Đề tài: Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo - Lý luận và thực tiễn
lượt xem 63
download
Với đề tài, người viết mong muốn có thể góp phần làm sáng tỏ những quy định về yếu tố vô hiệu do giả tạo của hợp đồng dân sự và hậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệu cũng như thực trạng, thực tiễn áp dụng pháp luật hiện nay, để từ đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm từng bước hoàn thiện pháp luật. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo - Lý luận và thực tiễn
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo – Lý luận và thực tiễn LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hợp đồng dân sự là một loại giao dịch dân sự và cũng là một trong những phương thức hữu hiệu cho cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình nhằm thỏa mãn các nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dùng và trong sản xuất. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta trong giai đoạn hiện nay thì hợp đồng dân sự càng có ý nghĩa hơn nữa. Hiện nay, Việt Nam đang trên đà phát triển kinh tế xã hội, và việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mở ra vô vàn cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít những khó khăn, thách thức, chính điều này đòi hỏi pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật dân sự nói riêng phải hoàn thiện để đáp ứng các nhu cầu thực tế xảy ra. Hơn nữa, các tranh chấp về hợp đồng dân sự cũng ngày một gia tăng và mức độ ngày càng phức tạp thì đòi hỏi pháp luật về hợp đồng dân sự phải hoàn thiện để giải quyết một cách triệt để. Xuất phát từ lý do đó, pháp luật dân sự nước ta đã quy định khá đầy đủ, chặt chẽ và cụ thể về việc xác lập, thực hiện hợp đồng dân sự thông qua quy định về giao dịch dân sự cũng như việc quyết định các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu. Những quy định này của pháp luật dân sự đã tạo ra một khung hành lang pháp lý cho các chủ thể tham gia vào hợp đồng dân sự được thuận tiện hơn, đặc biệt khi có tranh chấp xảy ra thì đây là cơ sở để giải quyết tranh chấp. Thực tiễn cho thấy, ngành toà án cũng đã giải quyết những vụ án về hợp đồng dân sự vô hiệu. Trong đó, hợp đồng dân sự do giả tạo là một trong những loại giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm ý chí chủ thể gây nhiều tranh cãi và GVHD: Tăng Thanh Phương SVTH: Nguy Trang 1 ễn Thị Mỹ Phương
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo – Lý luận và thực tiễn khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật hiện nay. Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội (“BLDS”) quy định về giao dịch dân sự tại Chương VI của Phần thứ nhất, từ Điều 121 đến Điều 138, trong đó giao dịch dân sự do giả tạo được quy định cụ thể tại Điều 129. Do các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này chủ yếu dừng lại ở nhiều cách hiểu khác nhau về giao dịch dân sự do giả tạo và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự do giả tạo. Từ đó dẫn đến tình hình vi phạm pháp luật về hợp đồng dân sự do giả tạo đang có nhiều chiều hướng gia tăng và phức tạp. Toà án cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình giải quyết các vụ án khiếu kiện về hợp đồng dân sự do giả tạo. Có nhiều vụ án đã được xét xử nhiều lần nhưng vẫn còn nhiều thắc mắc, nhiều quan điểm khác nhau gây nhiều tranh luận phức tạp. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Từ việc nhận thức được tầm quan trọng cũng như thấy rõ những bất cập hiện hữu liên quan đến hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo, người viết chọn vấn đề “Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo – Lý luận và thực tiễn ” làm nội dung chính cho đề tài. Với đề tài, người viết mong muốn có thể góp phần làm sáng tỏ những quy định về yếu tố vô hiệu do giả tạo của hợp đồng dân sự và hậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệu cũng như thực trạng, thực tiễn áp dụng pháp luật hiện nay, để từ đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm từng bước hoàn thiện pháp luật. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự vô hiệu, hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu và thực tiễn xác định, xử lý hợp đồng dân sự vô hiệu theo quy định của BLDS hiện hành. Bên cạnh đó, sau gần 10 năm thi hành thì thực tiễn đã chứng minh rằng BLDS đã có những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan GVHD: Tăng Thanh Phương SVTH: Nguy Trang 2 ễn Thị Mỹ Phương
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo – Lý luận và thực tiễn hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động. Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước hiện nay, BLDS hiện hành cũng cần được xem xét sửa đổi, bổ sung thích hợp, đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi mới, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 2013 liên quan đến bảo vệ quyền con người, quyền công dân và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Vì lẽ đó, trong đề tài này thì người viết sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu đến Dự thảo Bộ luật Dân sự được trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII (“Dự thảo BLDS”) để nhằm đưa ra những kiến nghị cần thiết, phù hợp với thực tiễn về hợp đồng dân sự vô hiệu trong suốt thời gian vừa qua. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài người viết đã áp dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: Phương pháp nghiên cứu lý luận trên tài liệu, sách: nhằm nghiên cứu các cơ sở lí luận về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự, hợp đồng dân sự vô hiệu….. Phương pháp phân tích luật viết: đặc biệt là nghiên cứu những quy định của pháp luật điều chỉnh về hợp đồng dân sự vô hiệu, hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo được quy định trong các đạo luật và các văn bản có liên quan. Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: nhằm tìm ra những điểm chung, khác biệt khi tiếp cận các vấn đề cần nghiên cứu trong luận văn. Phương pháp sưu tầm số liệu thực tế: bằng cách tìm trên mạng Internet, giáo trình, tìm kiếm số liệu ở các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự… để giúp cho người viết có nguồn thông tin chính xác đối với các trường hợp về hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo. 5. Bố cục của đề tài ̀ ở đâu va kêt luân, nôi dung đ Ngoai phân m ̀ ̀ ̀ ́ ̣ ̣ ề tài được chia lam 03 ch ̀ ương: Chương 1: Lý luận chung về hợp đồng dân sự vô hiệu. GVHD: Tăng Thanh Phương SVTH: Nguy Trang 3 ễn Thị Mỹ Phương
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo – Lý luận và thực tiễn Chương 2: Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo và hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo. Chương 3: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về giao dịch dân sự do giả tạo – một số kiến nghị cụ thể. GVHD: Tăng Thanh Phương SVTH: Nguy Trang 4 ễn Thị Mỹ Phương
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo – Lý luận và thực tiễn CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ GIẢ TẠO 1.1. Khái quát chung về hợp đồng dân sự 1.1.1. Khái niệm hợp đồng dân sự 1.1.1.1. Khái niệm Để tồn tại và phát triển, mỗi cá nhân cũng như mỗi tổ chức phải tham gia nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau. Trong đó, việc các bên thiết lập với nhau những quan hệ để qua đó chuyển giao cho nhau các lợi ích vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, đóng một vai trò quan trọng, là một tất yếu đối với mọi đời sống xã hội. Tuy nhiên, việc chuyển giao các lợi ích vật chất đó không phải tự nhiên hình thành bởi tài sản (vốn là hiện thân của các lợi ích vật chất) không thể tự tìm đến với nhau để thiết lập các quan hệ. Các quan hệ tài sản chỉ được hình thành từ những hành vi có ý chí của các chủ thể.1 Mặt khác, nếu chỉ có một bên thể hiện ý chí của mình mà không được bên kia chấp nhận cũng không thể hình thành một quan hệ để qua đó thực hiện việc chuyển giao tài sản hoặc làm một công việc đối với nhau được. Do đó, chỉ khi nào có sự thể hiện và thống nhất ý chí giữa các bên thì quan hệ trao đổi lợi ích vật chất mới được hình thành. Quan hệ đó được gọi là hợp đồng dân sự. Tuy nhiên, hợp đồng đó chỉ có hiệu lực pháp luật (chỉ được pháp luật công nhận và bảo vệ) khi ý chí của các bên phù hợp với ý chí của Nhà nước. Các bên được tự do thoả thuận để thiết lập hợp đồng nhưng sự tự do ấy phải được đặt trong giới hạn bởi lợi ích của người khác, lợi ích chung của xã hội và trật tự công cộng. 1 CácMác cho rằng: “Tự chúng, hàng hóa không thể đi đến thị trường và trao đổi với nhau được. Muốn cho những vật đó trao đổi với nhau thì những người giữ chúng phải đối xử với nhau như những người mà ý chí nằm trong các vật đó”. GVHD: Tăng Thanh Phương SVTH: Nguy Trang 5 ễn Thị Mỹ Phương
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo – Lý luận và thực tiễn Khái niệm về hợp đồng dân sự cần phải được xem xét ở nhiều phương diện khác nhau. Theo phương diện khách quan thì hợp đồng dân sự là do các quy phạm pháp luật của Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình dịch chuyển các lợi ích vật chất giữa các chủ thể với nhau. Theo phương diện chủ quan, hợp đồng dân sự là một giao dịch dân sự mà trong đó các bên tự trao đổi ý chí với nhau nhằm đi đến sự thoả thuận để cùng nhau làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định. Theo phương diện này, hợp đồng dân sự vừa được xem xét ở dạng cụ thể vừa được xem xét ở dạng khái quát. Nếu định nghĩa dưới dạng cụ thể thì: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua bán, thuê, vay, mượn, tặng, cho tài sản, làm một việc hoặc không làm một việc, dịch vụ hoặc các thoả thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng”2. Sự liệt kê cụ thể bao giờ cũng rơi vào tình trạng không đầy đủ và để quy định của pháp luật có thể bao trùm được toàn bộ các hợp đồng dân sự xảy ra trong thực tế, BLDS đã định nghĩa nó ở dạng khái quát hơn: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự”3. Như vậy, hợp đồng dân sự không chỉ là sự thoả thuận để một bên chuyển giao tài sản, thực hiện một công việc cho bên kia mà có thể còn là sự thoả thuận để thay đổi hay chấm dứt các nghĩa vụ đó. Ngoài ra, cần phải nói thêm rằng xét về nội dung kinh tế sẽ khó phân biệt giữa một hợp đồng dân sự với một hợp đồng kinh tế nếu nội dung của chúng đều là sự mua bán và trao đổi các lợi ích vật chất. Tuy nhiên, yêu cầu của quá trình tiến hành tố tụng trong việc giải quyết các tranh chấp từ hợp đồng, đòi hỏi cần phải có sự phân biệt rạch ròi giữa một hợp đồng thương mại với một 2 Điều 1 Pháp lệnh Hợp đồng Dân sự năm 1991. Điều 388 BLDS. 3 GVHD: Tăng Thanh Phương SVTH: Nguy Trang 6 ễn Thị Mỹ Phương
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo – Lý luận và thực tiễn hợp đồng dân sự. Trong thực tế có rất nhiều hợp đồng không thể phân biệt được là hợp đồng thương mại hay hợp đồng dân sự. Để có thể phân biệt được hai loại hợp đồng này phải xác định được cụ thể mục đích của từng loại hợp đồng. Nếu các bên chủ thể (hoặc ít nhất có một bên) tham gia hợp đồng với mục đích thoả mãn nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng thì hợp đồng đó được xác định là hợp đồng dân sự. Vì vậy, chỉ được coi là hợp đồng thương mại khi các bên chủ thể tham gia đều nhằm mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, mục đích tham gia cũng chỉ là một cơ sở mang tính tương đối trong việc phân biệt giữa hai loại hợp đồng vì rằng có những hợp đồng cả hai bên đều mang mục đích kinh doanh nhưng không thể coi đó là hợp đồng thương mại được nếu có một bên chủ thể là cá nhân không có đăng kí kinh doanh. 1.1.1.2. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự Theo quy định tại Điều 390 BLDS, khi giao kết hợp đồng các chủ thể phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể thoả mãn được các nhu cầu về đời sống vật chất cũng như tinh thần, BLDS cho phép mọi chủ thể được quyền “tự do giao kết hợp đồng”. Theo nguyên tắc này, mọi cá nhân, tổ chức khi có đủ tư cách chủ thể đều có quyền tham gia giao kết bất kì một hợp đồng dân sự nào, nếu họ muốn mà không ai có quyền ngăn cản. Bằng ý chí tự do của mình, các chủ thể có quyền giao kết những hợp đồng dân sự đã được pháp luật quy định cụ thể cũng như những hợp đồng dân sự khác dù rằng pháp luật chưa quy định. Tuy nhiên, sự tự do ý chí đó phải nằm trong một khuôn khổ nhất định. Bên cạnh việc chú ý đến quyền lợi của mình, các chủ thể phải hướng tới việc bảo đảm quyền lợi của những người khác cũng như lợi ích của toàn xã hội. Vì vậy, tự do của mỗi chủ thể phải không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Nằm trong mối liên hệ tương ứng giữa quyền và nghĩa vụ, mỗi một chủ thể vừa có GVHD: Tăng Thanh Phương SVTH: Nguy Trang 7 ễn Thị Mỹ Phương
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo – Lý luận và thực tiễn quyền “tự do giao kết hợp đồng” vừa có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật và đạo đức xã hội. Lợi ích của cộng đồng (được quy định bằng pháp luật) và đạo đức xã hội được coi là sự giới hạn ý chí tự do của mỗi một chủ thể trong việc giao kết hợp đồng dân sự nói riêng, cũng như đối với mọi hành vi nói chung của họ. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, tính cộng đồng và đạo đức xã hội không cho phép các cá nhân được tự do ý chí tuyệt đối để biến các hợp đồng dân sự thành phương tiện bóc lột. Các bên tự nguyện và bình đẳng trong giao kết hợp đồng. Nguyên tắc này thể hiện bản chất của quan hệ dân sự. Quy luật giá trị đòi hỏi các bên khi thiết lập các quan hệ trao đổi phải bình đẳng với nhau. Không một ai được lấy lí do khác biệt về thành phần xã hội, dân tộc, giới tính, tôn giáo, hoàn cảnh kinh tế v.v. để làm biến dạng các quan hệ dân sự. Mặt khác, chỉ khi nào các bên bình đẳng với nhau về mọi phương diện trong giao kết hợp đồng thì ý chí tự nguyện của các bên mới thật sự được bảo đảm. Vì vậy, theo nguyên tắc trên, những hợp đồng được giao kết thiếu bình đẳng và không có sự tự nguyện của các bên sẽ không được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, đánh giá một hợp đồng có phải là ý chí tự nguyện của các bên hay không là một công việc tương đối phức tạp và khó khăn trong thực tế. Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận thống nhất ý chí của các chủ thể tham gia. Vì thế, muốn xem xét các chủ thể có tự nguyện trong giao kết hợp đồng hay không, cần phải dựa vào sự thống nhất biện chứng giữa hai phạm trù: Ý chí và sự bảy tỏ ý chí. Như chúng ta đã biết, ý chí là mong muốn chủ quan bên trong của mỗi một chủ thể. Nó phải được bày tỏ ra bên ngoài thông qua một hình thức nhất định. Ý chí và sự bày tỏ ý chí là hai mặt của một vấn đề, chúng luôn có quan hệ mật thiết, gắn bó khăng khít với nhau. Ý chí tự nguyện chính là sự thống nhất giữa ý muốn chủ quan bên trong và sự bày tỏ ý chí đó ra bên ngoài. Vì vậy, để xác định một hợp đồng dân sự có tuân theo nguyên tắc tự nguyện hay không cần phải dựa vào sự thống nhất ý GVHD: Tăng Thanh Phương SVTH: Nguy Trang 8 ễn Thị Mỹ Phương
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo – Lý luận và thực tiễn chí của người giao kết hợp đồng và sự thể hiện (bày tỏ) ý chí đó trong nội dung của hợp đồng mà người đó đã giao kết. Chỉ khi nào hợp đồng là hình thức phản ánh một cách khách quan, trung thực những mong muốn bên trong của các bên giao kết thì việc giao kết đó mới được coi là tự nguyện. 1. 2. Khái quát về hợp đồng dân sự vô hiệu 1.2. 1. Khái niệm Hợp đồng vô hiệu là những hợp đồng không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy định nên không tồn tại theo quy định của pháp luật, không có hiệu lực pháp lý mặc dù hợp đồng đó được xác lập, các bên có thể chưa thực hiện, đang thực hiện hay đã thực hiện xong quyền và nghĩa vụ như cam kết nhưng khi xác định là HĐVH thì mọi cam kết đã, đang thực hiện thì đều không phải là các quyền và nghĩa vụ được pháp luật bảo vệ. Vậy hợp đồng vô hiệu là khi xác lập các bên đã có vi phạm ít nhất một trong các điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy định dẫn đến hậu quả pháp lý là không làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự nào. Khi tìm hiểu về hợp đồng dân sự vô hiệu thiết nghĩ cần phải có sự phân biệt rạch ròi với trường hợp hợp đồng dân sự mất hiệu lực. Theo đó, hợp đồng dân sự vô hiệu là hợp đồng không có hiệu lực ở ngay thời điểm giao kết. Còn hợp đồng mất hiệu lực là hợp đồng có hiệu lực ở thời điểm ký kết nhưng hợp đồng bị mất hiệu lực là do rơi vào tình trạng không thể thực hiện được. Tình trạng mất hiệu lực của hợp đồng dân sự có thể do một bên vi phạm, dẫn đến bên vi phạm yêu cầu huỷ hợp đồng hoặc các bên tự thoả thuận với nhau chấm dứt hiệu lực của hợp đồng hoặc do trở ngại khách quan nào khác. 1.2.2. Đặc điểm Căn cứ quy định của BLDS thì những quy định về hợp đồng dân sự vô hiệu được hiểu và vận dụng giống như là giao dịch dân sự vô hiệu4. Vậy đặc điểm chung của các hợp đồng vô hiệu là không đáp ứng các điều kiện theo quy Khoản 1 Điều 410 BLDS. 4 GVHD: Tăng Thanh Phương SVTH: Nguy Trang 9 ễn Thị Mỹ Phương
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo – Lý luận và thực tiễn định của pháp luật. Khi hợp đồng vô hiệu các bên phải gánh chịu hậu quả pháp lý nhất định có thể bất lợi về vật chất hoặc tinh thần như không đạt được mục đích đã xác định nếu chưa thực hiện được thì sẽ không thực hiện được tiếp, nếu đang thực hiện thì phải chấm dứt việc thực hiện đó để quay trở lại tình trạng ban đầu hoàn trả cho nhau những gì đã nhận5. Người viết đi vào phân tích các đặc điểm sau đối với hợp đồng dân sự vô hiệu: 1.2.2.1. Không đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật với hợp đồng vô hiệu Về năng lực hành vi dân sự của người tham gia hợp đồng: Bản chất của hợp đồng dân sự là sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí của các chủ thể tham gia hợp đồng nhưng không phải ai cũng có quyền tham gia vào bất kỳ loại hợp đồng nào mà chỉ có các chủ thể được pháp luật cho phép mới có thể được tham gia. Trong một số trường hợp thì một số chủ thể chỉ được tham gia trong giới hạn của một số quan hệ quan hệ dân sự nhất định. Khi các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự mà năng lực pháp luật là vốn có của chủ thể mà pháp luật quy định cho các chủ thể có quyền như nhau: mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết6. Còn năng lực hành vi thì pháp luật căn cứ vào khả năng nhận biết hành vi của từng con người cụ thể. Mục đích và nội dung của các hợp đồng không đáp ứng đủ yêu cầu của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội: Trong chế định hợp đồng dân sự, các chủ thể có quyền tự do thể hiện ý chí của mình, tự do trong việc quyết định nội dung, hình thức của giao dịch, thể hiện khi xác lập hợp đồng các chủ thể có quyền tự do lựa chọn đối tác, tự do thoả thuận nội dung của hợp đồng, hình thức giao kết. Nhưng sự tự do không mang tính tuyệt đối mà bị ràng buộc bởi khuôn khổ pháp luật. Sự ràng Khoản 2 Điều 137 BLDS. 5 Khoản 2, 3 Điều 14 BLDS. 6 GVHD: Tăng Thanh Phương SVTH: Nguy Trang 10 ễn Thị Mỹ Phương
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo – Lý luận và thực tiễn buộc này hạn chế sự tự do của các chủ thể khi tham gia xác lập hợp đồng. Chủ thể không tuân theo sự hạn chế của pháp luật dẫn tới hợp đồng vô hiệu. + Mọi thoả thuận không trái với pháp luật. + Mọi thoả thuận không được trái với đạo đức xã hội. Không trái với pháp luật thì rõ nhưng không trái với đạo đức xã hội là một vấn đề phức tạp vì khái niệm đạo đức là một khái niệm trừu tượng. Khái niệm đạo đức xã hội được luật hóa như sau: “Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận”7. Tuy nhiên, các nhà làm luật không quy định cụ thể trường hợp nào là vi phạm. Chính vì vậy mà khi xác định nội dung của khái niệm đạo đức thường được xem trong mối quan hệ với án lệ, nhưng về lý thuyết thì Nhà nước ta chưa thừa nhận án lệ. Chính vì thế trong thực tiễn hiện nay quy định này đã gây ra không ít khó khăn trong việc áp dụng. Chủ thể tham gia xác lập hợp đồng không tự nguyện: Sự tự nguyện khi giao kết hợp đồng là một yếu tố cơ bản và không thể thiếu được trong hợp đồng dân sự. VÌ vậy các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng phải thể hiện ý chí đích thực của mình. Mọi thoả thuận không phản ánh đúng ý chí cuả các bên đều có thể dẫn đến hợp đồng vô hiệu. Ý chí của chủ thể là thể hiện mong muốn của mình ra bên ngoài trong khuôn khổ pháp luật cho phép mà không bị sự ép buộc nào. Hình thức hợp đồng không đúng quy định của pháp luật: Để đảm bảo cho trật tự xã hội, lợi ích của Nhà nước và cá nhân khi tham gia giao kết hợp đồng, ngoài việc các chủ thể tham gia xác lập hợp đồng phải thể hiện ý chí của mình còn phải tuân theo các quy định của pháp luật về hình thức đối với một số loại hợp đồng nhất định. Thông qua các biểu hiện về hình thức này người khác có thể phần nào biết được nội dung của hợp đồng. Việc quy định một số loại giao dịch cần phải tuân theo các quy định về hình thức Điều 128 BLDS. 7 GVHD: Tăng Thanh Phương SVTH: Nguy Trang 11 ễn Thị Mỹ Phương
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo – Lý luận và thực tiễn dưạ trên cơ sở là đối tượng của các loại hợp đồng này có giá trị lớn hoặc có tính năng đặc biệt nên hình thức của hợp đồng là căn cứ xác đinh nội dung của hợp đồng. Mặt khác, với những quy đinh này còn là cơ sở để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra giám sát việc chuyển dịch các tài sản này. 1.2.2.2. Các bên tham gia hợp đồng phải gánh chịu hậu quả pháp lý nhất định Một khi hợp đồng vô hiệu thì: “…các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường8”. Về mặt lý thuyết thì đây là sự tổn thất của các bên nên phải quay lại tình trạng ban đầu như trước khi tham gia hợp đồng. Tuy nhiên về mặt thực tế có trường hợp khi tuyên bố hợp đồng vô hiệu có bên được hưởng lợi, có bên bị thiệt hại. 1.2.3. Phân loại hợp đồng dân sự vô hiệu 1.2.3.1. Căn cứ vào thủ tục tố tụng để tuyên bố hợp đồng vô hiệu Căn cứ vào tính chất trái pháp luật của hợp đồng xâm phạm đến quyền lợi của ai, pháp luật sẽ quy định những thủ tục tố tụng và thời hiệu khởi kiện dân sự tương ứng với từng loại hợp đồng vô hiệu đó. Các hợp đồng xâm phạm đến lợi ích công thì đương nhiên vô hiệu. Các hợp đồng xâm phạm tới lợi ích tư thì có 02 yêu cầu: (i) khi có đơn yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan; (ii) có quyết định của Tòa án. Dựa vào căn cứ phân loại này, có thể chia hợp đồng vô hiệu thành 2 loại: hợp đồng vô hiệu tuyệt đối và hợp đồng vô hiệu tương đối. Tuy nhiên, trước hết cần khẳng định rằng khái niệm vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối là hai khái niệm của ngành khoa học luật dân sự, mang tính lý thuyết và chưa Khoản 2 Điều 137 BLDS. 8 GVHD: Tăng Thanh Phương SVTH: Nguy Trang 12 ễn Thị Mỹ Phương
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo – Lý luận và thực tiễn được sử dụng trong các văn bản quy phạm pháp luật. BLDS (Phần thứ nhất, Chương 5) không phân loại các trường hợp vô hiệu của giao dịch dân sự thành vô hiệu tuyệt đối hay vô hiệu tương đối, mà chỉ giới hạn ở việc chỉ ra các trường hợp vô hiệu do vi phạm từng điều kiện cụ thể của giao dịch dân sự, cùng với việc chỉ ra hậu quả cụ thể của từng giao dịch vô hiệu. Thế nhưng hai khái niệm “giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối” và “giao dịch dân sự vô hiệu tương đối” lại là hai khái niệm rất quan trọng đối với khoa học luật dân sự. Chúng là công cụ không thể thiếu được trong việc nghiên cứu bản chất của giao dịch dân sự, cũng như trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến thủ tục tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu. Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối Là những hợp đồng bị xem là đương nhiên vô hiệu do việc xác lập hợp đồng là trái pháp luật, xâm phạm tới lợi ích của nhà nước hoặc lợi ích công cộng. Hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau thì bị coi là vô hiệu tuyệt đối: (i) Hợp đồng vô hiệu do giả tạo; (ii) Hợp đồng có nội dung, mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật; (iii) Hợp đồng có nội dung, mục đích trái đạo đức xã hội; (iv) Hợp đồng không đúng hình thức do pháp luật quy định và đã được Tòa án cho các bên thời hạn để thực hiện đúng quy định về hình thức này nhưng hết thời hạn đó mà các bên vẫn chưa thực hiện; hoặc (v) Trường hợp pháp luật có quy định về hợp đồng vi phạm hình thức nhưng các bên chưa thực hiện hợp đồng và các bên có tranh chấp thì hợp đồng bị xem là vô hiệu. Một hợp đồng vô hiệu tuyệt đối thì không giải quyết theo yêu cầu của các bên. Mọi trường hợp đều giải quyết theo quy định của pháp luật và không được hòa giải, không có quyền công nhận giá trị pháp lý của hợp đồng trong GVHD: Tăng Thanh Phương SVTH: Nguy Trang 13 ễn Thị Mỹ Phương
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo – Lý luận và thực tiễn quá trình thụ lý và giải quyết tranh chấp về hợp đồng hoặc các nội dung pháp lý có liên quan. Hợp đồng vô hiệu tương đối Là những hợp đồng được xác lập, nhưng có thể bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu theo yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan. Sự vô hiệu tương đối thể hiện ở chổ: giao dịch dân sự đó “có thể vô hiệu” hay “không đương nhiên bị xem là vô hiệu” vì nó chỉ xâm hại trực tiếp tới quyền lơi hợp pháp của cá nhân của từng bên chủ thể tham gia. Do đó, hợp đồng này nếu không có sự xem xét của Tòa án thì vẫn có hiệu lực. Trong trường hợp muốn hủy bỏ hợp đồng này, các bên phải yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tư pháp thông thường chứ hợp đồng không đương nhiên bị xem là vô hiệu. Các trường hợp dẫn đến giao dịch dân sự vô hiệu tương đối: (i) Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không có năng lực hành vi tương ứng với đòi hỏi của pháp luật đối với loại giao dịch đó; (ii) Giao dịch dân sự vô hiệu do bị đe dọa; (iii) Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối; (iv) Giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn; (v) Giao dịch dân sự vô hiệu do một người xác lập trong tình trạng người đó không nhận thức, điều khiển được hành vi của mình. 1.2.3.2. Căn cứ vào phạm vi bị vô hiệu Hợp đồng vô hiệu toàn bộ Là hợp đồng có toàn bộ nội dung vô hiệu, hoặc tuy chỉ có một phần nội dung vô hiệu nhưng phần đó lại ảnh hưởng đến hiệu lực của toàn bộ hợp đồng. Khi có những căn cứ cho là toàn bộ điều khoản của hợp đồng vô hiệu, thì hợp đồng vô hiệu toàn bộ. Căn cứ làm cho hợp đồng vô hiệu có thể xuất phát GVHD: Tăng Thanh Phương SVTH: Nguy Trang 14 ễn Thị Mỹ Phương
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo – Lý luận và thực tiễn từ sự vi phạm nội dung hợp đồng, nhưng cũng có thể là những căn cứ khác như: mục đích, năng lực giao kết hợp đồng, hợp đồng giả tạo, v.v. Cũng có những hợp đồng vô hiệu toàn bộ nhưng đối với một số điều khoản được các bên thỏa thuận ghi trong hợp đồng có vai trò độc lập với hợp đồng, thì khi hợp đồng vô hiệu toàn bộ các điều khoản đó cũng có thể được công nhận có hiệu lực nếu đủ các điều kiện luật định mà không lệ thuộc vào hiệu lực của toàn bộ hợp đồng. Hợp đồng vô hiệu từng phần (vô hiệu một phần) Là những hợp đồng được xác lập mà có một phần nội dung của nó không có giá trị pháp lý nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần khác của hợp đồng đó. Đối với một hợp đồng vô hiệu từng phần, ngoài phần vô hiệu không được áp dụng, các phần còn lại vẫn có giá trị thi hành, nên các bên vẫn phải tiếp tục thi hành trong phạm vi phầm hợp đồng vẫn còn hiệu lực. 1.3.3. Căn cứ vào điều kiện có hiệu lực của hợp đồng Dựa vào dấu hiệu này có thể phân hợp đồng vô hiệu thành các trường hợp sau: (i) Hợp đồng vô hiệu do người tham gia là cá nhân không có năng lực hành vi dân sự; (ii) Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm, đạo đức xã hội; (iii) Hợp đồng vô hiệu do không có sự tự nguyện của chủ thể; và (iv) Hợp đồng vô hiệu do vi phạm hình thức, nếu pháp luật có quy định về hình thức của hợp đồng là điều kiện bắt buộc. 1.3.4. Căn cứ vào mức độ vượt quá phạm vi đại diện của người đại diện Một trong các điều kiện quan trọng để công nhận hợp đồng có hiệu lực là tư cách đại diện hợp pháp (đại diện theo pháp luật hoặc ủy quyền) của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức hoặc cá nhân. Trong nhiều trường hợp, khi việc tham GVHD: Tăng Thanh Phương SVTH: Nguy Trang 15 ễn Thị Mỹ Phương
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo – Lý luận và thực tiễn gia xác lập hợp đồng thay cho người thứ ba không dựa trên các trường hợp đại diện luật định thì hợp đồng đó có thể bị vô hiệu. 1.3.4.1. Hợp đồng vô hiệu do người đại diện xác lập vượt quá phạm vi đại diện Thường thì đây là hợp đồng được xác lập bởi người đại diện hợp pháp, nhưng do người đại diện đã xác lập hợp đồng trên thực tế vượt quá phạm vi đại diện. Người trực tiếp tham gia hợp đồng tuy có tư cách đại diện hợp pháp nhưng nội dung hợp đồng do họ xác lập có một phần giá trị, mức độ, phạm vi vượt quá giới hạn được ghi trong hợp đồng ủy quyền hoặc được quy định trong loại đại diện tương ứng. Hợp đồng được xác lập vượt quá phạm vi đại diện thì phần vượt quá phạm vi đại diện đó bị vô hiệu, trừ trường hợp người được đại diện biết mà không phản đối. 1.3.4.2. Hợp đồng vô hiệu do người giao kết không có quyền đại diện Hợp đồng vô hiệu do người trực tiếp giao kết không có tư cách đại diện hoặc tuy có tư cách đại diện nhưng đã giao kết, thực hiện hợp đồng không thuộc công việc mà họ được phép đại diện Cũng bị xem là không có tư cách đại diện nếu người đại diện đưa ra những tuyên bố ý chí trái với ý chí của người được đại diện, làm những việc không thuộc đối tượng của quan hệ đại diện. 1.3. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng dân sự do giả tạo 1.3.1. Khái niệm Sự biểu hiện ý chí ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định chính là sự thể hiện ý chí tự nguyện của chủ thể trong giao dịch dân sự. Tuy nhiên, không phải sự tự nguyện nào của chủ thể cũng làm phát sinh hậu quả pháp lý. Có những trường hợp, bản thân chủ thể hoàn toàn kiểm soát được sự biểu hiện ý chí ra bên ngoài, không bị tác động bởi bất cứ yếu tố khách quan nào nhưng GVHD: Tăng Thanh Phương SVTH: Nguy Trang 16 ễn Thị Mỹ Phương
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo – Lý luận và thực tiễn cũng không được pháp luật thừa nhận. Đó là giao dịch dân sự được xác lập do giả tạo. Đối với giao dịch được xác lập do giả tạo, chủ thể hoàn toàn mong muốn sự thể hiện ý chí ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định, mặc dù ý chí đó không phải ý chí đích thực của chủ thể. Do đó ta có thể hiểu giao dịch dân sự được xác lập do giả tạo là giao dịch được xác lập để nhằm che giấu một giao dịch khác hoặc trốn tránh nghĩa vụ đối với người thứ ba. Giao dịch giả tạo là giao dịch được các bên chủ thể xác lập nhưng không nhằm mục đích là thiết lập các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch. Nội dung của giao dịch được xác lập không xuất phát từ ý chí đích thực của các bên. Các giao dịch được xác lập do giả tạo đều là các giao dịch vô hiệu. Mặc dù trong các giao dịch này, các bên chủ thể tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện, nhưng lại cố ý bày tỏ ý chí không đúng với ý chí đích thực của họ. 1.3.2. Đặc điểm của giao dịch dân sự do giả tạo Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự được xác lập do giả tạo là giao dịch vô hiệu, vì vậy, giao dịch giao dịch dân sự do giả tạo mang những đặc điểm chung của giao dịch dân sự vô hiệu. Thứ nhất, giao dịch dân sự đáp ứng tất cả các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 122 BLDS. Tuy nhiên giao dịch dân sự xác lập do giả tạo được xác định là vô hiệu do không đảm bảo yêu cầu về tính tự nguyện của các bên chủ thể khi tham gia giao dịch. Có nghĩa là các bên tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện xác lập giao dịch, nhưng lại cố ý bày tỏ ý chí không đúng với ý chí đích thực của họ. Ý chí đích thực ở đây là sự thể hiện của các chủ thể, khi tham gia giao dịch, các chủ thể có quyền thể hiện mong muốn của mình ra bên ngoài trong khuôn khổ của pháp luật mà không bị ép buộc bởi bất cứ yếu tố nào khác. Thứ hai, giao dịch dân sự do giả tạo được xác lập dựa trên ý chí tự nguyện của các bên, các bên biết trước sự không thống nhất giữa ý chí và sự GVHD: Tăng Thanh Phương SVTH: Nguy Trang 17 ễn Thị Mỹ Phương
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo – Lý luận và thực tiễn thể hiện của ý chí ra bên ngoài, nhưng vẫn tự nguyện xác lập giao dịch. Mục đích của các bên khi xác lập giao dịch không nhằm làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật mà nhằm che giấu một giao dịch khác hoặc trốn tránh nghĩa vụ đối với người thứ ba. Qua đó ta hiểu là sự tự nguyện không đơn giản chỉ là tự nguyện xác lập giao dịch mà còn là sự tự nguyện ở chính bản thân chủ thể. Các bên chủ thể phải biểu lộ ý chí một cách thoải mái và trung thực theo đúng ý chí và mong muốn của mình. Thứ ba, các bên xác lập giao dịch không nhằm mục đích làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự từ giao dịch mà nhằm che giấu một giao dịch khác hoặc trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Đối với giao dịch dân sự giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì có hai giao dịch song song tồn tại. Giao dịch giả tạo được thể hiện ra bên ngoài nhưng không có giá trị thực tế, còn giao dịch ẩn giấu bên trong mới là giao dịch đích thực, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên chủ thể. Giao dịch giả tạo chỉ là hình thức, giao dịch che giấu bên trong mới là ý chí chung của các chủ thể tham gia giao dịch. Giao dịch bên trong được che giấu bởi giao dịch giả tạo bên ngoài. BLDS quy định, chỉ giao dịch dân sự giả tạo mới bị vô hiệu hoàn toàn, còn giao dịch được che giấu vẫn có hiệu lực nếu đáp ứng đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật. Đối với giao dịch giả tạo được xác lập nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba cũng như vậy, pháp luật quy định giao dịch giả tạo sẽ đương nhiên bị vô hiệu mà không cần có sự yêu cầu của chủ thể có quyền lợi liên quan. 1.3.3. Các trường hợp giao dịch dân sự do giả tạo Trên cơ sở xác định mục đích của việc xác lập giao dịch do giả tạo, ta có hai trường hợp giao dịch do giả tạo sau: Thứ nhất, giao dịch dân sự được xác lập với mục đích nhằm che giấu một giao dịch khác. Trong trường hợp này có hai loại giao dịch song song tồn tại đó GVHD: Tăng Thanh Phương SVTH: Nguy Trang 18 ễn Thị Mỹ Phương
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo – Lý luận và thực tiễn là giao dịch đích thực (bên trong) và giao dịch giả tạo (giao dịch che giấu, thể hiện ra bên ngoài). Giao dịch dân sự giả tạo nhằm che giấu giao dịch khác luôn luôn vô hiệu còn giao dịch đích thực vẫn có hiệu lực pháp luật nếu như giao dịch bị che giấu đó đáp ứng được đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Chẳng hạn như trường hợp sau: Ông Nguyễn Văn A có vợ là bà Đặng Thị B. Ông A muốn tặng cho bạn gái của mình một ngôi nhà tọa lạc tại quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh (ngôi nhà này thuộc sở hữu chung của vợ chồng). Nhưng sợ vợ biết được sẽ không đồng ý nên ông nói dối là bán lại cho cô bạn để lấy tiền bỏ vào một dự án đầu tư thì bà B đồng ý (hợp đồng tặng cho không được lập thành văn bản). Trong trường hợp này, giao dịch mua bán nhà ở bị vô hiệu (giao dịch giả tạo) và giao dịch tặng cho bất động sản cũng bị vô hiệu (giao dịch được che giấu) do không thỏa mãn về mặt hình thức của hợp đồng. Khi xác lập giao dịch giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác, các bên chủ thể đều có sự tự nguyện tham gia giao dịch nhưng không có sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí. Các bên xác lập giao dịch giả tạo không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia giao dịch. Việc giao kết hợp đồng này chỉ che giấu giao dịch khác, giao dịch này chỉ mang tính hình thức vì nội dung giao dịch đã thiết lập không đúng với ý chí đích thực của các bên. Thứ hai, giao dịch dân sự được xác lập với mục đích nhằm trốn tránh nghĩa vụ của người thứ ba. Trong trường hợp này, giao dịch dân sự được xác lập có sự tự nguyện khi thể hiện ý chí, tuy nhiên sự thể hiện ý chí này lại nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ với một chủ thể khác. Có hai trường hợp sau: (i) Trường hợp bản thân chủ thể tham gia giao dịch đã tồn tại một nghĩa vụ với một chủ thể khác, do đó để trốn tránh nghĩa vụ này, chủ thể đã xác lập giao dịch giả tạo. GVHD: Tăng Thanh Phương SVTH: Nguy Trang 19 ễn Thị Mỹ Phương
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo – Lý luận và thực tiễn Chẳng hạn như để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ trong một hợp đồng vay tài sản, A đã ký hợp đồng tặng cho ngôi nhà cho người thân của mình để tránh trường hợp ngôi nhà đó có thể bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của A. (ii) Trường hợp khi tham gia giao dịch, chủ thể có thể phải thực hiện một nghĩa vụ nhất định đối với nhà nước nhưng chủ thể đã xác lập hợp đồng giả tạo để trốn tránh nghĩa vụ đó. Chẳng hạn như trường hợp C bán nhà cho D, nhưng để trốn thuế, C và D đã thỏa thuận lập hợp đồng ủy quyền thỏa thuận D được toàn quyền định đoạt đối với ngôi nhà đó. Trong trường hợp này, hợp đồng ủy quyền bị vô hiệu, còn hợp đồng mua bán vẫn có hiệu lực. Một cách rõ ràng, mục đích của giao dịch giả tạo là nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba, hoặc với Nhà nước, mặc dù trên thực tế họ có đủ điều kiện để thực hiện.Vì vậy để bảo vệ lợi ích của Nhà nước cũng như đối với người thứ ba thì pháp luật quy định các giao dịch do giả tạo sẽ đương nhiên bị vô hiệu mà không cần phải có sự yêu cầu của chủ thể có quyền lợi liên quan. 1.4. Sơ lược sự phát triển của hợp đồng dân sự và hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo từ năm 1986 đến nay 1.4.1. Từ 1986 đến 1995 Từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước, khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới kinh tế xã hội. Các văn bản ban hành trong giai đoạn này có tính hiệu lực tương đối cao thể hiện dưới dạng Luật, Pháp lệnh và các Nghị định hướng dẫn thi hành, các Luật và Pháp lệnh được Quốc hội và Hội đồng nhà nước ban hành. Các văn bản pháp luật được ra đời để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng kinh tế và quan hệ hợp đồng dân sự, trong đó có Pháp lệnh hợp đồng kinh tế GVHD: Tăng Thanh Phương SVTH: Nguy Trang 20 ễn Thị Mỹ Phương
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận tốt nghiệp : “Hợp đồng dân sự vô hiệu Thực trạng và giải pháp”
24 p | 1494 | 190
-
Bài thuyết trình Hợp đồng dân sự
12 p | 831 | 157
-
Đề tài: Hình thức và nội dung của hợp đồng dân sự theo qui định của pháp luật hiện hành – Nhận thức và kiến nghị
22 p | 563 | 146
-
Luận văn: CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ
16 p | 816 | 143
-
Đề tài: Hợp đồng dân sự
22 p | 539 | 86
-
Luận văn hay về: Một số vấn đề về hợp đồng mua bán nhà ở theo pháp luật hiện hành và phương hướng hoàn thiện
94 p | 767 | 82
-
Đề tài " NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT CĂN BẢN VỀ HỢP ĐỒNG "
20 p | 231 | 53
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Giao kết hợp đồng dân sự theo Bộ luật Dân sự năm 2005
0 p | 251 | 26
-
Luận văn: Hợp đồng giao nhận thầu mua sắm hàng hóa_lý luận và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần Chế tạo điện cơ Hà Nội
73 p | 110 | 18
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển theo pháp luật Dân sự Việt Nam
24 p | 83 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 46 | 11
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hình thức hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005
15 p | 139 | 11
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư theo pháp luật Việt Nam
12 p | 166 | 11
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng dân sự có điều kiện
13 p | 91 | 9
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của lỗ thủng trong sàn nhà dân dụng
30 p | 54 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam – Lý luận và thực tiễn
77 p | 17 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tự do giao kết hợp đồng - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
90 p | 44 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn