Luận văn: CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ
lượt xem 143
download
Việc xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong giao dịch dân sự trước hết trên cơ sở sự tự giác của các bên. Nhưng trên thực tế không phải bất cứ ai tham gia giao dịch dân sự đều có thiện chí trong việc thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của mình.Để tạo được thế chủ động cho người có quyền trong các quan hệ nghĩa vụ được hưởng quyền dân sự, pháp luật cho phép các bên có thể thỏa thuận đặt ra các biện pháp bảo đảm việc giao kết hợp đồng,cũng như việc thực hiện nghĩa vụ....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ
- NHÓM 7 Tiểu luận CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ (KÝ CƯỢC, KÝ QUỸ, BẢO LÃNH, TÍN CHẤP, ĐẶT CỌC) 1
- NHÓM 7 Mục Lục Khái quát chung về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự…………………………………………………………………………..4 Bảo lãnh. .................................................................................................... 5 1. Khái niệm. ........................................................................................ 5 2. Đặc điểm : ......................................................................................... 5 3. Căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. ................................................ 6 Ký cược ..................................................................................................... 6 1. Khái niệm ......................................................................................... 6 2. Tính chất của ký cược. ..................................................................... 7 2.1. Tính chất của ký cược so với cầm cố.......................................... 7 2.2. Tính chất của ký cược so với đặt cọc.......................................... 8 3. Chủ thể trong quan hệ ký cược. ....................................................... 8 4. Đối tượng của ký cược. .................................................................... 8 5. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ ký cược. ................. 8 5.1. Quyền và nghĩa vụ của bên ký cược ............................................. 9 5.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận ký cược .................................. 10 Tín chấp. .................................................................................................. 10 1. Khái niệm.......................................................................................... 10 2. Đặc điểm. .......................................................................................... 10 3. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia .......................................... 11 3.1 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức chính trị xã hội ........................ 11 3.2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng ................................... 12 3.3. Nghĩa vụ của bên vay vốn .......................................................... 12 Ký quỹ..................................................................................................... 12 2
- NHÓM 7 1. Khái niệm ....................................................................................... 12 2. Đặc điểm ........................................................................................ 12 2.1. Mục đích. .................................................................................. 12 2.2. Tính chất. .................................................................................. 13 3. Đối tượng........................................................................................ 13 4. Biện pháp bảo đảm bằng hình thức ký quỹ phát sinh khi có sự thỏa thuận giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ. ..................................... 13 5. Đặc trưng của biện pháp bảo đảm bằng ký quỹ :........................... 14 Đặt cọc .................................................................................................... 15 1. Khái niệm ........................................................................................ 15 2. Nội dung .......................................................................................... 15 Thành viên nhóm. Lớp Đánh giá STT Thành viên Lê Đức Hiển ( Nhóm trưởng) Hoàn thành nhiệm vụ được giao 1 K55A Nguyễn Văn Đại Hoàn thành nhiệm vu được giao 2 K55A Phạm Ngọc Tùng Hoàn thành nhiệm vụ được giao 3 K55A Nguyễn Đức Thành Hoàn thành nhiệm vụ được giao 4 K55A Đăng Ngọc Duệ Hoàn thành nhiệm vụ được giao 5 K55B Nguyễn Đạt Phùng Hoàn thành nhiệm vụ được giao 6 K55A Nguyễn Văn Xang Hoàn thành nhiệm vụ được giao 7 K55B Vũ Quân Hoàn thành nhiệm vụ được giao 8 K55A Trần Xuân Bách Hoàn thành nhiệm vụ được giao 9 K55B 3
- NHÓM 7 Khái quát chung về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Việc xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong giao dịch dân sự trước hết trên cơ sở sự tự giác của các bên. Nhưng trên thực tế không phải bất cứ ai tham gia giao dịch dân sự đều có thiện chí trong việc thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của mình.Để tạo được thế chủ động cho người có quyền trong các quan hệ nghĩa vụ được hưởng quyền dân sự, pháp luật cho phép các bên có thể thỏa thuận đặt ra các biện pháp bảo đảm việc giao kết hợp đồng,cũng như việc thực hiện nghĩa vụ. Thông qua các biện pháp này người có quyền có thể chủ động tiến hành các hành vi của mình tác động trực tiếp đến tài sản của phía bên kia nhằm làm thỏa mãn quyền lợi của mình, khi đến thời hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đó. - Về nguyên tắc thì vật bảo đảm nghĩa vụ dân sự phải thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền sử dụng, quản lý và xác định được giá trị, số lượng tài sản của bên bảo đảm . - Chuyển giao, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp và các giao dịch khác. - Tài sản không có tranh chấp, tức là tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý của bên bảo đảm. - Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án. - Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì bên bảo đảm phải mua bảo hiểm tài sản trong thời hạn bảo đảm tiền vay. 4
- NHÓM 7 • Không phải mọi sự thỏa thuận nào cũng là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự • Sự bảo đảm phải được pháp luật quy định • Đối tượng của biện pháp bào đảm : Lợi ích vật chất - Tài sản bảo đảm không có tranh chấp - Tài sản bảo đảm phải hợp pháp được phép giao dịch => Tài sản : vật , tiền , giấy tờ có giá , quyền tài sản. • Các biện pháp bảo đảm mang tính chất dự phòng , chỉ được áp dụng khi quan hệ nghĩa vụ chính không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng. Bảo lãnh. 1. Khái niệm : Theo quy định tại điều 361 BLDS 2005 : “ bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh ) cam kết với bên có quyền ( sau đây được gọi là bên nhận bảo lãnh ) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ ( sau đây được gọi là bên được bảo lãnh ), nếu khi hết thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình ” . 2. Đặc điểm : - Đây là biện pháp có tính chất đối nhân ( quan hệ trái quyền ) : Người bảo lãnh cam kết thực hiện nghĩa vụ thay khi người được bảo lãnh thực hiện không đúng hoặc không thực hiện nghĩa vụ. 5
- NHÓM 7 3. Căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định, bao gồm các trường hợp sau đây: Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh; Bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ đó, nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; Bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ; Các căn cứ khác, nếu pháp luật có quy định. Ký cược Cũng giống như cầm cố tài sản,thế chấp tài sản,đặt cọc, ký cược cũng là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. 1. Khái niệm Khoản 1 Điều 359 bộ luật Dân sự năm 2005 quy định : “ Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí 6
- NHÓM 7 quí,đá quí hoặc vật có giá trị khác ( sau đây gọi là tài sản ký cược ) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản cho thuê ” Ví dụ: A thuê xe máy của B trong 5 ngày . A giao cho B khoản tiền 10 triệu đồng ( tài sản ký cược ) để đảm bảo việc A trả lại xe máy cho thuê và tiền thuê xe máy cho B. 2. Tính chất của ký cược. Ký cược là hợp đồng phụ cho hợp đồng chính là hợp đồng thuê tài sản có đối tượng là động sản để bảo đảm thực hiện hợp đồng thuê đối với bên cho thuê .Xét về tính chất thì ký cược vừa mang tính chất của cầm cố,vừa mang tính chất của đặt cọc. 2.1. Tính chất của ký cược so với cầm cố. Tính chất của cầm cố thể hiện ở việc giao tài sản bảo đảm cho bên cho thuê, để bảo đảm nghĩa vụ và là khoản tiền mà nếu bên thuê không thực hiện nghĩa vụ ,thì người đưa tiền sẽ mất số tiền đó.Nhưng cầm cố thường theo hướng ngược lại : Người đưa vật để nhận tiền , còn ký cược là đưa tiền để nhận vật. Ví dụ: - A cầm cố một chiếc laptop cho B để lấy 5 triệu đồng - H giao N khoản tiền 10 triệu đồng để thuê xe máy của N trong 5 ngày Tuy nhiên tài sản bên ký cược đưa cho bên nhận ký cược phải tương đương với giá trị tài sản cho thuê, do đó ký cược thông thường được áp dụng đối với hợp đồng có giá trị nhỏ. 7
- NHÓM 7 2.2. Tính chất của ký cược so với đặt cọc. Tính chất đặt cọc cũng xác định tương tự do ký cược cũng đưa tài sản để bảo đảm thực hiện hợp đồng,tuy nhiên khoản tiền đặt cọc không lớn so với giá trị hợp đồng.Trong khi khoản ký cược tương đương với giá trị tài sản cho thuê 3. Chủ thể trong quan hệ ký cược. Chủ thể của ký cược là những người tham gia vào quan hệ ký cược, gồm bên ký cược và bên nhận ký cược – đây cũng chính là chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ dân sự mà biện pháp ký cược được áp dụng để bảo đảm. Bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ chính là bên ký cược, bên có quyền là bên nhận ký cược. Chủ thể của quan hệ ký cược có thể là cá nhân,pháp nhân,hộ gia đình,tổ hợp tác,dù là chủ thể nào cũng phải thỏa mãn nhưng quy định liên quan đến yếu tố chủ thể ( có đầy đủ năng lực hành vi ). 4. Đối tượng của ký cược. BLDS năm 2005 quy định đối tượng của ký cược là động sản được phép giao dịch.Bởi theo các nhà làm luật thì chỉ có tài sản là động sản ( di dời được) mới có thể giao nhận giữa bên nhận ký cược và bên ký cược 5. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ ký cược. Khoản 2 điều 359 LDS năm 2005 quy định : “ Trong trường hợp tài sản cho thuê được trả lại,thì bên thuê nhận được tài sản ký cược sau khi trừ tiền thuê ; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho 8
- NHÓM 7 thuê có quyền đòi lại tài sản thuê,nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê ”. Ví dụ : A thuê xe máy của B trong 5 ngày . A giao cho B khoản tiền 10 triệu đồng ( tài sản ký cược ) để đảm bảo việc A trả lại xe máy đã thuê và tiền thuê xe máy cho B : +Trường hợp 1 : Sau 5 ngày A trả lại xe máy thuê của B. A sẽ nhận được lại được 10 triệu đồng (tiền ký cược ) sau khi trừ tiền thuê +Trường hợp 2 : Nếu sau 5 ngày A không trả lại xe máy đã thuê . B có quyền đòi lại chiếc xe máy đã A đã thuê.Nếu chiếc xe máy đó mất hoặc A không trả lại thì 10 triệu đồng ( tiền ký cược ) sẽ thuộc về B. 5.1. Quyền và nghĩa vụ của bên ký cược 5.1.1. Nghĩa vụ của bên ký cược. Thanh toán cho bên nhận bên nhận ký cược chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản ký cược, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản ký cược cho bên nhận ký cược đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu trong trường hợp tài sản đó được chuyển quyền sở hữu cho bên nhận ký cược theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận. 5.1.2. Quyền của bên ký cược. Bên ký cược có quyền yêu cầu bên nhận ký cược ngừng việc sử dụng tài sản ký cược, nếu do sử dụng mà tài sản có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị. 9
- NHÓM 7 5.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận ký cược 5.2.1. Nghĩa vụ của bên nhận ký cược. Bảo quản, giữ gìn tài sản ký cược; không được khai thác, sử dụng tài sản đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Không được xác lập giao dịch đối với tài sản ký cược, trừ trường hợp bên ký cược đồng ý. 5.2.2. Quyền của bên nhận ký cược. Bên nhận ký cược có quyền sở hữu tài sản ký cược trong trường hợp tài sản thuê không còn để trả lại cho bên nhận ký cược, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Tín chấp. 1. Khái niệm - Theo Điều 372 BLDS năm 2005 “tín chấp là việc tổ chức chính trị xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bảo đảm cho cá nhân , hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ”. 2. Đặc điểm. - Cá nhân, hộ gia đình nghèo được bảo đảm bằng tín chấp phải là thành viên của một trong các tổ chức chính trị xã hội theo quy định tại điều 50 nghị định của Chính phủ số 163/2006/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2006 về giao dịch đảm bảo đó là: 10
- NHÓM 7 + Hội nông dân Việt Nam + Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam + Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh + Hội Cựu chiến binh Việt Nam + Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Hợp đồng cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản, trong đó phải ghi rõ số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền và nghĩa vụ trách nhiệm của người vay cũng như của bên cho vay và người bảo đảm. 2. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. 3.1 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức chính trị xã hội - Quyền của tổ chức chính trị - xã hội: tổ chức chính trị - xã hội có quyền từ chối bảo đảm bằng tín chấp, nếu xét thấy cá nhân, hộ gia đình nghèo không có khả năng sử dụng vốn vay để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ và trả nợ cho tổ chức tín dụng. - Nghĩa vụ của tổ chức chính trị - xã hội: + Xác nhận theo yêu cầu của tổ chức tín dụng về điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân, hộ gia đình nghèo khi vay vốn tại tổ chức tín dụng đó. + Chủ động hoặc phối hợp chặt chẽ với tổ chức tín dụng giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn; giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho tổ chức tín dụng. 11
- NHÓM 7 3.2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng - Quyền của tổ chức tín dụng: tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp phối hợp trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay và đôn đốc trả nợ - Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng: tổ chức tín dụng có nghĩa vụ phối hợp với tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp trong việc cho vay và thu hồi nợ. 3.3. Nghĩa vụ của bên vay vốn Bên vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng và tổ chức chính trị - xã hội kiểm tra việc sử dụng vốn vay. trả nợ đầy đủ gốc và lãi vay đúng hạn cho tổ chức tín dụng. Ký quỹ 1. Khái niệm Theo qui định tại Điều 360 Bộ luật dân sự 2005: '' Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền,kim khí,đá quý hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong tỏa của một ngân hàng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự ”. 2. Đặc điểm Như vậy , từ qui định tại Điều 360 Bộ luật dân sự 2005 ta có thể rút ra một số nhận xét sau: 2.1. Mục đích. Ký quỹ cũng như một số hình thức khác: cầm cố tài sản,bảo lãnh,ký cược,tín chấp,đặt cọc đều nhằm mục đích bảo đảm thực hiên nghĩa vụ dân sự khi bên có 12
- NHÓM 7 nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với người có quyền. 2.2. Tính chất. Nghĩa vụ phát sinh từ biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự theo hình thức ký quỹ là nghĩa vụ phụ (phụ thuộc vào nghĩa vụ chính). Không phát sinh khi nghĩa vụ chính được thực hiện. =>Nó là một quan hệ pháp luật dân sự. 3. Đối tượng Theo khoản 1 Điều 360 đó là: Tiền, kim khí, đá quý, giấy tờ khác nghĩa là đây là những lợi ích vật chất. Khoản tiền, kim khí, đá quý hoặc giấy tờ co giá được gửi vào ngân hàng có thể giá trị của nó sẽ lớn hơn rất nhiều lần phạm vi nghĩa vụ phải thực hiện nhưng khi mà bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hay thực hiện không đúng thì cũng chỉ sử dụng giá trị các tài sản này để giải quyết trong phạm vi nghĩa vụ phát sinh còn số giá trị tài sản còn lại khi đã thực hiện xong nghĩa vụ thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người có nghĩa vụ. 4. Biện pháp bảo đảm bằng hình thức ký quỹ phát sinh khi có sự thỏa thuận giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ. Sự thỏa thuận này không chỉ được thể hiện ở chỗ giữa người có quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận biện pháp bảo đảm là ký quỹ mà còn được thể hiện ở chỗ: Đối tượng ký quỹ là tài sản gì ( tiền, vàng, giấy tờ có giá, hay các vật có giá trị khác) hai bên có thể thỏa thuận để đi tới thống nhất dùng loại tài sản nào để ký quỹ ký quỹ ở ngân hàng nào và ký quỹ bao nhiêu. 13
- NHÓM 7 5. Đặc trưng của biện pháp bảo đảm bằng ký quỹ : Biện pháp ký quỹ có mặt của một chủ thể trung gian trong quan hệ pháp luật dân sự này. Đó là sự có mặt của ngân hàng. Mục đích : Nhằm đảm bảo độ an toàn cao cho các bên. Nghĩa là đảm bảo quyền lợi của các bên được thực hiện. Chính vì vậy, khi bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng thì khi đó vai trò của ngân hàng là đứng ra dùng tài sản đã được ký cược trước đó để thanh toán cho bên có quyền. Khi đó ngân hàng cũng có quyền thu một khoản chi phí dịch vụ ngân hàng từ tài khoản đã được ký cược. Ví dụ: Ngày 1/5/2011,anh A có mua của B một bộ bình cổ có giá trị 20 triệu đồng nhưng do lúc đó anh A chưa có tiền mặt, đã thỏa thuận với anh B đến 1/8/2011 sẽ giao cho anh B toàn bộ số tiền trên và để tạo sự tin tưởng cho B,A đã dùng 5 chỉ vàng đến ngân hàng C mở tài khoản để đưa số vang này vào tài khoản tại ngân hàng. Phân tích: Trong tình huống trên mục đích của việc ký quỹ tại ngân hàng của anh A nhằm đảm bảo việc hoàn trả lại số tiền cho anh B đúng ngày 1/8/2011. Đối tượng của ký quỹ là : Vàng số lượng:5 chỉ ký quỹ ở ngân hàng C =>việc thỏa thuận giữa A và B Nếu đến ngày 1/8/2011,anh A đã trả cho anh B số tiền 20 triệu đồng thì biện pháp bảo đảm nghĩa vụ bằng ký quỹ không phát sinh. 14
- NHÓM 7 Nếu đến ngày 1/8/2011,anh A không thực hiện việc giao trả cho anh B 20 triệu đồng,khi đó ngân hàng C có nhiệm vụ dùng 5 chỉ vàng này để đảm bảo quyền lợi cho B,cùng với đó ngân hàng C sẽ thu một khoản chi phí từ giá trị của 5 chỉ vàng của anh A,nếu sau khi đã thanh toán cho anh B và ngân hàng cũng thu chi phí dịch vụ thì số tiền còn dư sẽ trả lại cho anh A. Đặt cọc 1. Khái niệm Theo khoản 1 Điều 358 BLDS năm 2005 “ Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự”. 2. Nội dung - Đối tượng của đặt cọc là những vật mà một bên giao trực tiếp cho bên kia. Đối tượng của đặt cọc vừa mang chức năng bảo đảm, vừa mang chức năng thanh toán. Do vậy việc đặt cọc phải được lập thành văn bản, trong đó xác định rõ số tiền đặt cọc hay số tài sản đặt cọc, … - Khi hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiên thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền. + Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. 15
- NHÓM 7 + Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Trong trường hợp một bên trong hợp đồng giao cho bên kia một khoản tiền mà các bên không xác định rõ là tiền đặt cọc hoặc tiền trả trước thì số tiền này được coi là tiền trả trước. => Bản chất: Đặt cọc chính là việc giao vật trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
luận văn:CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM - ĐHTN
103 p | 436 | 187
-
Luận văn - Các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH ÚC ĐẠI LỢI
68 p | 276 | 116
-
Luận văn - Các biện pháp hoàn thiện công tác tổ chức lao động tại Bưu điện huyện Tủa chùa
86 p | 374 | 113
-
LUẬN VĂN:Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm
78 p | 178 | 70
-
Luận văn: "Các biện pháp hoàn thiện công tác tổ chức lao động tại Bưu điện huyện Tuần Giáo"
89 p | 172 | 66
-
Chuyên đề thực tập: Hoàn thiện các biện pháp bảo đảm an toàn trong Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
65 p | 422 | 66
-
Luận Văn: "Các biện pháp phòng chống về tham nhũng và vấn đề tụt hậu xa hơn về kinh tế"
51 p | 212 | 52
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực tiễn thực hiện các biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
20 p | 231 | 43
-
Luận văn: Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở các DN thương mại NN & C.ty kinh doanh thép vật tư Hà Nội
66 p | 105 | 25
-
Luận văn: Các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hoá tại công ty TNHH ÚC ĐẠI LỢI
66 p | 119 | 24
-
luận văn:Các biện pháp nâng cao động lực cho cán bộ công nhân viên chức trong nhà xuất bản xây dựng
54 p | 101 | 24
-
Luận văn: Giải pháp giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt nam vượt qua các biện pháp bảo hộ phi thuế quan
101 p | 130 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
105 p | 41 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực tiễn thực hiện các biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
119 p | 44 | 11
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước sông Cu Đê phục vụ cho nhà máy cấp nước Hòa Liên
26 p | 79 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Các biện pháp bảo đảm trong giao kết và thực hiện hợp đồng xây dựng theo pháp luật Việt Nam
32 p | 13 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về các biện pháp bảo đảm thi hành án kinh doanh thương mại, qua thực tiễn tại tỉnh Bình Định
24 p | 11 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn