intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý quy hoạch xây dựng tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Mucong999 Mucong999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

33
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu thực trạng công tác quản lý quy hoạch xây dựng ở thành phố Đồng Hới theo quy hoạch chung thành phố Đồng Hới và quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu trên địa bàn thành phố Đồng Hới; Nghiên cứu một số kinh nghiệm, mô hình quản lý đã được áp dụng tại một số đô thị du lịch ven biển trong phạm vi quốc gia và trên th giới; Đề xuất giải pháp nhằm quản lý tốt hơn công tác quy hoạch xây dựng tại thành phố Đồng Hới theo định hướng quy hoạch chung thành phố Đồng Hới đã được phê duyệt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý quy hoạch xây dựng tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .............../ ............... ......../ ........ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VÕ VĂN TUẦN QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
  2. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Quảng Bình là tỉnh ven biển duyên hải miền Trung, nằm ở trung tâm đất nước, thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Quảng Bình có nhiều di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh nổi tiếng như đèo Ngang, đèo Lý Hòa, Cửa biển Nhật Lệ, đặc biệt có Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng cùng nhiều bờ biển đẹp. Có các trục giao thông huyết mạch: Quốc lộ 1A chạy dọc, Đường Hồ Chí Minh 2 nhánh Tây và Đông, Quốc lộ 12A nối Việt Nam - Lào - Thái Lan; có cửa khẩu quốc tế Cha Lo, cảng biển Hòn La, Sân bay Đồng Hới, có đường sắt Bắc - Nam , có hệ thống đường biển, đường sông; giáp ranh với nước bạn Lào và hướng ra biển Đông. Quảng Bình được chia thành 8 đơn vị hành chính cấp huyện gồm thành phố Đồng Hới là đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh, thị xã Ba Đồn và 6 huyện là Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa và Minh Hóa. Với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Quảng Bình, thành phố Đồng Hới ngày đang trở thành một đô thị phát triển với tầm vóc và dáng dấp của một đô thị hiện đại. Mục tiêu phát triển đến năm 2020 của thành phố Đồng Hới là xây dựng thành phố Đồng Hới có kinh tế phát triển nhanh và bền vững, có ngành dịch vụ, du lịch, công nghiệp phát triển, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hệ thống giáo dục - đào tạo đáp ứng với yêu cầu phát triển mới, trở thành đô thị biển văn minh, hiện đại, phát triển toàn diện, môi trường bền vững.
  3. 2 Để phát triển Đồng Hới trở thành một thành phố du lịch theo định hướng, tỉnh Quảng Bình đã thực hiện nhiều đồ án quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết trong thời gian gần đây. Vào năm 2012, đã thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đồng Hới đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035. Từ năm 2013 đến nay, đã thực hiện nhiều đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy hoạch nông thôn mới trong phạm vi thành phố để thực hiện các dự án đầu tư như các khu đô thị mới, khu nhà ở thương mại, các khu dịch vụ thương mại. Hạ tầng kỹ thuật thành phố Đồng Hới đã đầu tư phát triển khá nhanh trong những năm gần đây. Cùng với việc phát triển nhanh chóng các đồ án quy hoạch, các dự án đầu tư xây dựng đã đặt ra nhu cầu cao hơn trong công tác quản lý. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Bình cũng như thành phố Đồng Hới đã thực hiện khá tốt công tác quy hoạch xây dựng cũng như quản lý quy hoạch xây dựng. Tuy nhiên, do nguồn lực của địa phương còn gặp nhiều khó khăn nên những nhiệm vụ quy hoạch đặt ra nhiều khi không thực hiện được, cũng như việc quản lý quy hoạch xây dựng vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập. Từ thực tế đó và qua công tác trong lĩnh vực xây dựng tại tỉnh Quảng Bình, tác giả muốn nghiên cứu để đề ra hướng giải pháp nhằm hoàn thiện tốt hơn công tác quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề quy hoạch, trong đó có quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất; chủ yếu là các đồ án
  4. 3 nghiên cứu về mặt chuyên môn thuộc lĩnh vực quy hoạch. Các nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác quy hoạch xây dựng chưa có nhiều. Có thể nêu sau đây một số công trình nghiên cứu của một số tác giả đề cập đến vấn đề quy hoạch: (1) Bộ xây dựng, Định hướng qui hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt nam đến năm 2020, NXB Xây dựng, Hà nội, 2004. (2) Công ty Nikken Sekkei Civil Engineering LTD - Nhật Bản, Quy hoạch chung thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035, thực hiện năm 2012. (3) Chính phủ, Báo cáo số 1090/KTN ngày 10/3/1997, Báo cáo qui hoạch sử dụng đất đai cả nước năm 2010. (4) Nguyễn Thanh Hải (2008), Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu nghỉ dưỡng suối Bang, huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình, trường ĐH Kiến trúc Hà Nội. (5) Trần Trọng Hanh (2001), Luật và chính sách quản lý xây dựng đô thị, Trường Đại học kiến trúc Hà Nội. (6) Nguyễn Hoàng Minh (2015), Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới mở rộng quận Hà Đông thành phố Hà Nội, Luận văn tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình, trường ĐH Kiến trúc Hà Nội. (7) Nguyễn Thành Nam (2007), Quản lý thị trường bất động sản tại Hà nội, Luận văn Thạc sĩ, Đại học kinh tế Quốc dân.
  5. 4 (8) Trần Vinh Quang (2014), Thực hiện quy hoạch xây dựng tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. (9) TS. Đặng Anh Quân, Quản lý đất đai theo qui hoạch và vấn đề đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất, Bài tham luận tại Hội thảo khoa học: “Đánh giá thực tiễn thi hành chế độ kinh tế trong Hiến pháp năm 1992”. (10) Phạm Khắc Tuấn (2005), Tăng cường quản lý nhà nước về công tác môi trường đô thị thị xã Hà Đông, Luận văn thạc sỹ Quản lý hành chính công, Học viện hành chính. Các công trình nghiên cứu trên ít nhiều liên quan đến vấn đề quy hoạch nói chung và quy hoạch xây dựng nói riêng. Một số công trình nghiên cứu đề cập đến công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng, tuy nhiên ở một thời gian và không gian khác. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu cụ thể vấn đề quản lý quy hoạch xây dựng tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ở quy mô đề tài nghiên cứu từ luận văn thạc sĩ trở lên. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích: Đưa ra giải pháp cho công tác quản lý quy hoạch xây dựng một cách hợp lý và khả thi cho thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý quy hoạch xây dựng ở thành phố Đồng Hới;
  6. 5 - Nghiên cứu một số kinh nghiệm, mô hình quản lý đã được áp dụng tại một số đô thị du lịch ven biển trong phạm vi quốc gia và trên thế giới; - Đề xuất giải pháp nhằm quản lý tốt hơn công tác quy hoạch xây dựng tại thành phố Đồng Hới theo định hướng quy hoạch chung thành phố Đồng Hới đã được phê duyệt. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu: - Quy hoạch chung thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trong phạm vi thành phố Đồng Hới. - Vấn đề quản lý quy hoạch xây dựng, trong đó nội dung nghiên cứu là việc thực hiện quy hoạch xây dựng tại thành phố Đồng Hới. Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Đồng Hới, khu vực phát triển đô thị. Thời gian nghiên cứu từ năm 2000 đến 2016. Số liệu khai thác từ năm 2005 đến 2015. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Phương pháp luận: Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin; Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra khảo sát; - Phương pháp phân tích; - Phương pháp tổng hợp so sánh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
  7. 6 - Ý nghĩa lý luận: Xây dựng mô hình và các nguyên tắc quản lý quy hoạch xây dựng để áp dụng vào thực tiễn. - Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng mô hình và nguyên tắc quản lý để quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Qua đó có thể tham khảo để áp dụng ở một số địa bàn tương tự trên phạm vi tỉnh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Luận văn gồm có 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về Quy hoạch xây dựng và quản lý quy hoạch xây dựng; Chương 2. Thực trạng công tác quản lý quy hoạch xây dựng ở thành phố Đồng Hới; Chương 3. Phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch xây dựng ở thành phố Đồng Hới. ***
  8. 7 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG 1.1. Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu của quy hoạch xây dựng 1.1.1. Khái niệm về quy hoạch xây dựng Quy hoạch xây dựng, là việc tổ chức hoặc định hướng tổ chức không gian vùng, không gian đô thị và điểm dân cư, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ đó, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng, đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường. 1.1.2. Đặc điểm của công tác quy hoạch xây dựng - Tính chính trị; - Tính tổng hợp; - Tính địa phương; - Tính kế thừa; - Tính dự báo; - Tính biến động và có điều chỉnh. 1.1.3. Yêu cầu của công tác quy hoạch - Phù hợp với mục tiêu của chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh…; - Tổ chức, sắp xếp không gian lãnh thổ trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên; - Đáp ứng nhu cầu sử dụng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật;
  9. 8 - Bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu - Xác lập cơ sở cho công tác kế hoạch, quản lý đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng. 1.2. Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng 1.2.1. Khái niệm về quản lý và quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng 1.2.1.1. Khái niệm quản lý và quản lý nhà nước Quản lý nhà nƣớc là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước. 1.2.1.2. Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng Nội dung quản lý quy hoạch xây dựng bao gồm việc quản lý công tác lập quy hoạch và quản lý việc thực hiện quy hoạch và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch. 1.2.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng - Mang tính quyền lực nhà nước; - Là hoạt động có tính thống nhất, được tổ chức chặt chẽ; - Có sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức trong cùng một đơn vị hành chính; - Ngoài ra, hoạt động quản lý quy hoạch chịu ảnh hưởng và tác động khá lớn của cộng đồng dân cư, nhất là khu vực đô thị với mật độ dân cư cũng như mật độ công trình xây dựng dày đặc.
  10. 9 1.3. Vai trò, các điều kiện bảo đảm để thực hiện quy hoạch xây dựng 1.3.1. Vai trò quy hoạch xây dựng - Làm cơ sở để đầu tư xây dựng các dự án. - Cơ sở tạo lập môi trường sống tiện nghi, an toàn và bền vững. - Căn cứ quan trọng cho công tác kế hoạch. - Một trong những khâu quan trọng để định hướng cho phát triển và kêu gọi đầu tư, bảo đảm đầu tư có hiệu quả và phát triển bền vững. 1.3.2. Các điều kiện để bảo đảm thực hiện quy hoạch xây dựng Một là, công tác quy hoạch phải luôn đi trước một bước; Hai là, chú trọng nâng cao chất lượng công tác quy hoạch trong tất cả các khâu, các bước triển khai; Ba là, bảo đảm tính đồng bộ trong việc lập quy hoạch và thực hiện quy hoạch; Bốn là, ưu tiên bố trí vốn đáp ứng yêu cầu của công tác quy hoạch, bảo đảm các khâu lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch được triển khai thực hiện và hoàn thành theo tiến độ, bảo đảm sứ mệnh “đi trước” của quy hoạch; Năm là, đào tạo, nâng cao chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ đối với cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ thẩm định, quản lý quy hoạch; Sáu là, thực hiện nghiêm việc công bố, công khai và cung cấp thông tin quy hoạch xây dựng theo quy định. 1.4. Kinh nghiệm về quản lý và thực hiện quy hoạch xây dựng
  11. 10 1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý và thực hiện quy hoạch xây dựng 1.4.2. Kinh nghiệm trong nước về quản lý và thực hiện quy hoạch xây dựng 1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với công tác quản lý nhà nước về quy hoạch ở Việt Nam 1.4.4. Bài học kinh nghiệm đối với công tác thực hiện quy hoạch xây dựng Kết luận chƣơng 1 Đô thị là một thực thể luôn vận động. Nó chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác. Sự vận động không ngừng của đô thị diễn ra trên mọi mặt đời sống kinh tế xã hội đô thị. Trong khi đó đồ án quy hoạch đô thị là một hình ảnh đô thị trong tương lai mà các nhà quy hoạch, các nhà quản lý nghĩ ra. Đô thị trong đồ án quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt là một hình ảnh duy nhất không vận động. Bản thân điều này đã chứa đựng những mâu thuẫn không nhỏ. Thứ nhất chưa chắc đô thị vận động theo ý muốn của đồ án quy hoạch. Thứ hai là không có một hình ảnh duy nhất của đô thị như trong đồ án. Như vậy việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đô thị diễn ra như một tất yếu khách quan. Nói khác đi là việc điều chỉnh quy hoạch đô thị là một quy luật của sự phát triển đô thị, của phát triển xã hội.
  12. 11 Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG Ở THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình 2.1.1. Khái quát về quá trình quy hoạch tại thành phố Đồng Hới Đồ án Quy hoạch tổng thể thị xã Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình được lập năm 1989. Sau mười năm thực hiện quy hoạch đã xuất hiện nhiều biến động mới, năm 2000 tiếp tục tiến hành thực hiện đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Đồng Hới giai đoạn 1999-2020. Năm 2004 thị xã Đồng Hới đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định nâng cấp thành Thành phố Đồng Hới - đô thị loại 3. Năm 2006, Đồ án Quy hoạch chung Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình tiếp tục được rà soát, điều chỉnh. Năm 2012, tỉnh Quảng Bình đã thực hiện đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. 2.1.2. Tình hình quy hoạch tại thành phố Đồng Hới Sau hơn 10 năm được công nhận là đô thị loại III, thành phố Đồng Hới đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển đô thị, điều kiện sống của người dân đô thị được cải thiện và nâng cao. Chính quyền và nhân dân thành phố đã tập trung, huy động mọi nguồn lực đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp, chỉnh trang đô thị, hoàn thiện hệ thống giao thông, phát triển cây xanh đường phố, xây dựng và phát triển hệ thống các trung tâm thương mại dịch vụ… Với những
  13. 12 thành tích lập được, ngày 30/7/2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1270/QĐ-TTg công nhận thành phố Đồng Hới là đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh Quảng Bình. Việc công nhận thành phố Đồng Hới là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Bình sẽ tạo động lực quan trọng cho sự phát triển của thành phố trở thành trung tâm lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của vùng Bắc Trung Bộ. 2.2. Thực trạng về công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình 2.2.1. Những kết quả đạt được Chính quyền thành phố và tỉnh đã ban hành và tham mưu ban hành nhiều văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực quy hoạch xây dựng và lĩnh vực liên quan, cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý theo từng thời kỳ. 2.2.2. Những tồn tại, hạn chế Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật để quản lý quy hoạch chủ yếu được cấp tỉnh ban hành, chính quyền thành phố Đồng Hới gần như không ban hành văn bản quy phạm để quản lý quy hoạch; Thứ hai, còn có những văn bản được ban hành có dấu hiệu sai về nội dung; nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhưng lại quy định lại những nội dung mà văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên đã quy định; Thứ ba, còn có những văn bản chậm được ban hành, không kịp thời;
  14. 13 Thứ tư, việc lập quy hoạch trên địa bàn Thành phố còn chậm, thiếu so với yêu cầu của công tác quản lý đô thị. 2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, tình hình kinh tế - xã hội thay đổi. Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cấp chính quyền địa phương chậm được ban hành. Thứ ba, các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương ban hành còn mâu thuẫn, chồng chéo; Thứ tư, kinh phí và các điều kiện vật chất phục vụ cho công tác xây dựng pháp luật còn bất cập. 2.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, năng lực của cơ quan soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng còn hạn chế. Thứ hai, cơ chế phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng còn bất cập. 2.3. Thực trạng quản lý quy hoạch xây dựng tại thành phố Đồng hới 2.3.1. Về công tác quản lý và thực hiện quy hoạch xây dựng 2.3.1.1. Những kết quả đạt được a. Công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị
  15. 14 b. Về quản lý sử dụng và khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị tại thành phố Đồng Hới 2.3.1.2. Những tồn tại, hạn chế 2.3.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại a. Nguyên nhân khách quan Tỉnh chưa ban hành kịp thời những quy định về quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý đầu tư xây dựng, cũng như các quy định về xử lý vi phạm còn nhiều điểm chưa cụ thể và chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. b. Nguyên nhân chủ quan Một là, các sở, ban ngành ở tỉnh chưa thể hiện trách nhiệm cao trong việc xây dựng phát triển thành phố tỉnh lỵ. Cán bộ làm quy hoạch còn hạn chế về năng lực, thiếu “tầm nhìn xa”. Hai là, lãnh đạo thành phố chưa thật sự năng động trong việc huy động các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng phát triển kết cấu HTKT đô thị. Ba là, tổ chức bộ máy, cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Bốn là, mặc dù là thành phố tỉnh lỵ, nhưng nếp nghĩ, cách làm của một bộ phận cư dân đô thị vẫn còn mạng nặng tư tưởng của những người nông dân- sản xuất nhỏ, nếp sống văn minh đô thị chưa được xác lập một cách đầy đủ. 2.3.2. Về quản lý đầu tƣ xây dựng các dự án 2.3.2.1. Những kết quả đạt được 2.3.2.2. Những tồn tại, hạn chế 2.3.2.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
  16. 15 2.3.3. Bộ máy quản lý nhà nƣớc của thành phố Đồng Hới Bộ máy tổ chức của Uỷ ban nhân dân thành phố Đồng Hới bao gồm 07 phòng, ban hành chính và 08 đơn vị sự nghiệp. Số lượng cán bộ công chức là 315 người. Thành phố đã thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc UBND thành phố, nhằm quản lý toàn bộ các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn do thành phố làm chủ đầu tư. Thành lập Đội quy tắc đô thị trực thuộc UBND thành phố. 2.4. Thực trạng về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm quy hoạch tại thành phố Đồng Hới 2.4.1. Thực trạng về thanh tra, kiểm tra Tập trung chủ yếu cho công tác kiểm tra việc thực hiện các công trình xây dựng theo quy hoạch được duyệt. thể hiện ở việc tuân thủ, chấp hành giấy phép xây dựng. 2.4.2. Thực trạng về xử lý vi phạm quy hoạch xây dựng Trong số hơn 5000 công trình xây dựng thực hiện từ năm 2010 đến nay, có khoảng 3%-5% công trình vi phạm về sai phép xây dựng; 20%-40% công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng. Tổng số tiền phạt do xây dựng sai phép thu được từ năm 2010 đến nay là 1.566.000.000 đồng; phạt do xây dựng không phép thu được là 2.819.000.000 đồng. 2.4.3. Kết quả đạt được 2.4.4. Tồn tại, hạn chế
  17. 16 - Công tác kiểm tra, quản lý địa bàn, phát hiện và xử lý vi phạm về trật tự xây dựng của UBND các phường còn chưa kịp thời, chưa xử lý dứt điểm; - Số lượng công trình chưa thực hiện cưỡng chế tồn tại còn nhiều; - Sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng còn chưa tốt - Việc phát hiện và vử lý vi phạm trong lĩnh vực xây dựng phần lớn chỉ chú trọng kiểm tra công trình xây dựng không phép, sai phép … Kết luận Chƣơng 2 Có thể nói rằng, công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Đồng Hới đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận; nhiều quy hoạch, dự án đã được triển khai; hạ tầng kỹ thuật đô thị thành phố ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng tiêu chí của đô thị loại II thuộc tỉnh. Bộ máy quản lý nhà nước về quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ bản được thiết lập từ cấp thành phố xuống các phường và hoạt động dần đi vào nề nếp, chất lượng. Nhìn chung, diện mạo thành phố Đồng Hới ngày càng đổi thay, khởi sắc. Dự án đầu tư xây dựng trong thời gian gần đây ngày càng nhiều, chứng tỏ nguồn lực và các điều kiện đầu tư ngày càng được cải thiện, quyết tâm của chính quyền thành phố và chính quyền tỉnh ngày càng cao với mục tiêu đưa thành phố Đồng Hới trở thành thành phố biển của khu vực miền Trung và của cả đất nước. Tuy vậy, so với yêu cầu phát triển của một thành phố đô thị loại II, là trung tâm chính trị và kinh tế của một tỉnh, Đồng Hới vẫn còn nhiều việc phải làm để phát triển nhanh và mạnh hơn nữa. Tiền
  18. 17 đề và điều kiện cho phát triển, vấn đề quy hoạch xây dựng cần phải được chú trọng đầu tư ngay từ chất lượng những đồ án quy hoạch đến công tác quản lý thực hiện quy hoạch, thực hiện dự án đầu tư. Trên cơ sở những phân tích và đánh giá về tình hình quản lý, thực hiện quy hoạch xây dựng tại thành phố Đồng Hới trong thời gian qua, cần nghiên cứu đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa chất lượng, hiệu quả quản lý và thực hiện quy hoạch xây dựng.
  19. 18 Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI 3.1. Phƣơng hƣớng 3.1.1. Đẩy mạnh thực hiện quy hoạch xây dựng tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình – yêu cầu cấp bách hiện nay 3.1.2. Tiếp tục quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về thực hiện quy hoạch xây dựng Văn kiện Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh“Xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, điện lực, thông tin, thuỷ lợi, cấp thoát nước...phát triển mạng lưới đô thị phân bố hợp lý trên các vùng”[18, tr.94]. Đại hội X bổ sung “trên cơ sở bổ sung và hoàn thiện quy hoạch, huy động nguồn lực trong và ngoài nước để xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, nhất là mạng lưới cung cấp điện, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở các đô thị lớn, hệ thống thuỷ lợi, cấp thoát nước” [19]. 3.1.3. Thực hiện đồng bộ ba nội dung của quản lý nhà nước bằng pháp luật về quy hoạch Thứ nhất, quan tâm xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật về quy hoạch xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ, chất lượng cao. Thứ hai, tổ chức tốt việc thực hiện pháp luật về quy hoạch xây dựng, bảo đảm pháp luật về quy hoạch xây dựng được thực hiện nghiêm chỉnh.
  20. 19 Thứ ba, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật về quy hoạch xây dựng, thực hiện nguyên tắc mọi công dân bình đẳng trước pháp luật. 3.2. Giải pháp quản lý quy hoạch tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình 3.2.1. Nâng cao chất lượng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý quy hoạch xây dựng -Rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực quy hoạch xây dựng, đất đai, đầu tư xây dựng, nhà ở. - Kịp thời ban hành và nâng cao chất lượng công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản cá biệt hướng dẫn, quy định liên quan đến công tác quy hoạch xây dựng, đất đai, nhà ở, dự án đầu tư xây dựng. - Coi trọng việc tuyên truyền phổ biến các quy định của nhà nước trong quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng, đất đai, nhà ở. 3.2.2. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật về quy hoạch xây dựng 3.3.2.1. Coi trọng và tăng cường công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng 3.3.2.2. Kiện toàn bộ máy tổ chức và nâng cao trình độ cán bộ, công chức ở địa phương 3.3.2.3. Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, tổ chức, cá nhân và quần chúng nhân dân 3.3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng, hoạt động xây dựng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1