intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2004 - 2018

Chia sẻ: Dang Thu Hieu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

96
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là đề xuất các giải pháp cơ bản, có thể được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong giai đoạn tới. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2004 - 2018

  1. 1 . Tên đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả  thực hiện chính sách xóa đói,  giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2004 ­ 2018”. 2 . Lý do và sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Ngày nay, nhân loại đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc trên  nhiều lĩnh vực, đặc biệt là khoa học, công nghệ. Tuy nhiên, nạn nghèo đói  vẫn còn là một thách thức lớn đối với sự phát triển của mỗi quốc gia nói  riêng và đối với nền văn minh nhân loại nói chung. Đói nghèo là vấn đề  tồn tại lâu dài trong lịch sử. Sự  tăng hay giảm đói nghèo của con người  gắn liền với trình độ  phát triển của nhà nước và phản ánh bản chất của   nhà nước đó. Các cuộc khủng hoảng xã hội và những biến động về chính   trị đều phát sinh từ tình hình đói nghèo và bất bình đẳng xã hội ­  ở phạm  vi một nước đó là vấn đề chính trị.  Xóa đói, giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội cơ  bản   hướng vào phát triển con người; xóa đói, giảm nghèo được  ưu tiên hàng  đầu trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế ­  tế xã hội trong từng  thời kỳ của quốc gia và từng địa phương.   Ở  Việt Nam, từ  năm 1992 công tác xóa đói, giảm nghèo đã được   triển khai tại một số  tỉnh, thành phố. Năm 1994 đã trở  thành phong trào   rộng rãi trên phạm vi toàn quốc.  Đến nay, đã gặt hái được những thành  công rất đáng ghi nhận: tỷ  lệ  hộ  nghèo của Việt Nam đã giảm từ  22%   năm 2005 xuống còn 9,45% năm 2010 và  còn dưới 4,5%  vào cuối năm  2015. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở nước ta   vẫn còn nhiều bất cập, chưa đồng đều ở các địa phương, chưa có các giải   pháp vĩ mô bền vững trên phạm vi toàn quốc và đang phải đối mặt với   tình trạng phân hóa giàu nghèo sâu sắc giữa các vùng miền, giữa thành thị  với nông thôn.  Lai Châu là tỉnh miền núi, biên giới, mới được chia tách, thành lập   còn nhiều khó khăn. Trình độ dân trí không đồng đều, một bộ  phận đồng  bào các dân tộc thiểu số, nhất là  ở  vùng sâu vùng xa, vùng cao biên giới  trình độ  dân trí thấp, đời sống khó khăn, điều kiện kinh tế  xã hội còn  nghèo nàn, kết cấu hạ tầng thấp kém, tỷ lệ đói nghèo rất cao.   Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề  đói nghèo, ngay sau   khi tái lập tỉnh vào năm 2004, tỉnh đã xác định nhiệm vụ  quan trọng hàng  đầu là phải thực hiện tốt chính sách xóa đói, giảm nghèo. Nhờ vậy, những   năm qua, công tác xóa đói, giảm nghèo của tỉnh đạt được những kết quả  1
  2. tích cực, tỷ lệ hộ  nghèo giảm mạnh từ 60,57% (01/2006) xuống 21,94%.    Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách của tỉnh thời gian qua vẫn còn  nhiều bất cập, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh vẫn còn cao hơn so với mặt bằng   chung cả nước, kết quả giảm nghèo thiếu tính bền vững, việc thực hiện  chính sách xóa đói, giảm nghèo còn nhiều hạn chế.   Từ  thực trạng về  tình hình thực hiện chính sách   xóa đói, giảm  nghèo ở tỉnh Lai Châu hiện nay, cần thiết phải có một cái nhìn mới, một   hướng nghiên cứu mới từ đó đề xuất những giải pháp có tính khoa học để  thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quan trọng này. Vì vậy, tác giả chọn đề  tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm  nghèo trên địa bàn tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2004 ­ 2018” để  nghiên  cứu. 3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Khách thể nghiên cứu. Trong đề  tài này, “tỉnh Lai Châu” là khách thể  nghiên cứu, những   vấn đề về hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo được phát   hiện từ quan sát tỉnh Lai Châu. 3.2. Đối tượng nghiên cứu. “Hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo” là đối tượng   nghiên cứu của đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách  xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2004 ­ 2019”. 3.3. Phạm vi nghiên cứu:  ­ Không gian: Địa bàn tỉnh Lai Châu. ­ Thời gian: Từ khi chia tách, thành lập tỉnh Lai Châu mới đến  nay  (2004 ­ 2018). ­ Đối tượng khảo sát của đề tài, bao gồm: + Thứ nhất: Quá trình thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo trên   địa bàn tỉnh Lai Châu. + Thứ hai: Trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến năm 2018. + Thứ  ba: Chỉ  khảo sát đối với một số  cơ  quan chủ  thể  tham gia   thực hiện chính sách (cơ quan có chức năng nhiệm vụ trực tiếp triển khai,  tổ   chức   thực   hiện),  như:   Tỉnh  ủy,  HĐND,   UBND   tỉnh;  Sở   Lao   động,   Thương binh và Xã hội, Sở  Kế  hoạch ­ Đầu tư, Sở  Tài chính, Sở  Nông   nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở  Giáo dục ­ Đào tạo, Sở  Y tế, Ngân  hàng Chính sách xã hội,...   Và một số  địa bàn tiêu biểu, đại diện được   chọn,   như:   Thành   phố   Lai   Châu,   huyện   Tam   Đường,   huyện   Sìn   Hồ,  2
  3. huyện Nậm Nhùn, huyện Mường Tè.  4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đây là đề  tài không mới bởi trước đây đã có một số  tác giả  nghiên  cứu đến vấn đề  này nhưng mỗi người lại có góc nhìn và cách tiếp cận   khác nhau. Có thể khái quát một số công trình tiêu biểu liên quan đến vấn   đề nghiên cứu với các cấp độ tiếp cận như sau: ­ Hồ Văn Thông (Chủ biên, 1999),  Tìm hiểu về khoa học chính sách   công, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ­ Đây là công trình nghiên   cứu có hệ  thống các vấn đề  chính sách công dưới góc độ  lý thuyết như:   Khái niệm và khoa học chính sách công, phân tích chính sách công trong   thực tế, những khuynh hướng phát triển cơ bản của chính sách công. ­ Đoàn Thu Hà, Nguyễn Ngọc Huyền (Chủ biên, 2000),   Chính sách  kinh tế ­ xã hội, Nhà xuất bản Khoa học ­ Kỹ thuật, Hà Nội – Công trình  đề  cập đến vấn đề  nghiên cứu trên các khía cạnh: Các công cụ  quản lý  kinh tế  ­xã hội, tổ  chức thực thi chính sách kinh tế  ­   xã hội, phân tích  chính sách. ­ Chu Văn Thành (Chủ biên, 2004), Dịch vụ công và xã hội hóa dịch   vụ  công, một số  vấn đề  lý luận và thực tiễn,   Nhà xuất bản Chính trị  Quốc gia, Hà Nội ­ Đây là công trình tập hợp các bài viết về dịch vụ công,   được nghiên cứu dưới góc độ vĩ mô, mang tầm quốc gia. ­ Tiến sĩ Ngô Huy Đức,  Chuyên đề  “Chính sách công”, gồm các  chuyên đề  bài giảng chính trị  học dành cho cao học chuyên chính trị  học,  Học viện Chính trị  ­ Hành chính Quốc gia Hồ  Chí Minh, Nhà xuất bản  Chính trị  ­ Hành chính, Hà Nội ­ 2010. Chuyên đề  này nghiên cứu tổng  quát về  chính sách công, bao gồm: khái niệm, chu trình chính sách công,  chính sách quốc gia Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đây là tài liệu   tham khảo quan trọng, làm cơ sở lý luận cho đề tài. Bên cạnh đó, ở  nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết  về xóa đói, giảm nghèo: ­ Nguyễn Thị  Hằng, “ Vấn đề  xóa đói, giảm nghèo  ở  nông thôn   nước ta hiện nay”, Nhà xuất bản Chính trị  Quốc gia, Hà Nội, 1997.  Công trình đã nghiên cứu vấn đề  đói nghèo ở  các chế độ  xã hội ở nướ c   ta, nghiên cứu quan điểm của Chủ  nghĩa Mác­Lênin, tư  tưởng Hồ  Chí  Minh về  mục tiêu, lý tưởng của chế  độ  xã hội xã hội chủ  nghĩa. Tác   giả  đã nêu lên tính tất yếu khách quan của việc xóa đói, giảm nghèo;   thực trạng đói nghèo và một số phương hướng, biện pháp xóa đói, giảm   nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay. 3
  4. ­ Phạm Gia Khiêm, Xóa đói, giảm nghèo ở nước ­  thành tựu, thách   thức và giải pháp ­  Tạp chí Cộng sản (số 2, 3/2006). ­ GS.TS Trần Ngọc Hiên,  Về  thực hiện chính sách xóa đói, giảm   nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2011 ­ 2020, Tạp chí Cộng Sản điện tử tháng  7 năm 2011. ­ Nguyễn Thị  Hoa, Hoàn thiện các chính sách xóa đói, giảm nghèo   chủ  yếu của Việt Nam đến năm 2015,  Luận án tiến sĩ năm 2009. Tập  trung đánh giá một số chính sách xóa đói, giảm nghèo chủ yếu đã và đang   được thực hiện trên phạm vi cả  nước, tìm ra những điểm còn bất cập.  Trên cơ sở đó,  đề xuất các giải pháp để hoàn thiện các chính sách.  Ngoài ra, còn một số luận văn thạc sĩ Tiến sĩ và một số các bài báo  công trình khoa học có đề cập đến vấn đề  này ở  những địa phương khác   nhau, trên những khía cạnh khác nhau. Các chương trình này hầu hết được  nghiên cứu dưới góc độ  xã hội, về  thực trạng và giải pháp  ở  những địa  phương khác nhau.  Riêng ở tỉnh Lai Châu,  có các tư liệu, bài viết của Ban Chỉ đạo xóa  đói, giảm nghèo tỉnh về tổng kết hàng năm, tổng kết từng giai đoạn thực  hiện công tác xóa đói, giảm nghèo từ khi chia tách thành lập tỉnh Lai Châu   đến nay (2004 ­  2018). Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên  cứu sâu về  vấn đề  này. Vì vậy, việc nghiên cứu đề  tài là một  việc làm  cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế  ­  tế  xã hội của  tỉnh Lai Châu trong giai đoạn tới. 5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là đề xuất các giải pháp cơ bản,    có thể  được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả  thực hiện chính sách xóa  đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong giai đoạn tới. Để  có thể  đạt được mục tiêu  ấy, người nghiên cứu xác định cần phải thực hiện  những nhiệm vụ nghiên cứu dưới đây: ­ Hệ  thống hóa các quan điểm cơ  bản của các nhà khoa, các nhà  nghiên cứu lý luận chính trị  và truyền thông và đưa ra những quan niệm  cơ  bản về  chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước ta, hiệu  quả  thực hiện chính sách và đói giảm nghèo của Việt Nam, các tiêu chí  đánh giá hiệu quả  thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo và xác định  các yếu tố có vai trò tác động quyết định,  trực tiếp đối với hiệu quả thực  hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta. ­ Trên cơ sở lý thuyết cơ bản về việc thực hiện chính sách xóa đói,   giảm  nghèo, người  nghiên cứu sẽ  tiến hành khảo sát, thu thập, xử  lý  4
  5. thông tin tại địa bàn khảo sát, hát nhằm đánh giá một cách chính xác hiệu  quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo tại tỉnh Lai Châu, Phát hiện   những vấn đề  đặt ra tìm hiểu nguyên nhân và phương hướng giải quyết  các vấn đề đó. ­ Dựa trên các vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện chính sách xóa   đói, giảm nghèo, nguyên nhân và phương hướng khắc phục các vấn đề đó   đã được thực hiện, tác giả tiến hành đề xuất và luận chứng cho giải pháp  cơ bản, có thể áp dụng, cũng góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính  sách xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Lai Châu trong giai đoạn hiện nay. 6. Đóng góp mới của đề tài. Đề  tài mang lại một cái nhìn tổng quát về  quy trình cũng như  kết  quả  thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo  ở  tỉnh Lai Châu, đóng góp  cơ sở khoa học cho đội ngũ cán bộ của tỉnh và toàn xã hội trong việc thực   hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tốt hơn. Đặc biệt, đề tài cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định và  thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Lai Châu trong giai đoạn  từ  năm 2019 đến năm 2025;   là tài liệu tham khảo cho các cơ  quan có  thẩm quyền, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh trong thực hiện chính   sách giảm nghèo những năm tới. Những kết quả, giải pháp trong đề  tài có thể  là những tài liệu,  nguồn thông tin cho những người nghiên cứu tiếp theo, cũng như  căn cứ  để vận dụng vào thực tiễn về  thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo  tỉnh Lai Châu trong giai đoạn tới. Đề  tài cũng đề  xuất một số  ý kiến  đóng góp thiết thực đối với các nhà quản lý, ban chỉ  đạo các cấp trong  việc thực hiện chính sách của Nhà nước tỉnh Lai Châu trong những năm  tiếp theo. Đồng thời, đề  tài cũng góp phần nâng cao nhận thức của toàn  xã hội nói chung, tỉnh Lai Châu nói riêng về  tầm quan trọng của chính  sách xóa đói, giảm nghèo và việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm   nghèo đối với sự phát triển của xã hội.  7.  Phương pháp nghiên cứu. Đề tài được triển khai nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận   duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương pháp:  ­ Phương pháp nghiên cứu chủ đạo: Phân tích, phân tích ­ tổng hợp,  tiếp cận hệ thống, lịch sử và logic, suy luận.  ­ Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Thống kê, so sánh, xử lý tài liệu.  8. Kết cấu nội dung cần nghiên cứu. 5
  6. ­ Mục tiêu nghiên cứu của đề  tài này là trên cơ  sở  lý luận về  thực   hiện chính sách công và nghiên cứu thực trạng của việc tổ chức thực hiện  chính sách xóa đói, giảm nghèo  ở  tỉnh Lai Châu, đưa ra phương hướng,   giải pháp nâng cao hiệu quả  tổ  chức thực hiện chính sách xóa đói, giảm   nghèo trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn tới. ­ Để có thể hoàn thành mục tiêu ấy, người nghiên cứu xác định cần  thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu dưới đây: + Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách xóa  đói, giảm nghèo ở nước ta. + Hai là, phân tích thực trạng việc tổ chức thực hiện chính sách xóa  đói, giảm nghèo của tỉnh Lai Châu. + Ba là, đưa ra một số  giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả  tổ  chức   thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Lai Châu trong giai đoạn  tới. Do đó, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,  phụ  lục, đề  tài dự  kiến sẽ  được triển khai theo kết cấu nội dung dưới   đây: CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC THỰC HIỆN  CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO 1.1.  Cơ sở lý luận của quá trình thực hiện chính sách công 1.1.1.  Cơ sở lý luận về chính sách công 1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách 1.1.3.  Thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo 1.1.3.1.  Các lý thuyết về đói nghèo 1.1.3.2.  Quan niệm đói nghèo của Việt Nam 1.1.3.3.  Khái niệm và phân loại chính sách xóa đói, giảm nghèo 1.1.3.4. Thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo 1.2. Chính sách và thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của  Đảng ta và nhà nước ta 1.2.1.  Nội dung của chính sách xóa đói, giảm nghèo của nước ta 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng và các điều kiện cần thiết để thực   hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay 6
  7. 1.2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng 1.2.2.2. Các điều kiện cần thiết 1.2.2.3.  Một số thách thức trong thực hiện chính sách xóa đói, giảm   nghèo ở Việt Nam hiện nay 1.2.3. Thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI,  GIẢM NGHÈO Ở TỈNH LAI CHÂU TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2018 2.1. Khái quát tình trạng đói nghèo ở tỉnh Lai Châu 2.1.1.   Đặc điểm, tình hình tác động đến vấn đề  đói nghèo  ở   tỉnh Lai Châu 2.1.2. Khái quát tình trạng đói nghèo ở tỉnh Lai Châu. 2.2. Quá trình thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo  ở  tỉnh   Lai Châu từ năm 2004 đến năm 2018 2.2.1.   Đánh giá tình hình thực hiện chính sách xóa  đói, giảm   nghèo từ năm 2004 ­  2018 2.2.1.1. Hệ thống Văn bản pháp lý tổ chức thực hiện chính sách 2.2.1.2.  Các chủ thể tham gia thực hiện chính sách 2.2.1.3.  Kết quả đạt được trong thực hiện chính sách 2.2.1.4. Những hạn chế trong thực hiện chính sách 2.2.2. Nguyên nhân 2.2.2.1.  Nguyên nhân kết quả đạt được 2.2.2.2. Nguyên nhân hạn chế. 2.2.3. Một số bài học kinh nghiệm 2.3. Tác động của việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo  đối với sự phát triển của tỉnh Lai Châu 2.3.1. Tác động đối với sự giảm nghèo 2.3.2.  Tác động đối với các mặt của đời sống xã hội CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH  7
  8. SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH LAI CHÂU  TỪ NAY ĐẾN NĂM 2025 3.1. Phương hướng 3.1.1. Xu hướng,  thách thức và khó khăn 3.1.2. Phương hướng 3.2. Một số giải pháp 3.2.1. Nhóm giải pháp đối với chủ thể hoạch định chính sách 3.2.2. Nhóm giải pháp đối với hệ thống cơ quan thực hiện chính   sách xóa đói, giảm nghèo 3.2.3. Nhóm  giải  pháp    về  cơ  chế  thực hi ện chính sách xóa   đói, giảm nghèo 3.2.4. Nhóm giải pháp đối với người nghèo, hộ nghèo 3.2.5. Nhóm giải pháp mở  rộng xã hội hóa, hợp tác trong thực   hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo 9. Dự kiến sản phẩm tạo ra và khả năng áp dụng Đề  tài tập trung nghiên cứu những vấn đề  cơ  bản về  lý luận và  thực tiễn trong thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo. Đồng thời, phân  tích thực trạng tình hình thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo  ở  tỉnh  Lai Châu thời gian vừa qua và đưa ra phương hướng,  một số  giải pháp  thực hiện chính sách này trên địa bàn tỉnh trong thời gian tiếp theo. Đề  tài   xác định tiếp cận và làm rõ những nội dung cụ thể sau:  Một là: Hệ thống hóa và phân tích các vấn đề lý luận về chính sách   công, về đói nghèo và thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo. Đây là cơ  sở nền tảng vững chắc để đảm bảo tính khoa học trong các khâu, các quy  trình của một hệ thống chính sách của nhà nước nhằm giải quyết vấn đề  đói nghèo.   Đó là cơ  sở  quan trọng để  xác định đúng đối tượng người   nghèo đói được thụ hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước, một yếu tố để  có thể  đánh giá được tính hiệu lực và hiệu quả  khi triển khai thực hiện   chính sách xóa đói, giảm nghèo.  Hai là: Hệ  thống hóa quá trình hình thành và phát triển chính sách   xóa đói, giảm nghèo  ở  nước ta và đánh giá khái quát tình hình thực hiện  chính sách của chính phủ, cấp  ủy chính quyền các cấp,  các ngành trong  công cuộc giảm nghèo  ở  Việt Nam. Đây là bức tranh tổng thể, là cơ  sở  thực tiễn trong việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của cả  nước để  làm căn cứ  xem xét quá trình thực hiện chính sách  ở  tỉnh Lai   8
  9. Châu.  Ba là: Khái quát hóa các yếu tố  ảnh hưởng và điều kiện cần thiết   để  thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo  ở  Việt Nam hiện nay. Để  giúp cho chính quyền các cấp có các biện pháp nhằm hạn chế các yếu tố  ảnh hưởng tiêu cực, tạo ra các điều kiện cần thiết để  giải quyết tốt vấn  đề  đói nghèo trong thời gian tới. Đề  tài đề  xuất các điều kiện cần đảm  bảo trong thực hiện chính sách là:   Hệ  thống chính sách cần phải được  hoàn thiện; đảm bảo chất lượng, cơ chế hoạt động linh hoạt của bộ máy  và đội ngũ cán bộ; sự  hưởng  ứng tích cực của người dân, đặc biệt là   người nghèo; sự quyết tâm cao trong lãnh đạo, quản lý của cấp ủy chính  quyền các cấp.  Bốn là: Đề  tài phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách   xóa đói, giảm nghèo tỉnh Lai Châu trong giai đoạn từ  năm 2004 đến năm  2018.  Qua đó, cho chúng ta thấy được cái nhìn toàn diện hơn về  vấn đề  đói nghèo của tỉnh, quá trình triển khai thực hiện các chính sách từ  tỉnh  đến   cơ   sở,   những   ưu   điểm,   hạn   chế,     nguyên   nhân   và   bài   học   kinh  nghiệm trong triển khai thực hiệN.  Từ đó có cái nhìn tổng thể  nhằm đề  ra các giải pháp kế thừa những ưu điểm, khắc phục những hạn chế trong   triển khai thực hiện chính sách ở giai đoạn tới.  Năm là: Đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp thực hiện chính sách  xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh từ nay đến năm 2025. Hệ thống các giải pháp  này giám sát và điều kiện thực tiễn, xuất phát từ những ưu điểm hạn chế  trong quá trình thực hiện chính sách  ở  giai đoạn trước và những vấn đề  đang được đặt ra trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo hiện nay của tỉnh  Lai Châu. Nêu ra những công việc cần phải làm đối với các chủ  thể   ở  từng khâu của chính sách: Từ  hoàn thiện hệ  thống chính sách, bộ  máy  chính sách, cơ  chế  thực hiện, người nghèo và huy động nguồn lực cho   thực hiện chính sách,...  cơ  bản đã được đề  xuất trong khuôn khổ  nghiên  cứu. Đề tài nghiên cứu này có khả năng được áp dụng và thực hiện trong   phạm vi một tỉnh miền núi, biên giới mới chia tách thành lập với đặc   điểm kinh tế  ­ xã hội còn nhiều vấn đề  đặt ra, cụ  thể là địa bàn tỉnh Lai   Châu. 10. Những vấn đề có thể cần tiếp tục nghiên cứu Đói nghèo là vấn đề  tồn tại trong lịch sử  phát triển của xã hội, sự  tăng hay giảm đói nghèo gắn liền với trình độ phát triển của nhà nước và   phản ánh bản chất của nhà nước đó. Đói nghèo là một vấn đề  chính trị,  đòi hỏi nhà nước và các địa phương trong nhà nước đó phải có những   9
  10. chính sách hữu hiệu để giải quyết vấn đề. Đây luôn là vấn đề  nóng, nan  giải liên quan đến nhiều mặt cuộc sống, mang tính quốc gia, tính quốc tế  và thời đại. Nghiên cứu quá trình triển khai thực hiện chính sách xóa đói,  giảm nghèo đòi hỏi phải được tiếp cận đa chiều và đi sâu vào thực tiễn  của quá trình thực hiện thì mới hiểu rõ được vấn đề. Hơn nữa, đây là   khâu quan trọng trong chu trình chính sách, có liên quan đến nhiều cấp  nhiều ngành cùng tham gia thực hiện. Vì vậy, tuy đề tài cơ bản đã đảm bảo mục đích nhiệm vụ cũng như  đối tượng và phạm vi nghiên cứu, xong việc nghiên cứu để  đưa ra các  giải pháp thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo tỉnh Lai Châu trong   giai đoạn mới. Nhưng mới chỉ gợi mở cho việc triển khai chính sách của   chính quyền và các ngành chức năng của tỉnh. Để  thực hiện có hiệu quả  chính sách xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Lai Châu từ nay đến năm   2025,  cần phải có các nghiên cứu sâu hơn trong từng lĩnh vực, từng chính  sách cụ  thể  mà hiện tại đề  tài chưa thực hiện được, chẳng hạn như:   Chính sách đào tạo nghề  cho lao động nghèo, các cơ  chế  xác định đối  tượng hưởng lợi trong từng chính sách, việc huy động nguồn lực thực  hiện chính sách, tiêu chí đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách,.../. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2