Đề tài khoa học: Nghiên cứu nội dung và phương pháp thu thập thông tin của khu vực kinh tế chưa được quan sát trong thống kê tài khoản quốc gia của Việt Nam
lượt xem 4
download
Nội dung chính của đề tài trình bày nghiên cứu nội dung và phương pháp thu thập thông tin của khu vực kinh tế chưa được quan sát trong thống kê tài khoản quốc gia của Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài khoa học: Nghiên cứu nội dung và phương pháp thu thập thông tin của khu vực kinh tế chưa được quan sát trong thống kê tài khoản quốc gia của Việt Nam
- ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ: 09-2004 NGHIÊN CỨU NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN CỦA KHU VỰC KINH TẾ CHƢA ĐƢỢC QUAN SÁT TRONG THỐNG KÊ TÀI KHOẢN QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM 1. Đề tài cấp : Cơ sở 2. Thời gian nghiên cứu : 2004 3. Đơn vị chủ trì : Vụ Hệ thống Tài khoản Quốc gia 4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê 5. Chủ nhiệm đề tài : CN. Nguyễn Văn Minh 6. Những ngƣời phối hợp nghiên cứu: CN. Hoàng Phƣơng Tần CN. Nguyễn Văn Nông 7. Kết quả bảo vệ: Loại khá 237
- PHẦN THỨ NHẤT KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA KHU VỰC KINH TẾ CHƢA ĐƢỢC QUAN SÁT THEO QUAN NIỆM CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ I. KHÁI NIỆM Theo Hệ thống Tài khoản quốc gia (SNA) 1993 của Liên hiệp quốc và tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), tất cả các hoạt động kinh tế, mà thông tin về kết quả của những hoạt động này chƣa nằm trong nguồn thông tin cơ bản phục vụ lập hệ thống tài khoản quốc gia đƣợc gọi là các hoạt động kinh tế chƣa đƣợc quan sát (Non Obseved Economy-NOE), khu vực kinh tế chƣa đƣợc quan sát bao gồm: Khu vực kinh tế ngầm, khu vực kinh tế bất hợp pháp, khu vực kinh tế không chính thức, khu vực kinh tế tự sản tự tiêu của hộ gia đình. 1. Khu vực kinh tế ngầm Là hoạt động sản xuất, tạo ra các sản phẩm hàng hoá/vật chất và dịch vụ hợp pháp nhƣng chủ thể (ngƣời tiến hành sản xuất, kinh doanh) vì các lý do lợi nhuận, hoặc các lý do nào đó cố tình che giấu các cơ quan chức năng nhằm giảm các loại thuế phải nộp nhƣ thuế giá trị gia tăng (VAT) hoặc thuế thu nhập,…; giảm các khoản đóng góp cho xã hội theo qui định của pháp luật; tránh đáp ứng về các tiêu chuẩn lao động nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất; tránh việc đăng ký, trả lời, ghi chép các cuộc điều tra hành chính hoặc điều tra thống kê. 2. Khu vực kinh tế bất hợp pháp Là hoạt động sản xuất tạo ra các sản phẩm hàng hoá/vật chất và dịch vụ bị luật pháp cấm, hoặc sản phẩm hàng hoá và dịch vụ vốn là hợp pháp nhƣng trở thành bất hợp pháp do các nhà sản xuất không hợp pháp sản xuất ra. Trong nhóm này bao gồm các đơn vị sản xuất không đăng ký và cả những đơn vị có đăng ký kinh doanh các ngành nghề hợp pháp nhƣng không kinh doanh đúng với hoạt động đã đăng ký. 3. Khu vực kinh tế không chính thức Khu vực kinh tế không chính thức bao gồm các đơn vị sản xuất ra sản phẩm hàng hoá/vật chất và dịch vụ hợp pháp, sản phẩm sản xuất ra có 238
- thể đem bán trên thị trƣờng, nhƣng với trình độ tổ chức sản xuất ở mức độ thấp, ngƣời sản xuất không có tƣ cách pháp nhân, hầu nhƣ không có đăng ký kinh doanh. Đó là đặc điểm của các đơn vị sản xuất hàng hoá và dịch vụ nhỏ dạng doanh nghiệp không có tƣ cách pháp nhân đƣợc điều hành bởi một hộ gia đình hoặc thành viên hộ gia đình. Phạm trù đơn vị sản xuất ở đây cần đƣợc hiểu theo nghĩa rộng, không phải chỉ có các đơn vị có thuê lao động mới coi là đơn vị sản xuất, thậm chí những cá nhân hoạt động đơn lẻ tiến hành các hoạt động kinh doanh nhƣ: Ngƣời bán dạo trên hè phố, ngƣời lái tắcxi... cũng đƣợc coi là 1 đơn vị sản xuất. 4. Kinh tế tự sản tự tiêu của hộ gia đình Kinh tế tự sản tự tiêu của hộ gia đình là hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ của hộ gia đình để tự tiêu dùng và tự tích luỹ cho chính các thành viên hộ gia đình. Kinh tế tự sản tự tiêu của hộ gia đình bao gồm các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi tự sản tự tiêu, ngoài ra SNA và OECD qui định dịch vụ nhà tự có tự ở cũng thuộc nhóm này. Tuy nhiên, đối với khu vực kinh tế này, theo tài khoản quốc gia 93 thì khái niệm về sản xuất đƣợc qui định một cách rõ ràng là các hoạt động tự sản tự tiêu hộ gia đình không bao gồm “Các hoạt động đƣợc tiến hành trong nội bộ của hộ gia đình hoặc là các dịch vụ của cá nhân trong hộ gia đình, do các thành viên của chính hộ thực hiện, phục vụ cuộc sống thƣờng nhật hàng ngày (tự nấu cơm, tự giặt quần áo, tự lau nhà…) cho chính các thành viên trong hộ gia đình đó, ngoại trừ các hoạt động làm thuê trong hộ gia đình”. II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KHU VỰC KINH TẾ CHƢA ĐƢỢC QUAN SÁT 1. Khu vực kinh tế ngầm a. Đơn vị sản xuất, kinh doanh thiếu sự hợp tác vì các lý do thống kê, tài chính,… - Thiếu sự hợp tác - Đăng ký không đúng - Các nguyên nhân thống kê khác trong quá trình tổ chức điều tra. b. Đơn vị sản xuất, kinh doanh thiếu hợp tác vì các lý do kinh tế 239
- - Khai báo sai, không khai báo các hoạt động sản xuất kinh doanh với các cơ quan chức năng. - Cố ý không đăng ký. Ngoài ra, các hoạt động của kinh tế ngầm còn được biểu hiện thông qua: - Trốn thuế; - Buôn bán qua biên giới không khai báo; - Trao đổi hàng hoá lậu (không phải hàng quốc cấm); - Chuyển đổi tài sản ra nƣớc ngoài,v.v… 2. Khu vực kinh tế bất hợp pháp - Sản xuất hay phân phối các sản phẩm bất hợp pháp nhƣ các sản phẩm ma tuý hay khiêu dâm; … - Thực hiện các dịch vụ bất hợp pháp nhƣ sản xuất, buôn bán thuốc phiện, mại dâm;… - Các hoạt động về bản chất là hợp pháp, nhƣng những hoạt động này sẽ trở thành bất hợp pháp do những ngƣời không có quyền sản xuất kinh doanh, hành nghề nhƣ bác sỹ, dƣợc sỹ hành nghề mà không có giấy phép,… - Sản xuất lậu hay bán các sản phẩm không có bản quyền nhƣ đĩa CD, video;… - Buôn lậu (hàng quốc cấm): thuốc lá, rƣợu, ngƣời;… - Mua, bán hàng ăn trộm; - Rửa tiền; - Hối lộ. 3. Khu vực kinh tế không chính thức Khu vực kinh tế không chính thức đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và thị trƣờng lao động, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển. 240
- Các đơn vị trong khu vực kinh tế không chính thức tiến hành các hoạt động sản xuất sản phẩm hàng hoá/vật chất và dịch vụ với mục đích chính là tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho những ngƣời tham gia trong đơn vị. Các đơn vị này cơ bản đƣợc tổ chức một cách đơn sơ so với một doanh nghiệp, yếu tố lao động và vốn không đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và là đơn vị có qui mô nhỏ. Quan hệ về lao động trong các đơn vị này nếu có chủ yếu dựa vào nhân lực không thƣờng xuyên, mang tính chất quan hệ họ hàng, quan hệ xã hội cá nhân với nhau chứ không phải là dạng lao động thuê mƣớn có ký kết hợp đồng theo qui định của pháp luật. Hệ thống tài khoản quốc gia 1993 xem xét khu vực kinh tế không chính thức là phần phụ của khu vực hộ gia đình. Nói cách khác các đơn vị thuộc khu vực kinh tế không chính thức đƣợc xác định là một tập hợp con của doanh nghiệp không có tƣ cách pháp nhân do hộ gia đình điều hành. 4. Khu vực kinh tế tự sản tự tiêu của hộ gia đình Hiện nay, nhiều nƣớc trên thế giới, kinh tế hộ gia đình vẫn đóng một vai trò quan trọng. Sản phẩm là vật chất và dịch vụ do hộ gia đình sản xuất ra có thể đem bán trên thị trƣờng, cũng có thể đƣợc giữ lại sử dụng cho tiêu dùng của chính hộ gia đình. Đây cũng là lý do cơ bản giải thích tại sao NOE phải phân biệt 2 khu vực kinh tế: Khu vực kinh tế không chính thức và khu vực kinh tế tự sản tự tiêu của hộ gia đình. Đối với khu vực kinh tế không chính thức, có hai đối tƣợng tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đó là ngƣời sản xuất và ngƣời mua. Còn đối với khu vực kinh tế tự sản tự tiêu của hộ gia đình, quá trình sản xuất và tiêu thụ hoàn toàn khép kín và chủ yếu một đối tƣợng tham gia, đó là bản thân hộ gia đình. Việc phân chia ra 2 khu vực kinh tế trên đây cũng nhằm giúp cho việc thu thập thông tin về mỗi khu vực đƣợc thuận tiện hơn. Giá trị của các hoạt động mang tính tự sản tự tiêu của hộ gia đình đƣợc xác định là một phần kết quả sản xuất của nền kinh tế, nó bao gồm: - Hộ gia đình sản xuất sản phẩm vật chất để tự tiêu dùng bao gồm sản phẩm ngành nông, lâm, thuỷ sản và sản xuất chế biến khác để tự tiêu dùng và tự tích luỹ tài sản cố định; 241
- - Hộ gia đình sản xuất tạo ra các sản phẩm dịch vụ để tự tiêu dùng. 4.1. Hộ gia đình sản xuất sản phẩm vật chất để tự tiêu dùng. Hệ thống tài khoản quốc gia 1993 khuyến nghị rằng giá trị của các hoạt động sản xuất sản phẩm vật chất để tự tiêu dùng của hộ gia đình cần đƣợc ƣớc tính trong trƣờng hợp giá trị của các hoạt động này đóng góp một phần quan trọng trong tổng giá trị của nền kinh tế. SNA 1993 cung cấp danh mục các loại hàng hoá chủ yếu cần tính, đó là: - Sản phẩm sản xuất nông nghiệp và phần tích trữ của chúng - Sản xuất các sản phẩm thô - Chế biến sản phẩm nông nghiệp - Các công việc khác nhƣ dệt quần áo, may áo dài … a. Sản xuất nông nghiệp để tự tiêu dùng - Đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ, chăn nuôi gia súc phục vụ cho tự tiêu dùng của hộ gia đình thì phần lớn các nƣớc đang phát triển đều ƣớc tính giá trị của các hoạt động này vào số liệu tài khoản quốc gia. Tuy nhiên, nhiều trƣờng hợp ngƣời nông dân cất trữ một phần sản phẩm của họ để tiêu dùng và bán phần sản phẩm còn lại. Phần giữ lại để tiêu dùng cuối cùng, thƣờng đƣợc Thống kê tài khoản quốc gia ƣớc tính bằng cách tính tỷ lệ sử dụng sản phẩm so với tổng sản phẩm đƣợc sản xuất ra. b. Sản xuất sản phẩm khác để tự tiêu dùng - Sơ chế sản phẩm nông nghiệp - Sản xuất một số sản phẩm thuộc ngành công nghiệp - Xây dựng nhà ở 4.2. Sản xuất sản phẩm dịch vụ hộ gia đình để tự tiêu dùng Chỉ có 2 loại dịch vụ của hộ gia đình dƣới đây đƣợc SNA 93 quy định là thuộc phạm vi sản xuất, bao gồm: + Dịch vụ làm thuê trong hộ gia đình, 242
- + Dịch vụ về nhà tự có tự ở. Dƣới đây là sơ đồ tổng quát mô tả về khu vực kinh tế chƣa đƣợc quan sát theo tiêu chuẩn của tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (Organisation of Economic Cooperation and Development – OECD). SƠ ĐỒ KHU VỰC KINH TẾ CHƯA ĐƯỢC QUAN SÁT KHU VỰC KINH TẾ CHƯA ĐƯỢC QUAN SÁT Khu vực kinh tế Tự sản tự tiêu của Khu vực kinh tế Khu vực kinh tế bất không chính thức hộ gia đình ngầm hợp pháp Các đơn vị không khai Sản xuất buôn bán ma báo hoặc khai báo không tuý, SP sex Các đơn vị (tự hạch Các hoạt động tự đầy đủ toán) không đăng ký sản tự tiêu của hộ gia đình: Hoạt động mại dâm Trốn thuế Các đơn vị (tự hạch toán) không đăng ký - Sản xuất hàng Hoạt động kinh doanh lao động làm thuê hoá vật chất Buôn lậu không có giấy phép - v.v… - Sản xuất dịch vụ Buôn bán qua biên giới Vi phạm bản quyền Trao đổi hàng hoá lậu Mua bán hàng ăn trộm Chuyển tàI sản ra nƣớc - v.v… ngoài - v.v… 243
- PHẦN THỨ II NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ THỰC TRẠNG THU THẬP THÔNG TIN TÍNH TOÁN CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ CHƢA ĐƢỢC QUAN SÁT Ở VIỆT NAM I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC KINH TẾ CHƢA ĐƢỢC QUAN SÁT Ở VIỆT NAM Cho đến nay ở Việt Nam chƣa có tài liệu nào đi sâu nghiên cứu về bản chất, nội dung của khu vực kinh tế chƣa đƣợc quan sát. Đối với các nền kinh tế đang phát triển thì khu vực kinh tế nằm ngoài sự kiểm soát của Nhà nƣớc có quy mô và vai trò to lớn. Trong thực tế, các nƣớc đang phát triển có những trình độ phát triển rất khác nhau, có những quan điểm chính sách rất khác nhau về các khu vực kinh tế và các hoạt động kinh tế. Do vậy, tiếp cận nghiên cứu đối với khu vực kinh tế này phải vừa tổng hợp, vừa cụ thể cho từng nƣớc, vì mỗi nƣớc đều có phong tục tập quán của riêng mình. 1/ Khu vực kinh tế ngầm, Thống kê tài khoản quốc gia Việt Nam không đƣa hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thuộc thành phần kinh tế cá thể vào khu vực kinh tế này, nghĩa là không có trong khu vực kinh tế chƣa đƣợc quan sát. 2/Khu vực kinh tế bất hợp pháp ở Việt Nam không bao gồm các hoạt động buôn bán ma túy, hoạt động mại dâm, hoạt động đánh bạc không đăng ký, hoạt động cá cƣợc, vì theo quy định của Nhà nƣớc Việt Nam các hoạt động trên bị nghiêm cấm, không theo dõi đƣợc và với ý nghĩa là không có ích cho xã hội nên không thuộc phạm trù sản xuất. Riêng hoạt động buôn bán bất hợp pháp qua biên giới cần đƣợc khảo sát thực tế để tính bổ sung cho chỉ tiêu xuất, nhập khẩu. 3/Khu vực kinh tế không chính thức: Theo thống kê tài khoản quốc gia của Việt Nam bao gồm các hoạt động sau: - Hiện nay nhiều ngành, nhiều thành phần kinh tế ở Việt Nam thực hiện chế độ khoán nhƣ khoán doanh thu trong ngành vận tải và ngành thƣơng nghiệp,… nên phải tính vào khu vực này phần gía trị vƣợt khoán. 244
- - Các loại hình sản xuất về dịch vụ nhƣ môi giới thƣơng mại, khám chữa bệnh tại nhà, dạy thêm, dạy kèm, trông trẻ tại gia do các cá nhân và hộ gia đình thực hiện. - Hoạt động của ngƣời nông dân ra thành phố, thị xã làm việc trong thời gian nông nhàn. 4/ Kinh tế tự sản tự tiêu của hộ gia đình Đối với các hộ nông thôn - Giá trị sản xuất của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản tính theo phƣơng pháp lấy khối lƣợng sản phẩm nhân với (x) đơn giá bình quân trong năm, vì vậy khối lƣợng sản phẩm tự sản tự tiêu đã đƣợc vụ Thống kê nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tính. Tuy vậy, trong thực tế sản phẩm của các hoạt động thu nhặt, hái lƣợm để tiêu dùng tự túc chƣa tính đƣợc đầy đủ. - Giá trị sản xuất của các hoạt động chế biến nhƣ làm lƣơng thực, thực phẩm,… để phục vụ cho gia đình chƣa đƣợc thống kê. - Giá trị sản xuất của các hoạt động tự cung tự cấp khác nhƣ xây dựng, sửa chữa nhà ở, phần nhân dân đóng góp cho việc xây dựng các công trình công cộng nhƣ trƣờng học, mạng lƣới điện, đƣờng đi, các công trình thuỷ nông nội đồng,… cũng chƣa đƣợc tính đầy đủ. Đối với các hộ ở thành thị Các hoạt động tự xây dựng nhỏ, sửa chữa nhà cửa bằng hình thức một ngƣời tổ chức cho nhóm ngƣời cùng làm. Nguồn thông tin để tính giá trị nhà tự có tự ở của dân cƣ khu vực thành thị rất hạn chế. II THỰC TRẠNG THU THẬP THÔNG TIN TÍNH TOÁN CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ CHƢA ĐƢỢC QUAN SÁT Ở VIỆT NAM Hiện nay thống kê tài khoản quốc gia Việt Nam tính chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) chủ yếu theo phƣơng pháp sản xuất, các phƣơng pháp thu nhập và sử dụng mang tính tham khảo và đối sánh. Theo sự phân công trong Tổng cục thống kê, các vụ thống kê chuyên ngành tính chỉ tiêu Giá trị sản xuất theo giá thực tế và giá so sánh, vụ Hệ thống tài khoản quốc gia tổng hợp chung và tính chỉ tiêu Giá trị tăng thêm cho từng 245
- ngành và GDP cho toàn quốc. Như vậy phương pháp tính và bố trí thông tin để ước tính Giá trị sản xuất của các hoạt động kinh tế thuộc NOE cần xem xét theo ngành kinh tế và do các vụ thống kê chuyên ngành đảm nhiệm. Về phƣơng pháp tính: các hoạt động sản xuất thuộc ngành nào thì phƣơng pháp tính Giá trị sản xuất, Chi phí trung gian, Giá trị tăng thêm phải tuân thủ theo các chế độ thống kê đã đƣợc Tổng cục Thống kê ban hành. Phƣơng pháp điều tra, chọn mẫu và suy rộng đối với các cuộc điều tra thống kê cho các chuyên ngành cũng đã đƣợc quy định trong các chế độ thống kê đó. Ở đây chúng tôi xem xét thực tế thông tin phục vụ cho phƣơng pháp tính đó dựa vào các khái niệm về NOE đã nêu trên. Để phù hợp với nguồn thông tin của thống kê Việt Nam trong những năm 1990 và đầu những năm 2000, chúng tôi phân thành 2 nhóm để nghiên cứu nguồn thông tin và xây dựng phƣơng pháp tính. - Nhóm thứ nhất là các đơn vị sản xuất kinh doanh có báo cáo tài chính hàng năm. - Nhóm thứ hai là các đơn vị sản xuất không đăng ký kinh doanh, các hộ gia đình có tham gia sản xuất và các hoạt động sản xuất khác. 1. Các đơn vị sản xuất kinh doanh có báo cáo tài chính hàng năm. Nhóm các đơn vị sản xuất kinh doanh có báo cáo tài chính hàng năm, đƣợc chia thành hai nhóm nhỏ: các đơn vị sản xuất thực hiện báo báo tài chính theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành và các đơn vị có báo cáo tài chính nhƣng làm theo mẫu không đúng với qui định của Bộ Tài chính. Đối với các đơn vị sản xuất thực hiện báo cáo tài chính theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành và các báo cáo Thống kê định kỳ quy ƣớc là “đã đƣợc quan sát”. Nhóm này bao gồm cả xuất khẩu và nhập khẩu chính thức, Tổng cục Thống kê khai thác thông tin qua báo cáo của Tổng cục Hải quan. Đối với các đơn vị sản xuất có đăng ký kinh doanh, thực hiện báo cáo tài chính và thống kê nhƣng không theo mẫu do Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê ban hành. Để sử dụng thông tin từ báo cáo của các đơn vị 246
- này cần tiến hành điều tra bổ sung để điều chỉnh nội dung các chỉ tiêu trong báo cho phù hợp với mẫu của Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê. Trong loại đơn vị sản xuất này, có các hiện tƣợng khai sai doanh thu, khai không đúng chi phí sản xuất để trốn thuế và trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội hoặc đăng ký kinh doanh trá hình cho các hoạt động bất hợp pháp, hoặc sản xuất không đúng số lƣợng đƣợc cho phép. 2. Các đơn vị sản xuất không đăng ký kinh doanh, các hộ gia đình có tham gia sản xuất và các hoạt động sản xuất khác. Trong nhóm này bao gồm rất nhiều hoạt động sản xuất đƣợc xem là hoạt động kinh tế chƣa đƣợc quan sát. 2.1. Hoạt động của các đơn vị sản xuất nhỏ, lẻ, không có báo cáo tài chính. Hàng năm cơ quan thuế thu của các đơn vị này một số tiền nhỏ có tính chất nhƣ thuế môn bài hoặc Nhà nƣớc không thu thuế mà chỉ có một khoản lệ phí nhỏ nộp cho chính quyền địa phƣơng cấp xã, phƣờng đƣa vào Ngân sách để chi tiêu cho các hoạt động của xã, phƣờng. Để có thông tin về tình hình sản xuất, lao động và chi tiêu của các đơn vị này, các vụ thống kê chuyên ngành của Tổng cục Thống kê có các cuộc điều tra mẫu định kỳ thu thập các thông tin cần thiết và tính vào Giá trị sản xuất của các ngành hàng năm, vụ thống kê Tài khoản quốc gia sử dụng các số liệu này phục vụ cho việc biên soạn hệ thống tài khoản quốc gia. Có thể nêu thí dụ: - Năm 2002, Tổng cục Thống kê đã tiến hành Tổng điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp. Trong kết quả của cuộc điều tra này thống kê đƣợc số lƣợng của các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể không có đăng ký kinh doanh, phân theo các ngành kinh tế (không bao gồm nông, lâm, ngƣ nghiệp), kết quả này cũng là cơ sở để các vụ Thống kê chuyên ngành sử dụng cho các cuộc điều tra chọn mẫu hàng năm. - Vụ thống kê Công nghiệp và Xây dựng: điều tra mẫu định kỳ các đơn vị cá thể thời điểm 31/12 hàng năm (Tổng số đơn vị loại này theo điều tra năm 2002 là 927.732). - Vụ thống kê Thƣơng mại, Giá cả và Dịch vụ: điều tra thƣơng nghiệp, khách sạn, nhà hàng, du lịch, dịch vụ ngoài quốc doanh thời điểm 01/7 hàng năm. Tổng số đơn vị loại này theo điều tra năm 2002 là 247
- 1.644.534. Từ năm 2003 đến nay điều tra toàn bộ số lƣợng cơ sơ sản xuất kinh doanh cá thể, điều tra mẫu kết quả, chi phí sản xuất kinh doanh cá thể trong tất cả các ngành kinh tế (trừ các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản) hiện có tại thời điểm 1/10/2004. Tuy nhiên trong thực tế kết quả điều tra mẫu này còn hạn chế do số lƣợng các đơn vị này luôn thay đổi làm ảnh hƣởng đến dàn mẫu, phƣơng pháp chọn mẫu và cả phƣơng pháp thống kê và suy rộng. Chƣa nói đến sự giấu giếm của các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, khai thấp doanh thu, khai tăng chi phí sản xuất kinh doanh. - Vụ thống kê Xã hội và Môi trƣờng có các báo cáo về giáo dục, y tế, văn hoá thông tin,…thời điểm 31/12 hàng năm 2.2. Vụ thống kê Tài khoản quốc gia có tiến hành một vài cuộc điều tra về thu chi Ngân sách xã, phƣờng, trong đó có khoản thu đóng góp của các đơn vị sản xuất loại này, tính tỷ lệ so với khoản thu từ Ngân sách Nhà nƣớc để ƣớc tính cho một số năm. 2.3. Hoạt động của các đơn vị vô vị lợi phục vụ hộ gia đình nhƣ nhà thờ, chùa, các hội từ thiện. Trong các cuộc điều tra chọn mẫu do Thống kê tài khoản quốc gia tổ chức có nội dung điều tra thu chi của các hoạt động này, kết quả đƣợc sử dụng để ƣớc tính cho các năm không có điều tra. 2.4. Hoạt động sản xuất của hộ gia đình rất đa dạng và rất thiếu thông tin để tính toán. Nguồn thông tin chủ yếu để ƣớc tính sản xuất của các hộ gia đình là điều tra mẫu 2 năm một lần do thống kê Xã hội và Môi trƣờng thực hiện. Đối với các hộ nông thôn: Về nguyên tắc, giá trị sản xuất của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản tính theo phƣơng pháp lƣợng nhân với giá, tức là bằng khối lƣợng sản phẩm nhân với (x) đơn giá bình quân trong năm, đơn giá bình quân trong năm đƣợc tính trên cơ các bảng cân đối sản phẩm. Cũng từ các bảng cân đối sản phẩm tổng hợp đƣợc khối lƣợng sản phẩm tự sản tự tiêu của các ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Tuy nhiên trong thực tế chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy sản phẩm của các hoạt động thu nhặt, hái lƣợm để tự tiêu dùng còn chƣa tính đủ. 248
- - Giá trị sản xuất của các hoạt động chế biến nhƣ làm bún, bánh, làm nƣớc mắm, muối cà, dƣa... để phục vụ cho gia đình chƣa đƣợc tính toán đầy đủ. - Giá trị sản xuất của các hoạt động tự cung tự cấp khác nhƣ tự xây dựng, sửa chữa nhà ở tự có và nung gạch xây dựng, phần nhân dân đóng góp cho việc xây dựng công trình công cộng ở nông thôn nhƣ thuỷ nông nhỏ, nội đồng, đƣờng đi, trƣờng học, mạng lƣới điện,…chƣa đƣợc tính đầy đủ. - Hoạt động khác của hộ nông dân ra thành phố, thị xã làm việc trong thời gian nông nhàn. Đối với các hộ ở thành thị: Các hoạt động tự xây dựng nhỏ, sửa chữa nhà cửa bằng hình thức một ngƣời tổ chức cho nhóm ngƣời cùng làm. Thống kê Tài khoản quốc gia Việt nam tiếp cận loại hình này bằng cách điều tra mẫu chi phí của các hộ có xây dựng sửa chữa trong năm tính bình quân cho 1 hộ trong mẫu và suy rộng theo tổng số hộ. 2.5. Hoạt động buôn bán lậu qua biên giới: Tại các cửa khẩu các chợ đƣờng biên hàng hóa xuất nhập khẩu có 2 loại: - Loại thứ nhất có khai báo với hải quan, đóng thuế theo quy định xuất nhập khẩu tiểu ngạch, - Loại thứ 2 không khai báo, không đi qua các cửa khẩu chính thức. Các hoạt động này do các hộ gia đình thực hiện, các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu là nông sản và dân dụng thiết yếu. Theo quan sát thực tế ở thị trƣờng, khối lƣợng hàng hoá này cũng khá lớn, thống kê Tài khoản quốc gia Việt nam đã có các khảo sát ở các cửa khẩu biên giới và các chợ ở đƣờng biên để ƣớc tính giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu không khai báo và cộng thêm vào giá trị xuất nhập khẩu chính thức hàng năm. Ƣớc tính giá trị của các hoạt động này vào khoảng 1,4 đến 2,0 phần trăm (%) của hoạt động xuất nhập khẩu chính thức tức là vào khoảng 500-600 triệu USD chênh lệch Xuất Nhập khẩu. Tuy nhiên, điều tra nêu trên với quy mô nhỏ và thực hiện từ năm 1993 do đó các tỷ lệ khá lạc hậu. 2.6. Giá trị nhà tự có tự ở của dân cƣ. Thống kê Tài khoản quốc gia đã ƣớc tính chỉ tiêu này nhƣ sau: từ kết quả của Tổng điều tra Dân số và 249
- nhà ở của dân cƣ năm 1999, tính đƣợc giá trị Khấu hao bình quân hàng năm về nhà ở của dân cƣ, chiếm khoảng từ 2,5 đến 3,0 % so với GDP và sử dụng tỷ lệ này ƣớc tính cho các năm khác, tham khảo thêm chi phí sửa chữa nhà ở hàng năm và đầu tƣ cho nhà ở của dân cƣ ở các nguồn thông tin hàng năm khác. 2.7. Chỉ tiêu Giá trị nhà làm việc của các công sở cũng đƣợc tính trong tiêu dùng của Tài khoản quốc gia nhƣng hiện nay ở Việt nam chƣa tính đƣợc. PHẦN THỨ BA PHƢƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN CỦA KHU VỰC KINH TẾ CHƢA ĐƢỢC QUAN SÁT I. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN CỦA KHU VỰC KINH TẾ CHƢA ĐƢỢC QUAN SÁT CỦA CÁC NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI Hiện nay trên thế giới, mặc dù có rất nhiều phƣơng pháp tiếp cận nhằm thu thập thông tin và ƣớc tính các hoạt động của khu vực kinh tế chƣa đƣợc quan sát, nhƣng vẫn có một số nguồn thông tin chung mà nhiều nƣớc trên thế giới sử dụng để khai thác số liệu. Đó là dựa vào các cuộc điều tra về lực lượng lao động, số liệu về tỷ lệ thất nghiệp, các cuộc điều tra doanh nghiệp, điều tra về chi tiêu của hộ gia đình, tổng điều tra về dân số, các cuộc điều tra chuyên đề, đăng ký doanh nghiệp, các nguồn số liệu của chính phủ như hoàn thuế, kiểm toán, cấp phép xây dựng và nhiều nguồn số liệu chính thức khác. Đối với từng khu vực có thể khái quát như sau: 1. Khu vực kinh tế ngầm Phƣơng pháp cơ bản để thu thập thông tin của khu vực kinh tế này là tiến hành các cuộc điều tra chuyên đề về sản xuất các hoạt động kinh tế ngầm, lao động chi tiêu và thu nhập; điều tra dƣ luận hộ gia đình, doanh nghiệp và nguồn thông tin từ số liệu kế toán, số liệu từ các cơ quan thuế. 2. Khu vực kinh tế bất hợp pháp Đối với hoạt động kinh tế bất hợp pháp rất khó thu thập thông tin vì các hoạt động kinh tế bất hợp pháp thƣờng đƣợc tiến hành một cách giấu 250
- giếm. Để có thể ƣớc tính đƣợc giá trị của các hoạt động này, nguồn thông tin phải dựa vào cảnh sát, các tổ chức y tế, cơ quan Hải quan, thống kê tội phạm, thăm dò dƣ luận, các nguồn thông tin khác nhƣ đài báo, tivi, internet,…và cả bằng phƣơng pháp chuyên gia. 3. Khu vực kinh tế không chính thức Nguồn thông tin để ƣớc tính giá trị của khu vực kinh tế không chính thức chủ yếu dựa vào các nguồn nhƣ điều tra ngân sách hộ gia đình, số liệu về lực lƣợng lao động, các cuộc điều tra dƣ luận, các cuộc điều tra chuyên đề và số liệu từ cơ quan thuế và chính phủ. 4. Khu vực kinh tế tự sản tự tiêu của hộ gia đình Nguồn thông tin để ƣớc tính cho khu vực này chủ yếu dựa vào các cuộc điều tra nhƣ điều tra về chi tiêu của hộ gia đình, điều tra ngân sách hộ gia đình, điều tra mức sống và điều tra đa mục tiêu. II. ĐỀ XUẤT PHƢƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN CỦA KHU VỰC KINH TẾ CHƢA ĐƢỢC QUAN SÁT Ở VIỆT NAM Chúng tôi kiến nghị các phƣơng pháp thu thập thông tin từng hoạt động của khu vực kinh tế chƣa đƣợc quan sát ở Việt Nam nhƣ sau: 1. Khu vực kinh tế ngầm Để có đƣợc những thông tin ƣớc tính thêm hoạt động kinh tế ngầm trong Tổng giá trị sản xuất cũng nhƣ trong GDP, có thể phải tiến hành một trong các cuộc điều tra chuyên đề sau: - Điều tra chi phí hàng hoá và dịch vụ từ sản xuất ngầm. - Điều tra đầu vào và đầu ra của lao động kết hợp với điều tra sản xuất ngầm. - Điều tra việc sử dụng thời gian. - Điều tra dƣ luận. - Hoạt động buôn bán lậu qua biên giới, hàng hoá xuất nhập khẩu đề nghị Vụ thƣơng mại Dịch vụ và Giá cả khảo sát và điều tra ở các cửa khẩu biên giới và các chợ đƣờng biên để ƣớc tính thêm giá trị xuất nhập khẩu 251
- hàng hoá không khai báo để cộng thêm vào giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu hàng năm. 2. Khu vực kinh tế bất hợp pháp Phƣơng pháp thích hợp để ƣớc tính giá trị của hoạt động sản xuất bất hợp pháp là tính toán dựa trên cơ sở hạch toán quốc gia (toàn bộ nền kinh tế): Tổng cung so với tổng sử dụng. Xét trên góc độ toàn bộ nền kinh tế, thì tổng cung về hàng hoá và dịch vụ phải bằng tổng sử dụng hàng hoá và dịch vụ (tiêu dùng trung gian cộng với tiêu dùng cuối cùng cộng với tích luỹ tài sản cộng với xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ). Ngoài ra, có thể thu thập đƣợc thông tin từ các nguồn số liệu phù hợp khác cho việc lập tài khoản quốc gia ví dụ nhƣ điều tra lực lƣợng lao động và điều tra hộ gia đình. Tuy vậy, số liệu điều tra cũng rất hạn chế về độ chính xác, hoặc là bị khƣớc từ không trả lời câu hỏi điều tra. 3. Khu vực kinh tế không chính thức Hoạt động của khu vực kinh tế không chính thức thƣờng tập trung vào các ngành thƣơng mại, vận tải, nông nghiệp, xây dựng, sửa chữa và tu bổ nhà ở, sửa chữa xe máy và đồ dùng gia đình và các dịch vụ cá nhân khác. Đặc biệt, đối với Việt Nam, một hoạt động khác rất phổ biến của hộ nông dân là ra thành phố, thị xã làm thuê khi nông nhàn. Để có đƣợc những thông tin này phải tiến hành điều tra chuyên đề hoặc bổ sung các câu hỏi có liên quan vào bảng hỏi của cuộc điều tra đời sống dân cƣ. Nguồn thông tin để ƣớc tính giá trị của khu vực kinh tế không chính thức chủ yếu dựa vào các nguồn nhƣ điều tra ngân sách hộ gia đình, số liệu về lực lƣợng lao động, các cuộc điều tra dƣ luận, các cuộc điều tra chuyên đề với cơ mẫu nhỏ để xác định các hệ số điều chỉnh và số liệu từ cơ quan thuế và chính phủ. 4. Kinh tế tự sản tự tiêu của hộ gia đình Hoạt động sản xuất của hộ gia đình để tự tiêu dùng rất đa dạng và rất thiếu thông tin để tính toán. Nguồn thông tin để ƣớc tính sản xuất của các 252
- hộ gia đình là điều tra mẫu 2 năm một lần do Vụ thống kê Xã hội và Môi trƣờng thực hiện. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kiêm nhiệm của các hộ rất đa dạng nên việc ƣớc tính còn hạn chế, đặc biệt là loại hình tự cấp tự túc không trả tiền. Cần tiến hành các cuộc điều tra chuyên đề nhỏ tìm ra các hệ số để bổ sung và điều chỉnh số liệu. Đối với các hộ nông thôn - Giá trị sản xuất của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản tính theo phƣơng pháp lấy khối lƣợng sản phẩm nhân với (x) đơn giá bình quân trong năm. Khối lƣợng sản phẩm tự sản tự tiêu đã đƣợc vụ Thống kê nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tính. Tuy vậy, trong thực tế sản phẩm của các hoạt động thu nhặt, hái lƣợm để tiêu dùng tự túc chƣa tính đƣợc đầy đủ. Để có đƣợc những thông tin này phải tiến hành điều tra chuyên đề. - Giá trị sản xuất của các hoạt động chế biến về lƣơng thực, thực phẩm,… để phục vụ cho gia đình chƣa đƣợc thống kê. Để có đƣợc những thông tin này phải tiến hành điều tra chuyên đề hoặc bổ sung các câu hỏi có liên quan vào bảng hỏi của cuộc điều tra đời sống dân cƣ. - Giá trị sản xuất của các hoạt động tự cung tự cấp khác nhƣ xây dựng, sửa chữa nhà ở, phần nhân dân đóng góp cho việc xây dựng các công trình công cộng nhƣ trƣờng học, mạng lƣới điện, đƣờng đi, các công trình thuỷ nông nội đồng,… cũng chƣa đƣợc tính đầy đủ. Để có đƣợc những thông tin này phải tiến hành điều tra chuyên đề hoặc bổ sung các câu hỏi có liên quan vào bảng hỏi của cuộc điều tra đời sống dân cƣ. Đối với các hộ ở thành thị Các hoạt động tự xây dựng nhỏ, sửa chữa nhà cửa bằng hình thức một ngƣời tổ chức cho nhóm ngƣời cùng làm, Thống kê tài khoản quốc gia tiếp cận loại hình này bằng cách điều tra mẫu chi phí của các hộ có xây dựng sửa chữa trong năm tính bình quân cho 1 hộ trong mẫu và suy rộng theo tổng số hộ. Nguồn thông tin để tính giá trị nhà tự có tự ở của dân cƣ, có thể tổng hợp đƣợc từ Tổng điều tra dân số và nhà ở của dân cƣ. 253
- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Khái niệm, nội dung và phạm vi của khu vực kinh tế chƣa đƣợc quan sát ở Việt Nam, về cơ bản thống nhất với tổ chức Thống kê Liên Hợp Quốc và tổ chức các nƣớc Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD). Hiện nay các nƣớc trên thế giới đã đƣa ra nhiều cách tiếp cận thu thập thông tin và ƣớc tính giá trị của khu vực kinh tế chƣa đƣợc quan sát. Việt Nam lần đầu nghiên cứu lĩnh vực thống kê này một cách hệ thống, nên việc nghiên cứu sâu về định dạng, phạm vi, phƣơng pháp tính và nguồn thông tin cần thiết của khu vực này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tính đầy đủ nội dung của chỉ tiêu GDP. Nghiên cứu khu vực kinh tế chƣa đƣợc quan sát một cách cơ bản là việc làm cần thiết đối với Thống kê tài khoản quốc gia Việt Nam để từng bƣớc hoàn thiện và phát triển công tác Thống kê tài khoản quốc gia, đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ chỉ đạo kinh tế trong nƣớc và hoà nhập quốc tế. Tóm lại, khi xem xét, điều chỉnh giá trị các hoạt động của khu vực kinh tế chƣa đƣợc quan sát trong hệ thống tài khoản quốc gia: Nếu nhìn từ góc độ sản xuất, (GDP bằng tổng giá trị tăng thêm của 20 ngành kinh tế cấp I, cộng thêm thuế nhập khẩu) thì biểu hiện rõ nét nhất của khu vực kinh tế chƣa đƣợc quan sát diễn ra trong các ngành xây dựng, thƣơng mại, khách sạn nhà hàng, dịch vụ tƣ vấn, dịch vụ cá nhân cộng đồng. Nếu nghiên cứu việc ƣớc tính giá trị của khu vực kinh tế chƣa đƣợc quan sát theo phạm trù khu vực thể chế trong tài khoản quốc gia thì phần lớn các điều chỉnh sẽ đƣợc thực hiện đối với khu vực thể chế phi tài chính, khu vực thể chế hộ gia đình. Nếu nhìn từ góc độ sử dụng (tổng sử dụng cuối cùng bằng tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, tiêu dùng cuối cùng của chính phủ, tích luỹ tài sản, xuất khẩu) thì phần lớn giá trị ƣớc tính của khu vực kinh tế chƣa đƣợc quan sát sẽ điều chỉnh cho tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, hy vọng rằng, từ những kết luận mang tính tổng quát này sẽ tạo tiền đề cho việc phát triển phƣơng pháp ƣớc tính chính thức cho khu vực kinh tế chƣa đƣợc quan sát ở Việt Nam. Kiến nghị những nội dung cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu về khu vực kinh tế chƣa đƣợc quan sát của Thống kê tài khoản quốc gia Việt Nam trong thời kỳ tới nhƣ sau: 254
- 1. Tập trung nghiên cứu xây dựng phƣơng pháp, nguồn thông tin ƣớc tính Giá trị sản xuất, Giá trị tăng thêm khu vực kinh tế chƣa đƣợc quan sát phù hợp với các quy định và thể chế của nền kinh tế Việt Nam. 2. Căn cứ vào các định nghĩa chuẩn của khu vực kinh tế chƣa đƣợc quan sát, rà soát lại nguồn thông tin sẵn có, các nguồn thông tin còn thiếu, đề xuất phƣơng án điều tra thu thập thông tin bổ sung để có thể tính toán đƣợc các chỉ tiêu cần thiết của khu vực kinh tế này. Trƣớc mắt cần đƣợc ƣu tiên nghiên cứu cho khu vực kinh tế không chính thức. Cụ thể là: a. Điều tra lực lƣợng lao động để nắm đƣợc số lƣợng và biến động về lao động trong lĩnh vực này hàng năm. Kết quả điều ta này rất quan trọng để làm căn cứ suy rộng các chỉ tiêu về giá trị từ các cuộc điều ta khác, b. Điều tra sử dụng thời gian trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản làm căn cứ để ƣớc tính giá trị của các hoạt động tự sản tự tiêu trong các hộ gia đình, c. Điều tra các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc khu vực kinh tế không chính thức, các đơn vị hỗn hợp: doanh nghiệp - hộ gia đình. 3. Tính GDP theo phƣơng pháp Thu nhập và phƣơng pháp Sử dụng cuối cùng; đối với khu vực kinh tế không chính thức việc tiếp cận thông tin theo phƣơng pháp Thu nhập và phƣơng pháp Sử dụng cuối cùng có nhiều ƣu điểm hơn. Hiện nay, khi tính GDP theo phƣơng pháp sản xuất chúng ta chƣa sử dụng hết kết quả của các cuộc điều tra hiện có của Tổng cục Thống kê nhƣ điều tra mức sống của dân cƣ, điều tra cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh. 4. Tìm kiếm sự hỗ trợ, hợp tác nghiên cứu Thống kê tài khoản quốc gia song phƣơng và của các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực này. Thống kê Việt Nam rất cần sự giúp đỡ của các tổ chức và chuyên gia Thống kê quốc tế để nghiên cứu định dạng các loại hình hoạt động, điều tra thu thập thông tin, xây dựng phƣơng pháp tính giá trị các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế chƣa đƣợc quan sát để hoàn thiện Hệ thống tài khoản quốc gia Việt Nam phù hợp với SNA 1993. TÀI LIỆU THAM KHẢO 255
- 1. Phƣơng pháp biên soạn Hệ thống tài khoản quốc gia ở Việt Nam. Nhà xuất bản thống kê, năm 2003. 2. Hệ thống tài khoản quốc gia năm 1993 (System of National Accounts 1993 - UN). 3. Sổ tay hƣớng dẫn tính toán khu vực kinh tế chƣa đƣợc quan sát - OECD (Measuring the non - observed economy). 4. Khu vực kinh tế chƣa đƣợc quan sát trong TKQG (Non - observed economy in National Accounts - UN) 5. Khu vực kinh tế phi chính quy - một số kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam trong quá trính chuyển đổi kinh tế. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 1997. 256
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu công nghệ làm phân vi sinh từ bã mía thiết kế chế tạo thiết bị nghiền bã mía năng suất 500kg/h trong dây chuyền làm phân vi sinh
51 p | 1045 | 185
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và thiết bị UASB xử lý nước thải sản xuất đường mía
29 p | 290 | 57
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu xây dựng công nghệ khử Nito liên kết trong nước bị ô nhiễm
43 p | 273 | 40
-
Đề tài khoa học: Vai trò dẫn dắt tỷ suất sinh lợi của Mỹ và Trung Quốc đối với các quốc gia Đông Nam Á
115 p | 145 | 20
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng tin học để quản lý kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học
14 p | 167 | 11
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu cập nhật cơ sở đăng ký kinh doanh cá thể phục vụ công tác quản lý và công tác thống kê
38 p | 54 | 7
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu thống kê chủ yếu về công nghệ thông tin của Việt Nam đến năm 2005
21 p | 64 | 6
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng tính toán chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ số tiêu thụ và chỉ số tồn kho định kỳ hàng tháng ở Việt Nam
29 p | 54 | 6
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh sự phát triển bền vững ở Việt Nam
15 p | 65 | 5
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để hoàn thiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng cho các bộ, ngành
26 p | 53 | 5
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tính chỉ tiêu giá trị trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp và thuỷ sản
36 p | 58 | 5
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu xác định nội dung thông tin và hình thức cung cấp thông tin thống kê phục vụ yêu cầu hợp tác quốc tế
19 p | 53 | 5
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu xây dựng makét Niên giám thống kê theo Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
33 p | 57 | 5
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu xác định nội dung và hình thức phổ biến thông tin thống kê của Trung tâm Tư liệu Thống kê
33 p | 49 | 5
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu xây dựng Danh mục dịch vụ trong thương mại quốc tế của Việt Nam
16 p | 55 | 5
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện nội dung, nguồn thông tin và phương pháp tính một số chỉ tiêu tài khoản quốc gia trong hoạt động bảo hiểm và chứng khoán ở Việt Nam
28 p | 67 | 4
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu hoàn thiện nội dung thông tin trong tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản
16 p | 43 | 4
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu xác định mục tiêu, yêu cầu và nội dung chương trình đào tạo ngành kế toán trong trường Cao đẳng Thống kê Bắc Ninh
13 p | 63 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn