intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Đề xuất xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam dựa trên kinh nghiệm thế giới

Chia sẻ: Bluesky_12 Bluesky_12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

158
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đưa ra mô hình cảnh dự kiến báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam, thông qua kinh nghiệm áp dụng thực tiễn tại Ấn Độ và Mỹ xây dựng cùng các kiến nghị điều kiện thực hiện mô hinh . Nghiên cứu tổng quan chung về khủng hoảng ngân hàng và các mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng ngân hàng; thực hiện xây dựng mô hình tại hai quốc gia Ấn Độ và Mỹ; phân tích thực trạng xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng NH ở VN; đưa ra...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Đề xuất xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam dựa trên kinh nghiệm thế giới

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------o0o--------- Công trình tham dự Cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại học Ngoại thương 2012 Tên công trình ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MÔ HÌNH CẢNH BÁO SỚM KHỦNG HOẢNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM DỰA TRÊN KINH NGHIỆM THẾ GIỚI Nhóm ngành: KD1 Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2012 1
  2. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT : Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB : Bảo hiểm tiền gửi BHTG : Chỉ số đổ vỡ ngành ngân hàng BSF : Chỉ số giá tiêu dùng CPI : Tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam DIV : Hệ thống cảnh báo sớm EWS : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI : Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Mỹ FDIC : Cục dự trữ liên bang Mỹ FED : Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FII : Quỹ tiền tệ quốc tế IMF : Ngân hàng nhà nước NHNN : Ngân hàng thương mại NHTM : Ngân hàng trung ương NHTW : Ngân hàng trung ương Ấn Độ RBI : Đồng Dollar Mỹ USD : Việt Nam đồng VND : Tổ chức thương mại Thế giới WTO i
  3. DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Chỉ số dự báo khủng hoảng tài chính và những lý do kinh tế để lựa chọn ...... 23 Bảng 2: Các giai đoạn đổ vỡ theo mức độ của ngành ngân hàng Ấn Độ ...................... 35 Bảng 3: Kết quả mô hình Ordered Probit với các chỉ số chính ..................................... 38 Bảng 4: Tổng hợp kết quả các giai đoạn khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại Mỹ ..... 48 Bảng 5: Chỉ số ổn định hệ thống ngân hàng của Mỹ..................................................... 49 Bảng 6: Chỉ số dự báo khủng hoảng hệ thống ngân hàng Mỹ....................................... 50 Bảng 7: Kết quả mô hình Probit cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại Mỹ .................................................................................................................................. 53 Bảng 8: Tác động của các chỉ số tới xác suất xảy ra khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ .. 54 Bảng 9: Tổng hợp chỉ số phát triển tài chính của Việt Nam năm 2011 ........................ 58 Bảng 10: Các chỉ số cho mô hình cảnh báo khủng hoảng hệ thống ngân hàng Việt Nam ........................................................................................................................................ 72 Bảng 11: Tác động dự kiến của các biến số tới xác suất khủng hoảng ngân hàng của Việt Nam ........................................................................................................................ 73 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Các giai đoạn của chỉ số đổ vỡ ngành ngân hàng ............................................ 21 Hình 2: Chỉ số đổ vỡ ngành ngân hàng (BSF) cho Ấn Độ (3/2000-11/2009) .............. 34 Hình 3: Trung tâm dự báo khủng hoảng ngân hàng theo đề xuất ................................. 77 ii
  4. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Thay đổi tín dụng chưa thanh toán cho khu vực phi thực phẩm theo tháng của các Ngân hàng Thương mại Ấn Độ (Tính theo đồng Rs.Crore) ............................. 30 Biểu đồ 2: Vốn đầu tư gián tiếp ròng theo tháng của Ấn Độ (Rs. Crore) ..................... 31 Biểu đồ 3: Lãi suất FED giai đoạn 2000-2011 .............................................................. 43 Biểu đồ 4: Thay đổi tổng tín dụng thực cho khư vực tư nhân, tổng tiền gửi theo năm của NHTM Mỹ (2001-2011) .......................................................................................... 46 Biểu đồ 5: Thay đổi nợ ngoại tệ, tài sản ngoại tệ và dự trữ ngoại tệ theo năm của hệ thống NHTM Mỹ (2001-2011) ...................................................................................... 46 Biểu đồ 6: Chỉ số đổ vỡ ngành ngân hàng của Mỹ giai đoạn 2001-2011 ..................... 47 Biểu đồ 7: Lãi suất huy động của Việt Nam và một số nước trong khu vực ................ 63 Biểu đồ 8: So sánh các chỉ số cho vay/tiền gửi, cho vay/tài sản, cho vay/GDP của hệ thống NHTM một số quốc gia năm 2010 ...................................................................... 64 Biểu đồ 9: Tỷ lệ huy động vốn và tín dụng bằng ngoại tệ tại NHTM Việt Nam 2005- 2010 ................................................................................................................................ 66 Biểu đồ 10: Chỉ số đổ vỡ ngành ngân hàng của Việt Nam qua một số tháng ............... 69 iii
  5. M ỤC L Ụ C LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KHỦNG HOẢNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH CẢNH BÁO SỚM KHỦNG HOẢNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI .............. 5 Khủng hoảng hệ thống ngân hàng thương mại ............................................. 5 1. 1 1.1.1. Định nghĩa ......................................................................................................... 5 1.1.2. Nguyên nhân ..................................................................................................... 7 Nguyên nhân liên quan đến các yếu tố vi mô ............................................. 7 1.1.2.1. Nguyên nhân liên quan đến chính sách kinh tế vĩ mô................................. 9 1.1.2.2. Nguyên nhân liên quan đến chiến lược và hoạt động của từng ngân hàng ... 1.1.2.3. ............................................................................................................... 10 1.1.2.4. Các nguyên nhân khác ............................................................................... 11 1.1.3. Ảnh hưởng của khủng hoảng hệ thống ngân hàng thương mại tới nền kinh tế quốc dân ..................................................................................................... 11 Tới tổng sản phẩm quốc dân ..................................................................... 12 1.1.3.1. Tới khu vực phi sản xuất của nền kinh tế.................................................. 12 1.1.3.2. Tới các chính sách kinh tế của chính phủ ................................................. 12 1.1.3.3. Tới thất nghiệp và cơ cấu lao động của quốc gia ...................................... 13 1.1.3.4. Xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng........ 13 1. 2 1.2.1. Khái niệm về mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng .. 13 Khái niệm .................................................................................................. 13 1.2.1.1. Các mô hình thực nghiệm đã được áp dụng .............................................. 14 1.2.1.2. 1.2.2. Quy trình xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng ................................................................................................................ 15 Xác định các giai đoạn khủng hoảng ........................................................ 15 1.2.2.1. Lựa chọn các chỉ số cảnh báo .................................................................... 22 1.2.2.2. Ước lượng xác suất khủng hoảng .............................................................. 24 1.2.2.3. 1.2.3. Mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng tối ưu ............... 26 iv
  6. CHƯƠNG II. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG MÔ HÌNH CẢNH BÁO SỚM KHỦNG HOẢNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ........................... 29 Xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại Ấn 2.1. Độ giai đoạn 2000-2009 .................................................................................. 29 2.1.1. Những khó khăn trong hệ thống ngân hàng Ấn Độ giai đoạn 2000-2009 .. 29 2.1.2. Xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng thương mại tại Ấn Độ giai đoạn 2000-2009 .............................................................. 31 Xác định các giai đoạn xảy ra khủng hoảng ngân hàng tại Ấn Độ bằng 2.1.2.1. phương pháp chỉ số ................................................................................... 32 Lựa chọn các chỉ số cảnh báo cho khủng hoảng ngân hàng tại Ấn Độ..... 36 2.1.2.2. Ước lượng xác suất xảy ra khủng hoảng ngân hàng tại Ấn Độ bằng 2.1.2.3. phương pháp tham số ................................................................................ 37 Xây dựng mô hình báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng thương mại 2.2. tại Mỹ giai đoạn 2000 –2011 .......................................................................... 40 2.2.1. Những nguyên nhân và diễn biến chính của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ giai đoạn 2008-2011 ............................................................................... 40 2.2.2. Xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng thương mại tại Mỹ giai đoạn 2000-2011 .................................................................... 44 Xác định các giai đoạn xảy ra khủng hoảng ngân hàng Mỹ bằng phương 2.2.2.1. pháp chỉ số ................................................................................................. 44 Lựa chọn các chỉ số cảnh báo cho khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại 2.2.2.2. Mỹ ............................................................................................................. 50 Ước lượng xác suất xảy ra khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại Mỹ bằng 2.2.2.3. phương pháp tham số ................................................................................ 51 Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn xây dựng mô hình cảnh báo sớm 2.3. khủng hoảng hệ thống ngân hàng thương mại tại Ấn Độ và Mỹ............... 55 2.3.1. Chỉ số đổ vỡ ngành ngân hàng cần được xác định thông qua các rủi ro hệ thống và điều chỉnh những tác động ngắn hạn ........................................... 55 2.3.2. Lựa chọn mức ngưỡng xác định khủng hoảng linh hoạt ............................. 55 v
  7. 2.3.3. Việc sử dụng mô hình Probit để ước lượng xác suất khủng hoảng đã phát huy tác dụng ................................................................................................... 56 CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH CẢNH BÁO SỚM KHỦNG HOẢNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM DỰA TRÊN KINH NGHIỆM THẾ GIỚI ........................................................................... 57 Thực trạng xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân 3.1. hàng thương tại Việt Nam ............................................................................. 57 3.1.1. Thực trạng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam................................ 57 3.1.2. Thực trạng xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ........................................................................... 60 Sự cần thiết xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân 3.2. hàng thương mại tại Việt Nam ...................................................................... 61 Giải pháp xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân 3.3. hàng thương mại tại Việt Nam ...................................................................... 62 3.3.1. Lựa chọn mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam ............................................................................................ 62 3.3.2. Xây dựng chỉ số xác định các giai đoạn khủng hoảng.................................. 62 Xác định những rủi ro hệ thống của ngành ngân hàng Việt Nam ............. 62 3.3.2.1. Xây dựng chỉ số đổ vỡ ngành ngân hàng tại Việt Nam ............................ 67 3.3.2.2. 3.3.3. Lựa chọn các chỉ số cảnh báo ........................................................................ 70 3.3.4. Ước lượng xác suất khủng hoảng .................................................................. 72 Kiến nghị điều kiện thực hiện mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng ngân 3.4. hàng tại Việt Nam ........................................................................................... 74 3.4.1. Đối với Chính phủ ........................................................................................... 74 3.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước......................................................................... 74 Thống nhất các quy định trong việc xử lý và công bố thông tin của các 3.4.2.1. ngân hàng thương mại ............................................................................... 74 Hoàn thiện công tác giám sát các ngân hàng thương mại ......................... 75 3.4.2.2. Đưa ra lộ trình xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống 3.4.2.3. ngân hàng thương mại ............................................................................... 76 vi
  8. 3.4.3. Đối với hệ thống ngân hàng thương mại ....................................................... 78 Nâng cao mức độ chính xác và minh bạch trong công bố thông tin ......... 78 3.4.3.1. Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro .......................................................... 79 3.4.3.2. KẾT LUẬN ................................................................................................................... 80 vii
  9. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Đề tài “Đề xuất xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam dựa trên kinh nghiệm thế giới” sẽ gồm 03 chương: Trong Chương I, sau khi đưa ra khái niệm, nguyên nhân và ảnh hưởng của khủng hoảng hệ thống ngân hàng thương mại, nhóm nghiên cứu sẽ giới thiệu một cách tổng quát về quy trình xây dựng một mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng theo các phương pháp khác nhau. Kết thúc Chương I, mô hình tối ưu được lựa chọn là mô hình kết hợp giữa hai phương pháp chỉ số đổ vỡ ngành ngân hàng và tham số (sau đây gọi tắt là mô hình BSF-tham số). Mô hình này sẽ được sử dụng trong nghiên cứu các chương tiếp theo. Trong Chương II, phần đầu, đề tài sẽ tập trung vào việc nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng mô hình BSF-tham số để cảnh báo khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại Ấn Độ. Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra được một số bài học kinh nghiệm trong việc áp dụng mô hình tại Ấn Độ. Tại Mỹ, sau cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ năm 2008, hệ thống NHTM của quốc gia này đã rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Từ đó, một số bài học kinh nghiệm về xây dựng mô hình cũng đã được rút ra. Trong Chương III, với mục đích đề xuất xây dựng một mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống NHTM cho Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của hai quốc gia trên, đề tài đã đi phân tích thực trạng của hệ thống NHTM nước ta cũng như sự cần thiết để xây dựng một mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng ngân hàng. Sau đó, mô hình cảnh báo BSF-tham số đã được đề xuất để xây dựng cho Việt Nam. Mặc dù chưa thể kiểm định được mức chính xác của mô hình này do khó khăn trong việc tìm kiếm số liệu, nhóm nghiên cứu cũng đã kiến nghị những giải pháp nhằm xây dựng mô hình đề xuất và điều kiện để thực hiện mô hình một cách hiệu quả tại Việt Nam. viii
  10. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 bắt nguồn từ Mỹ đã lan ra toàn thế giới và ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thống ngân hàng của nhiều quốc gia. Khủng hoảng ngân hàng hay khủng hoảng hệ thống ngân hàng là cụm từ được rất nhiều chuyên gia kinh tế - tài chính nhắc đến để miêu tả tình trạng đầy hỗn loạn này với rất nhiều vụ phá sản, thâu tóm và sáp nhập trong hệ thống ngân hàng. Tiêu biểu trong đó là vụ sụp đổ của ngân hàng đầu tư lớn thứ tư của Mỹ tồn tại trong suốt 158 năm - ngân hàng Lehman Brother. Trước giai đoạn này, thế giới cũng đã ghi nhận rất nhiều cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng tại các quốc gia như Mexico (1994 -1995), khu vực Châu Á (1997 -1998), Nga (1998). Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, chính thức mở cửa ngành tài chính – ngân hàng. Từ đây, những yếu kém của hệ thống ngân hàng bộc lộ ngày càng rõ nét khi việc tự do hóa tài khoản vãng lai và tài khoản vốn trong hệ thống ngân hàng nước nhà gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của dòng vốn nước ngoài. Mặc dù khủng hoảng hệ thống ngân hàng ở Việt Nam vẫn chưa xảy ra, nhưng hệ thống NHTM nước ta cũng đã tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, việc xây dựng mô hình cảnh báo về nguy cơ khủng hoảng hệ thống ngân hàng là hết sức cần thiết và cần được nghiên cứu toàn diện để giúp Việt Nam tránh được các cuộc khủng hoảng ngân hàng trong tương lai. Từ những phân tích trên, nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài: “Đề xuất xây dựng hệ thống cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống NHTM tại Việt Nam dựa trên kinh nghiệm thế giới” cho công trình nghiên cứu của nhóm. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng tài chính (EWS) thế hệ thứ nhất được xây dựng và phát triển bởi Giáo sư kinh tế Krugman (1979). Cuối những năm 90, mô hình 1
  11. cảnh báo sớm khủng hoảng ngân hàng được nghiên cứu một cách độc lập, đã có một số công trình nghiên cứu như sau:  Demirgüc-Kunt và Detragiache (1998), sử dụng mô hình Logit để giải thích mối quan hệ giữa các biến giải thích và xác suất xảy ra khủng hoảng hệ thống ngân hàng.  Kaminsky và Reinhart (1999), Borio và Lowe (2002), Borio và Drehmann (2009), đưa ra mô hình phi tham số để cảnh báo khủng hoảng ngân hàng.  Duttagupta và Cashin 2008, Karim 2008, Davis và Karim (2008b), sử dụng mô hình nhị phân để dự báo khủng hoảng dựa trên những biến số kinh tế.  Kibritciouglu (2002), xây dựng chỉ số BSF – chỉ số đổ vỡ khu vực ngân hàng để dự báo thời gian xảy ra khủng hoảng. Thay vì sử dụng phương pháp dựa trên sự kiện để xác định thời gian khủng hoảng và phương pháp phi tham số (signal approach) để đưa ra cảnh báo, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành nghiên cứu xây dựng và tính toán chỉ số đổ vỡ ngành ngân hàng để có thể xác định được các giai đoạn khủng hoảng, sau đó dùng phương pháp tham số để đưa ra cảnh báo cho 2 quốc gia là Ấn Độ và Mỹ. Những bài học kinh nghiệm rút ra được từ việc nghiên cứu và xây dựng mô hình cảnh báo cho 2 quốc gia trên sẽ được vận dụng trong việc đề xuất xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thuộc chuyên ngành tài chính – ngân hàng, tập trung chuyên sâu vào những vấn đề về khủng hoảng, đổ vỡ của hệ thống NHTM. Về không gian, đề tài chủ yếu nghiên cứu về hệ thống NHTM tại Ấn Độ, Mỹ và Việt Nam. Về thời gian, giai đoạn nghiên cứu trọng tâm là 2000 – 2011, bên cạnh đó, các giai đoạn khác cũng được đề cập đến để hỗ trợ nghiên cứu các vấn đề được nêu trong đề tài. 2
  12. 4. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài nhằm đưa ra đề xuất xây dựng và hoàn thiện mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống NHTM Việt Nam, thông qua kinh nghiệm áp dụng thực tiễn từ Ấn Độ và Mỹ. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài có kế thừa và sử dụng kết quả nghiên cứu của các đề tài về mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng ngân hàng nước ngoài để làm cơ sở lý luận và tham khảo. Do khủng hoảng ngân hàng chịu tác động của rất nhiều yếu tố tổng hợp, bên trong và bên ngoài hệ thống ngân hàng, phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu, đồng thời kết hợp thu thập dữ liệu, nghiên cứu tình huống để so sánh, đánh giá hiệu quả mô hình. 6. Kết quả dự kiến Dựa trên thực trạng hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay, nhóm nghiên cứu mong muốn đạt được một số kết quả sau:  Xây dựng một mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng tối ưu trên cơ sở lý luận;  Đánh giá thực tiễn xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại một số nước trên thế giới như Ấn Độ, Mỹ và rút ra các bài học cho Việt Nam;  Đề xuất mô hình dự kiến cảnh báo sớm khủng hoảng ngân hàng tại Việt Nam, dựa trên kinh nghiệm trên thế giới. 7. Kết cấu đề tài  Chương 1: Tổng quan về khủng hoảng ngân hàng và các mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng thương mại trên thế giới  Chương 2: Kinh nghiệm xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng thương mại ở một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam 3
  13.  Chương 3: Giải pháp xây dựng và hoàn thiện mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam dựa trên kinh nghiệm thế giới 4
  14. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KHỦNG HOẢNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH CẢNH BÁO SỚM KHỦNG HOẢNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI Khủng hoảng hệ thống ngân hàng thương mại 1. 1 Định nghĩa 1.1.1. Kể từ những năm 1990, đã có rất nhiều các định nghĩa về khủng hoảng hệ thống ngân hàng thương mại (KHHT NHTM) hay khủng hoảng hệ thống ngân hàng được ra đời. Tùy theo quan điểm, mục đích nghiên cứu cũng như kết quả nghiên cứu của mỗi nhà nghiên cứu mà các định nghĩa của họ về KHHT NHTM lại có những đặc điểm khác nhau. Trong đó, có một số định nghĩa được coi là khá toàn diện vì chúng hàm chứa được những nguyên nhân, biểu hiện cũng như hậu quả của các cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng. Nhìn chung, khi nói về khủng hoảng hệ thống ngân hàng, có thể xem xét 5 quan điểm phổ biến sau: Thứ nhất, theo quan điểm của Calomiris & Gorton (1991)1, KHHT NHTM xảy ra khi “các chủ nợ ở nhiều hoặc tất cả các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng đột ngột yêu cầu các ngân hàng chuyển đổi quyền đòi nợ của mình ra tiền hoặc tương đương tiền ở mức quá cao khiến các ngân hàng phải tạm ngưng quá trình chuyển đổi này”. Thứ hai, theo quan điểm của Caprio & Klingebiel (1996)2, KHHT NHTM xảy ra khi giá trị ròng của hệ thống ngân hàng hầu như hoặc hoàn toàn bị cạn kiệt. Thứ ba, theo quan điểm của Luc Laeven & Fabian Valencia (2005)3, một cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng sẽ xảy ra khi khu vực tài chính và doanh nghiệp của 1 Poonam Gupta; 2002, “Banking Crises: A Survey of the Literature”, International Monetary Fund, xem ngày 12/01/2012, < http://www.imf.org/external/country/ind/rr/2002/pdf/050202.pdf>. 2 Gerard Caprio, Jr. and Daniela Klingebiel; 1996, “Bank Insolvency: Bad Luck, Bad Policy, or Bad Banking?”, The World Bank. 5
  15. một quốc gia rơi vào tình trạng không đủ khả năng trả nợ, đồng thời các định chế tài chính và các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với các khó khăn nghiêm trọng trong việc hoàn trả các hợp đồng đúng hạn. Kết quả là, các khoản nợ xấu (NPLs) tăng mạnh khiến cho phần lớn hoặc tất cả vốn của toàn bộ hệ thống ngân hàng sẽ bị cạn kiệt. Thứ tư, quan điểm của Demirguc – Kunt & Detragiache 4 được biết đến lần đầu tiên vào năm 1998, sau đó được bổ sung 02 lần vào các năm 2002 và 2004. Theo đó, một cuộc khủng hoảng ngân hàng được coi là có tính hệ thống khi “các thành phần quan trọng trong khu vực ngân hàng bị rơi vào tình trạng phá sản hoặc mất tính thanh khoản, và không thể tiếp tục hoạt động nếu không có sự trợ giúp đặc biệt từ các chính sách tiền tệ và giám sát”. Thời gian bắt đầu một cuộc KHHT NHTM được xác định nếu ít nhất một trong 4 điều kiện sau xảy ra:  Tỷ lệ nợ xấu (NPLs) trên tổng tài sản nhỏ hơn hoặc bằng 10%;  Chi phí giải cứu các ngân hàng lớn hơn 2% GDP;  Nhiều vấn đề khó khăn của các ngân hàng dẫn tới cần được quốc hữu hóa trên diện rộng;  Các biện pháp khẩn cấp như đóng băng tiền gửi, kéo dài ngày lễ ngân hàng, bảo đảm tiền gửi toàn bộ được áp dụng. Tóm lại, khủng hoảng hệ thống NHTM có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, nhưng nhìn chung, các định nghĩa đều đề cập đến tình huống trong đó: “Tổn thất thực tế hoặc ước tính trong hoạt động ngân hàng khiến một loạt các ngân hàng không còn khả năng thanh toán các khoản nợ cho khách hàng hoặc buộc chính phủ phải can thiệp ngăn không cho tình trạng đó lan ra trên diện rộng gây thiệt hại cho nền kinh tế, làm tê liệt hệ thống ngân hàng” (IMF 1998). 3 Luc Laeven and Fabian Valencia; 2005, “Systematic Banking Crises: A New Database”, IMF Working Paper 08/224, International Monetary Fund. 4 Asli Demirguc-Kunt and Enrica Detragiache; 1998, ”The Determinants of Banking Crises in Developing and Developed Countries”, IMF Staff Papers Vol. 45, No, 1, International Monetary Fund. 6
  16. 1.1.2. Nguyên nhân Nguyên nhân liên quan đến các yếu tố vi mô 1.1.2.1. Sự bất ổn của tình hình kinh tế vi mô có thể là nguyên nhân chính dẫn đến sự bất ổn của hệ thống ngân hàng. Các yếu tố vi mô được đề cập nhiều trong các nghiên cứu gần đây như những nguyên nhân gây ra KHHT NHTM bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường. Rủi ro tín dụng i) Các nghiên cứu của Borio & Lowe (2002)5, Eichengreen & Arteta (2000)6, Kaminsky & Reinhart (1999)7 đã chỉ ra rằng tăng trưởng tín dụng nóng là một nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng hệ thống NHTM. Tăng trưởng tín dụng nóng có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Trong một số trường hợp, nó chính là kết quả của việc tự do hóa tài chính hay bãi bỏ các quy định về tài chính, cho phép ngân hàng có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với những thị trường tín dụng mới. Ngoài ra, tăng trưởng tín dụng nóng cũng có thể bắt nguồn từ sự gia tăng dòng vốn di chuyển vào thông qua các nhân tố bên ngoài quốc gia (ví dụ như việc lãi suất của các nền kinh tế phát triển ở mức thấp) hoặc nảy sinh từ những giai đoạn mà tỷ lệ lạm phát ở quốc gia đó giảm thiểu một cách đáng kể. Nguyên nhân này có thể dẫn đến việc các ngân hàng mở rộng chính sách cho vay cũng như lạc quan hơn trong việc đánh giá rủi ro từ các khoản cho vay. Việc tài trợ cho quá nhiều các dự án đầu tư có mức rủi ro cao trong khi người đi vay lại không có khả năng để hoàn trả khoản vay sẽ khiến cho giá trị tài sản có của ngân hàng giảm kéo theo giá trị ròng của ngân hàng bị giảm sút và thậm chí có thể dẫn tới phá sản. Rủi ro thanh khoản ii) 5 Borio and Lowe (2002) “Asset prices, financial and monetary stability: exploring the nexus”, BIS WP 114. 6 Eichengreen and Arteta (2000) “Banking crises in Emerging Markets: presumpt ions and evidence” Centre for International and Development Economics, WP C00-115. 7 Kaminsky and Reinhart (1999) “Twin Crises: The causes of Banking and Balance -ofPayment Problems”, The American Economic Review, vol. 89 No. 3. 7
  17. Vấn đề rủi ro thanh khoản xuất phát từ chính đặc điểm kinh doanh của ngân hàng đó chính là dùng những khoản tiền gửi ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn như đã đề cập ở trên. Do đó, nếu như xảy ra sự rút vốn ồ ạt từ những người gửi tiền, các ngân hàng sẽ rất dễ phải đối mặt với vấn đề mất tính thanh khoản. Sự rút vốn ồ ạt từ những người gửi tiền có thể xuất phát từ một vài nguyên nhân khác nhau. Một trong những hướng để giải thích vấn đề này đó chính là sự bất cân xứng trong thông tin giữa người gửi tiền và hệ thống ngân hàng. Một lý giải khác cho hiện tượng này đó chính là sự kích động tâm lý của đám đông hỗn loạn8 khi những người gửi tiền cho rằng những người gửi tiền khác cũng đang rút vốn khỏi ngân hàng thậm chí kể ra khi bảng cân đối tài sản của ngân hàng vẫn chưa hề bị ảnh hưởng bởi bất kỳ tác nhân tiêu cực nào. Rủi ro lãi suất iii) Sự tăng đột biến của lãi suất được xem xét như là một trong những nguyên nhân dẫn đến vấn đề thông tin bất cân xứng trong hoạt động ngân hàng. Thông thường, những người sở hữu các dự án có độ rủi ro lớn nhất lại thường sẵn sàng chấp nhận đi vay với một mức lãi suất cao hơn những người đi vay khác. Do đó nếu lãi suất càng cao thì càng có khả năng dẫn tới sự mất ổn định tài chính vì khi đó các ngân hàng sẽ có xu hướng giảm bớt tín dụng để phòng ngừa trường cấp tín dụng cho những dự án có độ rủi ro cao. Vì vậy, có thể nói rủi ro lãi suất có liên quan chặt chẽ với rủi ro tín dụng. Tăng lãi suất cũng có thể ảnh hưởng đến bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Thông thường, bên tài sản nợ của ngân hàng chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn trong khi bên tài sản có bao gồm cả những khoản cho vay ngắn và dài hạn. Tăng lãi suất trong ngắn hạn khiến cho ngân hàng phải tăng lãi suất tiền gửi. Thêm vào đó, những khoản cho vay dài hạn của ngân hàng thường được ấn định tại một mức lãi suất cố định nên lợi suất sinh lời trên tài sản không thể được điều chỉnh một cách đủ nhanh như việc điều chỉnh tăng lãi suất bên mục tài sản nợ. Khi đó, sẽ dẫn đến việc giảm giá trị hiện tại của 8 Kindleberger - 1978, Diamond, Dybvid - 1983 8
  18. lợi nhuận ròng và khiến cho ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng lợi nhuận giảm hoặc thậm chí là thua lỗ. Rủi ro tỷ giá iv) Rủi ro tỷ giá là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu khi tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá thay đổi dự tính. Trong cơ chế thị trường, tỷ giá thường xuyên dao động. Sự thay đổi này cùng với trạng thái hối đoái của ngân hàng tạo ra thu nhập thặng dư hoặc thâm hụt tạm thời. Tuy nhiên, có những thay đổi tỷ giá ngoài dự kiến có thể dẫn đến tổn thất cho ngân hàng. Đặc biệt, rủi ro tỷ giá có thể tác động trực tiếp đến những khoản mục tài sản nợ và tài sản có ngoại tệ trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Sự biến động trong tỷ giá hối đoái sẽ làm thay đổi giá trị của đồng tiền nội tệ đối với các tài sản có (hoặc nợ) này. Bên cạnh đó, biến động tỷ giá cũng có thể tác động gián tiếp đến khả năng tạo lợi nhuận của các ngân hàng. Việc mở rộng danh mục đầu tư của mình sang các sản phẩm phái sinh, trong đó có phái sinh ngoại tệ, khiến các ngân hàng càng phải đối mặt với rủi ro tỷ giá. Nguyên nhân liên quan đến chính sách kinh tế vĩ mô 1.1.2.2. Những hạn chế trong cơ chế luật pháp, kế toán, v.v i) Những điểm chưa hoàn thiện trong cơ chế kiểm toán, kế toán có thể gây ra khó khăn hoặc trì trệ trong việc phát hiện các vấn đề liên quan đến tính mất thanh khoản hoặc phá sản của ngân hàng. Bên cạnh đó, những thiếu sót trong hệ thống pháp luật cũng có thể là trở ngại trong việc thực thi quyền sở hữu hoặc những cam kết và thực hiện đối với tài sản đảm bảo trong việc hỗ trợ vay vốn ngân hàng. Quá trình tự do hóa tài chính kém hiệu quả ii) Về mặt dài hạn, những lợi ích mà tự do hóa tài chính mang lại cho những nước đang phát triển là rất rõ ràng. Tuy nhiên, sự thay đổi này cũng mang đến cho hệ thống 9
  19. ngân hàng những rủi ro không thể tránh khỏi, đặc biệt là trong trường hợp hệ thống ngân hàng ở nước đó chưa có sự chuẩn bị kĩ lưỡng và thích hợp cho việc tự do hóa. Trong giai đoạn chuyển đổi của tự do hóa tài chính, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn điển hình như sự biến động mạnh của lãi suất, bùng nổ tín dụng đen, thị trường trở nên cạnh tranh hơn khi xuất hiện nhiều “đối thủ” đến từ cả trong và ngoài nước, v.v. Tất cả những yếu tố này có thể sẽ khiến các ngân hàng không kịp thời thích ứng được với môi trường kinh doanh mới và kéo theo đó là sự căng thẳng cũng như mất phương hướng hoạt động trong hệ thống ngân hàng. Sự can thiệp quá mức của chính phủ iii) Sự can thiệp quá mức hoặc không đúng đắn của chính phủ cũng là một nguyên nhân gây ra khủng hoảng hệ thống NHTM. Những can thiệp này có thể xuất phát từ hành động gây áp lực trong việc cấp tín dụng cho những cá nhân/đối tượng cụ thể, áp đặt mức lãi suất, duy trì hay mở rộng những ngân hàng không còn hoạt động tốt, quy định mức dự trữ không hợp lý hoặc quy định bắt buộc trợ cấp cho thiếu hụt trong ngân sách nhà nước từ phía ngân hàng,… Sự thiếu minh bạch trong hệ thống ngân hàng iv) Sự thiếu minh bạch trong hoạt động của các ngân hàng chính là một trong những tác nhân khiến thị trường khó đạt được tính hiệu quả cao. Nó sẽ gây ra những rủi ro liên quan đến thông tin bất cân xứng khi người gửi tiền (người dân), người đi vay (doanh nghiệp), cổ đông và những bên khác có liên quan đến các hoạt động của ngân hàng không có đủ thông tin để lựa chọn những ngân hàng hoạt động tốt. Nguyên nhân liên quan đến chiến lược và hoạt động của từng ngân hàng 1.1.2.3. Khủng hoảng hệ thống ngân hàng có thể xuất phát từ chính những khủng hoảng của từng ngân hàng riêng lẻ. Do tính chất hoạt động mang tính “mạng lưới”, nên khủng hoảng của từng ngân hàng sẽ dễ dàng bị lan rộng và ảnh hưởng đến cả hệ thống. Thông thường, những yếu tố sau đây có thể gây ra khủng hoảng của từng ngân hàng: 10
  20.  Yếu kém trong việc thẩm định tính dụng;  Mất cân đối trong việc cấp tín dụng và việc vay vốn giữa các ngân hàng;  Những rủi ro liên quan đến lãi suất hoặc tỉ giá hối đoái;  Hoạt động trong những lĩnh vực mới chưa nhiều kinh nghiệm;  Những yếu kém liên quan đến trình độ quản lý, nhân sự, công nghệ. 1.1.2.4. Các nguyên nhân khác Một số tác nhân khác như gian lận hay tham nhũng cũng có thể góp phần gây ra khủng hoảng hệ thống ngân hàng. Những nguyên nhân này nhìn chung xuất phát từ trong chính nội bộ ngân hàng như nhân viên, ban điều hành; những chủ thể khác bên ngoài hệ thống ngân hàng như người gửi tiền, doanh nghiệp, chính phủ, … Hơn nữa, với sự phát triển nhanh chóng cùng với sự đa dạng hóa trong các hoạt động ngân hàng, các hành vi gian lận và tham nhũng cũng có thể thực hiện dưới nhiều cách thức và phương thức khác nhau, điển hình như qua hệ thống các thiết bị điện tử như, máy vi tính, ATM, … Ảnh hưởng của khủng hoảng hệ thống ngân hàng thương mại tới nền 1.1.3. kinh tế quốc dân Khi xảy ra khủng hoảng, hệ thống ngân hàng thương mại sẽ bị tác động một cách trực tiếp và mạnh mẽ nhất. Việc rút vốn ồn ạt khỏi hệ thống sẽ khiến cho khả năng thanh khoản của các ngân hàng bị giảm sát, từ đó các ngân hàng sẽ phải gia tăng chi phí để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của mình. Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng cũng sẽ bị gián đoạn và mức gia tăng nợ xấu, lợi nhuận của các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng luôn được coi là “huyết mạch” của nền kinh tế nên ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng chắc chắn sẽ tác động đến tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Cụ thể: 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0