Đề tài: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Thanh Yên, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2012– 2020
lượt xem 74
download
Đề tài: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Thanh Yên, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2012– 2020 là một giải pháp nhằm xây dựng xã Thanh Yên thành mô hình nông thôn mới tiêu Bảng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; có nền kinh tế phát triển bền vững, hạ tầng kỹ thuật hiện đại, xã hội văn minh, môi trường xanh sạch đẹp; bản sắc văn hoá dân tộc và quê hương được gìn giữ, dân chủ cơ sở được phát huy, đảm bảo công bằng tiến bộ xã hội; quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, hệ thống chính trị vững mạnh. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Thanh Yên, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2012– 2020
- PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết phải lập quy hoạch Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn số 26NQ/TW ngày 05/08/2008 đã nêu mục tiêu tổng quát về xây dựng nông thôn mới là: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”. Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐNDUBND tỉnh Điện Biên; Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Điện Biên; Chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Điện Biên về xây dựng nông thôn mới tại xã Thanh Yên, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Từ tháng 4 năm 2012, UBND xã Thanh Yên đã triển khai công tác lập quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012 đến 2020. Xã Thanh Yên có tổng diện tích tự nhiên là 1.948,08 ha là xã lòng chảo của huyện Điện Biên với vị trí địa lý khá bằng phẳng thuận lợi, cách trung tâm thành phố Điện Biên 7 km về phía Đông Nam. Có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện, bởi có lực lượng lao động dồi dào và cũng là địa phương có điều kiện phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa để từ đó nhân rộng ra các xã lân cận trong vùng. Tuy nhiên, trong tổng số 23 (thôn, bản) của xã Thanh Yên, hạ tầng cơ sở, điều kiện kinh tế, cuộc sống của người dân trong vài ba năm gần đây có những đổi thay đáng kể, tỷ lệ hộ đói nghèo vẫn còn cao. Đến nay toàn xã tất cả các đội (thôn, Bản) đã có điện lưới quốc gia sử dụng, đa số các đội (thôn,bản) đã sử dụng điện lưới an toan. Một khó khăn nữa là địa phương thiếu mặt bằng xây dựng các công trình như nhà văn hoá, khu vui chơi thể thao của xã, thôn và thực hiện cứng hoá các trục đường thôn, bản; nước sinh hoạt cho các hộ dân vùng cao, Chợ nông thôn.. Qua nhiều năm xây dựng và phát triển, đến nay có nhiều bất cập nảy sinh, các nhân tố mới hình thành phát triển thiếu sự điều chỉnh phù hợp với giai đoạn CNHHĐH nông nghiệp nông thôn. Từ khu trung tâm xã đến các điểm dân cư; từ các công trình hạ tầng kỹ thuật, cơ sở kinh tế đến các công trình văn hoá, phúc lợi công cộng trong quá trình xây dựng còn nhiều khiếm khuyết. Hiệu quả sử dụng công trình không cao; bộ mặt kiến trúc, cảnh quan nông thôn 1
- chưa thật khang trang; môi trường sinh thái có nguy cơ bị ô nhiễm, nhiều đội (thôn, bản) còn ở theo tập quán tự nhiên... dẫn đến việc phát triển kinh tế chậm, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng cho phát triển kinh tế, sản xuất nhỏ lẻ, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng còn nhiều bất cập đã dẫn đến diện tích rừng bị thu hẹp, chất lượng rừng bị suy giảm, làm ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ của rừng, đã ảnh hưởng đến việc bảo tồn đa dạng sinh học. “Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Thanh Yên, huyện Điện Biên , tỉnh Điện Biên giai đoạn 2012– 2020” là một giải pháp nhằm xây dựng xã Thanh Yên thành mô hình nông thôn mới tiêu Bảng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; có nền kinh tế phát triển bền vững, hạ tầng kỹ thuật hiện đại, xã hội văn minh, môi trường xanh sạch đẹp; bản sắc văn hoá dân tộc và quê hương được gìn giữ, dân chủ cơ sở được phát huy, đảm bảo công bằng tiến bộ xã hội; quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, hệ thống chính trị vững mạnh. 1.2. Mục tiêu a. Mục tiêu tổng quát: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ và từng bước hiện đại, bền vững; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh ngành du lịch, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững, đời sống vật chất tinh thần của người dân càng được nâng cao. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế xã hội, hiện trạng xây dựng của xã; Xác định quy mô dân số, nhu cầu sử dụng đất xây dựng, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn; Xây dựng các phương án quy hoạch sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển ngành nghề; quy hoạch tổ chức không gian mạng lưới điểm dân cư nông thôn trên địa bàn xã, quy hoạch chỉnh trang khu dân cư hiện có, mặt bằng khu dân cư mới; quy hoạch xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ... đáp ứng các tiêu chí về nông thôn mới được Chính phủ ban hành; Tạo môi trường sống chất lượng cao, giàu bản sắc văn hóa địa phương và phát triển bền vững cho nhân dân trong xã; Làm cơ sở pháp lý để thu hút các nguồn vốn, chuẩn bị đầu tư và quản lý xây dựng thống nhất theo quy hoạch. 2
- b. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 + Về quy hoạch: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế xã hội môi trường theo chuẩn mới. Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hoá tốt đẹp. + Về cơ sở hạ tầng thiết yếu: phải nâng cấp cứng hoá được 100% các tuyến đường liên xã, 100% các tuyến đường nội thôn, nội đồng; cứng hoá được 100% các tuyến kênh mương chính; nâng cấp đường điện đạt 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, 100% khu dân cư có nhà văn hoá, 100% trường lớp học được kiên cố theo chuẩn của Bộ GD&ĐT, có chợ được xây dựng đạt tiêu chuẩn. + Về văn hoá – xã hội: Số trường học trên địa bàn xã đều đạt trường chuẩn quốc gia; Duy trì kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, căn bản hoàn thành phổ cập trung học. Nâng tỷ lệ người dân được tham gia BHYT lên trên 95%; 100% dân trên địa bàn xã được sử dụng nước sạch; 80% số hộ gia đình có nhà vệ sinh và nhà tắm hợp vệ sinh; 70% khu dân cư đạt khu dân cư văn hoá; hiện tai xã đã có 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; nâng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề lên 40%; nâng cao thu nhập người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 30%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn xã đạt 12%/năm; thu nhập bình quân đầu người lên 18 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế: Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp tăng lên nhưng cơ cấu GTSX sẽ giảm còn 55%, trong khi cơ cấu tiểu thủ công nghiệp – xây dựng và thương mại dịch vụ có xu hướng ngày càng tăng (CNTTCNXD: chiếm 25%, thương mại dịch vụ: chiếm 20%) . 1.3. Phạm vi lập quy hoạch * Ranh giới lập quy hoạch, quy mô đất đai Ranh giới lập quy hoạch: Trên địa bàn toàn xã Thanh Yên, với tổng diện tích tự nhiên 1.948,08 ha, trên 23 đội (thôn bản). * Các mốc thời gian thực hiện quy hoạch Giai đoạn 2012 – 2020: Đạt và duy trì được 19 tiêu chí nông thôn mới. 3
- 1.4. Các căn cứ lập quy hoạch 1.4.1. Những căn cứ lập pháp lý lập quy hoạch Nghị quyết 26/NQTW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương tai kỳ họp thứ VII (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết 24/2008/NQCP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số: 491/QĐTTg ngày 16 tháng 04 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc: Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số: 05/2007/QĐUBDT ngày 06 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban dân tộc về việc: Công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển và theo quy định hỗ trợ; Quyết định số: 800/QĐTTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 2020; Thông tư số: 32/2009/TTBXD ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Bộ Xây dựng về việc: Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy hoạch xây dựng nông thôn; Thông tư số 21/2009/TTBXD ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Bộ xây dựng về việc Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn; Thông tư số: 31/2009/TTBXD ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Bộ Xây dựng về việc: Ban hành Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn; Thông tư số: 54/2009/TTBNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 về việc: Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Thông tư số: 07/2010/TTBNNPTNT ngày 08 tháng 2 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc: Hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Thông tư số: 09/2010/TT BXD ngày 04 tháng 8 năm 2010 quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới; Công văn số: 1333/BXDKTQH ngày 06 tháng 7 năm 2009 của Bộ Xây dựng V/v: Hướng dẫn tiêu chí nông thôn mới; 4
- Thông tư số: 13 /2011/TTLTBXDBNNPTNTBTN&MT ngày 28 tháng 10 năm 2011 về việc Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới; Quyết định số: 262/QĐUBND ngày 08 tháng 3 năm 2010 của Ủy ban nhân tỉnh Điện Biên về việc: Phê duyệt chuyển đổi diện tích giữa các loại rừng phòng hộ, đặc dụng và rừng sản xuất tỉnh Điện Biên; Quyết định số 315/QĐBGTVT ngày 23 tháng 02 năm 2011 của Bộ giao thông vận tải về việc: Ban hành hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 2020; Quyết định số: 76/QĐ UBND ngày 14 tháng 01 năm 2008, của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Điện Biên; về việc: Phê duyệt báo cáo kết quả rà soát, quy hoạch rừng giai đọan 2006 – 2020; Quyết định số: 1006/QĐUBND ngày 05/11/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, về việc: Ban hành quy định mức chi phí lập quy hoạch nông thôn mới cấp xã; Quyết định số: 342/QĐTTg ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc: Sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Nghị Quyết số 253/NQHĐND, ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên về thông qua quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 kế hoạch sử dụng đất đầu kỳ 20112015 tỉnh Điện Biên; Nghị quyết số 268/NQHĐND ngày 30 tháng 12 năm 2011 của HĐND tỉnh Điện Biên về việc thông qua Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Điện Biên giai đoạn 20112015, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 381/QĐUBND ngày 09 tháng 5 năm 2012 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt danh sách 20 xã chỉ đạo điểm xây dựng nông thôn mới tỉnh Điện Biên giai đoạn 20112015; Quyết định số 570/QĐUBND ngày 02 tháng 7 năm 2012 của UBND tỉnh Điện Biên về việc ban hành quy định về phong trào thi đua “Xây dựng nông thôn mới” tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Hướng dẫn số: 399/SXDHD ngày 02 tháng 08 năm 2012 của Sở Xây dựng tỉnh Điện Biên, về việc: Hướng dẫn Về việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Điện Biên; 5
- Quyết định số 2102/QĐUBND ngày 27 tháng 6 năm 2012 của UBND huyện Điện Biên về việc: Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Thanh Yên huyện Điện Biên giai đoạn 2012 – 2020; 1.4.2. Các căn cứ về Quy chuẩn, Tiêu chuẩn 1) Đất ở QCXDVN 01:2008/BXD Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quy hoạch xây dựng; TCVN 4454:1987 Quy hoạch xây dựng điểm dân cư xã hợp tác xã Tiêu chuẩn thiết kế; Thông tư số 05BXDĐT ngày 09/02/1993 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định diện tích sử dụng và phân cấp nhà ở; Quyết định số 76/2004/QĐTTg ngày 06/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020; Nghị định số 209/2004/NĐCP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. 2) Công sở cấp xã Quyết định số 23/2012/QĐTTg ngày 31/5/2012 về việc quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước tại xã, phường, thị trấn. 3) Trường mầm non TCXDVN 262 : 2002 Nhà trẻ, trường mẫu giáo. Tiêu chuẩn thiết kế; Quyết định số 1466/QĐTTg ngày 10/10/2008 Danh mục chi tiết các loại hình tiêu chí quy mô tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá thể thao và môi trường; Quyết định số 36/2008/QĐBGD&ĐT ngày 16/7/2008 về việc ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; Điều lệ trường mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐBGDĐT ngày 7/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo); Thông tư số 44/2010/TTBGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐBGDĐT ngày 7/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 4) Trường tiểu học Quyết định số 1466/QĐTTg ngày 10/10/2008 Danh mục chi tiết các 6
- loại hình tiêu chí quy mô tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá thể thao, môi trường; Quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Quyết định số 32/2005/QĐBGD&ĐT ngày 24/10/2005; Điều lệ Trường tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 5) Trường trung học cơ sở Thông tư 06/2010/TTBGDĐT ngày 26/02/2010 đối với trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học; Quyết định số 1466/QĐTTg ngày 10/10/2008 Danh mục chi tiết các loại hình tiêu chí quy mô tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá thể thao, môi trường; Quy chế công nhận Trường Trung học đạt chuẩn quốc gia. Quyết định số 27/2001/GDĐT ngày 5/7/2001; Quy chế công nhận phòng học bộ môn trường trung học đạt chuẩn quốc gia. Quyết định số 37/2008/QĐBGD&ĐT ngày 17/3/2008 Quy định về vệ sinh trường học Bộ Y tế ngày 18/4/2000; Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT BGD&ĐT ngày 28/3/2011. 6) Trạm y tế xã Quyết định số 3447/QĐBYT ngày 22/9/2011 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 2020; TCVN 7022:2002 Trạm y tế cơ sở. Yêu cầu thiết kế; Quyết định số 1466/QĐTTg ngày 10/10/2008 Danh mục chi tiết các loại hình tiêu chí quy mô tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường. 7) Trung tâm văn hoá thể thao Thông tư số 12/2010/TTBVHTTDL ngày 22/12/2010 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của trung tâm VHTT xã; Thông tư số 06/2011/TTBVHTTDL ngày 08/03/2011 quy định mẫu tổ chức, hoạt động và tiêu chí của nhà VHTT thôn; Quyết định số 2448/QĐBVHTTDL ngày 01/7/2009 của Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch ban hành Quy chuẩn trung tâm văn hóa thể thao xã; Quyết định Số 100/2005/QĐTTg ngày 10/5/2005 của Thủ tướng 7
- Chính phủ Phê duyệt Chương trình phát triển thể dục thể thao ở xã, phường, thị trấn đến năm 2010; Quyết định số 271/2005/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/10/2005 Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở đến năm 2010; Thông tư liên tịch số 22/2007/TTLTBVHTTUBTDTT ngày 24/7/2007 Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Trung tâm Văn hoá Thể thao xã, phường, thị trấn; Quyết định số 1466/QĐTTg ngày 10/10/2008 danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường; TCXDVN 281:2004 Nhà văn hoá Thể thao. Tiêu chuẩn thiết kế; TCXDVN 289: 2004 Công trình thể thao. Nhà thể thao. Tiêu chuẩn thiết kế; TCXDVN 288: 2004 Công trình thể thao. Bể bơi. Tiêu chuẩn thiết kế; TCXDVN 287: 2004 Công trình thể dục thể thao. Các sân thể thao. Tiêu chuẩn thiết kế. 8) Chợ TCXDVN 361: 2006 Chợ: Tiêu chuẩn thiết kế; Nghị định số 02/2003/NĐCP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. 9) Điểm phục vụ bưu chính viễn thông Quyết định số 463/QĐBTTTT ngày 22/3/2012 hướng dẫn thực hiện tiêu chí ngành thông tin và truyền thông về xây dựng NTM. 10) Nghĩa trang nhân dân TCVN 7956: 2008 Nghĩa trang đô thị Tiêu chuẩn thiết kế; Nghị định 35/2008/NĐCP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về Xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang; Đề tài cấp Bộ Hướng dẫn quy hoạch xây dựng nghĩa trang ở nông thôn. 11) Bãi chôn lấp chất thải rắn Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLTBKHCNMTBXD ngày 18/01/2001 Hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn; 8
- TCVN 6696 2000 Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh Yêu cầu chung bảo vệ môi trường; TCXDVN 261: 2001 Bãi chôn lấp chất thải rắn Tiêu chuẩn thiết kế; TCXDVN 260: 2004 Bãi chôn lấp chất thải nguy hại Tiêu chuẩn thiết kế. QCVN 25: 2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn; 12) Đường Giao thông Quyết định số 2933/BGTVTKHĐT ngày 11/5/2009 Hướng dẫn tiêu chí nông thôn mới trong lĩnh vực giao thông nông thôn; Quyết định số 315/QĐBGTVT ngày 23/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 2020; TCVN 4054: 2005 Đường ô tô Tiêu chuẩn thiết kế; 22TCN 2101992 Đường giao thông nông thôn Tiêu chuẩn thiết kế. 13) Hệ thống thủy lợi phục vụ cho sản xuất TCXD VN285:2002: Công trình thuỷ lợi Các quy định chủ yếu về thiết kế ban hành kèm theo Quyết định số 26/2002/QĐBXD ngày 28/8/2002 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Thông tư số 134/1999/TTBNNQLN hướng dẫn việc tổ chức thực hiện kiên cố hoá kênh mương. 14) Cấp nước sinh hoạt TCXDVN 33:2006 Cấp nước Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế. QCVN 08: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia v ề ch ất l ượng nước mặt; QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm; QCVN 02: 2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất l ượng nước sinh hoạt; QCVN 14: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; 15) Cấp điện Nghị định số 106/2005 NĐCP ngày 17/8/2005 của Chính phủ quy định 9
- chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp; QĐKTĐNT 2006 Quy định kỹ thuật điện nông thôn; Văn bản số 11059/BCTTCNL ngày 29/11/2011 về hướng dẫn thực hiện tiêu chí về điện trong CTMTQG xây dựng NTM. 16) Thoát nước thải Các cơ sở thiết kế: Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 51:1984, QCXDVN 01:2008/ BXD; các tiêu chuẩn ngành có liên quan; QCVN 24:2009/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp. 1.5. Tài liệu tham khảo và sử dụng Kế hoạch số 1242/KH UBND huyện Điện Biên về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2011 2015 huyện Điện Biên; Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ xã Thanh Yên trình Đại hội Đảng bộ xã khóa XIX (nhiệm kỳ 2010 – 2015); Báo cáo sơ kết tình hình thực hiện phát triển kinh tế xã hội năm 2011 xã Thanh Yên; Số liệu thống kê đất đại năm 2011 xã Thanh Yên; * Nội dung của dự án gồm: Phần I: Mở đầu Phần II: Đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng nông thôn xã. Phần III: Dự báo tiềm năng và định hướng phát triển. Phần IV: Quy hoạch xây dựng NTM Phần V: Kết luận và kiến nghị. 10
- PHẦN II ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG NÔNG THÔN XÃ THANH YÊN 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 2.1.1.Vị trí địa lý Xã Thanh Yên là xã lòng chảo của huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, có tổng diện tích tự nhiên 1.948,08 ha. Địa giới hành chính của xã được xác định theo chị thị 364/CT của thủ tướng chính phủ, có tọa độ địa lí như sau: Phía Bắc giáp xã Thanh Chăn. Phía Nam giáp với Xã Noong Luống. Phía Đông giáp xã Thanh An. Phía Tây giáp xã Pa Thơm. 2.1.2. Đặc điểm địa hình, địa thế Xã Thanh Yên nằm ở phía Tây Nam lòng chảo Điện Biên. Địa hình chia cắt mạnh và có độ dốc lớn. Các dãy núi ở phía Tây tạo nên 1 hàng rào chắn gió Tây cho toàn xã, vùng này thích hợp với các cây lâm nghiệp. Phía Đông là sông Nậm Rốm với dộ cao tuyệt đối 450 m. Phần giữa cánh đồng tương đối bằng phẳng, đôi chỗ lượn sóng và thấp dần từ Tây sang Đông từ Bắc xuống Nam. Nhìn chung toàn bộ cánh đồng xã Thanh Yên (khu vực sản xuất chính)có chiều nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Khu vực này thích hợp với nhiều loại cây nông nghiệp như: Lúa, ngô, rau đậu, cây công nghiệp ngắn ngày…. Ngoài ra còn 1 số thung lũng và những vùng đất thấp dọc theo các con suối thích hợp để gieo trồng các loại cây lương thực và cây thực phẩm. 2.1.3. Khí hậu, thời tiết a) Nhiệt độ Nhiệt dộ không khí trung bình năm là 21,8oC, có 4 tháng nhiệt độ trung bình dưới là 20oC (từ tháng 11 đến tháng 2).Tổng tích ôn từ 8.000 – 8.500 oC. Biến động nhiệt độ trung bình ngày đêm là 10,20oC. b) Lượng mưa Lượng mưa trung bình năm từ 1.500 đến 2.200mm/năm. Lượng mưa khá cao nhưng phân bố không đều, mưa lớn tập trung từ tháng 5 đến tháng 9. Vì vậy việc chống xói mòn trong mùa mưa bằng các biện pháp canh tác hợp lí 11
- trên đất dốc là rất quan trọng. Số ngày mưa trong năm là: 123,1 ngày. Trong năm có 6 tháng có lượng mưa trung bình dưới 80mm/tháng. Do đó việc giữ ẩm trong mùa khô cũng là một yêu cầu cần được xem xét trong việc bố trí sử dụng đất. c) Lượng bốc hơi Lượng bốc hơi trung bình năm là 889,6mm, bốc hơi mạnh nhất vào 3 tháng (từ tháng 3 đến tháng 5), bình quân mỗi tháng gần 100mm. d) Độ ẩm không khí Độ ẩm trung bình 83%, tháng 3 có độ ẩm thấp nhất (78%). e) Gió, sương muối, sương mù + Khí hậu xã Thanh Yên chịu ảnh hưởng của nhiệt đới gió mùa, được chia làm 2 mùa rõ rệt. + Gió: Gió Đông Bắc thổi từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, gây nên giá rét có khi nước đóng băng ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh lý, sinh thái cây trồng vật nuôi. Về mùa hè gió thổi hướng Tây và Tây Nam từ tháng 3 đến tháng 8 đặc biệt từ tháng 6 thường chịu ảnh hưởng của gió Lào và nắng hạn. Từ Tháng 5 đến tháng 8 thường có giông, gió lớn, gió xoáy, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất. Vì vậy trong quá trình bố trí và tổ chức sản xuất cần có những biện pháp phòng trừ hữu hiệu như: trồng rừng đai rừng phòng hộ, bố trí hướng và che chắn đối với nhà cửa, chuồng trại… + Sương muối: căn cứ vào số liệu và kết quả điều tra cho thấy về mùa Đông đôi khi trong vùng cũng bị ảnh hưởng của những đợt sương muối khá nặng. Những nơi phát hiện sương muối khá nặng là: các vùng thung lũng. Vì vậy công tác dự tính, dự báo là rất cần thiết để bảo vệ cây trồng, đàn gia súc tốt nhất. + Sương mù: Thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 5 năm sau. Trung bình hàng năm có 99 đến 100 ngày sương mù xuất hiện, bắt đầu từ 16 h chiều đến 8h sáng hôm sau, mật độ sương mù khá dày đặc, nhiều lúc tầm nhìn không quá 10m. Trong các tháng 12,1,2 nhiều ngày sương mù xuất hiện cả ngày gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng và là một nguyên nhân gây bệnh dịch cho đàn gia súc. Với đặc điểm khí hậu của vùng trong sản xuất nông, lâm nghiệp, xã Thanh Yên cần chú ý một số đặc trưng khí hậu dưới đây để xác định cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp: 12
- Tổng tích ôn của vùng đạt: 8.000 – 8.500oC, theo yêu cầu để hoàn thành chu kỳ sinh trưởng của cây chịu lạnh từ: 1.600 – 2.000oC, trong vùng có thể bố trí gieo trồng từ 2 đến 3 vụ trong năm. Trong mùa mưa lượng mưa tập trung lớn có những ngày mưa lên tới 200 – 300mm, nếu không có những biện pháp canh tác thích hợp để bố trí hệ thống cây trồng đảm bảo che phủ mặt đất, chống xói mòn thì sự rửa trôi đất sẽ rất lớn, mặt khác do tỷ lệ che phủ của rừng chỉ còn 13% nên trong mùa mưa thường sinh ra lũ quét , hiện tượng mưa đá trong nhiều năm gần đây cũng gây nhiêu thiệt hại cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng. Độ ẩm không khí trong vùng tương đối cao, nên tốc độ tái sinh của rừng rất lớn, nếu được quản lý, bảo vệ tốt sẽ có điều kiện tăng nhanh độ che phủ của rừng. 2.1.4. Thủy văn Hệ thống thủy văn trên địa bàn xã gồm hệ thống sông, suối sau: Sông Nậm Rốm: Sông Nậm Rốm chạy dọc theo địa giới hành chính xã. Cung cấp nguồn nước dồi dào cho khu vực hạ lưu, tuy nhiên lượng nước lại phụ thuộc lớn theo mùa, về mùa mưa (nhất là các tháng 6, 7, 8) 70 80% lượng mưa trong năm tập trung vào các tháng này. Kênh đại thủy nông: Kênh đại thủy nông chạy dọc theo xã, đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt cho người dân. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có một số khe suối cung cấp nguồn nước để điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất trên cánh đồng và sinh hoạt sản xuất người dân trong xã. 2.1.5. Các nguồn tài nguyên 2.1.5.1. Tài nguyên nước Nước mặt: nguồn nước cơ bản của xã Thanh Yên là hệ thống sông suối tự nhiên và kênh hữu của hệ thống đại thủy nông Nậm Rốm. Nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm của xã chưa được xác định, tuy nhiên thực tế cho thấy ở địa hình cao các giếng đào thường bị cạn nước về mùa khô,có thể xem đây là hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi. 2.1.5.2. Tài nguyên đất Xã có 6 nhóm đất chính là: a. Nhóm đất phù sa được bồi hàng năm của sông Nậm Rốm Diện tích 31,78 ha, chiếm 1,62% diện tích tự nhiên. Phân bổ dọc theo sông Nậm Rốm, nằm về phía Đông của xã. Đây là loại đất có hàm lượng mùn 13
- nghèo, Đạm tổng số thấp, Lân tổng số khá, kali tổng số nghèo. Đất phù sa được bồi là loại đất rất thích hợp cho sản xuất, đất tầng mặt có phản ứng chua vừa. Tuy nhiên loại đất này có nhược điểm bị ngập lụt trong mùa mưa vì vậy cần bố trí cây trồng cho phù hợp để tránh bị ngập lũ gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. b. Nhóm đất phù sa không được bồi: Có diện tích 154,36 ha, chiếm 7,78% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ven sông, suối là loại đất tốt thích hợp với trồng cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. c. Nhóm đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng : Có diện tích 634,9 ha, chiếm 32,36% diện tích tự nhiên, phân bố liền tiếp theo 2 loại đất trên ở độ cao hơn loại đất phù sa được bồi hàng năm, đất tầng mặt có phản ứng khá chua, hàm lượng Mùn trung bình, Đạm tổng số trung bình, Lân tổng số nghèo, Kali tổng số nghèo.Đây là một loại đất tốt đã được đưa vào thâm canh cho sản xuất nông nghiệp từ nhiều năm nay và được sử dụng chủ yếu trồng 2 vụ lúa và hoa màu. Đây là khu vực sản xuất chính cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao và ổn định nhất của xã Thanh Yên. d. Nhóm đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng và phù sa cổ: Có diện tích 92,5 ha, chiếm 4,71% diện tích tự nhiên.Loại đất này có hàm lượng Mùn nghèo, Đạm tổng số trung bình, Lân tổng số nghèo, Kali tổng số nghèo. Trên loại đất này nhân dân sử dụng chủ yếu trồng 1 vụ lúa và trồng các loại hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, năng suất cây trồng không cao lắm vì vậy xã phải quan tâm cải tạo loại đất này. e. Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét và đất vàng đỏ trên đá cát : Có diện tích 946,6 ha,chiếm 48,22% diện tích tự nhiên.Đây là loại đất chiếm diện tích lớn nhất, phân bố chủ yếu trên địa hình gò đồi với độ cao 600 900m. Đất tầng mặt có phản ứng chua hàm lượng Mùn trung bình, Đạm tổng số trung bình, Lân tổng số nghèo, Kali tổng số trung bình. Đây là loại đất chiếm diện tích lớn của vùng, được sử dụng rất đa dạng, vì vậy cần phải được sử dụng hợp lý để phát triển cây nông, lâm nghiệp. Loại đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng chủ yếu là : Cây lâm nghiệp, cây lâu năm như chè, keo…, cây ăn quả.. Trong phạm vi loại đất này còn có loại đất mùn vàng đỏ trên đá sét và biến chất, song diện tích không đáng kể. f. Nhóm đất nâu vàng trên phù sa cổ : 14
- Có diện tích 74,3 ha, chiếm 3,79% diện tích tự nhiên.Phân bố trên địa hình cao, ven đồi với diện tích nhỏ có thể bố trí trồng cây công ngiệp và cây ăn quả. 2.1.5.3. Tài nguyên rừng Theo số liệu điều tra trên địa bàn xã có 783,58 ha đất lâm nghiệp chiếm 40,22% diện tích tự nhiên. Hàng năm xã đã chỉ đạo các thôn bản và kiểm lâm trên địa bàn thường xuyên tuyên truyền cho nhân dân về công tác trồng rừng và bảo vệ rừng. Trong xã có 11/23 thôn bản có rừng, tuy nhiên diện tích đất có rừng còn thấp. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2012 đạt 19%. 2.1.5.4. Tài nguyên khoáng sản Trữ lượng chủ yếu là cát, sỏi…khuyến khích tư nhân khai thác sẽ cung cấp cho người dân nguồn vật liệu phục vụ xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. 2.1.5.5. Tài nguyên nhân văn Toàn xã có 1.845 hộ với 7.265 khẩu tập trung tại 23 thôn bản gồm có 5 dân tộc sinh sống bao gồm dân tộc Kinh, dân tộcThái, dân tộc Mông và dân tộc Dao. Quy mô khoảng 2,93 người /hộ, tỷ lệ tăng dân số năm 2012 là 0,37%. Tổng số lao động có việc làm trên địa bàn xã là 4.215 người. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán riêng và được lưu giữ qua nhiều thế hệ, đã tạo nên đời sống văn hóa, lễ hội phong phú trong vùng. Các dân tộc luôn đoàn kết, cần cù và sáng tạo trong lao động, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, cùng giúp nhau phát triển kinh tế, bài trừ và xóa bỏ dần các hủ tục, tệ nạn xã hội để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. 2.1.5.6. Thực trạng môi trường Hiện trạng hệ thống cơ sở hạ tầng trong bảo vệ môi trường chưa được đầu tư, nâng cấp đồng bộ, hệ thống cống rãnh thoát nước chưa được đầu tư, chưa có hoạt động thu gom và sử lý chất thải, nước thải tập chung, các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa chú trọng tới công tác bảo vệ môi trường.. Trong những năm gần đây, việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp không đúng quy trình kỹ thuật, tập quán chăn nuôi gia súc, gia cầm đã gây ô nhiễm môi trường nước và không khí. Tuy nhiên, về cơ bản môi trường sinh thái của xã chưa bị ô nhiễm nặng. * Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên xã: Là xã có địa hình tương đối bằng phẳng đồi núi thấp xen lẫn đồng bằng, đất đai tương đối tốt cho việc trồng các loài cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày. Đối với đất rừng, phù hợp với trồng rừng nguyên liệu trên diện tích rộng, 15
- đối với đất đồi thấp phát triển trồng công nghiệp phục vụ cho sản xuất, trồng cây ăn quả, hoa cây cảnh phục vụ hoạt động dịch vụ và thương mại. Có điều kiện tổ chức sản xuất thực phẩm sạch phục vụ tiêu dùng như chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng các loại rau an toàn. Xã Thanh Yên có đường huyện lộ đi qua, khá thuận lợi cho việc giao thông đi lại, cũng như giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các vùng lân cận là thị trường tiềm năng tiêu thụ hàng hoá, rau, củ và sản phẩm chế biến. Xã Thanh Yên có vị trí địa lý giáp với thành phố Điện Biên Phủ là trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa, du lịch của tỉnh . Đây là điều kiện thuận lợi cho xã trong việc giao lưu thông thương, trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu những thành tựu của khoa học công nghệ, tiếp cận với nhiều nền văn hóa tiên tiến khác nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội của xã phát triển. 2.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 2.2.1. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp. Thực hiện chỉ đạo của Đảng uỷ, HĐND và UBND xã Thanh Yên về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2005 – 2010 và kết quả bước đầu trong chương trình xây dựng nông thôn mới, ngành nông nghiệp của xã đã phần nào thay đổi diện mạo. Với hai mũi nhọn chủ đạo là trồng trọt và chăn nuôi. Sản xuất nông nghiệp đã có bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được chú trọng, định hướng bố trí các loại cây trồng được xây dựng phù hợp, đồng bộ. 2.2.1.1. Trồng trọt a) Cây hàng năm Năm 2012 tổng diện tích gieo trồng đạt 1.195 ha. Tổng sản lượng lương thực đạt 7.373,6 tấn. Trong đó gồm các cây trồng : + Lúa chiêm có diện tích là 495 ha: có năng suất là 66,6 tạ/ha và sản lượng đạt 3.296,7 tấn/năm. + Lúa mùa có diện tích là 525 ha : cho năng suất là 65,6 tạ/ha và sản lượng đạt 3.444 tấn/năm. + Ngô cả năm có diện tích là 80 ha: cho năng suất 47,5 tạ/ha và sản lượng đạt 380 tấn/năm. + Cây công nghiệp ngắn ngày: cây lạc cả năm có diện tích là 3,5 ha năng suất trung bình là 2,6 tạ/ha và sản lượng đạt 9,1 tấn/năm. + Rau màu các loại có diện tích là 45 ha 16
- + Cây có bột có diện tích là 10 ha có năng suất là 56,8 tạ/ha và sản lượng 56,8 tấn/năm. + Khoai lang có diện tích là 15 ha có năng suất 124,7 tạ/ha và sản lượng 187 tấn/năm. Bên cạnh những kết quả đã đạt được ngành trồng trọt cũng còn những mặt tồn tại như: Diện tích đất canh tác do thiếu nước còn lớn, thời gian sinh trưởng, phát triển của cây trồng chậm kéo dài thời gian mùa vụ, sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, trình độ canh tác của người dân hạn chế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng chậm. Do vậy để khắc phục những hạn chế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong thời gian tới cần: Đầu tư hệ thống thủy lợi để đáp ứng nhu cầu nước sản xuất, khảo nghiệm các giống mới tìm ra loại giống phù hợp với điều kiện thời tiết có thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn. Tăng cường trình diễn mô hình sản xuất để tìm ra những công thức luân canh cây trồng thích hợp, đẩy mạnh việc cải tạo đất, nghiêm cấm các hoạt động khai thác cát làm ảnh hưởng tới diện tích đất canh tác. Đặc biệt chú trọng đến công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật tới người dân. b) Đất trồng cây lâu năm Cây ăn quả có diện tích khoảng 70 ha được trồng phân tán ở các hộ gia đình tại các bản trong xã. Các loại cây ăn quả địa phương đã cho thu nhập, hàng năm đóng góp vào nguồn thu cho kinh tế hộ trung bình từ 1 1,5 triệu đồng/hộ. Một số hộ có thu nhập khoảng từ 20 30 triệu đồng/năm. Tuy nhiên hiện tại diện tích trồng cây ăn quả so với tiềm năng còn hạn chế, phân bố nhỏ lẻ, chưa quy hoạch thành vùng trồng tập trung, đầu tư của người dân còn ít, chủ yếu theo phương thức quảng canh. Do vậy năng suất chưa cao, sản phẩm cây ăn quả ngoài việc phục vụ sinh hoạt hàng ngày, còn lại được bán cho các tư thương. 2.2.1.2. Chăn nuôi a) Chăn nuôi gia súc, gia cầm Năm vừa qua được sự quan tâm của trạm thú y Huyện và sự lãnh đạo sát sao của Đảng ủy HĐND UBND đối với đội ngũ cán bộ thú y xã về công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc và gia cầm trên địa bàn xã. Công tác tiêm phòng vacxin phòng chống dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng cho đàn gia súc luôn được triển khai theo đúng kế hoạch. Số đàn gia súc gia cầm trên địa bàn xã năm 2012 được cụ thể như sau: 17
- Số liệu thống kê tháng 4 năm 2012 xã Thanh Yên tại cho thấy: + Tổng đàn gia súc là 12.788 con; . Trong đó: tổng đàn trâu: 738 con; tổng đàn bò: 305 con; tổng đàn lợn: 11.745 con; + Tổng đàn gia cầm: 145.212 con (Bảng 01). Bảng 01: Tình hình chăn nuôi xã Thanh Yên năm 2012 Chăn nuôi Vật Trâu Bò Lợn Gia Ao hồ, Thôn bản nuôi (con) (con) (con) cầm thả cá khác (con) (ha) (con) Toàn xã 738 305 11.745 145.212 22,69 1.009 Đội 1A (Bản Nong Vai) 20 300 1910 0.7 Đội 1B (Bản Nong Vai) 17 8 307 3798 Đội 2 (Bản TiếnThanh) 20 3 1000 6696 0,7 Thôn C2(Bản Yên Trường) 0 20 500 3135 1,5 Thôn C3 15 35 1200 11024 3 500 Đội 3 (Bản Pá Pháy) 20 1 600 5211 0.3 Đội 4A (Bản Việt Yên) 25 8 485 17707 0,8 Đội 4B (Việt Yên) 20 4 2700 22914 0.3 Đội 5 (Bản Nà Ngum) 72 13 1056 2366 1.6 Đội 6 (Bản Hạ) 62 6 350 5655 1 Đội 7 50 30 300 25894 5 Đội 8A 38 15 300 3101 3 Đội 8B 60 7 172 1969 0.5 Đội 9 (Bản Pa Bói) 65 48 350 2906 5 Đội 10A (Bản Phủ Yên) 38 1 105 1010 0.8 Đội 10B (Bản Bánh) 85 9 230 3596 1.5 Đội 11 (Bản Phượn) 28 130 2475 0.6 Đội 12A (Bản Thanh Hà) 22 2 200 4590 1.7 Đội 12B (Thanh Hà 2) 13 32 615 5463 2.5 Đội 13 (Bản Nà Tông) 19 13 190 3595 0.2 9 Đội 14 (Bản Chiềng Đông) 34 14 140 3016 2.5 Đội 15 (Bãi Mầu) 0 26 215 3434 0,69 Đội 16 (Bản Yên Bình) 15 10 300 3747 2 500 b) Nuôi trồng thủy sản 18
- Về nuôi trồng thủy sản của xã Thanh Yên là khá mạnh, diện tích nuôi trồng thủy sản với mặt nước ao, hồ hiện tại toàn xã là 22,96 ha diện tích đất tự nhiên. Người dân tận dụng nguồn nước tự nhiên để cải tạo những diện tích ruộng trũng thành ao nuôi trồng thủy sản; tuy nhiên hiện đang phát triển theo hình thức tự phát, chưa định hướng phát triển theo hình thức sản xuất hàng hóa. Sự quan tâm đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản của người dân, cũng như các cơ quan chức năng còn hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng; hình thức chủ yếu được nuôi theo phương thức quảng canh để tận dụng nguồn thức ăn. Kỹ thuật nuôi của người dân hạn chế do đó cá hay bị mắc dịch bệnh, ảnh hưởng tới năng xuất. Các loại giống cá thả chủ yếu là: cá Trắm cỏ, cá Chép, cá Mè và cá Rô phi, …. Việc phối hợp quản lý giữa các đơn vị được giao còn lỏng lẻo, tình trạng đánh bắt cá trộm vẫn diễn ra, đặc biệt năm 2010 một số người dân đã sử dụng điện để đánh bắt cá, làm ảnh hưởng tới phát triển nguồn lợi thủy sản. Mặc dù xã có thế mạnh về phát triển nuôi trồng thủy sản nhưng hiện nay thu nhập của người dân từ thủy sản còn hạn chế. Tổng thu nhập từ nuôi trồng thủy sản toàn xã đạt 3,1 tỷ đồng/năm; thu nhập trung bình 1,8 triệu đồng/hộ/năm; thu nhập bình quân đạt 350.000 đồng/người/năm 2.2.1.3. Phát triển Lâm nghiệp Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn xã là: 783,58 ha; chiếm 46,83% diện tích đất nông nghiệp; Hiện trạng rừng việc quản lý bảo vệ còn hạn chế, tình trạng chặt phá rừng vẫn còn diễn ra trong thời qua, làm cho chất lượng rừng giảm, giảm khả năng phòng hộ của rừng, ảnh hưởng đến cảnh quan và nguy cơ mất cân bằng hệ sinh thái rừng trên địa bàn xã. 2.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và xây dựng Hợp tác xã: Có 1 hợp tác xã hoạt động kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ. Nhìn chung các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại của xã Thanh Yên phát triển nhưng chưa hiệu quả, cơ cấu kinh tế các nghành này chỉ chiếm 8,5%, giá trị sản lượng các nghành nông, lâm nghiệp vẫn chiếm tới 91,5%. Trong giai đoạn 2012 2020 đầu tư để mở rộng phát triển nghành ngề như: Chế biến nông, lâm sản, sản xuất chế biến lương thực thực phẩm, làm dịch vụ…nhằm tăng thu nhập cho người lao động và giải quết công việc làm cho lao động. Hoạt động dịch vụ chủ yếu xay xát, vận chuyển, sửa chữa nhỏ quy mô hộ gia đình, dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch chưa có. 19
- Làng nghề: Chưa được khôi phục, hiện người dân tự duy trì để làm sản phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày. 2.2.3. Thương mại, dịch vụ du lịch a) Thương mại, dịch vụ Điểm thương mại chưa được quy hoạch, hiện đang cho cá nhân buôn bán nhỏ lẻ, người dân hiện các gian hàng được bầy bán hai bên đường gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến mỹ quan khu trung tâm xã và an toàn giao thông. Có 40 điểm bán hàng trên phạm vi 23 bản, trong đó trung tâm xã có 20 điểm. Hoạt động trao đổi, mua bán chủ yếu là do các tư thương từ thành phố Điện Biên Phủ đến thu mua, các sản phẩm nông nghiệp như: Thóc, sắn, ngô, quả...Các cửa hàng nhỏ lẻ chủ yếu cung cấp sản phẩm sinh hoạt thiết yếu hàng ngày cho người dân. b) Du lịch Hiện tai trên địa bàn xã Thanh Yên chưa có điểm du lịch do địa hình, diện tích hạn chế và tiềm năng để phát triển du lịch trên địa bàn xã. * Đánh giá các thế mạnh, tiềm năng và hạn chế trong phát triển kinh tế a) Các thế mạnh và tiềm năng Thanh Yên là xã nằm trong vùng long chảo của huyện Điên Biên, có điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa. Đặc biệt là sản phẩm lúa gạo và cây rau màu. Do đó, trong giai đoạn tới, định hướng phát triển cây lúa thành sản phẩm hàng hóa chủ đạo trong phát triển kinh tế của xã. Là xã được đầu tư tương đối tốt về hệ thồng kênh mương tưới tiêu nên luôn chủ động được nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Nguồn nước được cung cấp chính từ hệ thống sông Nậm Rốm chạy qua xã cùng với hồ chứa nước có dung tích chứa lớn là tiềm năng rất lớn để phát triển nông nghiệp cũng như cung cấp nước cho sinh hoạt của người dân Trong những năm vừa qua, Thanh Yên nhận được các dự án về phát triển nông, lâm nghiệp của nhà nước và các tổ chức nước ngoài… Đây là những tiền đề để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tạo ra những sản phẩm hàng hóa có chất lượng và tính cạnh tranh cao. b) Hạn chế Nông nghiệp là ngành sản xuất chính, tuy nhiên các sản phẩm nông nghiệp lại chưa mang tính chất hàng hóa cao đặc biệt là các sản phẩm ngành trồng trọt. Sản xuất còn mang tính chất cá thể và tự phát.. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học môi trường: Nghiên cứu đề xuất tiêu chí sinh thái học bảo tồn trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam trường hợp nghiên cứu tại xã Hải Phú huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định
104 p | 277 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ: Đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng tại Viện Quy hoạch xây dựng Ninh Bình
97 p | 158 | 43
-
Đề tài: Quy hoạch sử dụng đất thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007 - 2015
65 p | 147 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
118 p | 40 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý quy hoạch xây dựng tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
120 p | 28 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
126 p | 26 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị khu vực Quận 12 – Tp. Hồ Chí Minh
126 p | 45 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020iên cứu đề xuất Quy hoạch xây dựng Nông thôn mới xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020
111 p | 22 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá sử phù hợp giữa quy hoạch sự dụng đất và quy hoạch xây dựng tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
133 p | 35 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất Quy hoạch xây dựng Nông thôn mới xã Quang Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2017-2020
112 p | 19 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý quy hoạch xây dựng các khu đô thị mới tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
21 p | 43 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý quy hoạch xây dựng tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
25 p | 32 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất quy hoạch xây dựng Nông thôn mới xã Gia Cát huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn tới năm 2020
124 p | 19 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất Quy hoạch xây dựng Nông thôn mới xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015-2020
111 p | 15 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng nông thôn tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
114 p | 23 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Tam Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 – 2020
118 p | 24 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
26 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn