intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Cu đơ Hà Tĩnh dưới gốc nhìn văn hóa

Chia sẻ: Nguyen Song | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

192
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài: Cu đơ Hà Tĩnh dưới gốc nhìn văn hóa được nghiên cứu nhằm có cái nhìn cụ thể và hệ thống về sản phẩm kẹo Cu đơ của người dân Hà Tĩnh một đặc sản của văn hóa ẩm thực – tận dụng môi trường tự nhiên. Đồng thời, đề tài cũng giúp người đọc khám phá được nét thú vị mà sản phẩm mang lại khi thưởng thức nó. Hơn nữa, đối với người dân Hà Tĩnh thì đó là cơ hội để tạo thương hiệu cho sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường, hầu quảng bá cho mọi miền trong nước và nước ngoài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Cu đơ Hà Tĩnh dưới gốc nhìn văn hóa

ĐỀ TÀI: CU ĐƠ HÀ TĨNH DƯỚI GỐC NHÌN VĂN HÓA<br /> MỤC LỤC<br /> PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 2<br /> 1. Lý do, mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 2<br /> 2. Lịch sử nghiên cứu .............................................................................................................. 2<br /> 3. Tài liệu nghiên cứu .............................................................................................................. 3<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................... 3<br /> 5. Giới hạn của đề tài .............................................................................................................. 3<br /> 6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................................. 3<br /> 7. Bố cục ................................................................................................................................... 3<br /> CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................................................. 4<br /> 1.1.<br /> <br /> Cơ sở lý luận ..................................................................................................................... 4<br /> <br /> 1.1.1.<br /> <br /> Khái niệm ................................................................................................................... 4<br /> <br /> 1.1.2.<br /> <br /> Nguồn gốc .................................................................................................................. 4<br /> <br /> 1.2.<br /> <br /> Cơ sở thực tiễn ................................................................................................................. 4<br /> <br /> 1.2.1.<br /> <br /> Kẹo Cuđơ – một đặc sản của người dân Hà Tĩnh .................................................. 4<br /> <br /> 1.2.2. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ kẹo Cuđơ ................................................... 5<br /> CHƯƠNG 2. KẸO CUĐƠ DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA ....................................................... 9<br /> 2.1. Kẹo Cu đơ trong văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên ............................................ 9<br /> 2.1.1. Kẹo Cuđơ tận dụng nguyên liệu tự nhiên .................................................................. 9<br /> 2.1.2. Kẹo Cuđơ mang dấu ấn nông nghiệp lúa nước ....................................................... 10<br /> 2.2. Kẹo Cuđơ trong văn hóa nhận thức ................................................................................ 10<br /> 2.2.1. Tính âm dương............................................................................................................ 10<br /> 2.2.2. Tính tổng hợp .............................................................................................................. 11<br /> 2.2.3. Tính linh hoạt .............................................................................................................. 11<br /> 2.3. Không gian ......................................................................................................................... 12<br /> 2.4. Người thưởng thức ............................................................................................................ 13<br /> CHƯƠNG 3. MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH ..................................................................................... 14<br /> KẾT LUẬN ...................................................................................... Error! Bookmark not defined.<br /> 1<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 17<br /> BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC............................................................................................ 18<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do, mục đích nghiên cứu<br /> Con người sống trong mối quan hệ chặt chẽ với tự nhiên.1 Vì thế, con người vừa<br /> phải thích nghi vừa phải cải tạo môi trường tự nhiên bằng cách sản xuất ra các điều kiện<br /> mang tính chất nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Với Việt Nam – là một đất<br /> nước mang đậm dấu ấn nông nghiệp lúa nước, có khí hậu nhiệt đới gió mùa thì mối quan<br /> hệ đó là điều mang tính cụ thể. Nhưng qua đó, sự tác động qua lại giữa con người và tự<br /> nhiên biểu hiện một quá trình sáng tạo, tái tạo, đánh giá và hưởng thụ những sản phẩm<br /> văn hóa của mình. Thật vậy, khi bàn về văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên, nhà văn<br /> hóa Trần Ngọc Thêm khẳng định: ăn uống là việc có tầm quan trọng số một của con<br /> người, bởi lẽ đó là điều nhân bản nhất của con người để duy trì sự sống. Nếu triết lý<br /> phương Tây nhắc nhở: “Người ta ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn” thì người<br /> Việt Nam nông nghiệp với tính thiết thực thì công khai nói to ăn uống quan trọng lắm:<br /> “Có thực mới vực được đạo”.2 Tuy nhiên, việc ăn uống của người Việt không dừng lại chỉ<br /> để nuôi thân mà trải qua lịch sử phát triển thì nó trở thành nét văn hóa ẩm thực của dân tộc<br /> Việt. Hay nói khác đi, đó là một lĩnh vực văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên.<br /> Quả vậy, nhìn vào thư viện ẩm thực của người Việt Nam, ta thấy mỗi miền lại có những<br /> đặc điểm ẩm thực riêng làm nên nét đặc sắc của vùng miền. Đến Thái Bình có bánh cáy,<br /> Hải Dương có bánh đậu xanh, Thanh Hóa có bánh gai Tứ Trụ, nem cây đa hay gỏi nhệch<br /> Nga Sơn thì ở Nghệ An lại có rươi Mỹ Dụ (Hưng Trung, Hưng Nguyên), cam Xã Đoài,<br /> nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn và còn nhiều đặc sản khác nữa.<br /> Khi nói đến vùng đất Hà Tĩnh, người ta nghĩ ngay đến đặc sản kẹo Cuđơ. Đây là một sản<br /> phẩm có nguồn gốc từ lâu và đã ăn sâu vào tâm thức mọi người. Tuy nhiên, nhìn vào thực<br /> tế nó vẫn chưa trở nên một ngành nghề chính và còn sản xuất, chế biến mang tính thủ<br /> công, chưa được đầu tư máy móc để phát triển. Hơn nữa, sản phẩm kẹo Cuđơ còn là kết<br /> quả của một quá trình dài tìm tòi, chế biến nên nó có giá trị lịch sử, văn hóa. Chính những<br /> điều đó đặt ra nhiệm vụ cho những người liên quan cần khai thác, tìm hiểu để có thể<br /> quảng bá và phát triển du lịch của vùng đất đầy nắng gió này.<br /> Với lý do và mục đích đó, nhóm chọn đề tài về văn hóa ẩm thực: “Đặc sản kẹo Cuđơ Hà<br /> Tĩnh –dưới góc nhìn văn hóa” như bước đầu nhìn nhận giá trị văn hóa vốn có của nó.<br /> 2. Lịch sử nghiên cứu<br /> Viết về kẹo Cuđơ của người dân Hà Tĩnh, đã có một số bài viết trên trang web như:<br /> tác giả Thanh Tâm với bài “Kẹo Cuđơ Hà Tĩnh” trên baohatinh.vn hay Phan Dương với<br /> bài “Ngất ngây với đặc sản Cuđơ Hà Tĩnh” trên duonghun.com; tác giả MIMI với bài<br /> “Những món ăn Hà Tĩnh nhiều người mê” trên ngoisao.net. Nhưng những bài viết trên<br /> các trang đó chỉ dừng lại ở việc giới thiệu và mang tính quảng bá về món ăn đặc thù của<br /> vùng chứ chưa đi sâu khai thác những giá trị văn hóa mà sản phẩm mang lại. Đồng thời,<br /> những bài viết đó chưa đưa ra những đề xuất để sản phẩm trở thành một món ăn thưởng<br /> 1<br /> 2<br /> <br /> Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. TP Hồ Chí Minh, 2001, 341<br /> Id., 342<br /> <br /> 2<br /> <br /> thức trong kho tàng ẩm thực Việt Nam. Vì thế, với đề tài “Đặc sản kẹo Cuđơ Hà Tĩnhdưới góc nhìn văn hóa” của nhóm tính đến thời điểm hiện tại được coi là mới.<br /> <br /> 3. Tài liệu nghiên cứu<br /> Tài liệu liên quan đến đề tài: Nhóm sử dụng những bài viết, phóng sự về ẩm thực của<br /> người dân Hà Tĩnh, cách riêng về kẹo Cuđơ. Từ đó, nhóm sử dụng tài liệu về văn hóa:<br /> Tìm về bản sắc của người Việt Nam hay Cơ sở văn hóa Việt Nam của nhà văn hóa Trần<br /> Ngọc Thêm và giáo trình Nhập môn Văn hóa học của Linh mục Hoàng Trọng Hiếu để có<br /> cái nhìn thấu đáo hơn khi nghiên cứu đề tài dưới góc độ văn hóa ẩm thực.<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> Để thực hiện đề tài, nhóm sử dụng một số phương pháp:<br /> - Khảo sát để có cái nhìn thực tế về kẹo Cuđơ<br /> - Thống kê, phân tích để có cái nhìn cụ thể về sản phẩm. Từ đó xem xét, nhìn nhận<br /> sản phẩm dưới khía cạnh văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên.<br /> 5. Giới hạn của đề tài<br /> Với khả năng của nhóm cũng như sự phong phú của sản phẩm, nhóm nghiên cứu đề tài<br /> chủ yếu tại thành phố Hà Tĩnh, cách riêng tại một số lò kẹo Cuđơ như: Thư Viện, Bà<br /> Hường, Xuân Hiền, Thanh Hạnh, Ông Lung, Việt Hà, Hùng Liễu …Từ đó sẽ tìm ra<br /> những điểm chung để có sự hiểu biết khái quát nhất về loại kẹo này.<br /> 6. Đóng góp của đề tài<br /> Nhằm có cái nhìn cụ thể và hệ thống về sản phẩm kẹo Cuđơ của người dân Hà Tĩnhmột đặc sản của văn hóa ẩm thực – tận dụng môi trường tự nhiên. Đồng thời, đề tài cũng<br /> giúp người đọc khám phá được nét thú vị mà sản phẩm mang lại khi thưởng thức nó. Hơn<br /> nữa, đối với người dân Hà Tĩnh thì đó là cơ hội để tạo thương hiệu cho sản phẩm có chỗ<br /> đứng trên thị trường, hầu quảng bá cho mọi miền trong nước và nước ngoài.<br /> 7. Bố cục<br /> Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài sẽ khai triển ba chương:<br /> Chương 1. Những vấn đề chung: Trình bày một cái nhìn tổng quát về tên gọi, nguồn<br /> gốc của kẹo Cuđơ cũng như tình hình sản xuất, tiêu thụ của loại kẹo này tại Hà Tĩnh.<br /> Chương 2. Kẹo Cuđơ được nhìn nhận dưới góc độ văn hóa nhằm làm rõ vấn đề tận<br /> dụng môi trường tự nhiên của nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam vào việc tạo ra sản<br /> phẩm. Qua đó, nó thể hiện những đặc tính văn hóa mang màu sắc triết lý Phương Đông.<br /> Chương 3. Nhóm đưa ra những nhận định chung về đặc sản kẹo Cuđơ của người dân<br /> Hà Tĩnh trong việc quảng bá sản phẩm, đồng thời có một vài đề xuất để việc sản xuất<br /> được hiệu quả hơn.<br /> <br /> 3<br /> <br /> CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG<br /> 1.1. Cơ sở lý luận<br /> 1.1.1.<br /> Khái niệm<br /> Theo Từ điển Từ và ngữ Việt Nam, giáo sư Nguyễn Lân định nghĩa: “Cuđơ là thứ kẹo<br /> lạc trộn mật ở giữa 2 miếng bánh đa giòn.”3 Như vậy, nó là sự kết hợp, hòa quyện giữa<br /> các nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên. Với khái niệm căn bản đó cộng với việc quan sát<br /> thực tế, ta có thể đưa ra một nhận định chung rằng: Kẹo Cuđơ là một loại kẹo lạc được<br /> nấu từ mật mía, đường, mạch nha, gừng có thêm lạc nhân và được đổ vào hai miếng bánh<br /> tráng ép lại. Loại kẹo này rất dẻo và dính, có thể ăn không hoặc thưởng thức cùng<br /> với nước chè xanh.4<br /> Ban đầu kẹo Cuđơ được làm một cách đơn giản, nấu xong được đổ ra lá chuối, hay<br /> giấy báo, mỗi lần ăn phải dùng tay bóc ra. Sau này mới dùng bánh tráng để thay thế cho lá<br /> chuối và giấy báo. Sáng kiến này tuy đơn giản nhưng rất quan trọng, vừa sạch sẽ, vừa đỡ<br /> mất công bóc giấy mà ăn lại vừa ngon, giòn rất khoái khẩu.<br /> 1.1.2.<br /> Nguồn gốc<br /> Có nhiều cách giải thích về nguồn gốc khác nhau về loại kẹo Cuđơ, mỗi nguồn gốc lại<br /> có những câu chuyện khác nhau. Nhưng tựu chung lại thì kẹo Cuđơ có nguồn gốc từ xóm<br /> Thịnh Bình, xã Sơn Thịnh (Thịnh Xá cũ), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh do gia đình<br /> ông Chắt Vy (ông Cu Hai) nấu. Ông bà Chắt Vy nay đã mất, ông bà có một người con gái<br /> và hai người con trai. Ông bà Chắt Vy truyền nghề nấu kẹo cho người con gái đầu tên là<br /> Cầm.5 Sau đó, nghề nấu kẹo bắt đầu phổ biến ở Hà Tĩnh.<br /> Về tên gọi, ban đầu nó có tên là kẹo lạc (vì chỉ có mật mía và lạc) nhưng người ta thấy<br /> như vậy là bất công cho người sáng chế nên gọi là kẹo “cu Hai”. Từ năm 1947, khi phong<br /> trào Tây học nở rộ, những ông nghè ở đây mới đổi từ "Hai" thành "Deux" (tiếng Pháp có<br /> nghĩa là hai, số 2) cho "trí thức". Còn "cu" chỉ có người Việt Nam mới dùng, là tên gọi<br /> thân mật dành cho con trai. Các cụ vắt óc suy nghĩ cũng không biết đổi từ “cu” như thế<br /> nào, đành kết hợp cách gọi Việt - Pháp là "cu deux" (cu đơ)<br /> Ngoài ra, xung quanh cái tên gọi dân dã này cũng có nhiều cách giải thích khác, đó là<br /> vào thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, khi những người lính Pháp vô tình ăn trúng kẹo “cu<br /> Hai”, ghiền quá mới cho người truy tìm. Khi biết tên gọi của nó, họ mới đổi từ "Hai"<br /> thành "Deux" cho phổ thông, để người Pháp tiện gọi. Còn "cu" thì chịu, không biết đổi<br /> cách nào đành kết hợp đầu Việt, đuôi Pháp là "cu Deux" (cu đơ).<br /> Nhưng đến nay kẹo Cuđơ Hà Tĩnh đã trở thành đặc sản, một thương hiệu trong kho<br /> tàng ẩm thực của người dân Hà Tĩnh nói riêng và Việt Nam nói chung.<br /> 1.2. Cơ sở thực tiễn<br /> 1.2.1.<br /> Kẹo Cuđơ – một đặc sản của người dân Hà Tĩnh<br /> <br /> Nguyễn Lân, Từ Điển Từ và Ngữ Việt Nam, Nxb. TP HCM, 437<br /> https://vi.wikipedia.org, truy cập ngày 30/3/2016.<br /> 5<br /> http://www.danhbaonline.vn/Nguon-goc-keo-Cu-Do.aspx, truy cập ngày30/3/2016.<br /> 3<br /> 4<br /> <br /> 4<br /> <br /> Như chúng ta biết, Việt Nam là nước nông nghiệp. Vì vậy, ở mỗi vùng, mỗi miền<br /> lại có những món ăn đặc sản với những hương vị đặc trưng khác nhau. Nếu như ở Thái<br /> Bình có bánh cáy, Hải Dương có bánh đậu xanh, Thanh Hóa có bánh gai Tứ Trụ, nem cây<br /> đa hay gỏi nhệch Nga Sơn thì ở Nghệ An lại có cam Xã Đoài, nhút Thanh Chương, tương<br /> Nam Đàn. Và khi nhắc đến Hà Tĩnh một vùng đất đầy nắng và gió Lào thì người ta lại<br /> nghĩ ngay đến kẹo Cuđơ. Bởi vậy có câu:<br /> Chè xanh thêm chút gừng tươi<br /> Cuđơ Hà Tĩnh làm say lòng người<br /> Kẹo Cuđơ là một món ăn vừa dân dã vừa cao sang, được làm từ đậu phộng (lạc),<br /> đường, mật, gừng và bánh đa.6 Nó mang đậm bản chất của người dân Miền Trung. Đây<br /> cũng là đặc sản đặc trưng nhất của người Hà Tĩnh bởi nó chất chứa trong đó hương vị<br /> thiên nhiên và hơi thở cuộc sống.7 Vị ngọt ngào của Cuđơ như sự hiền hòa nhân hậu chịu<br /> thương chịu khó, vị chát của chè như những thăng trầm, những sự khắc nghiệt của thiên<br /> tai mà con người nơi đây phải gánh chịu.<br /> Với sự kết hợp giữa cái giòn tan của lớp vỏ bánh đa vừng bên ngoài, cái ngọt dẻo quẹo<br /> của lớp mật mía bên trong hòa cùng cái béo bùi của lạc rang và thoang thoảng hương<br /> thơm nồng nồng cay cay của gừng tươi, đã tạo nên một hỗn hợp bánh với hương vị đậm<br /> đà. Miếng bánh vừa dai, vừa giòn, vừa ngọt, vừa thơm lại cay nhẹ…ăn rất là “vừa miệng”.<br /> Kẹo Cuđơ có hình tròn như trăng rằm và với dáng vẻ sần sùi, thô nhám, không có bề<br /> ngoài hấp dẫn như các loại bánh kẹo hiện đại khác nhưng mang đậm nét đặc trưng của<br /> vùng đất gió lào. Tuy nhiên, khi ăn miếng kẹo Cuđơ và uống bát nước chè xanh ta cảm<br /> nhận một hương vị ngọt ngào, nồng ấm gói trọn cái hồn và cái tình của người Hà Tĩnh.<br /> Cuđơ là một nét độc đáo, có đủ các vị ngọt bùi đắng cay như cuộc đời của những người<br /> dân nơi đây.<br /> 1.2.2. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ kẹo Cuđơ<br /> Cách làm kẹo<br /> Kẹo Cuđơ trông thì rất đơn giản, nhưng để làm ra được một tấm kẹo ngon lại đòi hỏi<br /> phải có một sự khéo léo và tỉ mỉ từ việc chọn nguyên liệu cho đến việc nấu.<br /> Về nguyên liệu: có hai loại<br /> <br /> <br /> Nguyên liệu chính: Mật mía, lạc, bánh tráng.<br /> <br /> <br /> <br /> Nguyên liệu phụ: gừng, chanh hoặc mạch nha.<br /> <br /> <br /> <br /> Dụng cụ nấu: chảo hoặc nồi, muôi, đũa…<br /> <br /> Chọn nguyên liệu chính: Trước tiên, chọn mật là phải mật mía nguyên chất, không<br /> được pha tạp đường, vì nếu có đường thì tấm Cuđơ sẽ không ngon và nhanh hỏng. Mật<br /> mía phải thật trong và vàng óng, phải lấy mật mía ở vùng đồi chứ không được mua ở vùng<br /> sông. Đồ đựng mật phải là chum sành trơn bóng hoặc vại để chất liệu của mật không bị<br /> biến chất. Thứ đến là lạc (đậu phộng), phải là lạc đồi, loại hạt vừa, nhân phải chắc, đều<br /> hạt, vỏ ngoài mỏng và bóng, không bị sâu hay thối. Khi rang phải để nguyên cả củ, rồi sau<br /> PHAN DƯƠNG, “Ngất Ngây Với Đặc Sản Cu đơ Hà Tĩnh,” 23/12/2015, http://duonghun.com. Truy cập ngày 2 tháng 4<br /> năm 2015.<br /> 7<br /> MIMI, “Những Món Ăn Hà Tĩnh Nhiều Người Mê,” 24/07/2015, ngoisao.net.Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2015<br /> 6<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2