Đề tài: HỆ BÀI TIẾT
lượt xem 38
download
Trong quá trình trao đ i ch t có liên quan t i vi ổ ấ ớ ệc sử dụng chất dinh dưỡng cần thiết cho việc cung cấp năng lượng, đồng thời có rất nhiều chất thừa đã được tạo thành như ure, axit uric, creatinin và amonic. Những sản phẩm này không những không có ích, mà còn độc hại nữa, và trong trường hợp chúng tích tụ lại trong cơ thể thì các quá trình trao đổi chất bình thường sẽ bị phá hủy. I. Vai trò của cơ quan bài tiết: - Ở động vật nói chung và động vật không xương sống nói riêng, sự...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: HỆ BÀI TIẾT
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MÔN: GIẢI PHẪU SO SÁNH ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG Đề tài : HỆ BÀI TIẾT GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: HỌC VIÊN THỰC HIỆN: PGS – TS Nguyễn Văn Thuận Phạm Văn Thương Hoàng Thị Khánh Thanh
- I. Vai trò của cơ quan bài tiết: - Trong quá trình trao đổi chất có liên quan tới việc sử dụng chất dinh dưỡng cần thiết cho việc cung cấp năng lượng, đồng thời có rất nhiều chất thừa đã được tạo thành như ure, axit uric, creatinin và amonic. Những sản phẩm này không những không có ích, mà còn độc hại nữa, và trong trường hợp chúng tích tụ lại trong cơ thể thì các quá trình trao đổi chất bình thường sẽ bị phá hủy. - Ở động vật nói chung và động vật không xương sống nói riêng, sự bài xuất các sản phẩm đó ra khỏi máu và các mô là nhờ hoạt động của hệ bài tiết. Ở một số động vật, hệ bài tiết còn giúp cân bằng áp suất thẩm thấu trong cơ thể.
- II. Cơ quan bài tiết của động vật đơn bào: - Đa số Động vật nguyên sinh các sản phẩm không cần thiết của trao đổi chất được khuếch tán qua màng tế bào qua môi trường ở ngoài, ở đây nồng độ các chất có thấp hơn trong tế bào - Đối với động vật nguyên sinh ở nước ngọt, trong tế bào chất còn có các không bào co bóp nhằm thực hiện quá trình thải chất cặn bã, điều hòa áp suất thẩm thấu, góp phần vào quá trình hô hấp. Không bào co bóp có cấu tạo là một túi chứa, có thể tích lũy nước và chất cặn bã. Quá trình này làm cho không bào co bóp lớn dần lên, khi đạt đến một kích thước nhất định chúng sẽ di chuyển ra phía màng tế bào vỡ ra, tống nước và chất thải ra ngoài.
- II. Cơ quan bài tiết của động vật đơn bào: - Chỉ có các động vật nguyên sinh sống ở nước ngọt thì mới có khả năng hình thành không bào co bóp vì trong môi trường nước ngọt, nồng độ các chất trong tế bào bao giờ cũng lớn hơn so với môi trường ngoài và nước từ môi trường ngoài luôn xâm nhập vào tế bào. Nước được dồn vào túi chứa của không bào co bóp và từng lúc được tống ra ngoài, cân bằng lại áp suất cho tế bào. Khi nước xâm nhập từ ngoài vào trong tế bào thì mang O2 vào cho tế bào còn nước tống ra mang theo chất thải và CO2 ra khỏi cơ thể động vật nguyên sinh. Động vật nguyên sinh sống ở biển và ký sinh trong cơ thể vật chủ không có không bào co bóp.
- Không bào co bóp
- II. Cơ quan bài tiết ở động vật đa bào: Các động vật đa bào bậc thấp như Hải miên và Ruột khoang chưa có cơ quan bài tiết riêng biệt, các sản phẩm trao đổi chất được bài xuất từ tế bào ra ngoài nhờ sự khuếch tán. Sự khuếch tán này được thực hiện qua toàn bộ bề mặt cơ thể. Tuyệt đại đa số các loài của hai ngành này đều sống ở biển, nghĩa là trong môi trường đẳng trương nên không cần tống nước thừa ra ngoài. Có một số loài Hải miên và Ruột khoang sống trong môi trường rất nhược trương so với dịch nội bào, nhưng vẫn không có không bào co bóp. Người ta vẫn chưa hiểu rõ bằng cách nào chúng tránh được sự hấp thu quá thừa nước hoặc bằng cách nào chúng bài xuất nước thừa ra ngoài.
- II. Cơ quan bài tiết ở động vật đa bào: - Tiếp theo ngành Giun dẹp với Giun vòi đã xuất hiện cơ quan bài tiết riêng biệt. Chúng có nguyên đơn thận ( Protonephridia) hay là tế bào ngọn lửa có mang một chùm tiêm mao. Từ các nguyên đơn thận có các ống bài tiết đi ra bề mặt cơ thể và tạo thành hệ thống phân nhánh. 3 1 4 5 2 Hình 4.3 Cấu tạo nguyên đơn thận của sán lông (theo Hickman) 1. Nhân tế bào; 2. Tế bào ngọn lửa; 3. Túm lông tạo tế bào ngọn lửa; 4. Ống dẫn; 5. Tế bào ống
- II. Cơ quan bài tiết ở động vật đa bào: - Tế bào ngọn lửa nằm trong chất dịch thấm quanh các tế bào của cơ thể; các sản phẩm trao đổi khuếch tán vào tế bào ngọn lửa, và từ đây sẽ đổ vào ống bài tiết. Hoạt động của các tiêm mao giống như ngọn lửa nến rung động; do đó nó làm chuyển động chất dịch trong ống và cuối cùng chất dịch được tống khứ ra ngoài qua các ống bài tiết. Tế bào ngọn lửa cũng có tác dụng điều hòa lượng nước trong cơ thể động vật.
- II. Cơ quan bài tiết ở động vật đa bào: - Ở Giun tròn hệ bài tiết hoặc không có hoặc là dạng biến đổi của tuyến da hoặc theo kiểu nguyên đơ thận. Phần lớn sản phẩm bài tiết được thải trực tiếp qua thành cơ thể. Một số giun tròn có hệ bài tiết có cấu trúc khác nhau nhưng hoạt động bài tiết còn chưa được chứng minh (hình 5.12). Có thể lấy hệ bài tiết của giun đũa lợn làm ví dụ: Gồm 2 tế bào bài tiết kéo dài thành 2 ống dẫn đơn bào màu nâu, chạy dọc 2 bên cơ thể, nằm trong gờ hạ bì bên. Về phía trước cơ thể, ống dẫn bài tiết phình to hơn, tại đây có có nhân tế bào và cầu nối 2 ống dẫn. Từ cầu nối ngang có ống dẫn chung đổ ra ngoài qua lỗ bài tiết, nằm ở mặt bụng của vùng môi. Ngoài ra còn có 2 tế bào hình sao lớn, màu vàng sẫm, có khả năng thực bào, phân bố ở khoảng 1/3 phía trước cơ
- II. Cơ quan bài tiết ở động vật đa bào: Hình 5.12 Tuyến bài tiết của giun tròn (theo Hirschmann) A. Enoplus; B. Tylenchidae; C. Rhabdilis; D. Oxyuridae; E. Ascaridae
- II. Cơ quan bài tiết ở động vật đa bào: - Hệ bài tiết của một số Giun tròn (Nematoda) sống ở biển có dạng tuyến, một số khác có dạng ống, không có tế bào cùng. Các sản phẩm bài tiết được thải ra ngoài qua ống bài tiết. Hình 7.6 Hệ bài tiết của giun nhiều tơ (theo Grasé) A. Hậu đơn thận; B. Một nhánh hậu đơn thận; C. Ống dẫn niệu sinh dục của Alciope; D. Nguyên đơn thận của ấu trùng; 1. Ống thận; 2. Lỗ thận; 3. Phễu sinh dục; 4. Solenocyst
- II. Cơ quan bài tiết ở động vật đa bào: Đến Giun đốt thì hệ bài tiết là các đôi hậu đơn thận sắp xếp theo từng đốt. Hậu đơn thận có cấu tạo như sau: Có phễu thận mở vào trong thể xoang của mỗi đốt, phễu thận có các tiêm mao nên khi tiêm mao rung động thì sẽ hút chất thải vào phễu, rồi vào ống dẫn và ra ngoài. Hậu đơn thận có ống dẫn xuyên qua vách đốt rồi đổ ra ngoài ở mỗi đốt tiếp theo. Cấu tạo tuy đơn giản nhưng về nguồn gốc thì khá phức tạp, có liên quan đến ống dẫn thể xoang có chức năng chủ yếu là sinh dục. Trong mỗi đốt của giun nhiều tơ, bên cạnh hậu đơn thận còn có ống dẫn thể xoang. Hậu đơn thận bắt nguồn gốc từ nguyên đơn thận còn ống dẫn thể xoang có nguồn gốc từ lá phôi giữa (hình 7.6
- II. Cơ quan bài tiết ở động vật đa bào: - Hệ bài tiết điển hình của giun ít tơ là hậu đơn thận. Nhiều loài trong họ Megascolecidae và Glossoscolecidae có cơ quan bài tiết là vi thận. Ví dụ như ở giun khoang, cơ quan bài tiết gồm nhiều vi thận, là dạng biến đổi của hậu đơn thận. Có 3 Thận loại vi thận là vi thận hầu, vi thận da và vi thận vách. Ngoài các vi thận, còn có tế bào Ống thận Ruột vàng (tế bào Chloragoren) bao quanh ruột Túi chứa Vách Phễu thận Xoang thận cũng tham gia vào chức phận bài tiết. Ngoài ra còn có hàng lỗ lưng, tiết chất dịch thể Lỗ thận Hình 7.12 Hậu đơn thận của giun ít tơ (theo Hickman) xoang ra ngoài vừa tham gia điều áp suất thể dịch, vừa tham gia bài tiết (hình 7.12).
- II. Cơ quan bài tiết ở động vật đa bào: Chân khớp:Bài tiết của động vật chân khớp được chia thành 2 dạng chủ yếu: Túi chứa Một là dạng biến đổi của Mê lộ hậu đơn thận của giun đốt và chỉ còn lại ở một số đốt như tuyến hàm hay tuyến râu của Túi chứa giáp xác, thận môi hay thận Ống hàm của nhiều chân, tuyến Túi cùng Mê lộ háng của một số hình nhện và Hình 8.22 Cơ quan bài tiết của tôm (theo Hickman) đuôi kiếm.
- II. Cơ quan bài tiết ở động vật đa bào: - Hai là ống manpighi ở côn trùng và nhiều chân là cơ quan bài tiết mới xuất hiện ở chân khớp trên cạn. Ống này nằm chìm trong thể xoang và có một đầu thông với ranh giới ruột giữa và ruột sau, một đầu còn lại lơ lửng trong thể xoang. Sản phẩm bài tiết từ thể xoang sẽ vào ống manpighi, sau đó vào ruột sau và ra ngoài theo phân. Chất Hình 8.42 bài tiết đặc trưng cho từng nhóm động vật khác nhau
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Hệ thống phun xăng điện tử
103 p | 2830 | 1012
-
Đề tài: Hệ thống phun xăng điện tử
103 p | 1171 | 618
-
Bài tập lớn Chi tiết máy: Thiết kế hệ thống dẫn động xích tải
19 p | 1133 | 244
-
Đề tài đồ án: Chi tiết máy
61 p | 680 | 222
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng hệ thống bài tập Hóa học về kinh tế - xã hội và môi trường ở trường THPT
124 p | 585 | 167
-
Đề tài: Điều tra thành phần sâu hại và ảnh hưởng của một số yếu tố ngoại cảnh đến tỷ lệ và mức độ hại của rệp sáp trên cây cà phê chè tại xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu-Sơn La
40 p | 418 | 68
-
Đề tài: Điều khiển mức nước trong bình chứa
40 p | 365 | 48
-
Đề tài: Kiểm toán nhà nước
16 p | 263 | 39
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p | 143 | 26
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Trường: Thiết kế, chế tạo mô hình xe điện sử dụng pin mặt trời phục vụ học tập
92 p | 57 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Hệ thống câu hỏi và bài tập trắc nghiệm phần thấu kính và hệ thấu kính
54 p | 44 | 13
-
Báo cáo tổng hợp đề tài: Giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Châu Phi
290 p | 117 | 13
-
Tiểu luận tốt nghiệp: Hệ thống trao đổi thông tin
50 p | 134 | 12
-
Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng bài toán tối ưu vận hành trữ nước tưới để giảm thiểu ảnh hưởng của hạn hán tới sản xuất nông nghiệp vùng hạ du sông Cả - Nghiên cứu điển hình tại hệ thống thủy lợi Lê Xuân Đào
205 p | 47 | 6
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Một lớp bài toán biên cho phương trình vi phân hàm
71 p | 84 | 5
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu tự động hóa quá trình thiết kế mô phỏng chong chóng tàu thủy bằng công nghệ CAD/CAM
40 p | 34 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng bài toán tối ưu vận hành trữ nước tưới để giảm thiểu ảnh hưởng của hạn hán tới sản xuất nông nghiệp vùng hạ du sông Cả - Nghiên cứu điển hình tại hệ thống thủy lợi Lê Xuân Đào
27 p | 11 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn