ công điền công thổ - Nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tiền tư bản chủ nghĩa ở lục tỉnh Nam kỳ bao gồm những nội dung về nền kinh tế tiền tư bản chủ nghĩa ở Nam Bộ (từ thế kỷ XVII-XIX); chế độ công điền công thổ ở Lục tỉnh Nam kỳ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Chế độ công điền công thổ - Nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tiền tư bản chủ nghĩa ở lục tỉnh Nam kỳ
- MỤC LỤC Contents 1
- Công điền công thổ là loại ruộng đất có định chế riêng, dùng để phân cấp cho dân và chỉ có nhu cầu tồn tại ở những nơi đất hẹp người đông, cần phải có ruộng đất công để phân cấp cho dân nhằm ngăn chặn hiện tượng phiêu tán, giữ chân thần dân làm lực lượng đóng góp vào binh dịch, sưu thế, tạp dịch cho nhà nước phong kiến. Ở đồng bằng Nam Bộ, cho đến đầu thế kỷ XIX, ruộng đất tư hữu đã phát triển rất mạnh nên chế độ công điền công thổ không thể tự phát sinh. Nó chỉ phát sinh và xuất hiện dưới ý chí của giai cấp thống trị và chính thức được ghi vào sổ địa bạ Nam Bộ từ năm 1836. Với sự ra đời của công điền công thổ, bức tranh chế độ sở hữu ruộng đất của đồng bằng Nam Bộ đã có sự biến đổi quan trọng. Từ năm 1836 đến 1850, bằng nhiều biện pháp, giai cấp thống trị đã gia tăng diện tích công điền công thổ đã gây ra nhiều tác động tiêu cực làm cản trở đến tiến trình phát triển tự nhiên của nền kinh tế Nam Bộ lúc bấy giờ nền kinh tế mang những đặc điểm của một nền kinh tế tiền Tư Bản Chủ Nghĩa. 1. Nền kinh tế tiền tư bản chủ nghĩa ở Nam Bộ (từ thế kỷ XVIIXIX) Xứ Đàng Trong của các chúa Nguyễn hình thành và phát triển chủ yếu trong 2 thế kỷ XVII và XVIII. Đây cũng chính là thời gian nước Đại Việt nói chung và xứ Đàng Trong nói riêng thực sự tham gia vào luồng thương mại quốc tế một sự kiện quan trọng đối với một đất nước vốn có truyền thống coi nông nghiệp là “gốc” và thương nghiệp là “ngọn”. Thương nghiệp, đặc biệt là ngọai thương thế kỷ XVII XVIII lần đầu tiên đã đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế xã hội Đàng Trong. Sự chuyên biên quan trọng này gắn liền với sự hình thành và tồn tại của một “vùng đất mới", gắn liền với sự tồn vong của Nguyễn Hoàng và họ Nguyễn sau này. Đặc biệt, từ năm 1600, khi Nguyễn Hoàng bị Trịnh Tùng giữ chân ở Đàng Ngoài bằng cách cử đi dẹp dư đảng nhà Mạc đã giữa chừng bỏ về Đàng Trong, chính thức bắt đầu một cuộc đối đầu một mất một còn với họ Trịnh. Chính từ nguyên nhân sinh tử đó; kết hợp với các yếu tố: tự nhiên xã hội của vùng đất mới, bối cảnh lịch sử của thương mại quốc tế lúc bấy giờ đã làm xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam sự thay đổi quan niệm truyền thống “trọng nông ức thương” của xã hội phong kiến, sang tư tưởng “trọng nông khuếch thương”, đặc biệt lấy giao thương quốc tế làm động lực phát triển kinh tế và tiềm lực quốc phòng của vùng. Ý thức hệ và phương thức sản xuất phong kiến luôn đặt hoạt động thương mại ở hàng thứ yếu. Tuy nhiên, với các chúa Nguyễn, hoạt động thương mại (cả nội và ngoại thương) ngay từ đầu đã được chú trọng. Sau khi đi tuần du vùng đất Quảng Nam (1602), chúa Tiên đã cho thiết lập Dinh trấn Quảng Nam sau là Dinh 2
- Trấn Thanh Chiêm và luôn cắt cử một trong các hoàng tử của mỗi đời chúa trực tiếp nắm giữ. Dinh trấn này có vị trí nằm ven sông Thu Bồn, trên đường thiên lý Bắc Nam, gần với các địa điểm có thể mở thương cảng biển; vì vậy việc tổ chức, quản lý, phát triển chính sách giao thương nội địa và quốc tế của các chúa Nguyễn có nhiều thuận lợi. Điều này không chỉ thể hiện sự năng động, chủ động thực thi chính sách giao thương mà còn là bước đi đầu tiên nhằm thực thi chính sách giao thương các chúa Nguyễn. Hoạt động này là điều mới mẻ trong một chế độ xã hội phong kiến với quan niệm truyền thống: “trọng nông, ức thương”. Khi đã có điều kiện mở thương cảng, chủ động tạo ra những mối quan hệ buôn bán với bên ngoài; việc mời gọi thương nhân nước ngoài đến buôn bán và làm ăn đã đưa các chúa Nguyễn trở thành những người đầu tiên có những quan hệ giao thương quốc tế rộng nhất. Có thể thấy được điều này qua quốc tịch của những thương nhân đến buôn bán và làm ăn lâu dài ở Đàng Trong như Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Hà Lan, … (trong đó đặc biệt là người Nhật, sau là người Hoa). Sự chủ động “mời gọi” này là một bước đi cụ thể trong chính sách giao thương của các chúa. Như vậy, nhờ sự năng động, nhạy bén (có thể xuất phát từ nhu cầu sống còn trong cuộc đối đầu Trịnh – Nguyễn) các chúa Nguyễn đã thực thi tư tưởng “trọng thương” và thực tế hóa tư tưởng đó bằng chính sách giao thương ; đặc biệt là giao thương quốc tế cởi mở, thông thoáng. Đến thế kỷ XIX, sự phát triển của nền kinh tế ở Nam Bộ đã thể hiện rõ nét đặc điểm của nền kinh tế tiền Tư Bản Chủ Nghĩa: Về nông nghiệp, chính sách khai hoang với các biện pháp “doanh điền”, “đồn điền” đã thu được những kết quả quan trọng, nổi bật là diện tích canh tác được mở rộng. Chỉ riêng 20 năm dưới triều vua Minh Mệnh, diện tích ruộng đất đã tăng lên hơn 20 vạn mẫu. Về công thương nghiệp, ngoài các xưởng của nhà nước (tượng cục) như đúc tiền, đúc súng, đặc biệt là chế tạo thuyền máy chạy bằng hơi nước được thử nghiệm thành công trên sông Hương, việc khai mỏ phát triển mạnh với ngót 140 mỏ được khai thác (vàng, bạc, đồng, kẽm, chì,...). Những người nghiên cứu ghi nhận công nghiệp khai mỏ thời Nguyễn có những bước phát triển mới về cả số lượng và quy mô, tuy còn hạn chế về kỹ thuật và tổ chức khai thác. 3
- Các nghề thủ công ở nông thôn và thành thị tiếp tục phát triển với nhiều làng và phường chuyên mô nổi tiếng (dệt, gốm, làm đường, đúc đồng, làm giấy, dệt chiếu...). Trong điều kiện quốc gia thống nhất, xu thế phát triển kinh tế thị trường càng rõ nét với sự xuất hiện những đô thị mới cùng với sự mở mang nhiều tuyến giao thông thủy bộ xuyên suốt và dọc ngang đất nước, chuyên chở thóc gạo từ Nam ra Bắc, sản phẩm thủ công từ Bắc hà vào tận Gia Định. Các vua Nguyễn cũng không coi nhẹ việc giao thương với nước ngoài, nhất là các nước trong khu vực, đồng thời vẫn cho các tàu buôn phương Tây được tự do đến trao đổi hàng hóa với cư dân các địa phương tại một số cảng nhất định. Về mặt văn hóa, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định: triều Nguyễn để lại cho lịch sử một di sản văn hóa khổng lồ; tổng số sách được viết ra trong 2/3 thế kỷ XIX nhiều hơn số sách của 300 năm trước đó cộng lại...[Nguyễn Thị Kim Thoa; Bài cuối kỳ “Sự Phát triển Thương Nghiệp Đàng Trong từ thế kỷ XVII –XIX”]. Như chúng ta đã biết, cho đến cuối thế kỷ XVIII, Đồng Nai – Gia Định tuy là một vùng đất mới, nhưng đời sống kinh tế phát triển vào bậc nhất của nước khi ấy. Quá trình phát triển này cũng chính là quá trình ra đời và phát triển của sở hữu ruộng đất tư ở đồng bằng Nam Bộ. Chính sự xuất hiện sớm của bộ phận tư hữu lớn về ruộng đất đã cho phép nông sản trở thành hàng hóa và một khối lượng đáng kể. Đầu thế kỷ XIX, trong điều kiện đất nước thống nhất, với những hoạt động mở rộng khẩn hoang tích cực, diện tích ruộng đất canh tác không ngừng được hiệu quả cao, kinh tế Nam Bộ lúc này đang chứa đựng một tiềm năng phát triển vô cùng lớn. Từ khi Gia Định được khai hoang người ta đã sản xuất dưa thừa lúa gạo để đêm bán đi các nơi, kể cả nước ngoài, chứ không còn trồng lúa để tự cung tự cấp như các miền khác của đất nước. “Lê Quý Đôn đã ghi kỹ: “Hằng năm cứ đến tháng Một tháng Chạp, người ta thường xay giã lúa thành gạo đem đi bán lấy tiền tiêu dùng vào những lễ tiết chạp. Còn từ cuối tháng Giêng trở đi, họ không còn thì giờ rảnh rỗi đề xay giã lúa thóc. Những lúc bình thường, người ta chuyên chở gạo thóc ra bán tại thành Phú Xuân để đổi chác hay mua sắm những hàng vóc nhiễu, trừu đoạn của người Tày, đem về may mặc, nên quần áo của họ toàn là hàng tươi tốt đẹp đẽ, ít khi họ dùng những áo quần bằng vải trắng thường”. Người Gia Định đem thóc lúa đi bán, mà người ngoài tới Gia Định mua cũng nhiều. Truyện kể sau đây rất rõ ràng: “Người thôn Chinh Hòa thuộc châu Nam Bố Chánh trên là Đồng Châm có nói ngày trước anh ta đi buôn của phủ Gia Định hơn 4
- mười chuyến. Thường thường thì cứ tháng Chín, tháng Mười, anh ta ra đi và đến tháng Tư,tháng Năm mới về. Nếu gặp gió thuận, thì thuyền đi không quá mười ngày đêm có thể đến Gia Định được””. “Người ta trông thấy thuyền buồm, thuyền mành đậu xúm xít kề nhau, tập nập. Hai bên mua bán thóc gạo đã thương lượng với nhau và bàn định giá cả lúa thóc xong rồi, bấy giờ người bán sai các trẻ nhỏ hay đứa ở làm công việc khiêng gánh lúa thóc và vận chuyển xuống thuyền người mua”.[Nguyễn Đình Đầu (2016);tr. 84,85]. Các thị trấn, các trung tâm buôn bán lớn mọc lên, cũng là dấu hiệu của một phương thức sản xuất đang chuyển mình. Chỉ trong thời gian ngắn, nhiều trung tâm thương mại giao dịch quốc tế đã thành hình, đáng kể hơn la: Đô hội Gia Định, Chợ Sài Gòn, Nông Nại đại phố, chợ Mỹ Tho, phố Hà Tiên,.... Như vậy, có thể nói sự phát triển kinh tế của Nam Bộ từ thế kỷ XVII –XIX đã dần dần cho thấy sự phát triển ngày một mạnh mẽ những yếu tố tiền kinh tế thị trường – nhân tố hình thành chính của nền kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa .Nước ta làm một nước nông nghiệp, nên các sản phẩm của giao thương thường là các sản vật của nông nghiệp,và sở hữu tư nhân về ruộng đất là chiếm ưu thế . nhưng với chính sách “công điền công thổ”của nhà Nguyễn đã làm hạn chế sở hữu tư nhân, dẫn đến làm giảm đi sức sản xuất, điều này chính là một trong những nguyên nhân chính làm cho các yếu tố mang mầm mống kinh tế tiền Tư Bản Chủ Nghĩa không đủ sức để phát triển hơn mà chỉ là mầm mống đan xen lẫn với nền kinh tế nông nghiệp. 2. Chế độ công điền công thổ ở Lục tỉnh Nam kỳ Chế độ công điền công thổ ở Nam Bộ được chia thành hai giai đoạn và lấy năm 1836 làm ranh giới. Trước 1836, chính sách khẩn hoang của Nguyễn Ánh và triều Nguyễn đã chuẩn bị và tạo điều kiện cho sự ra đời của công điển công thổ. Chủ trương của triều Nguyễn là gia tăng và củng cố chế độ công điền công thổ của các thôn ấp Nam kỳ bằng nhiều chính sách và biện pháp như mở rộng đồn điền và dinh điền, chuyển đồn điền thành công điền chuyển một số ruộng đất như ruộng đất bổn thôn đồng canh, dân cư thổ, ruộng hoang,..thành công điền công thổ và vận động một số địa chủ nhiều ruộng nộp một phần tư điền làm công điền. Từ đó, công điền công thổ trong các thôn ấp ở Nam kỳ có xu hướng tăng lên, làm cho kết cấu kinh tế xã hội nông thôn thay đổi theo hướng không có lợi cho sự phát triển của kinh tế hàng hóa. 5
- Trái lại ở vùng Đồng Nai – Gia Định –Nam kỳ lục tỉnh, chế độ ruộng đất tư hữu xuất hiện trước và tồn tại từ năm 1836 chế độ công điền công thổ mới được chính thức thiết lập. a) Nguyên nhân ra đời của chế độ công điền công thổ Nguyên nhân chính dẫn đến chế độ công điền công thổ là nhà Nguyễn muốn tập hợp sức mạnh để cai trị đất nước. Theo tác giả Nguyễn Đình Đầu thì: Công điền không nhằm mục đích “phục thiện” hay “cứu trợ”, không có chức năng của các loại ruộng làng như cô quả điền, trợ sưu điền, học điền, hay của xã thương,….chứ không phải chức năng của công điền. Bản chất công điền khác xa bản chất các loại ruộng làng. Công điền cũng không nhằm áp đảo tư điền. Nhiều người khảo cứu nước ngoài cho rằng ở Việt Nam không có quyền tư hữu thực sự trên ruộng đất, vì tất cả ruộng đất, núi sông, bờ cõi là thuộc quyền sở hữu tối thượng của nhà vua; thần dân chỉ có quyền chiếm hữu và hưởng hoa lợi. Quan niệm này chỉ là lý thuyết, một thứ lý thuyết nào đó ở bên Tày, hoặc tưởng tượng từ đâu chứ ở ta hoàn toàn không thấy dấu vết. Suốt thời quân chủ, các triều đại Việt Nam đều ban hành những luật lệ tôn trọng và bảo vệ tư điền tư thổ. Không ai được xâm phạm ruộng đất tư, kể cả nhà nước. Nếu có tác phạm vào ruộng đất tư thì nhà nước căn cứ giá thị trường bồi thường cho sở hữu chủ. Người ta có toàn quyền mua đi bán lại, cầm cố, tặng nhượng hoặc để lại cho con cháu. Tuy nhiên, đúng là Việt Nam không có quan niệm về “quyền tư hữu tuyệt đối”, nghĩa là không tuyệt đối như khi có ruộng mà cứ bỏ hoang trong lúc người cày thiếu đất, không tuyệt ododis như người thì ruộng thẳng cánh cò bay, kẻ khác không đất cấm dùi, không tuyệt đối như khi có kẻ bá chiếm những khoảnh ruộng đi nửa ngày chưa hết, làm cho dân nghèo mất ruộng trở thành lưu dân đói rách,… Xã hội Việt Nam chưa có xu hướng bảo vệ tư điền tư thổ trong chừng mực nó không tác hại đến người xung quanh. Công điền càng không phải để cạnh tranh với các loại ruộng công khác như quan điền, quan trại, dinh điền và đồn điên. Vì công điền chỉ phải đống thuế ngang với tư điền (ít ra là ở Đàng Trong và Nam kỳ), nhà nước lại thường ưu đãi công điền và chuyển các loại ruộng đất thuộc công khố thành công điền để quân cấp cho xã dân. Như vậy, công điền công thổ nhằm mục đích gì và bản chất thực sự của chế độ công điền công thổ là thế nào? Có thể trả lời: 6
- Công điền công thổ là một định chế kinh tế xã hội rất quan trọng của xã hội Việt Nam xưa, nhằm mục đích hạn chế sự tác hại của tư điền tư thổ quá tập trung, đồng thời mang ý đồ tạo ra một xã hội gồm toàn tiểu nông. Theo ước tính của nhà cầm quyền đương thờ, công điền phải ít ra chiếm nửa số ruộng mới đủ khả năng chế ngự tư điền. Do đó, các đề nghị hạn điền hay quân điền đều lấy số nửa công điền nửa tư điền làm chuẩn ( thí dụ rõ nhất là công cuộc quân điền ở Bình Định năm 1839 và việc khuyên nhà giàu hiến ba hay bốn phần mười ruộng đất ở Nam kỳ năm 1840). Những nơi đã có từ nửa số ruộng là công điền thì không phải bàn tới việc quân điền hay hiến điền. Ngoài ra, các nhà cầm quyền đó còn có xu hướng hạn chế số ruộng đất tư của mỗi người để cho nửa số đất còn lại đó cũng không được tập trung vòa một số ít người (như đề nghị chỉ để cho mỗi nông dân ở Bình Dương có tối đa 5 mẫu). Tuy nhiên, ý đồ là một việc, thực tế lại là việc khác. Thực tế đã không xảy ra đúng với ý định của người cầm quyền: vẫn còn nhà giàu “ruộng cả ao liền”, vẫn còn nhiều người “không đất cắm dùi”, vẫn còn cảnh người “ngồi mát ăn bát vàng” cạnh kẻ đói ăn thiếu mặc. Song, xét về tổng thể thì quả xã hội Việt Nam xưa là một xã hội gồm đại bộ phận tiểu nông. Có lẽ không một xã hội “phong kiến” Đông Tây nào gồm đại bộ phận tiểu nông như ở Việt Nam. Theo thiển ý, đấy là nét đặc thù chính yếu của xã thôn ta và của xã hội ta, một đặc thù chưa được nghiên cứu và đánh giá đến nơi đến chốn. Yếu tố quyết định nhất làm cho xã hội Việt Nam xưa, ít nhất dưới triều Nguyễn, gồm đại bộ phận tiểu nông chính là do chế độ công điền công thổ. Xã hội ấy có vẻ công bằng nhân đạo, nhưng không dứt khoát phát triển lên phương thức sản xuất hàng hóa ngõ hầu làm cho dân giàu nước mạnh. b) Biện pháp thực hiện Hai biện pháp đáng chú ý hơn cả là: yêu cầu hiến điền và chuyển đồn điền thành công điền. Biện pháp thứ nhất: Chúng ta biết rằng vào năm 1839, việc hạn điền và quân điền đã tiến hành thành công tại Bình Định. Vốn trước kia tỉnh này “có số tư điền nhiều gấp 10 số công điền (cụ thể là trên 6.000 mẫu công điền đối với trên 70.000 mẫu tư điền). Người giàu có ruộng liền bờ, người nghèo không đất cắm dùi”. Hiệp tá Đại học sĩ Hình bộ Thượng thư kiêm Đô sát (tòng nhất phẩm) Doãn Uẩn phụ tá tới nơi làm phép quân điền theo như quyết định của triều đình là: “Phàm các thôn ấp, số công điền hơn số tư điền, hoặc số công tư bằng nhau, thời 7
- không phải lấy ra quân cấp nữa; còn chỗ nào tư hơn công, thời tư điền phải trích lấy một nửa sung công. Lại xét thôn ấp nào có nhơn đinh không có điền thổ, hoặc có thổ không điền, hoặc nhơn điền hay là công điền các nơi gần đó để cấp cho dân; như vậy thời binh, dân đều được lợi”.[Nguyễn Đình Đầu (2016);tr. 157]. Việc truất hữu và quân điền ở Bình Định tuy rất gay go nhưng chỉ làm trong ba tháng là xong (trừ tháng Bảy đến tháng Mười, tức lúc mùa màng còn rảnh rỗi). Kết quả là trong tổng số 77.000 mẫu ruộng này có 40.000 mẫu công điền, tức nâng tỷ lệ công điền từ 10/100 lên đến trên 50/100. Hẳn nhiên, một số ít bị truất hữu không bồi thường thì ta thán oán trách, song số đông được nhờ vì có thêm nhiều công điền quân cấp. Số dân nghèo đỡ lưu vong, số đinh tăng thêm, nhà nước cũng có lợi là thu thêm thuế và tránh được nạn “nông dân không ruộng đất nổi lên làm loạn”. Việc gia tăng diện tích công điền công thổ ở Bình Định thành công không ngờ, nên quan chức cai trị trong Gia Định cũng đề nghị làm phép quân điền cho Nam kỳ, nhất là sau khi lập địa bạ, chế độ công điền công thổ đã được thiết lập, xong số ruộng đất để quân cấp còn quá ít mà tư điền rộng lớn thì tập trung trong tay thiểu số chủ điền. Năm 1840, quan tỉnh Gia Định tâu về: “Trong hạt không có ruộng công, các nhà giàu bao chiếm ruộng tư đến ngàn trăm mẫu, dân nghèo không được nhờ cậy. Xin chiếu số ruông tư tại các xã thôn, chia cắt làm ruộng công, để cấp đều cho lính và dân”[Nguyễn Đình Đầu (2016);tr.159]. Biện pháp thứ hai: Đổi đồn điền làm công điền. Sau khi đã “khuyên bảo người giàu hiến tư điền làm công điền”, có lẽ triều đình thấy công điền ở Nam kỳ chưa lên đủ túc số ( như trên phỏng đoán là 50%), nên tháng Năm năm Thiệu trị thứ nhất (1841), nhà vua đã quyết định “sắc xuống bộ Hộ, phàm các đồn điền ở tỉnh Sơn Tây, Định Tường, Khánh Hòa, Biên Hòa, đều giao cho dân sở tại cày nạp thuế và làm công điền. Còn những lính đồn điền trước, thời đều triệt về tỉnh”. Sau khi đổi đồn điền cũ thành công điền, nhà nước vẫn tiếp tục mộ dân hoặc dùng lính khai hoang làm các đồn điền mới. Vì vẫn giữ chủ trương: “Mộ dân làm đồn điền, có lợi rất nhiều. Lúc vô sự thì ở yên cày cấy, quân thừa lương, dân thừa ăn; lúc có việc thì bảo vệ cho nhau, dân đều là quân, giữ thì vững, đánh thì thắng. Đó là mưu kế tốt nhất để đủ lương, đủ quân, có thể giữ vững bờ cõi và phòng bị giặc ngoài”. Điển hình nhất là mấy vụ sau đây: 8
- Năm 1840, lập đồn điền ở Côn Lôn. Biền binh vừa canh phòng vừa khai khẩn, nhà nước phát cho ngưu canh điền khí. Dân thường, già trẻ gái trai, tới khẩn ruộng cũng được cấp vốn mỗi người từ 3 quan rưỡi đến 10 quan . Năm 1842, khẩn hoang lập ấp trong vùng Thất Sơn (hồi đó và nay cũng thuộc An Giang). Sau khi Nguyễn Công Trứ lo việc bình định trong vùng Vĩnh Tế xong, liền được cử tới đó “sắp đặt, chia làng lập ấp, khẩn ruộng, cho dân yên lòng làm ăn”. Năm 1843, lập đồn điền ở Tây Ninh. Vì đây là nơi biên thùy quan trọng, nên cử “Đề đốc Gia Định là Ngô Văn Giai lập sở đồn điền mộ dân lập ấp”. Chỉ một năm sau, thự Tuyên phủ sứ Tây Ninh trình: “Chiêu mộ được dân bao nhiêu, xin chia làng lập ấp, cấp cho trâu bò cày bừa, đốc sức chúng ra công khai khẩn, để cho vững chỗ biên cương”[Nguyễn Đình Đầu (2016); tr. 163]. Như vậy, đồn điền và dinh điền càng phát triển thì số lượng công điền công thổ càng nhiều, vì theo nguyên tắc: tư nhân khai hoang thì thành tư điền, khai hoang bằng vốn nhà nước thì thành công điền sau khi nhà nước trao cho làng để quân cấp. Về sau nguyên tắc này được nới rộng hơn: “Giáp Tý (1864), tháng Tư, định lại lệ khẩn ruộng trước tịch. Người nào xuất của nhà ra làm, cho nhận làm ruộng tư, còn người nào quan cho mượn tiền mà làm thời trong số ruộng đã khẩn đó, lấy 2 phần làm ruộng công, 1 phàn ruộng tư. Cho nne, nếu không có sự chấp chiếm, thì tỷ lệ công điền không thể mỗi ngày một ít đi được. c) Kết quả Kết quả của quá trình thực hiện chế độ công điền công thổ được thể hiện qua bảng thống kê sau: (lưu ý: đây là bảng thống kê số lượng công điền công thổ tăng thêm ở các năm) NĂM CÔNG ĐIỀN CÔNG THỔ (MẪU) 1836 48.889 1840 90.000 1841 30.000 1860 50.000 (Nguồn: học viên tự thống kê qua sách của Nguyễn Đình Đầu trang 206). Với bảng thống kê trên ta có thể nhận xét về kết quả của việc thực hiện chế độ công điền công thổ ở Lục tỉnh Nam kỳ như sau: Xét về mặt thực hiện chế độ công điền công thổ, thì Nhà Nguyễn đã rất thành công, nhưng xét về sự phát triển 9
- kinh tế chung ở Lục tỉnh Nam kỳ thì chế độ công điền công thổ chính là tác nhân chính làm cho xu hướng phát triển của nền kinh tế hàng hóa bị chững lại, tức là làm cản trở đi sự phát triển tự nhiên của lịch sử. 3. Kết luận Đầu thế kỷ XIX nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ với sự bao trùm của sự tư hữu về ruộng đất, sự phân hóa trong sở hữu tư nhân ở một số nơi đã đạt đến mức độ khá cao. Trước thực trạng đó, chính sách của Nhà Nguyễn đối với ruộng đất lại thể hiện rõ tính bảo thủ, làm cho quá trình tự nhiên của chế độ ruộng đất bị chững lại. Thái độ tương đối nhất quán của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX là duy trì, bảo vệ và tham vọng mở rộng sở hữu nhà nước về ruộng đất. Thái độ này quy định chính sách của nhà nước đối với vấn đề ruộng đất nói chung và với từng loại sở hữu nói riêng. Dưới thời Nguyễn, việc ban cấp ruộng đất chỉ còn lại duy nhất hình thức tự điền (ruộng thờ) được thực hiện rải rác dưới thời Gia Long và đầu Minh Mệnh, số lượng rất hạn chế, một phần do quỹ ruộng đất của nhà nước đã bị thu hẹp, mặt khác là để đề phòng tư hữu hóa từ việc ban cấp ruộng đất vốn đã từng diễn ra. Đối với bộ phận ruộng đất công làng xã còn lại, nhà nước cấm ngặt việc mua bán, cầm cố. Năm 1803, Gia Long xuống dụ: “...nếu xã thôn nào trái lệnh cấm, quen thói cũ, mua bán riêng với nhau, việc phát giác ra, thì người mua nhầm bị mất tiền gốc, người làm văn kế, người cùng đứng tên trong văn khế và người làm chứng đều bị trị tội nặng, ruộng đất đem bán trong văn kế vẫn truy trả dân, lại theo lệ lấy một mẫu ruộng thưởng cho người tố cáo hưởng hoa lợi”. Để kiểm soát chặt chẽ bộ phận ruộng đất công làng xã làm cơ sở góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội và ổn định tình hình đất nước, năm 1804, Gia Long chính thức ban hành phép quân điền. Đây là lần thứ ba trong lịch sử Việt Nam, nhà nước ban hành chính sách quân điền. Cũng giống như phép quân điền các đời Hồng Đức và Vĩnh Thịnh, phép quân điền đời Gia Long quy định cụ thể các đối tượng được nhận ruộng và khẩu phần tương ứng với từng đối tượng đó: quan lại văn võ từ tản giai tòng cửu phẩm đến chánh nhất phẩm được nhận từ 8 đến 18 phần; binh lính cách hạng được nhận từ 7 đến 9 phần; dân đinh được nhận 6,5 phần; dân đinh già ốm, lão nhiêu cố cùng, tiểu nhiêu, nhiêu tật, tàn phế được nhận 4 phần; trẻ mồ côi, đàn bàn góa được nhận 3 phần. Về nội dung, không có khác biệt lớn giữa phép quân điền Gia Long với phép quân điền các thời trước. Quan lại và binh lính vẫn là đối tượng được ưu đãi. 10
- Thay đổi lớn nhất trong phép quân điền Gia Long là rút ngắn thời hạn chia lại ruộng từ 6 năm xuống còn 3 năm. Mục đích của thay đổi này là nhằm tăng cường kiểm soát của nhà nước, hạn chế tư hữu hóa, nhưng chắc chắn sẽ đưa đến nhiều tiêu cực đối với đất đai. Phép quân điền Gia Long được thực hiện trong 36 năm. Đến năm 1840, Minh Mệnh tiến hành một số điều chỉnh, theo đó quan lại, binh lính và dân đinh cùng được nhận một phần, các đối tượng khác được nhận bằng một nửa hoặc một phần ba. Việc giảm khẩu phần của quan lại và binh lính xuống bằng dân đinh, theo giải thích của Minh Mệnh là vì các đối tượng này đã có lương bổng của nhà nước. Việc Gia Long ban hành phép quân điền chỉ hai năm sau khi nắm được chính quyền cho thấy ông vua này khá nhạy bén trong nhận thức về vai trò của ruộng đất công đối với việc ổn định tình hình xã hội. Chỉ có điều, sự thu hẹp lại phân bố không đều của ruộng đất công làm cho tác dụng thực tế của chính sách này hạn chế, mỗi nơi mỗi khác. Nhưng nơi ruộng đất công còn nhiều, vẫn là nguồn sống chủ yếu của cư dân, chính sách quân điền góp phần thể chế hóa việc phân phối, hạn chế sự thao túng của tầng lớp hào cường. Thể hiện tập trung nhất thai độ của nhà nước đối với vấn đề ruộng đất là những biện pháp mở rộng sở hữu công. Trong khai hoang, có tới gần một nửa các quyết định của nhà nước quy định ruộng đất khai khẩn được trở thành sở hữu công cộng. Đặc biệt quyết liệt là chủ trương công hữu hóa một bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân. Tỷ lệ bao trùm của sở hữu tư nhân về ruộng đất là thực tế mà Nhà Nguyễn đã nhận thức được ngay sau khi xác lập nền thống trị. Trong chính sách của mình, nhà Nguyễn cũng có thái độ tôn trọng quyền tư hữu ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, với chủ trương tăng cường sở hữu công cộng làm bệ đỡ kinh tế xã hội cho thiết chế quân chủ tập quyền, nhà Nguyễn từ khá sớm đã có tham vọng can thiệp vào ruộng đất tư. Năm 1803, một số quan cai trị ở Bắc Thành đề nghị Gia Long thi hành phép quân điền, bắt các chủ ruộng tư sung công 70% ruộng đất làm công điền quân cấp. Chủ trương này quá mạnh mẽ, lại vào lúc nhà Nguyễn mới được thiết lập, tình hình chưa thật ổn định nên đã không được chấp nhận. Trong thời gian trị vì của mình, Gia Long cũng đã nhiều lần trăn trở về vấn đề này. Nhưng vốn là người thực tiễn, Gia Long nhận thức rõ tính chất phức tạp, bất ổn của chủ trương can thiệp vào sở hữu tư nhân. Đến Minh Mệnh đã rất đắn đo: “Ruộng đất tư là của thế nghiệp, năm tháng đã lâu, sổ sách đã thành, nay vô cớ cắt mất của riêng huyết mạch của người ta, xét ra không phải là việc yên nhân tình, một phen làm sợ rằng cwha thấy lợi mà nhiễu dân thì không nói hết”. Sau 11
- nhiều cân nhắc, triều đình Nguyễn vẫn quyết định tiến hành cuộc cải cách ruộng đất ở tỉnh Bình Định, nơi mà theo các quan cai trị đại phương, ruộng đất hầu hết là thuộc sở hữu tư nhân và tập trung chủ yếu trong tay tầng lớp địa chủ, như lời tây của Vũ Xuân Cẩn “...Một hạt Bình Định ruộng công chỉ có trên trăm mẫu nghìn mẫu mà ruộng tư nhiều đến bảy vạn một nghìn mẫu, các ruộng tư...bị bọn phú hào chiếm cả, người nghèo không nhờ cậy gì”, “...ruộng đất phần nhiều là ruộng tư, nhà phú hào chiếm cả, có đến một, hai trăm mẫu mà người nghèo không một thước tấc, suốt đời làm đầy tớ người giàu”. Tháng 7 năm 1839, Minh Mệnh sai Thượng thư bộ hình Vũ Xuân Cẩn và Hữu Tham tri bộ Lễ Doãn Uẩn đi Bình Định làm cải cách. Nội dung phép quân điền Bình Định như sau: giữ nguyên hiện trạng thôn ấp ruộng công nhiều hơn ruộng đất tư hoặc công tư ngang nhau, những thôn ấp nào tư nhiều hơn công thì ruộng đất công vẫn giữ nguyên, cắt , một nửa ruộng đất tư sung công quân cấp. Theo quy định trê, 645 trên tổng số 678 thôn ấp ở Bình Định chịu tác động của cuộc cải cách này. Cuộc cải cách ruộng đất ở Bình Định năm 1839 là một thí điểm của nhà Nguyễn trong chủ trương can thiệp sở hữu tư nhân, “cân bằng công tư”, “san bớt giàu nghèo”, như ước ao của các hoàng đế Nguyễn. Tại đây, ruộng đất tư đã chiếm tỷ lệ bao trùm, nhưng không hề có tình trạng tập trung ruộng đất mà rất manh mún, không như lời tâu của Vũ Xuân Cẩn. Vì thế, một lý do khác nữa mà nhà Nguyễn chọn Bình Định, rất có thể vì đây là quê hương của phong trào Tây Sơn, trước kia quân Tây Sơn đã tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân nghèo, nhà Nguyễn muốn thông qua cuôc cải cách này triệt để xóa bỏ dấu ấn của nhà Tây Sơn. Cuộc cải cách Bình Định đã làm runng động cả xã hội Đại Nam bấy giờ, gây nên sự phản ứng của các chủ tư hữu ở Bình Định, nhất là với bộ phận có quy mô ruộng đất lớn hơn, và cũng tiềm ẩn sự phản ứng đối phó của giai cấp địa chủ cả nước nói chung. Đến nỗi, hơn mười năm sau, vào năm 1853, Lang trung trí sĩ Trần Văn Tuân dâng sớ nêu 10 việc cần làm ngay, trong đó có việc lập tức trả lại ruộng đất tư ở Bình Định. Bức tranh ruộng đất Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XIX với tỷ lệ bao trùm của sở hữu tư nhân, sự phân hóa nhất định trong chế độ tư hữu là kết quả tất yếu của sự vận động lịch sử. Trong quá trình đó, do những đặc điểm riêng, có sự khác biệt nhất định giữa các địa phương. Trước thực trạng ruộng đất đó, chính sách ruộng đất của nhà Nguyễn thể hiện rõ tư tưởng bảo thủ, một mặt duy trì, bảo vệ bộ phận ruộng đất công còn lại, mặt khác tìm cách mở rộng, đặc biệt là chủ trương can thiệp vào chế độ tư hữu để tăng quỹ ruộng đất công qua thí điểm ở 12
- Bình Định. Thái độ đó, chính sách đó làm cho quá trình tư hữu hóa ở nửa đầu thế kỷ XIX bị chặn lại, phân hóa và tập trung ruộng đất trở nên khó khăn hơn. Sự vận động tiến hóa của chế độ ruộng đất Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XIX diễn ra trong một môi trường không lành mạnh. Bên cạnh những mặt tích cực, thì chế độ công điền công thổ đem lại hạn chế vô cùng to lớn là kìm hãm sự phát triển của những yếu tố cấu thành nền kinh tế thị trường, làm cho những mầm mống kinh tế đó không thể bậc ra khỏi mầm mống để phát triển. Cái thất bại nhất trong việc đề ra chính sách công điền công thổ của nhà Nguyễn là không nhận thức được ruộng công chỉ tồn tại bền vững và phát huy tác dụng khi nó ở trong công xã nông thôn truyền thống – điều này chỉ có thể có ở Bắc Bộ; trong khi đó ở Nam Bộ sẽ có những biến đổi khác so với Bắc Bộ: Làng ở Nam Bộ không phải là làng truyền thống dựa trên cơ sở công xã nông thôn như ở Bắc Bộ và do đó chế độ công điền công thổ sẽ không phù hợp ở Nam Bộ: Làng Nam Bộ là làng mở, cư dân ở Nam Bộ đều là những người phiêu tán từ khắp nơi về tụ họp tại Nam Bộ,với nhiều thành phần tộc người như Hoa, Khmer, Việt,....nên tính cách của họ yêu tích sự tự do, cởi mở, phóng khoáng, bây giờ nhà Nguyễn xây dựng chế độ công điền công thổ làm hạn chế đi sự tự do đó, làm cho họ thấy bất mãn với chính quyền, dẫn đến việc làm nông nghiệp không phát huy hết sức mình. Trong khi đó, làng ở Bắc Bộ cư dân đa số là những người có cùng huyết thống, có quan hệ dòng họ với nhau, có sự tôn ti trật tự, đặc biệt theo đặc điểm của công xã nông thôn Á Châu có quy luật là 6 năm chia lại ruộng đất công một lần, cứ ai có tên trong danh sách làng là có phần. Nhà Nguyễn đã quá chủ quan khi không xét về đặc điểm “Làng” trước khi áp dụng chế độ công điền công thổ. 13
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đình Đầu (2016), Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam kỳ lục tỉnh, Nxb Khoa học xã hội. 2. Khoa học lịch sử VIệt Nam (2006) Một số vấn đề Lịch sử vùng đất Nam Bộ đến cuối thế kỷ XIX, kỷ yếu hội thảo khoa học thành phố Hồ Chí Minh. 3. Nguyễn Thị Kim Thoa, bài tiểu luận cuối kỳ “Sự phát triển Thương nghiệp Đàng Trong từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: THIẾT KẾ CHỈNH LƯU HÌNH TIA BA PHA - ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU CÓ ĐẢO CHIỀU
45 p | 638 | 198
-
ĐỒ ÁN MÔN HỌC CƠ SỞ HÓA HỌC POLYMER "SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN PVC - PHÂN ĐOẠN TÁI CHẾ VC"
20 p | 398 | 148
-
Đề tài Thiết kế động cơ không đồng bộ rôto dây quấn
38 p | 170 | 44
-
Đề tài: Vai trò của nhà máy thủy điện trong hệ thống điện Việt Nam
28 p | 168 | 27
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở do Đại học Đà Nẵng quản lý: Gian lận báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp phòng ngừa
33 p | 135 | 21
-
Đồ án tốt nghiệp: Tổng quan trang thiết bị điện tàu 700TEU – đi sâu nghiên cứu thiết kế chế tạo trung tâm báo cháy tự động
94 p | 147 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài liệu lưu trữ điện tử tại Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ - Thành phố Hà Nội
88 p | 59 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng trong điều kiện áp dụng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp mới
139 p | 39 | 16
-
Đồ án tốt nghiệp: Tổng quan về trang thiết bị điện tàu 700TEU - đi sâu nghiên cứu thiết kế chế tạo mô hình vật lý hệ thống giám sát Diesel lai máy phát
90 p | 146 | 14
-
ĐỀ TÀI: " NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ THIẾT BỊ ĐÓNG CỌC NHIỀU HƯỚNG TRÊN XÀ LAN 2000 TẤN"
129 p | 111 | 13
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu chế tạo vật liệu tổng hợp 2 lớp hợp kim đồng thép làm thanh cái truyền dẫn điện động lực trong công nghiệp - ThS. Lương Văn Tiến
88 p | 155 | 12
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu, chế tạo thiết bị thử stand cho hệ thống điện thủy lực điều khiển tốc độ tua bin M157 trên hệ tàu tên lửa 1241.8-P7
25 p | 42 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật cơ khí: Nghiên cứu xác định chế độ hàn điện xỉ - Áp lực tối ưu ứng dụng để hàn nối cốt thép
153 p | 43 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu xác định chế độ công nghệ tối ưu khi gia công xung tia lửa điện bằng điện cực đồng
144 p | 48 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu xác định chế độ công nghệ tối ưu khi gia công xung tia lửa điện bằng điện cực đồng
27 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Hoá học: Xác định hàm lượng kim loại nặng trong nước ngầm, tóc và móng của người dân ở bãi thu gom, tái chế rác thải điện tử thuộc thị trấn Như Quỳnh – Văn Lâm – Hưng Yên
79 p | 27 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 27 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn