intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Ganuongmuoilu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:145

30
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lý luận về quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường mầm non, đánh giá thực trạng về quản lí hoạt động tổ chuyên môn các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chuyên môn các trường mầm non công lập này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Kim Dung QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP Ở HUYỆN NHÀ BÈ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Kim Dung QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP Ở HUYỆN NHÀ BÈ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lí giáo dục Mã số: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐỨC DANH Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là do cá nhân tôi thực hiện. Các tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ, chính xác và ghi chú rõ ràng trong phần tài liệu tham khảo. Số liệu khảo sát, kết luận được trình bày trong Luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về Luận văn của mình Người thực hiện Nguyễn Kim Dung
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM; Cán bộ, giáo viên và nhân viên các Phòng - Khoa đã tham gia hỗ trợ, giảng dạy cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập tại Trường; Đặc biệt, xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Đức Danh đã tận tình hướng dẫn, dạy bảo, động viên và giúp tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này; Chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, giáo viên các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè đã nhiệt tình hợp tác, đã dành thời gian để hỗ trợ, cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết giúp tôi hoàn thành luận văn này; Cuối cùng, xin cám ơn gia đình đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Tuy đã có nhiều cố gắng trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, nhưng do thời gian và năng lực còn hạn chế nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của quý thầy, cô, chị em đồng nghiệp và các bạn để tôi có thể hoàn thiện hơn luận văn của mình. Xin trân trọng cảm ơn./ Tác giả Nguyễn Kim Dung
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cám ơn Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON…………………… ..........................8 1. 1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề…………………………………………… .8 1.1.1.Các nghiên cứu ở ngoài nước ..............................................................8 1.1.2.Các nghiên cứu ở trong nước ............................................................10 1.2.Các khái niệm liên quan ........................................................................11 1.2.1. Khái niệm về hoạt động tổ chuyên môn và tổ chuyên môn ở trường mầm non .........................................................................................................11 1.2.2 Khái niệm về quản lí hoạt động tổ chuyên môn và quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường mầm non ....................................................................15 1.3. Hoạt động tổ chuyên môn ở trường mầm non....................................19 1.3.1. Tầm quan trọng của tổ chuyên môn tại trường mầm non .................19 1.3.2. Mục đích, nhiệm vụ hoạt động tổ chuyên môn .................................20 1.3.3. Nội dung hoạt động tổ chuyên môn ..................................................21 1.3.4. Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của tổ chuyên môn .....................21 1.3.5. Phương pháp, phương tiện, hình thức hoạt động ..............................22 1.3.6. Đánh giá kết quả hoạt động tổ chuyên môn ......................................22 1.4. Quản lí hoạt động tổ chuyên ở trường mầm non ...............................24 1.4.1. Phân cấp quản lý................................................................................24 1.4.2. Chức năng quản lý .............................................................................25 1.4.3. Nội dung quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường mầm non .......30 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường mầm non ........................................................................................................34
  6. 1.5.1. Các yếu tố khách quan.......................................................................34 1.5.2 Các yếu tố chủ quan ...........................................................................34 Tiểu kết chương 1 ...........................................................................................36 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP Ở HUYỆN NHÀ BÈ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ....................................................................................37 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, giáo dục huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................37 2.1.1.Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ....................................37 2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh ……………………………………………………………………………..39 2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ............................................................43 2.2.1. Mục đích nghiên cứu .........................................................................43 2.2.2. Nội dung nghiên cứu .........................................................................43 2.2.3. Khách thể khảo sát ............................................................................43 2.2.4. Phương pháp khảo sát .......................................................................43 2.3. Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh ................................................46 2.3.1. Nhận thức về tầm quan trọng của tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh ...............................46 2.3.2. Thực trạng phẩm chất, năng lực của tổ trưởng chuyên môn tại các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. ............48 2.3.3. Thực trạng mục đích hoạt động của tổ chuyên môn .........................49 2.3.4. Thực trạng nội dung hoạt động tổ chuyên môn ................................52 2.3.5. Đánh giá của cán bộ quản lí và giáo viên về mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả phương pháp, phương tiện thực hiện hoạt động tổ chuyên môn.54 2.3.6. Thực trạng công tác đánh giá kết quả hoạt động tổ chuyên môn .......57 2.4. Thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. ................................59 2.4.1. Thực trạng quản lí mục tiêu hoạt động của tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh......................59
  7. 2.4.2. Thực trạng quản lí nội dung hoạt động của tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh......................60 2.4.3. Thực trạng quản lí việc bồi dưỡng chuyên môn tại các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. .....................................62 2.4.4. Thực trạng quản lí việc đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. .........64 2.4.5. Thực trạng quản lí phương pháp, phương tiện hoạt động của tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. ..............................................................................................................66 2.5. Đánh giá thực trạng ..............................................................................67 2.5.1. Mặt mạnh ..............................................................................................68 2.5.2. Mặt hạn chế ..........................................................................................68 2.5.3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả quản lí hoạt động tổ chuyên môn .......................................................................................68 Tiểu kết chương 2 .........................................................................................72 Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP Ở HUYỆN NHÀ BÈ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH......................73 3.1. Căn cứ đề xuất biện pháp .....................................................................73 3.1.1. Cơ sở pháp lý ......................................................................................73 3.1.2. Cơ sở lý luận ......................................................................................73 3.1.3. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................73 3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ..............................................................74 3.2.1. Đảm bảo tính hệ thống và toàn diện ..................................................74 3.2.2. Đảm bảo tính kế thừa ........................................................................74 3.2.3. Đảm bảo tính hiệu quả, mục tiêu.......................................................74 3.2.4. Đảm bảo tính thực tiễn ......................................................................74 3.3. Một số biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. ..................74 3.3.1. Biện pháp 1. Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn và kế hoạch cá nhân của từng giáo viên torng tổ ...........................................74
  8. 3.3.2. Biện pháp 2. Tăng cường chỉ đạo đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn .................................................................................................................76 3.3.3. Biện pháp 3. Tăng cường công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lí cho tổ trưởng chuyên môn. ...................77 3.3.4. Biện pháp 4. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động tổ chuyên môn ....................................................................................................78 3.3.5. Biện pháp 5. Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận trong toàn trường đảm bảo sự đồng bộ và thống nhất. ....................................................79 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ..........................................................79 3.5. Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. ............................................................................80 3.5.1. Mục đích khảo sát .............................................................................80 3.5.2. Nội dung khảo sát ..............................................................................80 3.5.3. Mẫu khảo sát .....................................................................................80 3.5.4. Kết quả khảo sát ................................................................................83 Tiểu kết chương 3 .........................................................................................93 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..............................................................94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................98
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Cụm từ viết đầy đủ QLGD Quản lí giáo dục QL Quản lí GV Giáo viên CT Chương trình PPDH Phương pháp dạy học THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở TCM Tổ chuyên môn
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Quy mô, cơ cấu các trường mầm non công lập trên địa bàn huyện……41 Bảng 2.2. Số liệu dân số khảo sát………………………………………………....44 Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL và GV về tầm quan trọng của tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè………………………….47 Bàng 2.4. Đánh giá của CBQL, GV về năng lực, phẩm chất của tổ trưởng chuyên môn………………………………..........................................................48 Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của mục đích hoạt động của tổ chuyên môn……………………………......50 Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện của các nội dung hoạt động tổ chuyên môn...................................................52 Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của tổ chuyên môn....................................55 Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả phương pháp, phương tiện thực hiện hoạt động tổ chuyên môn.............57 Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL và GV về công tác đánh giá kết quả hoạt động tổ chuyên môn.............................................................................................58 Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL, GV về công tác quản lí mục tiêu hoạt động của tổ chuyên môn ............................................................................................60 Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL, GV về công tác quản lí nội dung hoạt động của tổ chuyên môn ............................................................................................60 Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL và GV về công tác quản lí việc bồi dưỡng chuyên môn.................................................................................................62 Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện công tác quản lí hoạt động đánh giá hoạt động tổ chuyên môn..............64 Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL, GV về hoạt động quản lí phương pháp, phương tiện hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.........................................................................66 Bảng 2.15. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến công tác quản lí hoạt động của tổ chuyên môn.......................69
  11. Bảng 2.16. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến công tác quản lí hoạt động của tổ chuyên môn ......................70 Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ cần thiết và khả thi biện pháp Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn và kế hoạch cá nhân của từng GV trong tổ..............................................................................83 Bảng 3.2. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ cần thiết và khả thi của biện.....84 pháp Tăng cường chỉ đạo đổi mới nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn Bảng 3.3. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp tăng cường công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lí cho TTCM...............................................................86 Bảng 3.4. Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết và khả thi của biện pháp Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động tổ chuyên môn..................88 Bảng 3.5. Đánh giá của CBQL và GV mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận trong toàn trường đảm bảo đồng bộ và thống nhất......................................................................89
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thế kỷ XXI, đất nước ta đang trên đường phát triển và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Nhu cầu đào tạo được nguồn nhân lực để phát triển kinh tế xã hội đã đặt ra cho ngành giáo dục nhiều khó khăn và thách thức. Chính điều đó đòi hỏi ngành giáo dục phải không ngừng đổi mới, phát triển, nhằm đáp ứng các yêu cầu của thời đại. Trong chiến lược phát triển giáo dục, việc chú trọng đổi mới công tác quản lí giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí luôn được Đảng và Nhà nước coi là khâu trọng tâm hàng đầu. Là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non có nhiệm vụ quan trọng là hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mục tiêu của giáo dục mầm non là nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ theo khoa học để giúp trẻ phát triển nhanh nhẹn, khỏe mạnh, cơ thể phát triển hài hòa, cân đối, giàu lòng yêu thương, biết quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ người gần gũi, thông minh ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi. Trong các trường mầm non, tổ chuyên môn luôn được ví như “thợ cả” trong việc góp phần xây dựng “ngôi nhà giáo dục” vững chắc (Nguyễn Thị Thu Nga, 2015). Theo Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đã được Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) thông qua. Trong số những công tác cần được đổi mới thì việc đổi mới quản lí hoạt động tổ chuyên môn trong các nhà trường là vô cùng cần thiết. Bởi vì, công tác chuyên môn là hoạt động quan trọng, chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Trước yêu cầu đó, vai trò của hoạt động tổ chuyên môn ngày càng được nâng cao để tạo được một đội ngũ lớn mạnh, có năng lực vững chắc, trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn cao. Hoạt động tổ chuyên môn đặt cao mục tiêu đồng bộ về cơ cấu của đội ngũ tổ viên, đổi mới phương thức giảng dạy, cập nhật kiến thức mới liên tục (Phạm Văn Miếng, 2018). Theo Điều lệ trường mầm non, tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong bộ máy tổ chức, quản lí của trường, là nơi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Hoạt động của tổ chuyên môn là một yêu cầu bắt buộc và hết sức cần thiết trong các nhà trường. Để hoạt động tổ chuyên môn diễn ra suôn sẻ và ngày càng tiến bộ thì ta không thể không nhìn nhận đến vai trò của việc quản lí hoạt
  13. 2 động chuyên môn. Chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn phụ thuộc rất lớn vào vai trò quản lí của tổ trưởng chuyên môn (Nguyễn Thị Thu Huyền, 2016). Để có thể đảm đương trách nhiệm của một người đứng đầu nhà trường, người đứng đầu tổ chuyên môn thì nhà quản lí phải là người có năng lực chuyên môn cao, tay nghề thành thạo, đồng thời có ý thức nuôi dưỡng phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng làm công tác quản lí. Trọng trách này đòi hỏi nhà quản lí phải không ngừng học tập để hoàn thiện bản thân, trở thành nhà quản lí giỏi về chuyên môn,nắm vững nội dung chương trình và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ ở từng độ tuổi, thường xuyên cập nhật thông tin, nắm bắt kịp thời sự đổi mới về nội dung, phương pháp, cũng như hình thức tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ để chỉ đạo tập thể sư phạm thực hiện theo các điển hình tiên tiến, phù hợp với thực tiễn của nhà trường. Hơn ai hết, nhà quản lí phải hiểu được tầm quan trọng của hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường và hoạt động tổ chuyên môn có vai trò như thế nào đối với từng giáo viên để từ đó có sự chỉ đạo hợp lý và kịp thời để thực hiện mục tiêu chiến lược của nhà trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động quản lí (Hoàng Quốc Việt, 2016). Quản lí hoạt động tổ chuyên môn nhất là về chuyên môn nghiệp vụ, việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của giáo viên trong tổ sẽ phản ánh được các mặt hoạt động chuyên môn của nhà trường về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các mặt hoạt động khác. Theo báo cáo tổng kết bậc học mầm non năm học 2018 - 2019, hoạt động tổ chuyên môn chưa được các nhà trường quan tâm. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan nên một số cán bộ quản lí và các tổ trưởng chuyên môn chưa phát huy hết vai trò đứng đầu của mình, chưa tận dụng hết nội lực vốn có để nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn dẫn đến chất lượng hoạt động các tổ chuyên môn chưa đều, hiệu quả giáo dục chưa cao, nội dung họp tổ chuyên môn chưa làm rõ được trọng tâm trong hoạt động chuyên môn hàng tuần, hàng tháng; khi họp ít tập trung, thiếu ý kiến góp ý xây dựng; tổ chức các chuyên đề chưa hiệu quả, chưa thiết thực. Chất lượng hồ sơ của tổ chuyên môn và của một số giáo viên chưa tốt, nội dung sơ sài chiếu lệ, chủ yếu ghi chép về các sự vụ hành chính; việc bồi dưỡng về kỹ năng tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ của giáo viên còn hạn chế, phương pháp tổ chức hoạt động tổ chuyên môn chưa đổi mới, các điều kiện phục vụ cho hoạt động của tổ chuyên môn chưa thật sự đảm bảo, tổ trưởng chuyên môn chưa chủ động, chưa phát huy hết vai trò của mình trong việc nâng cao
  14. 3 chất lượng hoạt động tổ chuyên môn. Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn sẽ phát huy được tinh thần nỗ lực sáng tạo của giáo viên trong tập thể sư phạm, tính đoàn kết nội bộ, năng lực điều hành của tổ trưởng cũng được nâng cao. Mặt khác, tổ chuyên môn có vai trò quan trọng trong việc góp phần bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thông qua hoạt động dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm, sinh hoạt chuyên đề góp phần nâng cao chất lượng hoạt động quản lí (Bùi Thị Kiều Anh, 2015). Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Quản lí hoạt động tổ chuyên môn các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh” làm hướng nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận về quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường mầm non, đánh giá thực trạng về quản lí hoạt động tổ chuyên môn các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chuyên môn các trường mầm non công lập này. 3. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường mầm non. 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Giả thuyết khoa học Quản lí hoạt động tổ chuyên môn các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, công tác này còn hạn chế về một số nội dung như việc lập kế hoạch, kiểm tra chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn chưa đạt được những yêu cầu đặt ra; việc bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, tự bồi dưỡng của tổ trưởng chuyên môn, của giáo viên còn hạn chế. Nếu hệ thống được cơ sở lý luận và đánh giá đúng thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh thì có thể đề xuất một số biện pháp cần thiết, khả thi nhằm nâng hiệu quả quản lí hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non này. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động tổ chuyên môn và quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường mầm non.
  15. 4 Đánh giá thực trạng hoạt động tổ chuyên môn và quản lí hoạt động tổ chuyên môn các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn của tổ trưởng chuyên môn các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Giới hạn về phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiến hành khảo sát trên 10 trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Nhà Bè gồm mầm non Đồng Xanh, Tuổi Hoa, Tuổi Ngọc, Mạ Non, Sao Mai, Vành Khuyên, Hướng Dương, Họa Mi, Sơn Ca, Vàng Anh. Về thời gian: Để khảo sát thực trạng, đề tài sử dụng các số liệu, dữ kiện được thu thập, nghiên cứu trong năm học 2018-2019. 8. Phương pháp luận nghiên cứu 8.1. Cơ sở phương pháp luận 8.1.1.Quan điểm hệ thống – cấu trúc Vận dụng quan điểm này khi nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn phải xem xét tất cả các khía cạnh về quản lí hoạt động tổ chuyên môn của nhà quản lí như về mục tiêu, nội dung, chủ thể quản lí, đối tượng quản lí, phương pháp quản lí, điều kiện đồng thời phải đặt trong mối quan hệ với công tác quản lí giáo dục tại trường mầm non. Khi xem xét tất cả các khía cạnh về quản lí hoạt động tổ chuyên môn của nhà quản lí như về mục tiêu, nội dung, chủ thể quản lí, đối tượng quản lí, phương pháp quản lí, điều kiện đồng thời ở các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. 8.1.2.Quan điểm lịch sử - logic Vận dụng quan điểm lịch sử - logic vào đề tài nhằm nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn vào những khoảng thời gian, không gian và điều kiện cụ thể. Điều này giúp cho công tác điều tra thực trạng được chính xác, phù hợp với mục đích nghiên cứu đề tài. Trình bày kết quả nghiên cứu rõ ràng, khúc chiết theo một hệ thống chặt chẽ, có tính logic cao. 8.1.3. Quan điểm thực tiễn
  16. 5 Vận dụng quan điểm này khi đánh giá công tác quản lí hoạt động tổ chuyên môn và đề ra các biện pháp phải dựa vào điều kiện thực tế, gắn với thực tiễn của địa phương và của các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. 8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 8.2.1. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động + Mục đích: Tìm hiểu thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn của tổ trưởng chuyên môn các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh, năm học 2018-2019 để làm minh chứng cho giả thuyết. + Nội dung: Nghiên cứu các sản phẩm như - Sổ kế hoạch của các tổ chuyên môn. - Các biên bản họp tổ chuyên môn. - Kế hoạch năm học của hiệu trưởng các trường mầm non. - Biên bản kiểm tra tổ chuyên môn của các cấp quản lí giáo dục. - Báo cáo sơ kết, tổng kết năm học của hiệu trưởng, các tổ trưởng tổ chuyên môn. 8.2.2. Điều tra bằng phiếu hỏi + Mục đích: Khảo sát thực trạng về hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non và quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non để lấy số liệu chứng minh cho giả thuyết. + Nội dung: Hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non và quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non về nhận thức, nội dung, mục tiêu, phương pháp, điều kiện, kiểm tra đánh giá. + Mẫu điều tra bằng phiếu Nghiên cứu 10 trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Nhà Bè Cán bộ quản lí gồm Hiệu trưởng 5 người, Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn 15 người; Tổ trưởng chuyên môn 10 người; Giáo viên 100 (mầm non Đồng Xanh, mầm non Tuổi Hoa, mầm non Sơn Ca, mầm non Vàng Anh, Mầm non Họa Mi, mầm non Sao Mai, mầm non Tuổi Ngọc, Vành Khuyên, Hướng Dương, Mạ Non). 8.2.3. Phương pháp phỏng vấn + Mục đích: Thu thập các ý kiến để tìm hiểu rõ hơn những vấn đề liên quan đến hoạt động tổ chuyên môn và quản lí hoạt động tổ chuyên môn các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.
  17. 6 + Nội dung: Phỏng vấn với một số cán bộ quản lí, tổ trưởng chuyên môn của các trường để tìm hiểu rõ hơn những vấn đề liên quan đến hoạt động tổ chuyên môn và quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non, nguyên tắc tổ chức hoạt động tổ chuyên môn, nội dung, mục đích hoạt động tổ chuyên môn, các phương pháp tổ chức hoạt động của tổ chuyên môn. + Mẫu phỏng vấn 05 Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn 5 trường; 05 tổ trưởng chuyên môn; 10 Giáo viên. 8.2.4. Phương pháp xử lí số liệu Xử lí số liệu bảng hỏi: Sau khi thu phiếu thăm dò, chúng tôi dùng phần mền SPSS 22.0 (Statistical Package for the Social Sciences) để xử lý số liệu, từ đó đánh giá nhận xét và rút ra kết luận về thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi chủ yếu đánh giá kết quả và nguyên nhân của thực trạng qua tỉ lệ %, điểm trung bình (ĐTB ), độ lệch chuẩn (ĐLC) của từng nội dung trả lời của hai nhóm đối tượng chính là CBQL và GV. Xử lí số liệu phỏng vấn: Sau khi thu kết quả phỏng vấn, chúng tôi mã hóa từng đoạn ghi âm phỏng vấn của từng cán bộ quản lí, giáo viên và đánh giá kết quả của từng nội dung trả lời của hai nhóm đối tượng chính. 9. Cấu trúc, nội dung các chương của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị; tài liệu tham khảo; phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương sau: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lí hoạt động tổ chuyên môn các trường mầm non. Chương 2. Thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3. Một số biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.
  18. 8 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON l.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu ở ngoài nước Năm 1987,Viện quản lí và kinh tế giáo dục thuộc Viện Hàn lâm sư phạm (Liên Xô cũ) đã tổng kết những thành tựu nghiên cứu về quản lí trường học qua nhiều năm, trình bày những quan điểm mới nhất về QLGD nói chung và quản lí hoạt động dạy học nói riêng của các học giả Xô Viết tính đến thời điểm đó. Trong những công trình nghiên cứu của mình, các nhà nghiên cứu QLGD Xô Viết cho rằng kết quả toàn bộ hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý công tác hoạt động của đội ngũ GV. Đó chính là QL hoạt động dạy học.Trong quá trình nghiên cứu về quản lí giáo dục, hoạt động tổ chuyên môn và quản lí hoạt động tổ chuyên môn cũng được các tác giả quan tâm. Với kinh nghiệm 26 năm làm hiệu trưởng Xukhomlinxki đã tổng kết được những thành công cũng như thất bại của mình. Cùng với nhiều tác giả khác ông đã đưa ra một số biện pháp quản lí của trường THCS như việc phân công công việc hợp lý qua các thành viên trong BGH, Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn. Các tác giả nhấn mạnh đến sự phối hợp chặt chẽ, sự thống nhất quản lí giữa hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng để đạt mục tiêu đề ra. Các tác giả đều khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện của hiệu trưởng (Phạm Văn Miếng, 2018). Trong những trang viết của mình, Xukhomlinki cũng như các tác giả PXtrezicodin, Hakhonôp, Gigoocscaia... đều cho rằng một trong những chức năng của Hiệu trưởng nhà trường là phải xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong lao động và tạo ra khả năng ngày càng hoàn thiện tay nghề sư phạm của mình. Muốn xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn, tâm huyết với nghề, người hiệu trưởng phải có quyền lựa chọn đội ngũ giáo viên cho trường mình, đó là những người yêu trẻ, phải biết giao tiếp với trẻ, nắm vững chuyên môn giảng dạy, nắm vững các khoa học có liên quan các môn trong nhà trường, vận dụng linh hoạt lý luận dạy học, lý luận giao tiếp, tâm lý học...Cùng với việc xây dựng đội ngũ giáo viên, cần xây dựng đội ngũ giáo viên đầu đàn, đó chính là các tổ trưởng chuyên môn. Mỗi tổ chuyên môn là một bộ phận quan trọng của nhà trường. Từng bộ phận phát triển thì nhà trường mới phát triển.Vì vậy, người hiệu trưởng nhà trường phải không ngừng học tập, trau dồi, rèn luyện nâng cao trình độ
  19. 9 để điều hành, lãnh đạo chuyên môn sao cho các tổ hoạt động có hiệu quả (Phạm Tuấn Dũng, 2007). Người cán bộ quản lí phải biết đề ra yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn của từng giáo viên trong trường, từ đó có nội dung, hình thức tổ chức bồi dưỡng cho phù hợp. Những biện pháp bồi dưỡng có hiệu quả được các tác giả đề cập đến là tổ chức cho giáo viên học tập có hệ thống về triết học, kinh tế chính trị học, với các hình thức phong phú và hấp dẫn, trao đổi thông tin, giao lưu với giáo viên giỏi. Quản lí được coi là khâu đột phá, khâu then chốt. Quản lí tốt thì sử dụng tốt và phát huy tối đa các nguồn lực, mang lại kết quả như mong muốn đối với mọi lĩnh vực nói chung và với giáo dục mầm non nói riêng. Đối với mỗi nhà trường, việc trả lời các câu hỏi: ai quản lí ?quản lí ai ? và quản lí như thế nào ? chính là những vấn đề cơ bản của quản lí. Trong đó, quản lí như thế nào là vấn đề đặc biệt quan trọng. Tìm hiểu nghiên cứu về quản lí trường mầm non trên thế giới, có thể thấy nghiên cứu về lĩnh vực này nở rộ vào những năm 90 ở Úc và ở Anh, ví dụ như tác phẩm của Hayden (1996) về “Quản lí trường mầm non” và tác phẩm cùng tên (Management in Pre -schools) do Pre – schools Learning Alliance (PLA) ấn hành tại London năm 2000. Với 40 năm kinh nghiệm, quyển sách của PLA đã giúp cho người lãnh đạo trường mầm non có phương pháp quản lí nhà trường hiệu quả (Bùi Thị Kiều Anh, 2015). Các nhà giáo dục lớn trên thế giới đã khẳng định chất lượng giáo dục con người được đặt nền móng cơ bản trong những năm đầu đời, khẳng định tầm quan trọng của giáo dục nhân cách con người ngay ở độ tuổi mầm non “Những cơ sở cơ bản của việc giáo dục trẻ đã có từ trước 5 tuổi.Tất cả những điều dạy trẻ trong thời gian này chiếm 90%. Về sau sự giáo dục và đào tạo con người vẫn tiếp tục, nhưng lúc ấy là lúc bắt đầu nếm quả, còn những nụ hoa thì đã vun trồng trong năm năm đầu tiên” (Macarencô, 1930). Nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên về chủ nghĩa Mác-Lênin, nâng cao về trình độ bộ môn mình dạy, đồng thời cũng hoàn thiện tay nghề sư phạm của mình. Nếu làm tốt giáo dục mầm non nghĩa là chuẩn bị vững chắc cho thành công trong giáo dục đào tạo con người ở những giai đoạn tiếp theo. Những nghiên cứu để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, đáp ứng nhu cầu xã hội và yêu cầu về con người thời kì hội nhập quốc tế, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước được các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục tiếp cận từ nhiều hướng khác nhau. Từ việc đổi mới nâng cao chất lượng chương trình giáo dục mầm non đến nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
  20. 10 viên mầm non, đầu tư cơ sở vật chất xây dựng và phát triển mạng lưới trường lớp cơ sở giáo dục mầm non, xã hội hóa giáo dục, thu hút nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội dành cho giáo dục mầm non. Trong đó, nâng cao chất lượng công tác quản lí giáo dục mầm non cũng là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non nói chung. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác tìm hiểu rộng hơn đến vai trò của người lãnh đạo ở nhà trường mầm non như nghiên cứu của Scrivens (1990) và Rodd (2006) vấn đề quản lí chuyên môn của hiệu trưởng trường mầm non cũng được đề cập đến trong các tác phẩm nói về vai trò của người lãnh đạo ở nhà trường mầm non như đã kể trên. 1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước Giáo dục là một lĩnh vực có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Chính vì vậy mà hoạt động của tổ chuyên môn và việc quản lí hoạt động tổ chuyên môn cũng là một vấn đề được coi trọng hàng đầu trong quá trình đổi mới. Các nhà quản lí giáo dục phải đầu tư để nghiên cứu tìm ra các biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và ở phạm vi hẹp hơn, trong các cơ sở giáo dục - các trường học thì ban giám hiệu - các cán bộ quản lí là nhân tố tích cực góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường nói chung và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong các trường mầm non nói riêng. Vì vấn đề chất lượng đã trở thành vấn đề của thời đại, vấn đề sống còn của tất cả các nhà trường trong thời đại của kỷ nguyên công nghệ tác giả Hà Sĩ Hồ (2009) có viết “Hiệu trưởng là người luôn biết kết hợp một cách hữu cơ sự quản lí và dạy học với sự quản lí các quá trình bộ phận. Hoạt động dạy và học các bộ môn và hoạt động khác hổ trợ cho hoạt động dạy nhằm làm cho tác động giáo dục hoàn chỉnh và trọn vẹn”. Quản lí hoạt động tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong các trường mầm non nói riêng là một vấn đề thời sự và được nhiều người quan tâm. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, các nhà nghiên cứu đã đứng ở các góc độ khác nhau để tìm ra các biện pháp quản lí chuyên môn hữu hiệu, nhưng đều chung một mục đích là mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Các luận văn thạc sĩ dưới đây, các tác giả đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề quản lí hoạt động tổ chuyên môn. Tô Minh Đức (2001) “Một số biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2