Đề tài môn Chuyên đề chuyên sâu: Thực trạng tư vấn dịch vụ trách nhiệm xã hội ở Việt Nam
lượt xem 9
download
Đề tài "Thực trạng tư vấn dịch vụ trách nhiệm xã hội ở Việt Nam" trình bày thực trạng tư vấn dịch vụ trách nhiệm xã hội, phân tích thực trạng tư vấn dịch vụ trách nhiệm xã hội, nhận xét, đánh giá tư vấn dịch vụ trách nhiệm xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài môn Chuyên đề chuyên sâu: Thực trạng tư vấn dịch vụ trách nhiệm xã hội ở Việt Nam
- Trường: ĐH Lao động xã hội (CSII) GVHD: Nguy ễn Ng ọc Tuấn ĐỀ TÀI MÔN CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN SÂU Lời cảm ơn Trong suốt hai năm hoc v ̣ ưa qua tai l ̀ ̣ ớp CĐ07NL _ trường ĐH Lao động –Xã hội (cơ sở II), chúng em đã được cac th ́ ầy cô hết lòng truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu phuc vu cho ̣ ̣ ̣ ̀ ằm trong chương trình đào tạo của nhà trường, ở năm thứ ba học kỳ II nay chúng em công viêc sau nay. N ̀ được thầy Nguyễn Ngọc Tuấn đã tận tình truyền đạt kiến thức môn Chuyên đề chuyên sâu. Được sự giơi thiêu, cho phep cua BGH nha tr ́ ̣ ́ ̉ ̀ ương va d ̀ ̀ ươi s ́ ự hướng dẫn của thầy em tiến hành làm báo cáo chuyên đề chuyên sâu. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Ngọc Tuấn đã tận tình hướng dẫn, chỉnh sửa trong suốt quá trình hoàn thành chuyên đề nay. ̀ SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung A Trang 1
- Trường: ĐH Lao động xã hội (CSII) GVHD: Nguy ễn Ng ọc Tuấn Lời cảm ơn! PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn. 4. Phương pháp nghiên cứu. 5. Kết cấu: Chương I Chương II Chương III PHẦN II: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ Chương I: Trình bày thực trạng tư vấn dịch vụ trách nhiệm xã hội 1. Giới thiệu sơ lược về bộ tiêu chuẩn SA 8000: 2. Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp ngành da giày Việt Nam: Chương II: Phân tích thực trạng tư vấn dịch vụ trách nhiệm xã hội 1. Phân tích bộ tiêu chuẩn SA 8000 2. Phân tích thực trạng doanh nghiệp ngành da giày tại Việt Nam Chương III: Nhận xét, đánh giá tư vấn dịch vụ trách nhiệm xã hội 1. Ưu điểm 2. Hạn chế 3. Những khó khăn chủ yếu trong việc áp dụng SA 8000 tại Việt Nam hiện nay là PHẦN III: ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ Một số kiến nghị Kết luận SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung A Trang 2
- Trường: ĐH Lao động xã hội (CSII) GVHD: Nguy ễn Ng ọc Tuấn PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Trong điều kiện nền kinh tế chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết việc làm không chỉ là trách nhiệm riêng của nhà nước, mà còn là của các doanh nghiệp và toàn xã hội. Trong bối cảnh đó, sự tồn tại và phát triển của tư vấn dịch vụ là một tất yếu khách quan, xuất phát từ những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường. Tư vấn dịch vụ trách nhiệm xã hội ở Việt Nam đã góp phần tích cực làm lành mạnh hóa thị trường lao động. Khi gia nhập WTO dân tộc ta đã hòa nhập vào bầu trời chung thế giới, sự hiểu biết lẫn nhau trên khắp năm châu, vươn lên trong nền kinh tế thị trường, ổn định về mặt chính trị đem lại cho dân tộc Việt Nam với niềm tự hào và hy vọng một ngày không xa nước ta sẽ sánh vai với nhiều nước lớn cùng nhau phát triển. Những năm qua, chính sách đổi mới và mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế của Đảng và Nhà nước đã mang lại những thành tựu to lớn trong sự phát triển kinh tế – xã hội nước ta, làm thay đổi căn bản hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu hướng khách quan tạo nhiều cơ hội phát triển cho quốc gia, phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, trước hết là nguồn nhân lực, tạo nhiều công ăn việc làm, giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống cho người lao động…Tiêu chuẩn này được xây dựng trên cơ sở khảo sát thực trạng công tác quản lý lao động tại các DN, tham khảo các tài liệu nghiên cứu về Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, các bộ COC hiện đang được thực hiện tại các doanh nghiệp, những quy định hiện hành và các điều khoản cụ thể trong Bộ luật lao động. Đồng thời, thu hút sự tham gia soạn thảo của các chuyên gia đầu ngành thông qua mạng lưới cộng tác viên, những ý kiến đóng góp của Ban tư vấn và Ban chỉ đạo dự án.Tiêu chuẩn lao động áp dụng tại Việt Nam được hoàn thiện và phê duyệt sẽ giúp ích cho các DN trong ngành, đặc biệt các DN vừa và nhỏ trong thực hiện tốt Trách nhiệm xã hội DN và đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng như mục tiêu vì người lao động. Trong sự phát triển không ngừng đó, các vấn đề tư vấn dịch vụ ngày càng được Nhà nước ta xem trọng và đặt lên hàng đầu. Để hiểu rõ hơn, em xin kính mời thầy xem đề tài chuyên đề: “Thực trạng tư vấn dịch vụ Trách nhiệm xã hội ở Việt Nam”. Đó cũng chính là tất cả lí do mà em chọn đề tài này. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung A Trang 3
- Trường: ĐH Lao động xã hội (CSII) GVHD: Nguy ễn Ng ọc Tuấn 2.1 Đối tượng nghiên cứu: Bộ tiêu chuẩn thực hiện trách nhiệm xã hội: SA 8000, SA 26000, TCVN ISO90002007, VietnamCOCs_TC da giay, tiêu chuẩn lao động ngành da giày... Tình hình hoạt động của tư vấn dịch vụ và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn dịch vụ trách nhiệm xã hội ở Việt Nam. Quy định Luật ở Việt Nam: Bộ luật, Thông tư, Nghị định, các tiêu chuẩn ở Việt Nam. 2.2 Phạm vi nghiên cứu: Không gian: ở doanh nghiệp đóng tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc lĩnh vực giày da. Thời gian: từ 15/4/2010 đến 25/4/2010 3. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn: 3.1 Cơ sở lí luận: Kh ái niệm về Trách nhiệm xã hội (CSR): Theo Matten và Moon (2004) lại cho rằng: “CSR là một khái niệm chùm bao gồm nhiều khái niệm khác nhau như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp là từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trường. Đó là một khái niệm động và luôn được thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù”… Hội đồng Doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững: "CRS là sự cam kết trong việc ứng xử hợp đạo lý và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ, cũng như của cộng đồng địa phương. Phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới (WB): “CRS là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ; cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”… SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung A Trang 4
- Trường: ĐH Lao động xã hội (CSII) GVHD: Nguy ễn Ng ọc Tuấn CSR được coi là 1 yếu tố quan trọng như những yếu tố truyền thống khác như chi phí, chất lượng và giao hàng trong kinh doanh. CSR được lồng ghép vào chiến lược của DN và trở thành điều kiện bắt buộc để DN tồn tại và phát triển. Theo Vadidas: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam là một khái niệm theo đó doanh nghiệp lồng ghép các vấn đề xã hội và môi trường vào kế hoạch kinh doanh và các mối quan hệ với cổ động trên cơ sở tự nguyện”. Theo Việt Nam: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là điều kiện ràng buộc đối với các hợp đồng xuất khẩu sang các nền kinh tế phát triển buộc phải tuân thủ khi kí kết hợp đồng. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thể hiện qua các yêu cầu tuân thủ chế độ lao động tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm cạnh tranh và bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp có bổn phận với xã hội đã nuôi dưỡng mình giống như con cái có bổn phận với cha mẹ, là một đạo lý không cần sự nhắc nhở (vì doanh nghiệp cũng là một nhân tố trong xã hội giống như công dân sống nhờ vào xã hội và Nhà nước). Tuy nhiên, khái niệm CSR còn mới với nhiều DN tại VN (Việt Nam) và năng lực quản lý, kiến thức chuyên môn trong thực hiện CSR ở DN còn hạn chế. Nội dung, lí luận liên quan: Nội dung cam kết của CSR khi đưa vào các nước xuất khẩu là dưới dạng những bộ COC, SA 8000, ISO 14000, ISO 28000, BSCL,HACCP. Tiêu chuẩn được xây dựng trên cơ sở các nội dung của Bộ luật lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1994 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động năm 2002, yêu cầu của các nhà nhập khẩu giày dép của Việt Nam và tiêu chí của Tổ chức lao động quốc tế, có xem xét đến tình hình và đặc điểm của ngành da giày Việt Nam. Được khuyến khích áp dụng trong các doanh nghiệp ngành da giày Việt Nam, có cơ chế khen thưởng động viên những doanh nghiệp trong ngành thực hiện tốt Tiêu chuẩn lao động từ nguồn khen thưởng của mình. Được điều chỉnh, bổ sung theo đề nghị của các doanh nghiệp tại các Đại hội da giày Việt Nam cho phù hợp với sự phát triển của Ngành. Tài liệu hướng dẫn SA8000 nhằm giải thích và hướng dẫn thực hiện SA8000, cho ví dụ về các phương pháp thẩm tra việc tuân thủ các quy định và được dùng làm sổ tay hướng dẫn cho các đánh giá viên và những công ty muốn được chứng nhận theo tiêu chuẩn SA8000. Hy vọng rằng với sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tổ chức, tiêu chuẩn này cũng như tài liệu hướng dẫn sẽ liên tục hoàn thiện. Tiêu chuẩn này nêu rõ các yêu cầu về trách nhiệm xã hội có thể: SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung A Trang 5
- Trường: ĐH Lao động xã hội (CSII) GVHD: Nguy ễn Ng ọc Tuấn + Phát triển, duy trì và thực thi các chính sách và tiến trình nhằm quản lý các vấn đề mà doanh nghiệp ngành da giày có thể điều khiển hoặc gây ảnh hưởng. + Chứng minh với các bên liên quan rằng các chính sách, tiến trình và thực tế áp dụng đều phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn này. + Doanh nghiệp da giày nói riêng và các doanh nghiệp tịa Việt Nam nói chung phải tuân thủ theo luật quốc gia và các yêu cầu khác mà doanh nghiệp đã thỏa thuận chấp hành và tiêu chuẩn này cũng đề cập về một vấn đề thì phải áp dụng theo điều khoản nào chặt chẽ nhất. + Doanh nghiệp cũng phải tôn trọng các nguyên tắc của những văn kiện quốc tến như: Quy ước số 29 và 105 của ILO (Lao động Cam kết và cưỡng bức), Quy ước số 87 của ILO (Tự do Đoàn thể). Trách nhiệm xã hội liên quan đến các cam kết của doanh nghiệp về: + Quyền con người + Đảm bảo các tiêu chuẩn về lao động và môi trường (thông thường phải tốt hơn luật) + Tuân thủ pháp luật + Sự tự nguyện của doanh nghiệp trong việc thực hiện, kiểm tra giám sát và công khai thông tin + COC chỉ là một công cụ để thực hiện CSR tronh phạm vi doanh nghiệp SA 8000 là một tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng dựa trên: + 12 công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) + Công bố toàn cầu về nhân quyền + Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em + Công ước của Liên hợp quốc về việc loại trừ các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ Thuật ngữ Trách nhiệm xã hội rất rộng, tuy nhiên tiêu chuẩn SA 8000 chỉ quan tâm tới: + Lao động trẻ em + Lao động cưỡng bức + An toàn và sức khỏe + Tự do hội họp và quyền thỏa ước tập thể + Phân biệt đối xử + Thực hành kỷ luật + Giờ làm việc + Thù lao + Hệ thống quản lý (bao gồm quản lý nhà cung cấp, nhà thầu phụ ) Vai trò của SA 8000 là nhằm cải thiện môi trường làm việc trong toàn cầu Hệ thống thẩm tra SA 8000 nhằm mục đích khuyến khích sự cải tiến liên tục nơi làm việc Người mua yêu cầu tuân thủ với SA 8000 nhằm: + Nâng cao hình ảnh của họ SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung A Trang 6
- Trường: ĐH Lao động xã hội (CSII) GVHD: Nguy ễn Ng ọc Tuấn + Đảm bảo cho các cổ đông và khách hàng của họ về sự cam kết xã hội nhằm cải thiện điều kiện làm việc của các nhà cung cấp và để tạo ra môi trường kinh doanh ổn định hơn + Nhằm đảo bảo rằng họ đã tìm được các nhà cung cấp không có sự bóc lột, như trong SA 8000 đã nêu: cần có danh sách các nhà cung cấp được chứng nhận, danh sách nhà cung cấp được phê duyệt Các doanh nghiệp muốn thu hút khách hàng mới bằng sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh không có chứng chỉ SA 8000 Họ muốn chứng minh rằng họ đang đối xử công bằng với người công nhân và tuân thủ với tiêu chuẩn SA 8000 theo yêu cầu của khách hàng Doanh nghiệp được chứng nhận SA 8000 có thể trưng bày chứng chỉ SA 8000 trong nhà máy, trong các catalo kinh doanh, trên các biển quảng cáo và trên mạng web nhưng không được trên các sản phẩm Doanh nghiệp có thể lựa chọn kết hợp SA 8000 với các tiêu chuẩn hiện có như: + ISO 9001 (Chất lượng) + ISO 14001 (Môi trường) + ISO / IEC 17799 An toàn giao thông: + ISO / TS 16949 (Chất lượng) + QS 9000 (Chất lượng) An toàn và sức khỏe: + HACCP (Thực phẩm) 3.2 Cơ sở thực tiễn: Áp dụng ở Việt Nam: + Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ, sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp, vừa mang lại lợi ích cho phát triển.Các doanh nghiệp cần phải trả lời hai lĩnh vực trong hoạt động: Thứ nhất: Chất lượng quản lý cả về nghĩa con người và quy trình. Thứ hai: Bản chất và số lượng đo lường tác động lên xã hội trong nhiều lĩnh vực. Các bên liên quan đang quan tâm nhiều hơn đến hoạt động của doanh nghiệp. Hầu hết họ nhìn nhận ra ngoài vùng trũng kinh doanh đó là điều doanh nghiệp đó thực sự làm, dự tốt hay xấu, về mặt sản phẩm và dịch vụ, về mặt tác dụng lên môi trường và cộng đồng địa phương, hoặc cả ngay doanh nghiệp đó đối xử và phát triển lực lượng sản xuất của họ như thế nào. Ngoài các bên liên quan, các nhà phân tích tài chính cũng đang quan tâm hàng đầu tới các khả năng tài chínhvề chất lượng quản lý như là một chỉ số của việc hoạt động tốt trong tương lai. SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung A Trang 7
- Trường: ĐH Lao động xã hội (CSII) GVHD: Nguy ễn Ng ọc Tuấn + Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh, giành được thị trường nếu đáp ứng được các yêu cầu khắc khe từ phía các nhà nhập khẩu. Một trong các yêu cầu bắt buộc của nhiều nhà nhập khẩu hiện nay đối với các bạn hàng là việc thự hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, gọi tắt là CSR. Chính vì vậy, cũng có thể coi “Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội” chính là chiến lược đúng đắn để doanh nghiệp bước vào hội nhập. + Để thúc đẩy triển khai “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” tại Việt Nam, bên cạnh hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức Công đoàn, hiệp hội…, các tổ chức phi chính phủ cũng đã vào cuộc, nhằm đẩy mạnh quyền và lợi ích của người lao động tại Việt Nam với các quan điểm: Sự tôn trọng của doanh nghiệp đối với các quyền cơ bản của công nhân và đảm bảo các quyền đó không bị cản trở trong môi trường làm. Sự tôn trọng của doanh nghiệp đối với quyền của người tiêu dùng đối với các sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp về chất lượng và sự an toàn đối với sức khỏe. Sự cam kết trong chiến lược đầu của doanh nghiệp trong việc khai thác và sử dụng các công nghệ sạch, xử lí chất thải nhằm bảo vệ môi trường. Sự cam kết tuân thủ pháp luật đặc biệt là trong việc thực hiện các nghĩa vụ về thuế kinh doanh lành mạnh và cạnh tranh bình đẳng. Ví dụ về một tác động của việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp ngành da giày được nhận giải thưởng TNXH 2005, do Hiệp hội Da giày, trung tâm phát triển Hội nhập với sự tài trợ của ActionAid Việt Nam là trong 24 doanh nghiệp thuộc ngành da giày và dệt may gần đây đã cho thấy những kết quả khả quan, theo đó doanh thu của doanh nghiệp này đã tăng 25%, năng suất lao động cũng tăng từ 34 đến 36 triệu đồng/lao động/ năm. Tỉ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94 đến 97%. Như vậy, việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn đã đem lại hiệu quả nhất định. Các mối quan hệ lao động được cải thiện, công nhân được làm việc trong môi trường lao động lành mạnh, số lượng tai nạn lao động và công nhân nghỉ ốm đau giảm, điều này đồng nghĩa với việc năng xuất lao động tăng. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp ăn nên làm ra cũng là những doanh nghiệp chăm lo tốt cho đời sống và điều kiện làm việc của người lao động như công ty Dona Viet Vinh, công ty Pacific, công ty giày Thái Bình, Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên BITIS, Bình Tân, hoặc công ty TNHH Đỉnh Vàng. Từ thực tế đó, nhiều doanh nghiệp Da giày đã có những hoạt động tích cực cũng như sáng kiến nhằm thúc đẩy quá trình triển khai CSR tại doanh nghiệp mình Áp dụng ở doanh nghiệp: + Áp dụng ở doanh nghiệp: “Xã hội cần những doanh nghiệp thành đạt, nhưng các doanh nghiệp ngày nay đang dần kiểm soát xã hội. Tựa như một đứa trẻ được cha mẹ quá nuông chiều nay lại có thêm tự do, cho tới khi cha mẹ không thể kiểm soát được nữa. Ai cũng muốn đứa trẻ phát triển tốt, SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung A Trang 8
- Trường: ĐH Lao động xã hội (CSII) GVHD: Nguy ễn Ng ọc Tuấn không ai ra giới hạn… Cho tới khi mọi chuyện vỡ ra thì cả nhà đang phải chịu đựng cái sự giở chứng của cậu nhóc vị thành niên”. Điều đó nhắc chúng ta nhớ đến trường hợp Vedan, nhà sản xuất bột ngọt Đài Loan đã giết chết con sông Thị Vải của Việt Nam. Con sông đã chết và không thể hồi phục được, chôn vùi theo nó cả niềm tin của người Việt. Về phía doanh nghiệp, sự kiện này đã giết chết thương hiệu Vedan, một tài sản vô hình quá lớn mà công ty đã dày công xây dựng trong nhiều năm. Công ty thiếu trách nhiệm đối với cộng đồng, mà xã hội cũng chưa ràng buộc trách nhiệm đó của công ty một cách nghiêm ngặt. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), sự phát triển cao hơn của đạo đức kinh doanh, là những vấn đề phải đối mặt hàng ngày của các công ty ở các quốc gia phát triển, nhưng vẫn còn xa lạ với xã hội Việt Nam. + Ký hợp đồng lao động + Nâng cao chất lượng sản phẩm + Uy tín của doanh nghiệp + Nâng cao cải thiện điều kiện làm việc của người lao động Thực thi theo yêu cầu của đối tác:bằng cách mua sản phẩm và đặt hàng gia công + Gỡ bỏ các hàng rào thuế quan + Luật môi trường, an toàn lao động được ban hành và sửa đổi + Chấp hành pháp luật các chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động + Nên có một hiệp hội hoặc tổ chức giám sát 4. Phương pháp nghiên cứu: Sưu tầm, tham khảo tài liệu, trên mạng Internet… Phỏng vấn Ban giám đốc công ty Phỏng vấn người lao động Phỏng vấn công ty dịch vụ cung ứng Hỏi ý kiến chuyên gia PHẦN II: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ Chương I: Trình bày thực trạng: 1. Giới thiệu sơ lược về bộ tiêu chuẩn SA 8000: SA 8000 là một tiêu chuẩn quốc tế khuyến khích các công ty sản xuất và các tổ chức khác xây dựng, duy trì và áp dụng các việc thực hành tại nơi làm việc mà xã hội có thể chấp nhận. Tiêu chuẩn SA 8000 do tổ chức Trách nhiệm xã hội Quốc tế (SAI) – là một thành viên của Hội đồng về quyền ưu tiên Kinh tế xây dựng năm 1998. Tiêu chuẩn này được xem là tiêu chuẩn về nơi làm việc có thể được chấp nhận toàn cầu nhất và có thể được đánh giá ở một quy mô công ty, ở bất kỳ nơi đâu và cho bất kỳ ngành công nghiệp nào. SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung A Trang 9
- Trường: ĐH Lao động xã hội (CSII) GVHD: Nguy ễn Ng ọc Tuấn SA 8000 bao gồm các phạm vi như lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, sức khỏe và an toàn lao động, tự do hiệp hội và thương lượng tập thể, phân biệt đối xử, thi hành kỷ luật, giờ làm việc, bồi thường và các hệ thống quản lý. Cùng với việc thiết lập các tiêu chuẩn liên quan đến quyền của người lao động, SA 8000 tuân theo thỏa ước quốc tế hiện hành, bao gồm các Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế, bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, và Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em. Thực hiện lập trường phù hợp với đạo đức và minh bạch thông qua việc chứng nhận công ty và các đối tác kinh doanh của bạn đang hoạt động theo yêu cầu của tiêu chuẩn SA 8000 sẽ mang lợi các lợi ích lâu dài: + Làm tăng sự ưa chuộng và lòng trung thành của khách hàng / người tiêu dùng đối với công ty bạn + Giúp bạn tiếp cận các thị trường mới và xây dựng sự nhìn nhận mạnh hơn đối với thương hiệu của bạn + Hỗ trợ chiến lược quảng bá của bạn và tăng cường các giá trị cốt lõi của công ty + Tăng cường cam kết hiện hành và động cơ làm việc của người lao động, từ đó tác động tích cực đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ của bạn + Cải tiến hoạt động và quản lý chuỗi cung cấp Thuật ngữ Trách nhiệm xã hội rất rộng, tiêu chuẩn SA 8000 chỉ quan tâm tới: 1. Lao động trẻ em 2. Lao động cưỡng bức 3. An toàn và sức khỏe 4. Tự do hiệp hội và Thỏa ước lao động tập thể 5. Phân biệt đối xử 6. Các hình thức kỷ luật 7. Giờ làm việc 8. Thù lao 9. Hệ thống quản lý Tiêu chuẩn SA 8000 nhằm cải thiện môi trường làm việc trên toàn cầu, khuyến khích sự cải tiến liên tục điều kiện làm việc. 2. Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp ngành da giày Việt Nam: Doanh nghiệp được thành lập năm 1985 nằm trên đường Nguyễn Văn Bứa, chuyên sản xuất các loại da giày được bán trên thị trường lao động. Bao gồm 50 cán bộ công nhân viên( khối văn phòng) và 200 công nhân( khối sản xuất ), có 5 phòng ban( phòng tổ chức, kinh doanh, hành chính, kế toán và Marketing). Ngoài ra, còn có 2 phòng: Giám đốc và Phó giám đốc SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung A Trang 10
- Trường: ĐH Lao động xã hội (CSII) GVHD: Nguy ễn Ng ọc Tuấn Doanh nghiệp từ khi thành lập và đến nay, ngành da giày phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tạo nhiều công ăn việc làm, giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống cho người lao động Với lợi thế hướng ra xuất khẩu, hàng năm ngành da giày có đóng góp lớn cho sự phát triển xuất khẩu của cả nước, năm 2003 kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành đạt 2,267 tỷ USD, tăng gần 20% so với năm 2002, đứng thứ ba sau dầu khí và dệt may, thu hút gần 500000 lao động, năm 2004 ngành đạt 2,6 tỷ USD đưa Việt Nam trở thành trong 10 nước sản xuất xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới. Để duy trì sản xuất và có đơn đặt hàng ổn định, hiện tại doanh nghiệp ngành da giày đã và đang phải thực hiện rất nhiều yêu cầu và đòi hỏi khác nhau từ khách hàng thông qua các bộ quy tắc ứng xử. Chương II: Phân tích thực trạng tư vấn dịch vụ trách nhiệm xã hội: 1. Phân tích bộ tiêu chuẩn SA 8000: Lao động trẻ em: Không sử dụng lao động trẻ em dưới 15 tuổi Không lạm dụng sức lao động của người chưa thành niên (người lao động dưới 18 tuổi) Có chương trình đào tạo và khuyến khích lao động vị thành niên tham gia học tập, nâng cao trình độ Doanh nghiệp không sử dụng trẻ em hoặc lao động vị thành niên vào các nơi làm việc độc hại, nguy hiểm, không an toàn hoặc có hại cho sức khoẻ. Khi đánh giá lao động trẻ em cần chú ý: Lao động
- Trường: ĐH Lao động xã hội (CSII) GVHD: Nguy ễn Ng ọc Tuấn Xem hồ sơ lao động trong 6 tháng qua tìm xem có trẻ nào bị phạt? Sa thải, có hỗ trợ trẻ tới trường, có tiếp tục thuê muớn? Liên hệ với tên thứ 3 để tìm bằng chứng. Vd: nâng hạ những vật to quá cỡ, nặng, làm ca đêm, về nhà không an toàn sau khi làm ca đêm, làm việc với hoá chất độc nhý Toluen, Chì... Hiện nay công ước ILO 138 tuân theo chính sách quốc gia để bãi bỏ đến cùng lao động lao động trẻ em Nâng độ tuổi lao động đến một mức phù hợp với sự phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần của trẻ vị thành niên. Lao động cưỡng bức: Không sử dụng lao động khổ sai, lao động gán nợ, lao động qua giao kèo học nghề Không ép buộc người lao động làm những công việc không phù hợp với giới tính, ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động Không áp dụng hình thức yêu cầu người lao động ký quỹ, đặt cọc tiền hoặc giữ lấy tờ tuỳ thân của người lao động Doanh nghiệp không được tham dự hoặc ủng hộ việc sử dụng lao động cưỡng bức, cũng không được yêu cầu người thuê mướn trả tiền đặt cọc hoặc giấy cam kết cho công ty mới được bắt đầu làm việc Khi đánh giá lao động cưỡng bức cần chú ý: Trưởng đơn vị hiểu về sự cưỡng bức? Hối lộ, quà biếu khi xin việc, đặt cọc khi ký hợp đồng? Công ty có những chương trình hỗ trợ CBCNV về tài chính, cho vay, họ có đuựơc bình đẳng khi vậy? CBCNV có được phép về sau ca làm việc hay phải gọi ai, ở lại làm thêm? CBCNV thôi việc có dễ không, có được nhận tháng lương cuối cùng? Dịch vụ của Bảo vệ có cưỡng bức khám xét hành trang, nhà ở tập thể? Khi lao động là tù nhân xem xét ký hợp đồng chứng minh rằng bảo vệ chỉ để đảm bảo an toàn. Quyền công dân được đảm bảo? Hỏi một số cán bộ công nhân viên về các vấn đề trên: Công ty bắt họ đặt cọc, thế chấp, phải mau hoặc nhận thưởng bằng hiện vật không muốn...? Họ có biế mục đích công việc, biết quyền lợi và tự nguyện làm việc? Người nhà CBCNV thăm hỏi có dễ dàng? CBCNV có nợ công ty? Có phải bắt buộc làm ở một vị trí nào đó để trả nợ? An toàn và sức khoẻ: SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung A Trang 12
- Trường: ĐH Lao động xã hội (CSII) GVHD: Nguy ễn Ng ọc Tuấn Doanh nghiệp luôn nhớ rằng phải phổ biến kiến thức về ngành công nghiệp và bất kỳ các mối nguy hiểm nào, phải cung cấp môi trường làm việc an toàn và vệ sinh, phải có các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa tai nạm lao động và làm tổn hại đến sức khoẻ mà xuất hiện trong lúc, có liên quan đến hoặc xảy ra trong khi làm việc bằng cách giảm tối đa, đến khả năng có thể được, nguyên nhân gây ra các mối nguy hiểm vốn có trong môi trường làm việc Doanh nghiệp phải chỉnh định đại diện lãnh đạo chịu trách nhiệm về sức khoẻ và an toàn cho toàn bộ nhân viên và chịu trách nhiệm thực hiện các yếu tố về sức khoẻ và an toàn trong tiêu chuẩn này. Tự do hiệp hội và Thỏa ước lao động tập thể: Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng đại diện người lao động không bị đối xử phân biệt và các đại diện đó phải có hội tiếp cận với các thành viên trong môi tronh môi trường làm việc của họ Khi đánh giá cần chú ý: CN có tự do tổ chức hoặc tham gia công đoàn? Doanh nghiệp có chấp nhận Công đoàn là đại diện của CBCNV để đàm phán? Đại diện Công đoàn, CBCNV có bị phân biệt đối xử? Doanh nghiệp có ảnh hưởng tới hoạt độngcủa Công đoàn? Có bãi công? Doanh nghiệp đã xử lý thế nào? CÓ công an, bộ đội tham gia giải quyết? Có thoả ước LĐTT? Biên bản họp hội của Công đoàn? Hồ sơ giải quyết khiếu nại của CBCNV? Có qui định nghiêm cấm hoạt động Công đoàn của doanh nghiệp hoặc báo chí? CN biết ai là chủ tịch Công đoàn? Bầu khí nào, ra sao? Phân biệt đối xử: Doanh nghiệp không được tham gia hoặc ủng hộ việc phân biệt đối xử trong khi thuê mướn, bồi thường, cơ hội huấn luyện, thăng tiến, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc nghỉ hưu trên cơ sở chủng tộc, đăng cấp, nguồn gốc quốc gia, tôn giáo, tật nguyền, giới tính, thành viên của nghiệp đoàn hoặc phe đảng chính trị Khi đánh giá cần chú ý: Có qui trình ngăn ngừa sự phân biệt đối xử, nhục mạ, đe doạ và xử ký nếu phát hiện có sự phân biệt đối xử Đại diện lãnh đạo tự thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục nếu có sự phân biệt đối xử CN được học và biết cách thực hiện qui trình trên Nguyên tắc tuyển dụng, đề bạt, thưởng phạt, kỷ luật, chế độ đào tạo, các hồ sơ chứng minh CN không bị quấy rối tình dục, và biết cách khiếu nại nếu bị xảy ra? Có những nhóm người dân tộc được thuê làm việc SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung A Trang 13
- Trường: ĐH Lao động xã hội (CSII) GVHD: Nguy ễn Ng ọc Tuấn Xem bảng lương của CBCNV: có sự bất hợp lý sau đào tạo, kinh nghiệm... Qui định về công việc (có phân biệt nam nữ, chủng tộc...) Hồ sơ loại bỏ các ứng cử viên khi tuyển dụng? Lý do? CN từ các địa phương, nhóm khác nhau có bị đối xử khác nhau? CN có được nghỉ ngày lễ thánh, tôn giáo? CBCNV nữ có thai, nuôi con nhỏ có được nghỉ theo luật? hồ sơ? Bắt buộc sử dụng các biện pháp tránh thai là điều kiện để ký hợp đồng lao động, bị loại nếu có con sớm hơn 1 năm? Các hình thức kỷ luật: Doanh nghiệp được tham gia vào hoặc ủng hộ việc dùng nhục hình, ép buộc về vật chất hoặc tinh thần và sỉ nhục Khi đánh giá cần chú ý: Không có hiện tượng phạt về thể xác, nhục hình, lăng mạ, ép buộc, trừ lương... Có qui định về thưởng phạt, kỷ luật phù hợp luật pháp, phổ biến cho CNV để họ biết cách áp dụng và khiếu nại nếu cần Phỏng vấn Chủ tịch Công đoàn về các kỷ luật Xem hồ sơ của các vụ kỷ luật, thưởng phạt, lý do và các biện pháp đã thực hiện CNV không có vết bị nhục mạ, bị đánh... Xem sổ khám sức khoẻ. Giờ làm việc: Phù hợp với các luật đang áp dụng vá các tiêu chuẩn công nghiệp về thời gianlàm việc; bất kỳ trường hợp nào không được yêu cầu, trên nguyên tắc thường xuyên, nhân viên làm việc vượt quá 48 giờ/ tuần và cứ 7 ngày làm việc thì phải sắp xếp ít nhất 1 ngày nghĩ cho NV Phải đảm bảo rằng làm thêm giờ (hơn 48 giờ/ tuần) không được vượt quá 12 giờ/ người/ tuần, điều đó sẽ không được yêu cầu ngoài các trường hợp ngoại lệ và trong giai đoạn ngắn, và khi đó luôn được trả với hệ số ngoài giờ cao nhất Khi đánh giá cần chú ý: Thời gian làm việc/ tuần? Vượt quá luật? Bằng chứng? Xem sổ năng suất cá nhân, tính trung bình và so với ngày đánh giá? Tính tổng năng suất của cả tổ hay ca/ số công nhân rồi so với năng suất qui định suy ra ngoài giờ hay yêu cầu làm thêm tại nhà • Xem xu thế lao động (full time) giảm, lao động bán thời gian tăng? Chế độ đào tạo và trả lượng • Thời gian ngoài giờ > 12 giờ/ tuần? Có được trả theo qui định, luật (150, 200%)? • CNV có ít nhất 1 ngày nghỉ/ tuần? SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung A Trang 14
- Trường: ĐH Lao động xã hội (CSII) GVHD: Nguy ễn Ng ọc Tuấn • Yêu cầu làm tại nhà? Có trả lương phụ trội? • Thời gian nghỉ giải lao giữa giờ? Vệ sinh nhà xưởng không công? Buộc làm thêm vì lương không đủ nhu cầu cơ bản? Do làm khoán phải thêm giờ? • Xem lương ngoài giờ, phỏng vấn CNV • Các tai nạn do quá sức, mệt mỏi có vượt luật? Thù lao( thù lao): Phải đảm bảo rằng thoả thuận hợp đồng lao động và thi trượt các chương trình dạy nghề sẽ không được sử dụng để trốn tránh việc thực hiện các trách nhiệm đối với nhân viên phù hợp với các yêu cầu của luật lao động hay bảo hiểm xã hội. Khi đánh giá cần chú ý: • Lương (định tính, định lượng) để đánh giá về lương đạt mức tối thiểu? Lương tối thiểu (cho 48 giờ/ tuần) đạt yêu cầu của luật pháp (dự vào giá thực phẩm, điện nước, tiền thuốc…). Phỏng vấn công nhân, so sánh với mức lương cùng ngành, bên thứ 3. • Mức lương có được thông báo rõ ràng, có được thoả thuận? Lương được trả bằng hình thức thích hợp? • Việc tính lương sản phẩm có đúng? Hay theo một định mức khó chấp nhận? • Phương pháp đền bù có đánh giá, xem xét lại định kỳ? Phương pháp trừ lương (cho y tế, BHXH, đi lại, ăn uống, chăm sóc trẻ em,…) có xem xét định kỳ lại không? Thưởng, khuyến khích có cập nhật? CNV có biết tính lương của mình? • Khi đi học lương CBCNV hưởng có thấp hơn luật? Thời gian có qui định rõ? Tương tự cho nghỉ chế độ của người ốm, sinh con? • Khi nhận lương CBCNV có nhận được bản tính lương? Có biết lý giải? Phỏng vấn CBCNV • Khi đào tạo và thử việc lương, thưởng? so với luật. CBCNV có biết rõ thời gian, qui định của công ty? • Có 2 phương pháp tính Hệ thống quản lý: Phải chỉ định đại diện lãnh đạo, không kể các trách nhiệm khác đảm bảo các yêu cầu của tiêu chuẩn này được áp dụng. Phải để cho các nhân viên chọn ra một đại diện từ chính trong nhóm của họ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin với lãnh đạo về vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn này Khi đánh giá cần chú ý: Chức nămg, nhiệm vụ, quyền hạn có được xác định rõ ràng? SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung A Trang 15
- Trường: ĐH Lao động xã hội (CSII) GVHD: Nguy ễn Ng ọc Tuấn Đào tạo về SA, ATLĐ, SK tiến hành thế nào? Đào tạo nhân viên cũ, cho nhân viên mới và cho lao động tạm thời? Các cấp quản lý có hiểu vai trò của mình? Định kỳ đánh giá nội bộ về SA? Các chính sách, qui định có thực hiện đúng? Có cần cải tiến gì? Các biện pháp KPPN có thực hiện kịp thời? có thông báo cho CBCNV? Các qui định từ điều 1 8 thực hiện? Số giờ làm việc? ATLĐ và SK thực hiện? Các văn bản có đủ (với lao động trẻ em, chính sách, đánh giá nhà cung cấp, thông tin bên ngoài, vai trò trách nhiệm và quyền hạn, đào tạo)? Nhận thức của CBCNV về SA? 3. Phân tích thực trạng doanh nghiệp: Toàn cầu hoá và sự tiến bộ nhanh chóng về kỹ thuật mang lại những cơ hội cho việc phát triển kinh tế và xã hội, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Đồng thời, cũng đem lại những thách thức nghiêm trọng như khủng hoảng tài chính, mất an toàn, nghèo đói, tình trạng bị loại trừ và các vấn đề xã hội khác.Giải quyết tốt các vấn đề xã hội chính là tạo điều kiện ổn định để phát triển kinh tế. Trong doanh nghiệp cũng vậy, sự phát triển của một doanh nghiệp luôn kèm theo những trách nhiệm xã hội mà doanh nghiệp phải luôn quan tâm giải quyết. Việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của DN càng đặc biệt trở nên có nghĩa hơn trong giai đoạn hội nhập hiện nay, khi Việt Nam đang trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Chính phủ Việt Nam đang thể hiện mối quan tâm đặc biệt của mình về vấn đề này trong Quyết định ban hành Định hướng. Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương tr.nh Nghị sự 21 của Việt Nam) nhằm phát triển bền vững đất nước trên cơ sở kết hợp chặc chẽ, hợp lý và hài hoà giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường (Điều 1, Quyết định số 153/QĐ/CPTTg , ngày 17 tháng 8 năm 2004). Trên thế giới, và đặc biệt là trong khu vực Châu Á đã có nhiều sự kiện, diễn đàn và giải thưởng nhằm nâng cao nhận thức và tôn vinh Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp, như diễn đàn Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp Châu Á (AFCSR) được tổ chức bởi Viện Quản Trị Á Châu (AIM) vào tháng 11 vừa qua tại Singapore. Doanh nghiệp lớn của ngành da giày: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh toàn cầu, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đang trở thành một trong những điều kiện ràng buộc đối với các hợp đồng xuất khẩu sang các nền kinh tế phát triển, buộc các doanh nghiệp xuất khẩu phải tuân thủ khi ký kết hợp đồng. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thể hiện qua các yêu cầu về tuân thủ chế độ lao động tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm sạch và bảo vệ môi trường. Theo TS Nguyễn Đình Cung Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TƯ, thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp không chỉ giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng doanh thu, SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung A Trang 16
- Trường: ĐH Lao động xã hội (CSII) GVHD: Nguy ễn Ng ọc Tuấn tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, cải thiện năng suất và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp cũng có thể tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe cho người lao động và gia đình họ. Hiểu được giá trị của việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, một số doanh nghiệp như: Duy Lợi, Kinh Đô, Tập đoàn Mai Linh, Tân Tạo, Techcombank… đã chủ động đưa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp vào trong chiến lược phát triển của mình. Các doanh nghiệp cũng đã tham gia tích cực vào các hoạt động từ thiện. Việc ủng hộ nạn nhân bão lụt, thiên tai, đóng góp cho Quỹ Vì Người nghèo hay các đợt phát động ủng hộ từ thiện của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đều có sự ủng hộ tích cực và thực chất của doanh nghiệp dân doanh. Dù còn có nhiều đánh giá khác nhau về động cơ của việc đóng góp này và liệu có thể đồng nhất sự đóng góp với trách nhiệm xã hội hay không, nhưng những đóng góp tài chính của khu vực kinh tế tư nhân cho cộng đồng có thể xem là một nguồn lực đáng kể góp phần “đồng cam cộng khổ” với Nhà nước thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên cả nước. Doanh nghiệp nhỏ của ngành da giày: Khi điểm lại số doanh nghiệp tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội trong thời gian qua, nhiều ý kiến cho rằng sự góp mặt của các doanh nghiệp dân doanh nhỏ vốn chiếm đại đa số trong khu vực kinh tế tư nhân còn quá thưa thớt. Việc tuân thủ luật lao động, đóng bảo hiểm xã hội, tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm… của các doanh nghiệp dân doanh nhỏ và vừa còn đang là vấn đề “thời sự” làm đau đầu các nhà quản lý và phiền lòng người tiêu dùng. Hơn nữa, với trình độ công nghệ thấp, khả năng tài chính giới hạn, thì việc thực hiện quy trình sản xuất phù hợp với các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường vẫn còn khá xa vời đối với nhiều doanh nghiệp dân doanh. Điều kiện làm việc tại các nhà máy, công xưởng, nơi làm việc rất hạn chế, nhiều chủ doanh nghiệp tỏ ra “vô tâm” với các tiêu chuẩn về an toàn lao động. Nhiều doanh nghiệp tư nhân “quên” không thực hiện trách nhiệm về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động gây nên nhiều mối bức xúc trong cộng đồng. Đáng chú ý có những doanh nghiệp có tới 35 nhân viên nhưng chỉ 8 trong số họ được đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Những trường hợp này đã trở nên phổ biến như “chuyện thường ngày ở phố huyện” tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Có thể thấy những doanh nghiệp này vẫn ưa lối làm ăn thời vụ, nhỏ lẻ mà chưa xác định được chiến lược đầu tư và xây dựng thương hiệu dài hạn. Trong khi đó, các cơ quan quản lý mới chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp mà chưa có những biện pháp xử lý thật nghiêm đối với trường hợp vi phạm Luật Lao động, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm… Đây có lẽ là nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp dân doanh thờ ơ đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội. SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung A Trang 17
- Trường: ĐH Lao động xã hội (CSII) GVHD: Nguy ễn Ng ọc Tuấn Chương III: Nhận xét, đánh giá tư vấn dịch vụ trách nhiệm xã hội: 1. Ưu điểm: Doanh nghiệp được lợi: Giảm chi phí, tăng doanh thu Nâng cao uy tín của sản phẩm bền vững Mở rộng thị trường và tạo lập uy thế về giá cả Tăng giá trị thương hiệu Giảm tỉ lệ nhân viên thôi việc Cải thiện năng suất và tăng khả năng trên thị trường Được tham gia các chương trình đầu tư phát triển doanh nghiệp vì phát triển xã hội Duy trì hoặc ký thêm hợp đồng kinh tế với các đối tác đầu tư, bạn hàng Có thêm điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, hiện đại hoá công nghiệp, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng việc làm Tăng uy tín xã hội để doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao Có thêm điều kiện vật chất để cải thiện điều kiện lao động Hỗ trợ người lao động thực hiện tốt hơn luật pháp lao động, tham gia bảo hiểm y tế, xã hội cho họ… Có niềm tự hào, hãnh diện khi công ty làm nhiều việc tốt cho xã hội. Người lao động được lợi: Tăng thu nhập Được bảo vệ an toàn về sức khỏe sẽ giúp giảm tai nạn, giảm nghỉ bệnh, cải thiện môi trường làm việc, tăng năng suất lao động… Được tham gia đào tạo phát triển nghề Nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe cho người lao động và gia đình họ. 2. Hạn chế: Khó khăn lớn nhất trong quá trình triển khai áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 tại các DN Việt Nam là vấn đề tài chính Việc áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 đòi hỏi DN phải công khai tài chính Có sự khác biệt lớn trong nhận thức và hiểu biết về CSR trong và giữa các doanh nghiệp Việt Nam Việc một công ty áp dụng đồng thời nhiều bộ quy tắc ứng xử không mang lại hiệu quả Thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực CSR (đặc biệt là đối với các DNNVV) SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung A Trang 18
- Trường: ĐH Lao động xã hội (CSII) GVHD: Nguy ễn Ng ọc Tuấn Sự khác biệt giữa Bộ luật lao động và bộ quy tắc ứng xử của khách đặt hàng gây nhằm lẫn cho doanh nghiệp, ví dụ trong vấn đề giờ làm thêm hay hoạt động của Công đoàn Thiếu sự minh bạch trong việc áp dụng CSR trên thực tế đang cản trở lợi ích thị trường tiềm năng mang lại cho doanh nghiệp Mâu thuẫn trong các quy định của nhà nước khiến cho việc áp dụng bộ quy tắc ứng xử không đem lại hiệu quả mong muốn, ví dụ như mức lương, phúc lợi và các điều kiện tuyển dụng. 3. Những khó khăn chủ yếu trong việc áp dụng SA 8000 tại Việt Nam hiện nay là: Nhận thức của doanh nghiệp về SA 8000. Hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam đều nhìn nhận SA 8000 như một vấn đề mâu thuẫn với mục tiêu tạo cắt giảm chi phí để tăng lợi nhuận, không phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Các doanh nghiệp không muốn tiết lộ các ghi chép tài chính, đặc biệt trong các doanh nghiệp tư nhân. Không có khả năng chi trả chi phí áp dụng SA 8000 (chi phí đánh giá, chi phí thực hiện những thay đổi để áp dụng SA 8000). Nhiều công ty muốn được giám định công khai, nhưng không đủ chi phí cho việc giám định. Sự cách biệt văn hoá giữa khách hàng và nhà cung cấp. Do các quy định đạo đức của từng công ty thường được các công ty đa quốc gia áp đặt một chiều đối với các đơn vị gia công, nên nội dung thực hiện của các tiêu chuẩn không phản ánh được nhu cầu và giá trị địa phương. Việc này sẽ dẫn đến những khó khăn trong áp dụng SA 8000. SA 8000 là mục tiêu ít được ưu tiên, đặc biệt trong những thời điểm kinh tế suy thoái. Ngay cả khi hệ thống SA 8000 hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao hơn về lâu dài, nhưng nhiều công ty vẫn không muốn đầu tư phục vụ nhu cầu trước mắt để thực hiện SA 8000. Thực tế của hoạt động gia công gây ra nhiều khó khăn trong việc xác định khối lượng công việc giám sát. Các công ty đa quốc gia sẽ đòi hỏi tất cả các nhà cung cấp và đơn vị gia công thực hiện tiêu chuẩn SA 8000. Nhưng bản chất của hoạt động gia công đảm đương phần lớn công đoạn sản xuất khác nhau tại các doanh nghiệp độc lập, làm cho việc giám sát các hoạt động của doanh nghiệp và đòi hỏi các đơn vị gia công áp dụng SA 8000 trở nên khó khăn. PHẦN III: ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHI Một số kiến nghị: Thực hiện Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam là một công việc không thể bỏ qua trên con đường hội nhập, vừa lợi ích cho doanh nghiệp, vừa lợi ích cho xã hội, đặc biệt là nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của quốc gia và hỗ trợ thực hiện tốt hơn luật pháp lao động tai Việt Nam, cũng là nội dung quan trọng trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại.Cồn việc này đối với doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ là bắt đầu song sẽ là vấn đề SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung A Trang 19
- Trường: ĐH Lao động xã hội (CSII) GVHD: Nguy ễn Ng ọc Tuấn mang tính chất lâu dài. Bởi vậy, ngay từ bây giờ chúng ta phải có những hành động định hướng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt Trách nhiệm xã hội của mình. Muốn vậy, dưới góc độ các nhà nghiên cứu, khuyến nghị cần phải làm một số việc sau đây: Việc làm quan trọng nhất và trước tiên lúc này là phải tăng cường thông tin, tuyên truyền để mọi người hiểu đúng bản chất của vấn đề "Trách nhiệm xã hội" và các Bộ Quy tắc ứng xử, nhất là trong các doanh nghiệp, các nhà quản lý, hoạch định chính sách vĩ mô. Cần có các nghiên cứu cơ bản, khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp đã thực hiện và sẽ thực hiện các Bộ Quy tắc ứng xử, nhất là ở các doanh nghiệp thuộc các ngành đang tham gia vào xuất khẩu các mặt hang chủ lực (giày da, dệt may, thuỷ sản đông lạnh…) để phát hiện những thuận lợi cũng như các rào cản, khó khăn, thách thức, từ đó khuyến nghị các giải pháp xúc tiến thực hiện trong thời gian tới; Nghiên cứu các cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước để các doanh nghiệp vào cuộc được thuận lợi. Đặc biệt trong quá trình thực hiện Trách nhiệm xã hội và các Bộ Quy tắc ứng xử, các doanh nghiệp cần phải có chi phí, thậm chí chi phí đầu tư khá lớn nhất là đầu tư để cải thiện các điều kiện vệ sinh lao động và môi trường. Trong điều kiện cạnh tranh, nhiều khi doanh nghiệp không chịu nổi, bởi vậy có thể nhà nước phải hỗ trợ cho vay từ quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ xúc tiến thương mại… với một chính sách ưu tiên, ưu đãi nào đó; Hình thành kênh thông tin về Trách nhiệm xã hội cho các doanh nghiệp, nhất là cung cấp các thông tin cập nhật về các Bộ quy tắc ứng xử; tư vấn cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện Trách nhiệm xã hội và các Bộ quy tắc ứng xử… ở đây vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp (Hội dệt may, Hội giày da, Hội xuất khẩu thuỷ sản…) của Hội Công thương, Văn phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Bộ, ngành là rất lớn. Kết luận: Tóm lại, việc thoả mãn các tiêu chuẩn của người mua đang tạo ra sức ép cho cả các công ty quôc tế và các nhà cung ứng trong nước. Trong khát vọng duy trì và thậm chí mở rộng thị trường, ngoài những việc khác, các nhà cung ứng trong nước cần: Thiết lập mối quan hệ thương mại gần gũi và lâu dài với khách hàng. Cùng cộng tác về các vấn đề liên quan đến chất lượng, môi trường và các yêu cầu xã hội. Phát triển các qui định chung trong lĩnh vực của mình, giảm các chi phí về lâu dài và tăng cường tính minh bạch. Tận dụng các nhãn về chất lượng, môi trường và xã hội để cạnh tranh tốt hơn so với các nhà cung ứng từ các nước xuất khẩu cạnh tranh. Tham gia các sáng kiến như trong những ví dụ đã được nhắc tới để tận dụng kinh nghiệm và các quĩ hộ trợ quốc tế. SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung A Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài " NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ HỌC LƯỢNG TỬ "
15 p | 297 | 74
-
Đề tài môn Phương pháp nghiên cứu khoa học " Bão từ kẻ hủy diệt đến từ không gian "
43 p | 259 | 53
-
Đồ án Chuyên đề Chuyển mạch quang tự động ASON
64 p | 150 | 42
-
Luận văn báo cáo tài chính tại Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình do Công ty kiểm toán VACO thực hiện và bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình kiểm toán
40 p | 166 | 38
-
Đề án ngành Quản lý công: Bồi dưỡng công chức đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2024 - 2030
69 p | 21 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên các trường mầm non công lập thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo Chuẩn nghề nghiệp
110 p | 48 | 12
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý công tác bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn Trường THCS trên địa bàn Quận Sơn trà, thành phố Đà Nẵng
26 p | 90 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực thực hành cho học sinh lớp 11 chuyên môn Sinh
218 p | 30 | 5
-
Đề tài môn kinh tế chính trị
23 p | 44 | 4
-
Tóm tắt Đề án ngành Quản lý công: Bồi dưỡng công chức đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2024 - 2030
31 p | 11 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long tỉnh Vĩnh Long trong bối cảnh đổi mới giáo dục
123 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện Đăk Hà tỉnh Kon Tum
131 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường Trung họ phổ thông trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
144 p | 2 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ, công chức tại cơ quan UBND quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội
92 p | 2 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
105 p | 1 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Nâng cao năng lực công chức các phòng ban chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bonkeo nước CHDCND Lào
142 p | 0 | 0
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao năng lực công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Ea kar, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2024 -2030
72 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn