Đề tài khoa học: Nghiên cứu xây dựng Danh mục dịch vụ trong thương mại quốc tế của Việt Nam
lượt xem 5
download
Nội dung chính của đề tài gồm 3 phần: Phần I - Các hệ thống phân loại chuẩn mực quốc tế liên quan đến công tác thống kê thương mại dịch vụ, phần 2 - Thực trạng các phân loại liên quan đến dịch vụ trong thương mại quốc tế của Việt Nam và phần 3 - Đề xuất danh mục phân loại dịch vụ trong TMDV quốc tế của Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài khoa học: Nghiên cứu xây dựng Danh mục dịch vụ trong thương mại quốc tế của Việt Nam
- ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ: 2.2.4-CS06 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG DANH MỤC DỊCH VỤ TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 1. Cấp đề tài : Cơ sở 2. Thời gian nghiên cứu : 2006 3. Đơn vị chủ trì : Vụ Thƣơng mại, Dịch vụ và Giá cả 4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê 5. Chủ nhiệm đề tài : CN. Trần Thị Hằng 6. Những ngƣời phối hợp nghiên cứu: CN. Lê Hoàng Lâm CN. Lê Thị Minh Thủy CN. Vũ Thị Thanh Huyền ThS. Nguyễn Văn Đoàn 7. Điểm đánh giá nghiệm thu đề tài: 9,2 / Xếp loại: Giỏi 150
- PHẦN I CÁC HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CHUẨN MỰC QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC THỐNG KÊ THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ 1. Phân loại ngành tất cả các hoạt động kinh tế theo tiêu chuẩn quốc tế - ISIC ISIC đựơc xây dựng trên căn cứ hoạt động kinh tế chủ yếu. Nguyên tắc phân loại ISIC phân loại dựa trên các nhân tố nhƣ: - Đặc điểm của hàng hoá và dịch vụ đƣợc sản xuất ra. Ví dụ, dịch vụ bán hàng có đặc điểm là hoạt động cung cấp; - Mục tiêu sử dụng của sản phẩm. Ví dụ, dịch vụ vận tải hành khách là phục vụ nhu cầu đi lại của dân chúng, dịch vụ viễn thông đáp ứng nhu cầu về thông tin; - Cơ cấu, thành phần đầu vào của quá trình sản xuất. Ví dụ, dịch vụ xây dựng là sự kết hợp các vật liệu xây dựng để xây dựng các công trình. 2. Phân loại sản phẩm chủ yếu (CPC) Năm 1989, Uỷ ban Thống kê đã thông qua dự thảo cuối cùng của CPC đƣợc gọi là CPC tạm thời (Provisional CPC). Sau gần một thập kỷ, tới năm 1997 Uỷ ban Thống kê đã phê chuẩn CPC chính thức (Version 1.0). Hiện nay Nhóm chuyên gia đặc trách quốc tế đang rà soát và cập nhật danh mục này và khả năng phiên bản CPC 2. sẽ đƣợc ban hành vào cuối năm 2008. CPC phân loại mọi sản phẩm là đối tƣợng của giao dịch nội địa hay quốc tế và dự trữ. CPC không chỉ đề cập tới hàng hoá và sản phẩm dich vụ mà còn bao gồm cả hàng hoá phi sản xuất nhƣ sáng chế, thƣơng hiệu, bản quyền. Nguyên tắc phân loại theo CPC CPC là hệ thống phân loại cả hàng hoá và dịch vụ dựa trên nguồn gốc ngành kinh tế. Sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đƣợc chia thành hai phần riêng biệt theo những tiêu chuẩn đối lập sau: vô hình và hữu hình, dự trữ đƣợc và không dự trữ đƣợc, vận chuyển đƣợc và không vận chuyển đƣợc. Đa số những tiêu chuẩn nhƣ vậy đƣợc áp dụng cho mọi trƣờng hợp nhƣng cũng có một số ngoại lệ và các trƣờng hợp trung gian khi mà sản phẩm dịch vụ và hàng hoá khó có thể tách rời nhƣ băng nhạc, đĩa chứa phần mềm máy tính, đồ ăn và giải khát tại nhà hàng. 151
- 3. Phân loại dịch vụ theo GATS/WTO Năm 1991 Ban thƣ ký của GATT đã đƣa ra một biên bản trình bày cách phân loại các ngành dịch vụ, hay còn gọi là danh sách Phân loại các ngành dịch vụ GNS/W/120. Danh sách này xác định các lĩnh vực chính và tiểu lĩnh vực dựa trên các quy định dịch vụ của quốc gia để có thể giúp xây dựng và đàm phán cam kết cụ thể về các quy định này. Phân loại này khá đơn giản và phục vụ tốt cho đàm phán thƣơng mại dịch vụ quốc tế. Về cơ bản phân loại theo WTO dựa theo CPC. Để giúp mô tả rõ ràng từng tiểu ngành dịch vụ, hệ thống mã trong CPC tạm thời (PCPC) đƣợc sử dụng cho từng tiểu ngành và từng dịch vụ. 12 loại lĩnh vực chính trong danh sách GNS/W/120 của GATT là: 1. Dịch vụ kinh doanh 2. Dịch vụ thông tin liên lạc 3. Dịch vụ xây dựng và kỹ thuật xây dựng 4. Dịch vụ phân phối 5. Dịch vụ giáo dục 6. Dịch vụ môi trƣờng 7. Dịch vụ tài chính 8. Dịch vụ y tế và xã hội 9. Dịch vụ du lịch và lữ hành 10. Dịch vụ giải trí, văn hoá, và thể thao 11. Dịch vụ vận tải 12. Các dịch vụ khác chƣa đƣợc gộp vào đâu. 4. Các ngành dịch vụ chuẩn mực chủ yếu của BPM5 Các thống kê BPM5 đƣợc trình bày theo một cấu trúc rõ ràng, rành mạch để giúp sử dụng và áp dụng cho nhiều mục đích khác nhau, kể cả xây dựng chính sách, nghiên cứu phân tích, quy hoạch, so sánh song phƣơng một ngành dịch vụ cụ thể hoặc tổng thể các giao dịch, và tổng hợp trong khu vực hoặc trên toàn cầu. 11 ngành dịch vụ chuẩn chính của BPM5 bao gồm: 1. Vận tải 2. Du lịch 3. Dịch vụ thông tin liên lạc 152
- 4. Dịch vụ xây dựng 5. Dịch vụ bảo hiểm 6. Dịch vụ tài chính 7. Dịch vụ máy tính và thông tin 8. Tiền bản quyền và phí cấp bằng 9. Các dịch vụ kinh doanh khác 10. Dịch vụ cá nhân, văn hoá, và giải trí 11. Dịch vụ chính phủ, chƣa đƣợc phân loại vào đâu. So sánh dịch vụ trong BOP và trong GATS So với GATS: 12 ngành BOP: 11 ngành Mức độ Phƣơng thức Phạm vi chi tiết cung cấp 1. Vận tải V X 1 2. Du lịch X X 2 3. Bƣu chính viễn thông V X 1 4. Xây dựng V X 3 5. Bảo hiểm V X 1 6. Tài chính V X 1 7. Máy tính và thông tin V X 1, 4 8. Bản quyền, cấp phép V X 1 9. Kinh doanh khác V X 1, 4 10. Văn hóa, giải trí, cá nhân V X 1, 4 11. Dịch vụ Chính phủ, chƣa phân loại X - - vào nơi khác (V: phù hợp; X; không phù hợp) So sánh phân loại dịch vụ giữa hai danh mục trên: - BOP gồm 11 ngành lớn, trong khi GATS chia thành 12 ngành - Ở cấp ngành cấp 1 thì hầu hết tƣơng thích giữa hai danh mục về phạm vi dịch vụ, tuy nhiên có một số điểm khác nhau: + Dịch vụ Chính phủ không thuộc phạm vi của GATS; + Một số giao dịch đƣợc coi là dịch vụ trong phạm vi của GATS nhƣng lại đƣợc đƣa vào phần hàng hóa trong phạm vi của BPM5 (ví dụ nhƣ giá trị sửa chữa hàng hóa ở nƣớc ngoài cũng nhƣ dịch vụ gia công chế biến); 153
- + Du lịch trong BPM5 qui định bao gồm cả hàng hóa do khách du lịch tiêu dùng trong khi phần này không bao gồm trong GATS; + BPM5 bao gồm cả thanh toán trả phí bản quyền và cấp phép nhƣng GATS lại loại trừ nội dung này. 5. Danh mục phân loại mở rộng các ngành dịch vụ trong cán cân thanh toán quốc tế (EBOPS) Năm 1996, OECD và Eurostat, sau khi tƣ vấn với IMF, đã xây dựng một cách phân loại thƣơng mại dịch vụ quốc tế giữa thƣờng trú và không thƣờng trú chi tiết hơn so với BPM5 cho các quốc gia thành viên sử dụng bằng cách chi tiết hoá thêm một số hạng mục dịch vụ trong BPM5. Phần Mở rộng Phân loại các Dịch vụ trong Cán cân thanh toán áp dụng cho các giao dịch giữa thƣờng trú và không thƣờng trú nhƣ đề xuất trong Cẩm nang Thống kê Thƣơng mại Quốc tế về Dịch vụ của quốc tế là phần mở rộng thêm của Phân loại Chung dùng cho OECD và Eurostat. Nó cũng cung cấp các thông tin đƣợc yêu cầu liên quan tới GATS. Một số hạng mục bổ xung đƣợc giới thiệu thêm ở phần cuối của EBOPS. Một số hạng mục, ví dụ nhƣ du lịch, đƣợc phân tách lại. Các hạng mục bổ xung này cung cấp thêm các thông tin hữu ích để đàm phán thƣơng mại cũng nhƣ phục vụ cho các mục đích phân tích khác, kể cả để đánh giá chất lƣợng số liệu. Xem bảng danh mục dƣới đây, chúng ta có thể thấy các chi tiết khác mà EBOPS nêu ra là đề cập tới những nội dung cần thiết để dùng cho đàm phán thƣơng mại, chủ yếu là những đàm phán diễn ra trong khuôn khổ GATS, cũng nhƣ tầm quan trọng của các dịch vụ trong phần nghiên cứu về toàn cầu hoá. EBOPS hầu nhƣ nhất quán với phân loại của BPM5. Sự nhất quán giữa cách phân loại hiện hành và các phân loại của EBOPS đƣợc củng cố thêm trong hệ thống mã hoá dùng cho mục đích tổng hợp thống kê và báo cáo. Các hình thức phân loại dịch vụ khác nhau (BPM5, Phân loại Chung của EBOPS và Eurostat, và EBOPS) về cơ bản đều dựa trên sản phẩm, và đều có thể đƣợc mô tả dƣới dạng phân loại sản phẩm quốc tế - CPC. Trong BPM5 (ban hành năm 1993) mô tả nhiều ngành dịch vụ khác nhau nhƣ trong Dự thảo CPC đƣợc phát hành năm 1989. Tuy nhiên, do ban hành trƣớc nên trong BPM5 và Phân loại Chung, không thể xây dựng đƣợc mối liên hệ tƣơng ứng giữa một số ngành dịch vụ của EBOPS với CPC, phiên bản 1.0 (ban hành cuối năm 1997). Chẳng hạn nhƣ các lĩnh vực dịch vụ du lịch, xây dựng, và các dịch vụ chính phủ chƣa đƣợc phân loại vào đâu, một lƣợng lớn hàng hoá và dịch vụ có thể đƣợc mua bán hoặc tiêu thụ. Ba lĩnh vực này trong EBOPS (sẽ đƣợc trình bày thêm 154
- dƣới đây) nhấn mạnh phƣơng thức tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ hơn là loại sản phẩm đƣợc tiêu thụ. Hơn nữa, không thể xây dựng mối tƣơng quan một - một cho từng sản phẩm chi tiết giữa EBOPS và CPC, phiên bản 1.0 bởi vì ở nhiều điểm CPC đòi hỏi phải chi tiết hoá hơn so với EBOPS và ngƣợc lại. Bảng 1. Mở rộng phân loại dịch vụ của cán cân thanh toán, kể cả các hạng mục bổ sung (EBOPS) Các ngành dịch vụ theo phân loại 1 Vận tải 1.1 Vận tải đƣờng biển 1.1.1 Hành khách 1.1.2 Hàng hoá 1.1.3 Vận tải khác 1.2 Vận tải hàng không 1.2.1 Hành khách 1.2.2 Hàng hoá 1.2.3 Vận tải khác 1.3 Vận tải khác 1.3.1 Hành khách 1.3.2 Hàng hoá 1.3.3. Vận tải khác Mở rộng phân loại của các loại giao vận tải khác 1.4 Vận tải trong không gian 1.5 Vận tải đƣờng sắt 1.5.1 Hành khách 1.5.2 Hàng hoá 1.5.3 Vận tải khác 1.6 Vận tải đƣờng bộ 1.6.1 Hành khách 1.6.2 Hàng hoá 1.6.3 Vận tải khác 1.7 Vận tải đƣờng thủy nội địa 1.7.1 Hành khách 1.7.2 Hàng hoá 1.7.3 Vận tải khác 1.8 Vận tải đƣờng ống và truyền tải điện 1.9 Các dịch vụ vận tải hỗ trợ và bổ trợ khác 2. Du lịch 2.1 Đi công tác 2.1.1 Chi phí tính theo những ngƣời lao động mùa vụ và tại biên giới 2.1.2 Loại khác 155
- Các ngành dịch vụ theo phân loại 2.2 Du lịch cá nhân 2.2.1 Chi phí liên quan tới sức khoẻ 2.2.2 Chi phí liên quan tới giáo dục 2.2.3 Loại khác 3 Các dịch vụ thông tin liên lạc 3.1 Các dịch vụ bƣu chính và chuyển phát nhanh 3.2 Các dịch vụ viễn thông 4 Dịch vụ xây dựng 4.1 Xây dựng ở nƣớc ngoài 4.2 Xây dựng trong quốc gia thực hiện thống kê 5 Dịch vụ bảo hiểm 5.1 Bảo hiểm nhân thọ và các quỹ tiền hƣu trí 5.2 Bảo hiểm vận tải hàng hoá 5.3 Các loại hình bảo hiểm trực tiếp khác 5.4 Tái bảo hiểm 5.5 Các dịch vụ bổ trợ 6 Dịch vụ tài chính 7 Dịch vụ máy tính và thông tin 7.1 Dịch vụ máy tính 7.2 Dịch vụ thông tin 7.2.1 Dịch vụ thông tấn xã 7.2.2 Các dịch vụ cung cấp thông tin khác 8 Tiền bản quyền và phí cấp bằng 8.1 Quyền kinh doanh và các quyền tƣơng tự 8.2 Các khoản tiền bản quyền và phí cấp bằng khác 9 Các dịch vụ kinh doanh khác 9.1 Các dịch vụ mậu dịch hàng hoá và dịch vụ liên quan tới thƣơng mại khác 9.1.1 Mậu dịch hàng hoá 9.1.2 Các dịch vụ khác liên quan tới thƣơng mại 9.2 Dịch vụ cho thuê vận hành 9.3 Các dịch vụ kinh doanh tổng hợp, dịch vụ chuyên nghiệp, và dịch vụ kỹ thuật 9.3.1 Luật, kế toán, tƣ vấn quản trị, và quan hệ công cộng 9.3.1.1 Dịch vụ về luật 9.3.1.2 Dịch vụ kế toán, kiểm toán, giữ sổ sách, và tƣ vấn thuế Dịch vụ tƣ vấn kinh doanh, tƣ vấn quản trị, và dịch vụ 9.3.1.3 quan hệ công cộng 9.3.2 Quảng cáo, nghiên cứu thị trƣờng, và điều tra dân ý 9.3.3 Nghiên cứu và phát triển 9.3.4 Dịch vụ kiến trúc, kỹ thuật, và các dịch vụ kỹ thuật khác 9.3.5 Nông nghiệp, khai thác mỏ, và dịch vụ chế biến tại chỗ khác 9.3.5.1 Xử lý chất thải và chống ô nhiễm 156
- Các ngành dịch vụ theo phân loại 9.3.5.2 Nông nghiệp, khai thác mỏ và các dịch vụ chế biến tại chỗ khác 9.3.6 Các dịch vụ kinh doanh khác 9.3.7 Dịch vụ giữa các doanh nghiệp liên quan, chƣa đƣợc phân vào đâu 10 Dịch vụ cá nhân, văn hoá và giải trí 10.1 Các dịch vụ nghe nhìn và dịch vụ liên quan 10.2 Các dịch vụ cá nhân, văn hoá và giải trí khác 10.2.1 Dịch vụ giáo dục 10.2.2 Dịch vụ y tế 10.2.3 Dịch vụ khác 11 Các dịch vụ của Chính phủ, chƣa đƣợc phân vào đâu 11.1 Sứ quán và lãnh sự quán 11.2 Các đơn vị và cơ quan vũ trang 11.3 Các dịch vụ chính phủ khác Các hạng mục bổ xung 1 Vận tải hàng hoá bán buôn, đƣợc tính giá trị trên cơ sở giao dịch 1.1 Vận tải hàng hải 1.2 Vận tải hàng không 1.3 Vận tải khác 1.4 Vận tải trong không gian 1.5 Vận tải đƣờng sắt 1.6 Vận tải đƣờng bộ 1.7 Vận tải đƣờng thủy nội địa 1.8 Vận tải đƣờng ống 2 Du lịch 2.1 Chi phí mua hàng 2.2 Chi phí cho chỗ ở và dịch vụ ăn uống 2.3 Tất cả các chi phí đi lại khác 3 Tổng phí bảo hiểm 3.1 Tổng phí bảo hiểm - bảo hiểm nhân thọ 3.2 Tổng phí bảo hiểm - bảo hiểm vận tải hàng hoá 3.3 Tổng phí bảo hiểm - các loại hình bảo hiểm trực tiếp khác 4 Tổng mức phí đòi bồi thƣờng bảo hiểm 4.1 Tổng phí đòi bồi thƣờng - bảo hiểm nhân thọ 4.2 Tổng phí đòi bồi thƣờng - bảo hiểm vận tải hàng hoá 4.3 Tổng phí đòi bồi thƣờng - các loại hình bảo hiểm trực tiếp khác 5 Dịch vụ trung gian tài chính đƣợc tính phí gián tiếp (FISIM) 6 Dịch vụ tài chính kể cả FISIM 7 Tổng lƣu lƣợng mậu dịch hàng hoá 8 Các giao dịch nghe nhìn 157
- Mặc dù về cơ bản Danh mục EBOPS hiện nay có tính hài hòa rất cao để có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu của đàm phán theo danh mục GNS/W/120, tuy nhiên vẫn còn một số điểm khác biệt. Danh mục GNS/W/120 của GATS rõ ràng là đã loại trừ một số dịch vụ do Chính phủ cung cấp - ví dụ nhƣ những dịch vụ đƣợc cung cấp trên cơ sở phi thƣơng mại và không phải cạnh tranh với một hoặc nhiều nhà cung cấp dịch vụ. Các dịch vụ này đƣợc đƣa vào phần dịch vụ chính phủ, chưa được phân loại vào đâu trong BPM5 và EBOPS. Bán buôn, bán lẻ nằm trong dịch vụ phân phối theo GNS/W/120. Nhƣng cũng giống nhƣ phân loại trong BPM5, các dịch vụ này không đƣợc xác định trong EBOPS. PHẦN II THỰC TRẠNG CÁC PHÂN LOẠI LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH VỤ TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM Công tác phân loại nói chung và phân loại dịch vụ ở Việt Nam nhìn chung đƣợc Tổng cục Thống kê thực hiện trên cơ sở các danh mục chuẩn quốc tế kết hợp với một số điều chỉnh cho thích hợp với điều kiện của Việt Nam. Điều này đƣợc thể hiện thông qua việc xây dựng và ban hành các danh mục sau: Hệ thống ngành kinh tế quốc dân: đƣợc ban hành năm 1993 theo Nghị định 75/CP ngày 27/10/1993 của Chính phủ và Quyết định 143TCTK/PPCĐ ngày 22/12/1993 của Tổng cục Trƣởng Tống cục Thống kê dựa trên ISIC 3. Theo hệ thống này, các ngành dịch vụ bao gồm 14 ngành cấp 1. Trên phạm vi quốc tế, tháng 3 năm 2006, Liên hợp quốc chính thức thông qua và ban hành phiên bản mới ISIC 4. Phiên bản này cũng đã đƣợc Tổng cục Thống kê sử dụng làm cơ sở cho việc sửa đổi VSIC, dự kiến ban hành vào năm 2007. Danh mục sản phẩm chủ yếu (VCPC) ban hành năm 1998, đƣợc xây dựng dựa trên PCPC do Liên hợp quốc ban hành và hầu nhƣ không có sự điều chỉnh nào. Tuy nhiên vì nhiều lý do, danh mục này còn ít đƣợc sử dụng trong thực tiễn thống kê Việt Nam. Phân loại dịch vụ trong thống kê xuất nhập khẩu cán cân thanh toán: số liệu thống kê xuất nhập khẩu dịch vụ trong khuôn khổ cán cân thanh toán quốc tế do Ngân hàng Nhà nƣớc tổng hợp hàng quý, năm. Phƣơng pháp luận để tổng hợp cán cân thanh toán đƣợc tuân theo Tài liệu hƣớng dẫn của IMF 158
- ban hành năm 1993, tuy nhiên do nhiều hạn chế trong công tác thu thập và tổng hợp của hệ thống ngân hàng, nên trong tổng số 11 ngành dịch vụ lớn, số liệu hiện tại chỉ chi tiết đƣợc 5 loại dịch vụ gồm: vận tải, du lịch, bƣu chính viễn thông, bảo hiểm, tài chính và dịch vụ Chính phủ ở cấp độ tổng cộng, không có chi tiết hơn về các sản phẩm dịch vụ. Trong khuôn khổ đàm phán gia nhập WTO: Bộ Thƣơng mại và các bộ ngành của Việt Nam sử dụng phân loại GNS/W/120 cho việc xây dựng, tính toán và đƣa ra cam kết với từng lĩnh vực dịch vụ. PHẦN III ĐỀ XUẤT DANH MỤC PHÂN LOẠI DỊCH VỤ TRONG TMDV QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM Hiện nay, phƣơng pháp luận thống kê xuất nhập khẩu dịch vụ của Ngân hàng Nhà nƣớc đã dựa trên Tài liệu hƣớng dẫn tổng hợp cán cân thanh toán (BPM5) của IMF, nhƣng mức độ chi tiết chƣa đáp ứng yêu cầu. Trong khi đó, các yêu cầu sử dụng số liệu thống kê hiện nay, đặc biệt cho mục tiêu đàm phán hội nhập rất cần số liệu theo các phân ngành dịch vụ đƣợc chi tiết hóa ở mức cao. Tuy nhiên, mức độ chi tiết hóa lại phụ thuộc rất nhiều vào khả năng hạch toán thống kê của đơn vị sản xuất kinh doanh và cung cấp thông tin. Vì vậy, lựa chọn danh mục nào làm cơ sở cho việc xây dựng chế độ thu thập, báo cáo thông tin thống kê là vấn đề rất quan trọng nhằm đáp ứng đƣợc nhiều mục đích phân tích và nhu cầu sử dụng của các Bộ Ngành hữu quan. Từ quan điểm trên, liên quan đến việc xây dựng danh mục phân loại dịch vụ để làm cơ sở cho việc xây dựng chế độ báo cáo thống kê đáp ứng đƣợc nhiều mục đích và phù hợp với Việt Nam, nhóm tác giả nghiên cứu đã đề xuất và thực hiện tiến hành xây dựng Danh mục phân loại dịch vụ của Việt Nam dựa trên Danh mục dịch vụ cán cân thanh toán mở rộng chi tiết hơn (viết tắt là danh mục EBOPS) nhƣ khuyến nghị của các tổ chức quốc tế về thống kê thƣơng mại dịch vụ trong cuốn Cẩm nang Thống kê thƣơng mại quốc tế về dịch vụ (2002). 1. Mục tiêu xây dựng danh mục Ban chủ nhiệm đề tài nghiên cứu và đề xuất xây dựng Danh mục dịch vụ trong thƣơng mại quốc tế của Việt Nam trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế và phù hợp với điều kiện phát triển dịch vụ của Việt Nam. Cụ thể theo các mục tiêu chủ yếu sau: 159
- 1.1. Đáp ứng yêu cầu của nhiều cơ quan sử dụng khác nhau như - Ngân hàng Nhà nƣớc trong công tác thống kê cán cân thanh toán quốc tế; - Bộ Thƣơng mại và các Bộ quản lý chuyên ngành trong đàm phán hội nhập về dịch vụ; - Cơ quan Thống kê các cấp trong công tác thống kê tài khoản quốc gia; thống kê thƣơng mại quốc tế về dịch vụ; - Các Bộ, Ngành chức năng trong công tác quản lý và phân công nhiệm vụ. 1.2. Phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế - Danh mục này sẽ đƣợc xây dựng dựa trên “Danh mục dịch vụ cán cân thanh toán mở rộng” (viết tắt là danh mục EBOPS) nhƣ khuyến nghị đƣợc nêu trong Cuốn Cẩm nang Thống kê Thƣơng mại Quốc tế về Dịch vụ của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế phối hợp ban hành năm 2002 nhằm mục đích phục vụ cho công tác thống kê cán cân thanh toán quốc tế và thống kê thƣơng mại dịch vụ trong khuôn khổ đàm phán WTO. Danh mục dịch vụ EBOPS bao gồm 11 ngành dịch vụ qui định trong cán cân thanh toán quốc tế và đƣợc chi tiết thêm ở cấp độ nhóm và phân nhóm dịch vụ. - Danh mục này có thể phục vụ cho mục đích đàm phán Việt Nam hiện đang dựa trên danh mục GSN/W120 với mức độ it chi tiết so với CPC: Danh mục này sẽ đƣợc chi tiết hơn đến cấp tiểu phân nhóm và sản phẩm dịch vụ cụ thể dựa trên danh mục “Phân loại sản phẩm chủ yếu” (viết tắt CPC, 1.0) của cơ quan Thống kê Liên hợp quốc đối với các sản phẩm dịch vụ. Với mức độ chi tiết này, danh mục này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu danh mục sản phẩm dịch vụ trong đàm phán WTO theo Hiệp định Thƣơng mại chung về dịch vụ (GATS). - Mục tiêu này cũng hoàn toàn phù hợp với mục tiêu hài hòa thống kê TMDV của khối ASEAN do Ban Thƣ ký ASEAN quy định. Việc xây dựng và ban hành danh mục phân loại dịch vụ dựa trên EBOPS cần phải đƣợc thực hiện sớm vì nó có ý nghĩa rất quan trọng cho việc thu thập số liệu, đáp ứng mục tiêu của Chính phủ về thúc đẩy hoạt động dịch vụ đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế của đất nƣớc cũng nhƣ cung cấp thông tin cho đàm phán thƣơng mại trong khuôn khổ GATS, kiểm soát việc thực hiện các cam kết quốc tế và đánh giá tác động của nó với thị trƣờng trong nƣớc. 2. Nguyên tắc phân loại Về nguyên tắc chung, Danh mục dịch vụ trong thƣơng mại quốc tế cả Việt Nam phân loại các sản phẩm dịch vụ vào các ngành/phân ngành dịch vụ 160
- trong thƣơng mại quốc tế dựa trên tính chất của các sản phẩm dịch vụ và ngành hoạt động tạo ra chúng (trừ dịch vụ du lịch không đƣợc coi là một ngành sản xuất nên đƣợc chi tiết theo cầu tiêu dùng). Theo nguyên tắc này, một sản phẩm của một ngành dịch vụ sẽ đƣợc xếp vào cùng một mã số, tuy nhiên cũng có trƣờng hợp một sản phẩm đƣợc tạo ra bởi nhiều ngành khác nhau sẽ đƣợc xếp vào các mã số khác nhau tƣơng ứng với ngành gốc của sản phẩm đó. 3. Cấu trúc hệ thống mã số của Danh mục Cấu trúc chung Cấu trúc danh mục dịch vụ trong thƣơng mại quốc tế của Việt Nam gồm: hệ thống mã số chi tiết đến 5 chữ số và mô tả ngành/sản phẩm dịch vụ, trong đó: - Mã cấp 1: chỉ loại hoặc ngành dịch vụ, bao gồm 11 loại/ngành dịch vụ đƣợc mã từ 1 đến 11 theo đúng trật tự trong Cán cân thanh tóan quốc tê (BPM5) i. Vận tải ii. Du lịch iii. Dịch vụ thông tin liên lạc iv. Dịch vụ xây dựng v. Dịch vụ bảo hiểm vi. Dịch vụ tài chính vii. Dịch vụ máy tính và thông tin viii. Tiền bản quyền và phí cấp bằng ix. Các dịch vụ kinh doanh khác x. Dịch vụ cá nhân, văn hoá, và giải trí xi. Dịch vụ chính phủ, chƣa đƣợc phân loại vào đâu. Từ 11 ngành dịch vụ trên đây, Danh mục này sẽ đƣợc chi tiết ở các cấp độ khác nhau đến từng sản phẩm dịch vụ cụ thể dựa trên cơ sở sử dụng Danh mục phân loại sản phẩm chủ yếu (CPC 1.0) của Liên hợp quốc. - Mã cấp 2, 3 và 4: Thể hiện phân ngành, tiểu phân ngành hoặc tiểu mục dịch vụ với 39 phân ngành mã cấp 2, 104 phân ngành mã cấp 3 và 436 tiểu phân ngành/tiểu mục dịch vụ mã cấp 4. 161
- - Mã cấp 5: Là các sản phẩm dịch vụ của từng ngành gồm 690 sản phẩm dịch vụ, trừ dịch vụ du lịch đƣợc phân loại theo khía cạnh tiêu dùng dịch vụ của từng loại khách du lịch quốc tế chia theo mục đích du lịch. Điều này xuất phát từ qui định phạm vi thống kê xuất nhập khẩu dịch vụ du lịch, theo đó du lịch đƣợc hình thành từ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của rất nhiều ngành sản xuất. Với mức độ chi tiết nhƣ vậy, danh mục này hoàn toàn đáp ứng đƣợc nhu cầu thông tin cho đàm phán thƣơng mại theo GATS, nhu cầu nghiên cứu mức độ toàn cầu hoá về dịch vụ và các mục đích phân tích khác kể cả yêu cầu đánh giá chất lƣợng số liệu. 4. Các bảng mã số tƣơng thích 4.1. Mục tiêu . q . . ? 162
- - . - . - - . 4.2. : - . - . - . 163
- -C . - . - . - . - Các bảng mã tƣơng thích đi kèm danh mục dịch vụ trong thƣơng mại quốc tế của Việt Nam cần hài hòa với khuyến nghị của cuốn Cẩm nang Thống kê thƣơng mại quốc tế về dịch vụ liên quan đến phân loại dịch vụ. PHẦN IV KIẾN NGHỊ 1. Cần tiếp tục hoàn thiện Danh mục dịch vụ trong thƣơng mại quốc tế của Việt Nam để trình Chính phủ ban hành và đƣa vào sử dụng. Nội dung hoàn thiện gồm: - Hoàn chỉnh cấu trúc gồm mô tả ngành/sản phẩm dịch vụ và mã số - Biên soạn chú giải chi tiết cho danh mục - Thiết kế bản tra cứu bằng phần mềm cho cả cấu trúc chung và hai bảng mã số tƣơng thích. 2. Ban hành: Danh mục dịch vụ trong thƣơng mại quốc tế của Việt Nam nên đƣợc trình Chính phủ ban hành tạm thời để sử dụng trong những năm trƣớc mắt vì 2 lý do: việc sửa đổi các danh mục có liên quan và thực tế sử dụng danh mục. Cụ thể: 164
- Ở phạm vi quốc tế, các bảng phân loại có liên quan nhƣ ISIC phiên bản 4.0, CPC phiên bản 2.0, Phân loại dịch vụ trong cán cân thanh toán phiên bản BPM6, EBOPS 2008, GNS/W/120 hiện đang trong quá trình sửa đổi cho phù hợp với thực tế phát triển của hoạt động dịch vụ và hƣớng dẫn mới về phƣơng pháp thống kê. Dự kiến sau năm 2008 các danh mục này mới chính thức đƣợc công bố và đƣa vào sử dụng. Ở trong nƣớc, Tổng cục Thống kê đang và sẽ thực hiện sửa đổi các danh mục quốc gia nhƣ VSIC, VCPC theo các chuẩn mực quốc tế. Tổng cục Thống kê dự kiến trình Chính phủ ban hành Danh mục VSIC vào cuối năm 2006 và danh mục VCPC vào năm 2008. Việc sửa đổi các danh mục trên sẽ tác động trực tiếp đến nội dung và tính so sánh của danh mục này. Mặt khác quá trình sử dụng danh mục trong thực tế sẽ chỉ ra những nội dung cần chuẩn hóa cho phù hợp hơn với thực tế áp dụng. Sau năm 2008, khi khi các danh mục có liên quan đƣợc chính thức sửa đổi và ban hành cũng nhƣ các thông tin cập nhật từ quá trình sử dụng, danh mục này có thể đƣợc sửa đổi hoàn thiện và ban hành chính thức. 3. Áp dụng: Sau khi ban hành, Danh mục dịch vụ trong thƣơng mại quốc tế của Việt Nam nên đƣợc qui định áp dụng cho các lĩnh vực sau: - Kế hoạch hoá, quản lý nhà nƣớc của các Bộ, sở, ban, ngành từ trung ƣơng đến địa phƣơng có liên quan đến thƣơng mại quốc tế về dịch vụ. - Thống kê xuất nhập khẩu dịch vụ và thƣơng mại quốc tế về dịch vụ ở cấp trung ƣơng, địa phƣơng và doanh nghiệp với cấp độ chi tiết khác nhau. - Giảng dạy, nghiên cứu của các đối tƣợng sử dụng khác. 165
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu công nghệ làm phân vi sinh từ bã mía thiết kế chế tạo thiết bị nghiền bã mía năng suất 500kg/h trong dây chuyền làm phân vi sinh
51 p | 1044 | 185
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu giải pháp mới của công nghệ sinh học xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường
174 p | 531 | 140
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu phát triển sản xuất chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma có hoạt lực cao trừ bệnh hại cây trồng
314 p | 365 | 80
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu áp dụng công nghệ phôi vô tính, hạt nhân tạo trong nhân nhanh một số cây có giá trị kinh tế
557 p | 260 | 62
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng tin học để quản lý kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học
14 p | 165 | 11
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu cập nhật cơ sở đăng ký kinh doanh cá thể phục vụ công tác quản lý và công tác thống kê
38 p | 52 | 7
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu thống kê chủ yếu về công nghệ thông tin của Việt Nam đến năm 2005
21 p | 64 | 6
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng tính toán chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ số tiêu thụ và chỉ số tồn kho định kỳ hàng tháng ở Việt Nam
29 p | 52 | 6
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh sự phát triển bền vững ở Việt Nam
15 p | 65 | 5
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để hoàn thiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng cho các bộ, ngành
26 p | 53 | 5
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tính chỉ tiêu giá trị trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp và thuỷ sản
36 p | 58 | 5
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu xác định nội dung thông tin và hình thức cung cấp thông tin thống kê phục vụ yêu cầu hợp tác quốc tế
19 p | 51 | 5
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu xác định nội dung và hình thức phổ biến thông tin thống kê của Trung tâm Tư liệu Thống kê
33 p | 46 | 5
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu xây dựng makét Niên giám thống kê theo Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
33 p | 56 | 5
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu hoàn thiện nội dung thông tin trong tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản
16 p | 41 | 4
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện nội dung, nguồn thông tin và phương pháp tính một số chỉ tiêu tài khoản quốc gia trong hoạt động bảo hiểm và chứng khoán ở Việt Nam
28 p | 67 | 4
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu xác định mục tiêu, yêu cầu và nội dung chương trình đào tạo ngành kế toán trong trường Cao đẳng Thống kê Bắc Ninh
13 p | 63 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn