Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái, phân bố, và đề xuất biện pháp bảo tồn cho loài thỏ vằn Trường Sơn Nesolagus Timminsi
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu chung của luận văn là tiến hành nghiên cứu để tìm ra một số đặc điểm sinh thái, phân bố của loài từ các thông tin cơ bản liên quan đến các quần thể Thỏ vằn Trường Sơn được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, để từ đó có thể đề xuất các biện pháp bảo tồn phù hợp, giúp cho loài Thỏ vằn Trường Sơn thoát khỏi nguy cơ suy giảm quần thể hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái, phân bố, và đề xuất biện pháp bảo tồn cho loài thỏ vằn Trường Sơn Nesolagus Timminsi
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Nguyễn Tuấn Anh NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI, PHÂN BỐ, VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN CHO LOÀI THỎ VẰN TRƯỜNG SƠN NESOLAGUS TIMMINSI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – 2019
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Nguyễn Tuấn Anh NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI, PHÂN BỐ, VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN CHO LOÀI THỎ VẰN TRƯỜNG SƠN NESOLAGUS TIMMINSI Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 8440301.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Lê Đức Minh Hà Nội – 2019
- Lời cảm ơn Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn của tôi, là PGS. TS. Lê Đức Minh, đã giúp đỡ tôi tận tình trong toàn bộ quá trình học và quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ này. Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo của Khoa Môi trường, trường Đại học Khoa học tự nhiên nói chung, và các thầy cô giáo của Bộ môn Sinh thái môi trường nói riêng, đặc biệt là PGS. TS. Trần Văn Thụy, PGS. TS. Nguyễn Kiều Băng Tâm, Th.S. Nguyễn Thị Thu Hà, đã tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học tập. Tiếp theo, tôi xin cảm ơn TS. Mary Blair, giám đốc phòng Tin Sinh học, Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học, Bảo tàng lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ, và các đồng nghiệp ở Bảo tàng lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ, đặc biệt là Ned Horning và Peter Galante, đã giúp đỡ trong thời gian đầu tôi làm quen với các phương pháp mô hình hóa. Nhiều phần về thực địa và tổng hợp số liệu của luận văn này sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự giúp đỡ tận tình của các anh chị, các đồng nghiệp, bao gồm anh Nguyễn Văn Thành, Ngô Thị Hạnh, và Nguyễn Thị Thắm ở Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội, anh Nguyễn Thế Trường An, và anh Andrew Tilker ở Viện nghiên cứu thú Leibniz, anh Trịnh Đình Hoàng ở Fauna & Flora International Việt Nam, Santi Xayyasith ở Đại học Quốc gia Lào, anh Trần Văn Bằng ở Viện Sinh thái học miền Nam, anh Nguyễn Quảng Trường ở Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, chị Nguyễn Thị Ánh Minh ở Đại học Khoa học tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh, và nhiều anh em, cán bộ kiểm lâm, và người dẫn đường địa phương ở nhiều khu bảo tồn trên cả nước. Hà Nội, 18/06/2019 Nguyễn Tuấn Anh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.....................................................................................3 1.1. Tổng quan về đa dạng sinh học ở khu vực dãy Trường Sơn ............................3 1.2. Tổng quan về loài Thỏ vằn Trường Sơn ...........................................................7 1.3. Tổng quan về tình hình khảo sát bẫy ảnh .......................................................10 1.4. Tổng quan về Mô hình hóa phân bố loài ........................................................14 1.4.1. Sơ lược nghiên cứu mô hình hóa phân bố loài trên thế giới ....................14 1.4.2. Sơ lược nghiên cứu mô hình hóa phân bố loài ở Việt Nam .....................17 1.5. Tổng quan về các khu vực nghiên cứu chính .................................................19 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................33 2.1. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................33 2.2. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................34 2.3. Thời gian thực hiện .........................................................................................35 2.4. Dụng cụ nghiên cứu chính ..............................................................................35 2.5. Các phương pháp nghiên cứu chính ...............................................................36 2.5.1. Phương pháp kế thừa tài liệu ....................................................................36 2.5.2. Phương pháp phỏng vấn ...........................................................................36 2.5.3. Phương pháp điều tra thực địa theo tuyến ................................................37 2.5.4. Phương pháp điều tra bẫy ảnh ..................................................................38 2.5.5. Phương pháp mô hình hóa phân bố ..........................................................40
- CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................45 3.1. Kết quả điều tra thực địa theo tuyến ...............................................................45 3.2. Kết quả điều tra bẫy ảnh .................................................................................46 3.3. Kết quả mô hình hóa phân bố .........................................................................55 3.3.1. Các ghi nhận về phân bố của Thỏ vằn Trường Sơn .................................55 3.3.2. Kết quả mô hình phân bố cho loài Thỏ vằn .............................................64 3.4. Một số biện pháp bảo tồn cho loài Thỏ vằn Trường Sơn ...............................74 3.4.1. Các yếu tố chính tác động đến quần thể Thỏ vằn Trường Sơn ................74 3.4.2. Các biện pháp bảo tồn quần thể ...............................................................75 3.4.3. Các biện pháp bảo vệ sinh cảnh ...............................................................76 3.4.4. Các biện pháp tuyên truyền nâng cao năng lực và nhận thức ..................77 3.5. Thảo luận ........................................................................................................77 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................86 PHỤ LỤC .................................................................................................................97
- DANH MỤC HÌNH Hình 1. Bản đồ độ cao khu vực dãy Trường Sơn .......................................................4 Hình 2. Một loài Nguy cấp, Cầy vằn Bắc (Chrosogale owstoni), được ghi nhận bằng bẫy ảnh tại khu vực nghiên cứu................................................11 Hình 3. Vị trí bốn khu vực nghiên cứu chính của luận văn, so với một số khu bảo tồn khác trong khu vực dãy Trường Sơn. .............................21 Hình 4. Một khu vực tại Vườn quốc gia Bến En ......................................................24 Hình 5. Một khu vực tại khu bảo tồn Sao la Huế .....................................................32 Hình 6. Minh họa giá trị AICs dùng để lựa chọn mô hình .......................................43 Hình 7. Biểu đồ khung nghiên cứu của luận văn .....................................................44 Hình 8. Các tuyến điều tra đã khảo sát ở Vườn quốc gia Bến En ............................45 Hình 9. Các tuyến điều tra đã khảo sát ở khu bảo tồn Hin Nam No ........................46 Hình 10. Ghi nhận Thỏ vằn bằng bẫy ảnh ở khu bảo tồn Sao la Huế ......................48 Hình 11. Đặc điểm sinh thái thời gian trong ngày của Thỏ vằn Trường Sơn ..........49 Hình 12. Tỉ lệ xuất hiện từ 18h00 đến 22h00 ở các tháng trong năm của Thỏ vằn Trường Sơn...........................................................................................50 Hình 13. Tỉ lệ xuất hiện vào các ngày trong tháng của Thỏ vằn Trường Sơn .........51 Hình 14. Tỉ lệ xuất hiện vào các nhóm 5 ngày của Thỏ vằn Trường Sơn ...............51 Hình 15. Tỉ lệ xuất hiện vào các tháng trong năm của Thỏ vằn Trường Sơn ..........52 Hình 16. Tỉ lệ xuất hiện vào các tháng trong năm của Cầy vòi hương (Paradoxurus hermaphroditus) ở khu bảo tồn Sao la Huế ..............53 Hình 17. Tỉ lệ xuất hiện vào các tháng trong năm của Chồn bạc má Bắc (Melogale moschata) ở khu bảo tồn Sao la Huế..........................53 Hình 18. Tổng hợp các điểm ghi nhận của Thỏ vằn Trường Sơn từ trước tới nay ..64 Hình 19. Giá trị AUC của mô hình tốt nhất cho phân bố tiềm năng hiện tại của Maxent ....................................................................65 Hình 20. Phân bố tiềm năng hiện tại của Thỏ vằn Trường Sơn, với vị trí của các khu bảo tồn ở khu vực dãy Trường Sơn ........................................66
- Hình 21. Vùng phân bố dự kiến của Thỏ vằn Trường Sơn ở năm 2050 dưới kịch bản RCP 2,6 và kịch bản RCP 8,5 của mô hình hoàn lưu khí hậu toàn cầu BCC-CSM1-1 ............................................69 Hình 22. Vùng phân bố dự kiến của Thỏ vằn Trường Sơn ở năm 2050 dưới kịch bản RCP 2,6 và kịch bản RCP 8,5 của mô hình hoàn lưu khí hậu toàn cầu MIROC5 ....................................................70 Hình 23. Vùng phân bố dự kiến của Thỏ vằn Trường Sơn ở năm 2050 dưới kịch bản RCP 8,5 của mô hình hoàn lưu khí hậu toàn cầu BCC-CSM1-1 và phân vùng độ cao ở Việt Nam và Lào ..........................................72 Hình 24. Vùng phân bố dự kiến của Thỏ vằn Trường Sơn ở năm 2050 dưới kịch bản RCP 8,5 của mô hình hoàn lưu khí hậu toàn cầu MIROC5 và phân vùng độ cao ở Việt Nam và Lào ..................................................73 Hình 25. Vùng phân bố tiềm năng hiện nay của Thỏ vằn Trường Sơn so với các vùng có độ cao khác nhau ........................................................................78 Hình 26. Vị trí tương đối của vùng phân bố tiềm năng hiện tại của Thỏ vằn Trường Sơn với hệ thống sông Mã ở phía Bắc và hệ thống sông Sê San – sông Ba ở phía Nam ...........................................................82
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Các khu vực điều tra thực địa chính của luận văn ......................................20 Bảng 2. Kết quả tổng hợp các ghi nhận về Thỏ vằn từ trước tới này .......................55 Bảng 3. Diện tích vùng phân bố dự kiến của Thỏ vằn Trường Sơn trong các kịch bản biến đổi khí hậu khác nhau .........................................................71
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT IUCN Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (International Union for Conservation of Nature) Cs Cộng sự Maxent Phần mềm Maximum Entropy
- MỞ ĐẦU Dãy Trường Sơn là một khu vực có mức độ đa dạng sinh học cao, với nhiều loài thú đặc hữu và quý hiếm, như Sao la (Pseudoryx nghetinhensi), Vooc Hà Tĩnh (Trachypithecus hatinhensis), Vượn má trắng Nam (Nomascus siki), Lợn rừng Heude (Sus bucculentus), Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis) [76]. Khu vực này được coi là “mỏ loài mới” của Việt Nam nói riêng, và khu vực Đông Dương nói chung, với nhiều loài thú được phát hiện hoặc tái phát hiện ở giai đoạn gần đây, đặc biệt là từ những năm 1990 trở về đây, ví dụ như Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis) [33], Thỏ vằn Trường Sơn (Nesolagus timminsi) [11], Mang Roosevelt (Muntiacus rooseveltorum) [53]. Tuy nhiên, với mức độ đa dạng cao như vậy, các loài sinh vật ở Trường Sơn đã và đang chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc săn bắn trái phép quá mức và phá hủy sinh cảnh. Tình trạng săn bắn trái phép là một trong những mối đe dọa phổ biến nhất đối với các loài: nhiều loài đã trở nên rất khó ghi nhận ngoài tự nhiên do tình trạng sử dụng bẫy dây phanh với quy mô lớn như Sao la, một số loài khác thậm chí đã bị tuyệt chủng [76]. Trong đó, loài Thỏ vằn Trường Sơn, vốn mới chỉ được phát hiện từ năm 1996 và chính thức mô tả năm 2001, đã phải đối mặt với những nguy cơ trên. Tuy nhiên, Thỏ vằn Trường Sơn lại là loài thiếu nhiều thông tin sinh thái quan trọng, trong đó có đặc điểm phân bố của loài, và chưa có công bố nào về phân bố tiềm năng và dự báo vùng phân bố của loài này trong bối cảnh biến đổi khí hậu, vốn là những thông tin rất cần thiết để có thể đề ra các biện pháp bảo tồn phù hợp cho loài. Vì thế, mục tiêu trước tiên của nghiên cứu này là tổng hợp các thông tin từ các nghiên cứu trước đây liên quan đến loài Thỏ vằn Trường Sơn, kết hợp với các thông tin phỏng vấn chuyên gia và phỏng vấn thực tế, để tìm ra những khu vực có tiềm năng có Thỏ vằn cao mà chưa được ghi nhận thực tế. Mục tiêu thứ hai là tiến hành khảo sát thực địa, bằng cả phương pháp điều tra theo tuyến và điều tra bẫy ảnh, để thu thập các vùng có Thỏ vằn sinh sống ở các khu vực tiềm năng, và phân tích số 1
- liệu thực địa để tìm ra một số đặc điểm sinh thái của loài, đặc biệt là các đặc điểm phân bố về thời gian. Mục tiêu thứ ba là sử dụng các kết quả thu được từ những nghiên cứu trước đây và từ quá trình thực địa để xây dựng mô hình phân bố loài, từ đó phân tích một số đặc điểm sinh thái về phân bố không gian của Thỏ vằn, đồng thời đánh giá sự thay đổi về đặc điểm phân bố trong tương lại của Thỏ vằn dưới tác động của biến đổi khí hậu, để từ đó đề xuất được các biện pháp bảo tồn thích hợp cho loài và cung cấp cơ sở khoa học cho quy hoạch bảo tồn Thỏ vằn Trường Sơn. Vì thế, các nội dung nghiên cứu chính của luận văn bao gồm: (1). Tổng hợp các thông tin từ các nghiên cứu trước đây liên quan đến loài Thỏ vằn Trường Sơn, kết hợp với các thông tin phỏng vấn chuyên gia và phỏng vấn thực tế, để tìm ra những khu vực có tiềm năng có Thỏ vằn cao mà chưa được ghi nhận thực tế. (2). Tiến hành khảo sát thực địa, bằng cả phương pháp điều tra theo tuyến và điều tra bẫy ảnh, để thu thập các vùng có Thỏ vằn sinh sống ở một khu vực tiềm năng, và phân tích số liệu thực địa để tìm ra một số đặc điểm sinh thái của loài, đặc biệt là các đặc điểm phân bố về không gian và thời gian. (3). Sử dụng các kết quả thu được từ những nghiên cứu trước đây và từ quá trình thực địa để xây dựng mô hình phân bố loài, từ đó phân tích một số đặc điểm sinh thái về phân bố không gian của Thỏ vằn, đồng thời đánh giá sự thay đổi về đặc điểm phân bố trong tương lại của Thỏ vằn dưới tác động của biến đổi khí hậu, và đề xuất một số biện pháp bảo tồn thích hợp cho Thỏ vằn Trường Sơn. 2
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về đa dạng sinh học ở khu vực dãy Trường Sơn Dãy Trường Sơn là một trong những dãy núi chính của khu vực Đông Dương, chạy dọc theo biên giới Việt Nam – Lào (Hình 1). Dãy Trường Sơn là nơi có giá trị đa dạng sinh học cao, là nơi cư trú của nhiều loài quý hiếm, đặc hữu. Khu vực này còn được coi là “mỏ loài mới” của Việt Nam và Lào, với rất nhiều loài mới được phát hiện và mô tả trong những năm gần đây như Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) [83], Mang lớn (Muntiacus vuquangensis) [73], và Thỏ vằn (Nesolagus timminsi) [11]. Trong ba thập kỷ gần đây, các nỗ lực bảo tồn và khảo sát đa dạng sinh học được thực hiện nhằm nghiên cứu và bảo vệ giá trị đa dạng sinh học ở nơi đây. Tuy nhiên, giống như nhiều khu vực ở Đông Nam Á, các loài sinh vật quý hiếm, đặc hữu của dãy Trường Sơn đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng lớn, gây ra bởi tình trạng săn bắt trái phép và phá hủy sinh cảnh trên diện rộng. 3
- Hình 1. Bản đồ độ cao khu vực dãy Trường Sơn Nhiều nghiên cứu đã nêu bật đặc điểm đa dạng sinh học đặc biệt của Trường Sơn và các mối đe dọa mà khu vực này đang đối mặt. Diện tích rừng ở cảnh quan này đã bị suy giảm nhanh chóng trong vòng khoảng 60 năm trở lại đây do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, từ việc chất độc hóa học để phát quang trong chiến tranh; đến quá trình mở lâm trường, nông trường, và chủ trương khai thác gỗ, chuyển đổi các diện tích rừng đã bị khai thác và mở rộng các diện tích đất nông nghiệp vào những năm 1980 và 1990; và tình trạng phá rừng trái phép từ những năm 1990 trở lại đây. Kết quả là, rừng nguyên sinh của chỉ còn chiếm tỉ lệ nhỏ trên tổng diện tích rừng của 4
- khu vực [76]. Ở phía bên kia biên giới ở Lào, có một số khu vực vẫn có các cánh rừng có diện tích lớn chưa bị khai thác quy mô lớn và ít bị tác động của con người, nhưng các khu rừng này cũng đang phải đối mặt với tình trạng phá rừng và khai thác khoáng sản ngày càng tăng, và nếu như không có các biện pháp bảo vệ trong tương lai gần, thì các cánh rừng và đa dạng sinh học ở Lào cũng sẽ bị suy giảm tới mức như ở Việt Nam [36]. Trong vòng 10 năm trở lại đây, diện tích che phủ rừng ở Việt Nam có tăng nhờ quyết định đóng cửa rừng của Chính phủ và việc cải thiện thực thi pháp luật đối với các vi phạm liên quan đến phá rừng trái phép. Tuy nhiên, có một điểm cần phải lưu ý, rằng một phần đáng kể độ che phủ rừng tăng lên là đến từ việc trồng đơn canh một số loại cây phục vụ sản xuất, ví dụ như Keo và Bạch đàn, chứ không phải là sự gia tăng diện tích rừng tự nhiên [51]. Mối đe dọa trực tiếp đầu tiên trong thời điểm hiện tại đối với các loài động vật ở dãy Trường Sơn là tình trạng săn bắn trái phép để tiêu thụ tại chỗ và cung cấp cho thị trường buôn bán động vật hoang dã trái phép. Hoạt động săn bắt trái phép đã gây ra sự tuyệt chủng của nhiều loài động vật có xương sống ở Việt Nam. Một số loài tiêu biểu đã tuyệt chủng hoặc tuyệt chủng về mặt chức năng ở Việt Nam gồm có: Sao la (Pseudooryx nghetinhensis), Hổ (Panthera tigris), Báo (Panthera pardus), Báo gấm (Neofelis nebulosi), Hươu vàng (Axis porcinus), và Tê giác một sừng (Rhinoceros sondaicus) – và đây chỉ là một số loài trong rất nhiều loài đã bị tuyệt chủng trong giai đoạn qua [14, 76]. Săn bắn bằng bẫy bắt dây phanh đang là một trong những phương thức săn bắt phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam, vì các bẫy dây phanh có giá rất rẻ, khối lượng nhẹ, dễ vận chuyển với số lượng lớn, tương đối bền bỉ, và dễ dàng được cài đặt. Hơn nữa, ở Việt Nam hiện nay hầu như không có các quy định pháp luật nào hạn chế việc mua bán và sử dụng dây phanh, nên những thợ săn có thể mua và mang vật liệu này vào trong rừng tương đối dễ dàng. Việc bẫy bắt bằng dây phanh hiện tại đang ở mức độ tương đối cao ở một số khu bảo tồn, ví dụ các cán bộ kiểm lâm ở khu bảo 5
- tồn Sao la Huế phá và tịch thu khoảng 10.000 – 12.000 bẫy dây phanh một năm – và con số này mới chỉ phản ánh một phần của toàn bộ bẫy dây phanh trong rừng (phỏng vấn Giám đốc Khu bảo tồn Sao la Huế). Kết quả của tình trạng săn bắn trái phép quá mức là nhiều khu rừng ở Trường Sơn nói riêng và Việt Nam nói chung đang hứng chịu “hội chứng rừng trống”, nơi có sinh cảnh và hệ sinh thái phù hợp nhưng hầu như thiếu vắng các loài động vật sinh sống, đặc biệt là các loài thú sống ở mặt đất, do chúng phải chịu áp lực săn bắn quá lớn [36]. Ở Việt Nam, một số khu bảo tồn đã tiến hành một số chương trình gỡ bỏ bẫy dây phanh, ví dụ như bộ ba khu bảo tồn liền kề nhau là Vườn quốc gia Bạch Mã – khu bảo tồn Sao la Huế – khu bảo tồn Sao la Quảng Nam, với sự hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế chuyên về bảo tồn như WWF Việt Nam, nhưng thậm chí ở những khu này thì tình trạng đặt và sử dụng bẫy dây phanh vẫn diễn ra khá phổ biến. Ở Lào, mặc dù dân số nhìn chung là thấp, và có nhiều khu bảo tồn có diện tích lớn nhưng bẫy bắt bằng dây phanh cũng khá phổ biến, đặc biệt là tại các khu rừng nằm liền kề với biên giới Việt Nam, khiến các loài động vật hoang dã ngày càng trở nên quý hiếm [36, 75]. Hơn nữa, với việc thiếu các hoạt động thực thi pháp luật hiệu quả, các khu rừng biên giới của Lào có thể cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng “rừng trống” như nhiều khu bảo tồn ở Việt Nam [36, 75]. Mặc dù đã có nhiều báo cáo về tác động tiêu cực của săn bắn trái phép đến đa dạng sinh học nói chung, và đa dạng sinh học ở Việt Nam nói riêng, nhưng đến nay áp lực săn bắn vẫn còn tương đối phổ biến ở nhiều khu bảo tồn tại Việt Nam và Lào. Ví dụ, loài Lợn vòi (Tapirus indicus) đã bị coi là tuyệt chủng do không có ghi nhận trong thời gian dài, hoặc Tê giác một sừng (Rhinoceros sondaicus) đã tuyệt chủng gần một thập niên [14]. Trong khoảng một thập niên gần đây, một số sáng kiến bảo tồn đã và đang được thực hiện nhằm cố gắng ngăn chặn các ảnh hưởng tiêu cực từ săn bắn trái phép đến đa dạng sinh học ở khu vực Trường Sơn. Các giải pháp có thể kể đến gồm có thành lập mới ba khu bảo tồn (khu bảo tồn Sao la Huế, khu bảo tồn Sao la Quảng Nam, và khu bảo tồn Voi Nông Sơn) và mở rộng diện tích Vườn quốc 6
- gia Bạch Mã. Thêm vào đó, các đội chuyên trách tuần tra bảo vệ rừng và phá gỡ bẫy dây phanh trên diện rộng, tập trung cho diện tích rừng thuộc hai khu bảo tồn Sao la của Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, đã được thành lập và triển khai như là một phần của một dự án hợp tác lớn của KfW và WWF – Dự án Sinh khối carbon và Đa dạng sinh học. Cũng trong dự án này, chương trình Chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) đã được tiến hành thực hiện đễ hỗ trợ các cộng đồng dân cư địa phương quanh các khu bảo tồn và cung cấp một phần kinh phí cho các hoạt động bảo tồn. Tuy nhiên, do thiếu một bộ dữ liệu nền cơ sở về hiện trạng bảo tồn của các loài và không có bất cứ một khảo sát có hệ thống nào được thực hiện trước đó, hiệu quả của các giải pháp bảo tồn trên đối với các loài động vật nguy cấp, quý hiếm, đặc hữu trong khu vực Trường Sơn vẫn còn chưa được làm sáng tỏ. Các dữ liệu nền là rất cần thiết để làm cơ sở đánh giá một cách toàn diện các tác động của các hoạt động bảo tồn khác nhau đến hiện trạng quần thể của các loài, để từ đó có các giải pháp điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Các cuộc điều tra thực địa nếu được tổ chức bài bản và có hệ thống, có phương pháp rõ ràng ở khu vực dãy Trường Sơn có thể sẽ giúp đánh giá chính xác hơn hiệu quả thực tế của các giải pháp bảo tồn ở khu vực này. 1.2. Tổng quan về loài Thỏ vằn Trường Sơn Giống Thỏ vằn (Nesolagus) được phát hiện từ năm 1880, với một loài duy nhất là Thỏ vằn Sumatra (N. netscheri) ghi nhận ở một số vùng ở phía Nam đảo Sumatra, Indonesia [77]. Thỏ vằn Sumatra rất khó điều tra theo phương pháp truyền thống, và từ trước đến giờ mới chỉ thu thập được 12 mẫu bảo tàng của loài. Vì thế, các thông tin về tập tính sinh thái của loài này rất hạn chế, với một số đặc điểm bao gồm: đây là loài chỉ hoạt động về đêm, chỉ phân bố ở các cánh rừng nguyên sinh có độ cao từ 600 m – 1.200 m ở một số khu vực có diện tích nhỏ phía Nam đảo Sumatra [58]. 7
- Đến đầu những năm 1990, cùng với việc các tổ chức quốc tế đầu tư nhiều cho công tác điều tra đa dạng sinh học ở Đông Dương, đã bắt đầu xuất hiện những báo cáo về việc có một loài thỏ mới có hình dạng gần giống với Thỏ vằn Sumatra ở Lào. Đến năm 1996, Robert Timmins và các đồng nghiệp đã thu được một mẫu thỏ vằn tại một chợ mua bán thực phẩm ở Ban Lak (Bản Lác), Lào, chỉ cách biên giới Việt Nam – Lào đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Bình khoảng 30 km. Các kết quả phân tích ban đầu về hình thái và di truyền cho thấy, loài thỏ này là một loài thú hoàn toàn mới, đã có thời gian cách ly với loài Thỏ vằn Sumatra lên tới 8 triệu năm [77]. Đến năm 2000, Robert Timmins và cs. đã phát hiện nhiều cá thể của loài thỏ này ở khu vực rừng giao thoa giữa Việt Nam và Lào ở Nghệ An và Hà Tĩnh [80]. Đến giữa năm 2000, loài thỏ mới chính thức được mô tả bởi Averianov và cs. dựa trên một cá thể phát hiện ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh, và được đặt tên chính thức là Thỏ vằn Trường Sơn Nesolagus timminsi [11]. Về hình thái bên ngoài, Thỏ vằn Trường Sơn có nhiều đặc điểm giống với Thỏ vằn Sumatra, ví dụ như các sọc nâu/đen chạy ngang phần lưng/thân, tai và đuôi khá ngắn, nhưng khác loài Sumatra ở kích thước và cấu trúc xương sọ và các răng [11]. Về một số đặc tính sinh thái về tập tính và phân bố của Thỏ vằn Trường Sơn, đã có một số nghiên cứu trong và ngoài nước từ năm 2001 đến gần đây. Ví dụ, Đặng Ngọc Cẩn và cs. (2001) đã thống kê thêm một số khu phân bố của N. timminsi, bao gồm từ Vườn Quốc gia Pù Mát – Nghệ An đến Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bảng – Quảng Bình, và thường được tìm thấy ở những nơi có độ cao từ 600 m – 1,200m. Tác giả cũng đã nhận định săn bắn là một trong những nguy cơ lớn nhất cho loài [15]. Phạm Trọng Ảnh và cs. (2009) đã tiến hành điều tra thực địa, thu thập một số mẫu vật thu ở Hương Sơn, Hà Tĩnh và Lệ Thủy, Quảng Bình để xác định đa dạng di truyền và một số đặc tính sinh học – sinh thái của loài Thỏ vằn Trường Sơn. Các tác giả đã xác định loài N. timminsi có khoảng cách di truyền lớn so với nhiều loài khác, từ xấp xỉ 19% – 26%. Tuy nhiên các tác giả đã không thực hiện phân tích giữa 8
- Thỏ vằn Trường Sơn và Thỏ vằn Sumatra. Về đặc điểm sinh học – sinh thái, các tác giả kết luận N. timminsi là loài thú sống về đêm, hoạt động chủ yếu từ 7h tối đến 3h sáng, với thời gian thường gặp nhất là từ 10h tối đến 2h sáng. Sinh cảnh ưa thích chính của loài là rừng ẩm thường xanh có độ che phủ nhẹ, rừng thứ sinh hỗn giao tre nứa, rừng tái sinh sau khai thác có thảm thực vật cây bụi thập và tầng vỏ quyết [2]. Các tác giả cũng ghi nhận một số trường hợp có người bắt gặp thỏ ra kiếm ăn ở các nương bãi bỏ hoang hoặc đang canh tác gần rừng. Thỏ vằn thường dễ gặp ở gần khe suối, mặc dù nước không phải là yếu tố chi phối, mà thảm thực vật cạnh suối là yếu tố ảnh hưởng quyết định. Loài Thỏ vằn Trường Sơn thường phân bố từ độ cao 500m trở xuống, sống ở các hang nông, dựa vào các hốc cây, hốc đá, bờ hẻm sườn núi, hó dưới các bụi cây rậm, không đào xuống lòng đất. Thỏ vằn sống một mình, không kiếm ăn theo đàn trừ trường hợp mẹ con. Các loài săn mồi đe dọa chủ yếu đến thỏ vằn gồm các loài thú ăn thịt nhỏ như Triết (Mustela sp.), Chồn vàng (Mertes flavigula), Lỏn tranh (Herpestes jananicus), Cầy đốm (Pronodon paradicolor), Mèo báo (Prionailurus bengalensis), Báo lửa (Catopumur temminckii). Thú cạnh tranh chủ yếu của thỏ vằn là loài Thỏ nâu (Lepus pyguensis), nhưng số lượng Thỏ nâu trong vùng phân bố của thỏ vằn không đáng kể. Các tác giả cũng đề cập đến việc quan sát được một tổ thỏ vằn có 2 con non khoảng 15 – 20 ngày tuổi vào tháng 8/2003 ở Hương Sơn, Hà Tĩnh. Thỏ vằn được xác định là ăn lá, cuống lá, ngọn của cây, nhưng ưa thích phần lá và chồi non. Các tác giả cho rằng, tuy thức ăn của thỏ vằn tương đối đa dạng, gồm nhiều loài và họ, nhưng các khảo sát thực địa cho thấy các cây thức ăn ưa thích là các loài cây thảo, cây bụi dây leo thuộc lớp hai lá mầm, cây thuộc lớp một lá mầm rất ít. Các tác giả đã xác định được thành phần loài thực vật thức ăn của thỏ vằn gồm 44 loài thuộc 6 họ và 16 chi khác nhau [2]. Andrew Tilker và cs. (2018) đã tiến hành khảo sát thực địa ở 3 tỉnh tiếp giáp với nhau là Thừa Thiên Huế và Quảng Nam (Việt Nam), và Salavan (Lào) dựa vào bẫy 9
- ảnh và đã ghi nhận Thỏ vằn Trường Sơn ở 36 địa điểm khác nhau. Các tác giả cũng đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố khác nhau, ví dụ như độ che phủ tán, mật độ cây, đặc điểm sinh cảnh, đặc điểm địa hình và mức độ tác động của con người để từ đó tính ra mức độ phổ biến của Thỏ vằn Trường Sơn ở một số khu bảo tồn trong khu vực. Các tác giả cũng kết luận rằng, mức độ tác động của con người là nhân tố ảnh hưởng chính đến phân bố hiện nay của Thỏ vằn Trường Sơn ở 3 tỉnh được nghiên cứu, nhiều hơn cả ảnh hưởng từ các nhân tố tự nhiên [79]. 1.3. Tổng quan về tình hình khảo sát bẫy ảnh Khảo sát bẫy ảnh là phương pháp khảo sát không gây hại cho động vật được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu gần đây. Phương pháp này đặc biệt thích hợp để phát hiện các loài quý hiếm, khó phát hiện và khó nghiên cứu bằng các phương pháp quan sát trực tiếp (Hình 2). Khảo sát bẫy ảnh có lợi thế với khả năng tích lũy lượng lớn dữ liệu so với nguồn lực về thời gian phải đầu tư, và thích hợp cho các khảo sát ở các khu vực xa xôi [39, 49, 55, 91]. Kết quả từ nhiều nghiên cứu khác nhau có sử dụng bẫy ảnh đã cho thấy phương pháp này có thể cung cấp thông tin về phân bố, tập tính và tương quan giữa loài với các yếu tố con người và tự nhiên. Dữ liệu từ khảo sát bẫy ảnh còn có thể được sử dụng để tính toán nhiều thông số khác nhau của quần thể và quần xã, và do đó phương pháp này cũng giúp ích cho các nghiên cứu về biến động quần thể [19]. 10
- Hình 2. Một loài Nguy cấp, Cầy vằn Bắc (Chrosogale owstoni), được ghi nhận bằng bẫy ảnh tại khu vực nghiên cứu Khảo sát bẫy ảnh đã được phát triển trong một thời gian dài để nghiên cứu các loài thú có kích thước trung bình và lớn. Đa số khảo sát sử dụng bẫy ảnh đều tập trung vào các loài thú có tính biểu tượng cao như Hổ (Panthera tigris) hoặc được thiết kế để nghiên cứu quần xã các loài thú nói chung [16, 47]. Tuy nhiên, gần đây một số nghiên cứu đã cho thấy bẫy ảnh cũng có thể được sử dụng để thu thập thông tin về các loài thú nhỏ, đặc biệt là các loài hoạt động nhiều gần mặt đất. Bẫy ảnh có khả năng ghi nhận từ các loài gặm nhấm, các loài khỉ, cho đến thú ăn thịt nhỏ với hiệu suất tương đối tốt [22, 37, 46]. Mặc dù các loài này có thể được điều tra bằng phương pháp khảo sát theo điểm và khảo sát theo tuyến truyền thống, nhưng bẫy ảnh lại có lợi thế rất lớn khi có thể thu thập được nhiều dữ liệu trong khoảng thời 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn