Đề tài môn QLDA: Xây Dựng Hàng Rào Tre<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GIZ<br />
Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ (Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit<br />
(GIZ) GmbH) được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 2011, quy tụ những kinh nghiệm lâu năm của<br />
ba tổ chức tiền nhiệm là DED (Tổ chức Dịch vụ Phát triển Đức), GTZ (Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật<br />
Đức) và InWEnt (Tổ chức Bồi dưỡng và Nâng cao Năng lực Quốc tế Đức). Là một tổ chức Liên<br />
bang, GIZ hỗ trợ Chính phủ Đức đạt các mục tiêu trong lĩnh vực hợp tác quốc tế cho phát triển bền<br />
vững cũng như công tác giáo dục quốc tế trên toàn cầu.<br />
Các hoạt động của GIZ được tài trợ chủ yếu bởi Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức<br />
(BMZ). Ngoài ra, GIZ còn thực hiện sứ mệnh của mình dưới sự ủy nhiệm của các bộ khác của<br />
Đức, Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc (United Nations), Ngân hàng<br />
Thế giới (World Bank), cũng như hợp tác chặt chẽ với khu vực tư nhân để thúc đẩy sự hiệp lực<br />
giữa các lĩnh vực phát triển và ngoại thương. Ủy ban Châu Âu (European Commission) và Cơ quan<br />
Phát triển Quốc tế Australia (AusAID) là một trong những đối tác của GIZ tại Việt Nam.<br />
Bên cạnh đó, GIZ còn hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác bao gồm phát triển kinh tế và xúc tiến<br />
việc làm; xây dựng nhà nước và khuyến khích dân chủ; an ninh, tái thiết và giải quyết mâu thuẫn<br />
dân sự; an ninh lương thực, y tế, giáo dục phổ cập; bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên và giảm<br />
thiểu tác động của biến đổi khí hậu.<br />
Hơn 15 năm qua, Việt Nam là đối tác ưu tiên của Hợp tác Phát triển Đức. Nhiều chương trình, dự án<br />
liên kết chặt chẽ với nhau trong mục tiêu tổng thể Giảm Nghèo bao trùm 3 lĩnh vực ưu tiên sau<br />
đây: 1) Phát triển Kinh tế Bền vững và Đào tạo Nghề, 2) Chính sách Môi trường, các Nguồn Tài<br />
nguyên Thiên nhiên và Phát triển Đô thị và 3) Y tế. Ngoài ra, GIZ còn có dự án Hợp tác với Khu<br />
vực Tư nhân; Chuyển giao Tri thức bao gồm các Chương trình Chuyên gia Hòa nhập (IE) và<br />
Chuyên gia Hồi hương (RE); Phát triển Nguồn nhân lực (HCD); Chương trình Cựu học viên<br />
(Alumni); Xã hội Dân sự và điều hành tốt chính quyền địa phương và chương trình nguyện viên<br />
“welwaerts”<br />
<br />
HVTH: Lê Thị Thƣơng<br />
<br />
Page 1<br />
<br />
Đề tài môn QLDA: Xây Dựng Hàng Rào Tre<br />
<br />
2. GIỚI THIỆU DỰ ÁN<br />
Đồng bằng là các vùng liên kết giữa các lục địa, bờ biển, biển và các nền văn hóa và là những khu<br />
vực năng động, có năng suất cao về phát triển sinh vật biển, động vật hoang dã, và con người. Nét<br />
rất đặc sắc riêng của những khu vực này cũng làm cho vùng đồng bằng dễ bị tổn thương bởi nước<br />
biển dâng, lún nền và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các thách thức đe dọa sự tồn tại cơ bản, ...<br />
Tăng nhu cầu đối với thủy điện và bảo vệ chống lũ lụt và sự gia tốc có thể xảy ra cao của nước biển<br />
dâng, sự thay đổi dòng chảy sông và cường độ các cơn bão do biến đổi khí hậu sẽ tạo ra tình huống<br />
khẩn cấp ở mức độ hành tinh trong thế kỷ 21. Sự công nhận quốc tế cao và năng lực quản trị,<br />
nghiên cứu, hành động và khoa học kỹ thuật vững chắc nhiều hơn để hỗ trợ thì cần thiết để đảm<br />
bảo khả năng phục hồi xã hội và môi trường” (Thông cáo Hợp tác, DELTAS 2013 Việt Nam: Đối<br />
thoại Vùng đồng bằng Thế giới II, tháng 05/2013, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam).Một trong<br />
những thách thức Đồng Bằng Sông Cửu Long ở Việt Nam đang đối mặt là xói lở. Vì Đồng bằng<br />
đông dân cư và đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của Việt Nam, nhiều nỗ lực khác<br />
nhau đã được thực hiện để bảo vệ bờ biển khỏi bị xói lở và đất khỏi ngập lụt. Mặc dù những nỗ lực<br />
này, xói lở vẫn còn phá hủy rừng ngập mặn và gây nguy hiểm cho đê và do đó cho con người và cơ<br />
sở hạ tầng phía sau đê. Vì vậy, một cách tiếp cận mới để bảo vệ bờ biển đã được thí điểm dọc theo<br />
bờ biển các tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu, được gọi là chiến lược bảo vệ khu vực ven biển sử dụng<br />
quản lý bãi bồi như một cách bền vững và hiệu quả để bảo vệ chống xói lở và lũ lụt. Việc thiết kế<br />
và xây dựng các biện pháp bảo vệ cấu trúc dựa trên mô hình toán số mô phỏng thủy động lực học<br />
và phát triển bờ biển cũng như mô hình vật lý để đảm bảo tính hiệu quả và tránh những tác động<br />
tiêu cực như xói lở sau công trình càng xa càng tốt.<br />
Sóc Trăng có bờ biển dài trên 72 km, diện tích bãi bồi với trên 20.000 ha, trong đó có trên 5.000 ha<br />
rừng phòng hộ ven biển. Tuy nhiên, trước nguy cơ biến đổi khí hậu, nước biển dâng ngày càng đe<br />
dọa nghiêm trọng tới vùng ven biển của tỉnh, nên việc bảo vệ bờ biển, hạn chế sóng biển, xói lở<br />
đang được nhiều tổ chức, chính quyền và người dân quan tâm.<br />
<br />
HVTH: Lê Thị Thƣơng<br />
<br />
Page 2<br />
<br />
Đề tài môn QLDA: Xây Dựng Hàng Rào Tre<br />
<br />
Ngoài việc khẩn cấp bồi trúc các đoạn đê biển bị xói lở, trồng cây ven biển, một giải pháp thân thiện<br />
với môi trường đã được Tổ chức hợp tác Đức (GIZ) tiến hành thí điểm ở những nơi biển động, xói<br />
lở mạnh tại 2 tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu, bước đầu cho hiệu quả hơn hẳn so với việc xây dựng<br />
công trình kiên cố trước đây. Đó là làm hàng rào chữ T (một đường nối từ bờ ra và một đường<br />
song song với bờ) bằng tre chắn sóng.<br />
<br />
3.<br />
<br />
CÁC MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN:<br />
<br />
Thi công hàng rào chắn bằng tre hình chữ T, sử dụng vật liệu bằng tre ( vật liệu có sẵn tại địa<br />
phương, có tính đàn hồi và dễ thi công ở vùng sình lầy)<br />
Khôi phục rừng ngập mặn ở khu vực xói lở<br />
Khôi phục rừng đã bị hư hại và trồng các loại cây rừng ngập mặn tiên phong từ phía đằng sau của<br />
hàng rào chắn sóng.<br />
Hàng rào chắn sóng bằng tre hình chữ T được dùng để tái tạo các bãi bồi đã bị xói lở.<br />
Tại những nơi xói lở nghiêm trọng ven biển tại địa bàn thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, các hàng<br />
rào tre chữ T được kết nối từ các doi đất phía trong bờ để giảm xói lở và xúc tiến bồi tụ.<br />
Địa điểm thực hiện: xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng<br />
Thời gian thực hiện dự án: 27-04-2012 đến 12-07-2012<br />
Vốn đầu tư: 1,17 tỷ<br />
<br />
4.<br />
<br />
TÓM TẮT VỀ QUY MÔ DỰ ÁN:<br />
<br />
Dự án thí điểm lập rào chắn được GIZ - Sóc Trăng tiến hành trên độ dài hơn 600 mét tại địa bàn xã<br />
Vĩnh Tân (thị xã Vĩnh Châu - Sóc Trăng) được xem là một trong những giải pháp để khôi phục<br />
rừng phòng hộ, bảo vệ tuyến đê biển Vĩnh Châu có hiệu quả. Từ kết quả khả quan này, mô hình rào<br />
chắn sóng chống xói lở của dự án GIZ - Sóc Trăng dự kiến sẽ tiếp tục được nhân rộng, triển khai<br />
tại 6 điểm bờ biển đang có nguy cơ xói lở cao dọc theo tuyến đê biển Vĩnh Châu.<br />
<br />
HVTH: Lê Thị Thƣơng<br />
<br />
Page 3<br />
<br />
Đề tài môn QLDA: Xây Dựng Hàng Rào Tre<br />
<br />
5.<br />
<br />
CÁC GIẢ ĐỊNH<br />
<br />
Dự án sẽ hoàn thành đúng tiến độ nếu:<br />
Thời tiết thuận lợi ( tức không có bão, hoặc mưa to phải ngưng thi công)<br />
Giám sát phối hợp tốt từng hạng mục, từng công việc<br />
Công nhân phải đáp ứng đủ, mỗi ngày khoảng 30 công nhân<br />
6.<br />
<br />
CÁC DÀNG BUỘC:<br />
<br />
Với chủ đầu: Đảm bảo đúng tiến độ,<br />
Chất lượng vật liệu phải đảm bảo đúng yêu cầu.<br />
7.<br />
<br />
DỰ ÁN CÓ LIÊN QUAN:<br />
<br />
Dự án trồng rừng<br />
Dự án làm đê kè bằng bê tông<br />
8.<br />
<br />
CHI PHÍ DỰ ÁN<br />
<br />
Tổng chi phí dự án là 1.17 tỷ<br />
Chi phí quản lý dự án chiếm: 20%<br />
Chi phí nhân công chiếm: 40%<br />
Chi phí vật tư chiếm: 35%<br />
Chi phí khác: 5%<br />
Sau khi bàn giao cho chủ đầu tư dự án hoàn thành đúng thời gian và chi phí cho phép.<br />
<br />
HVTH: Lê Thị Thƣơng<br />
<br />
Page 4<br />
<br />
Đề tài môn QLDA: Xây Dựng Hàng Rào Tre<br />
<br />
Sau khi hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư xong, điều kiện bất khả kháng là bão làm dư hại tới<br />
công trình dẫn đến phát sinh chi phí bảo hành thêm 10%<br />
<br />
9.<br />
<br />
DANH MỤC CÔNG VIỆC - WBS CỦA DỰ ÁN<br />
<br />
Tài liệu dự án cung cấp không có WBS. Theo em có thể xây dựng WBS như sau<br />
1.1. Mua nguyên vật liệu:<br />
1.1.1.<br />
<br />
Tìm, liên hệ tìm nhà cung cấp cọc tre, bó chà, dây mây<br />
<br />
1.1.2.<br />
<br />
Chọn nhà cung cấp phù hợp và ký kết hợp đồng<br />
<br />
1.1.3.<br />
<br />
Đặt hàng từng đợt<br />
<br />
1.1.4.<br />
<br />
Kiểm tra vật liệu<br />
<br />
1.1.5<br />
<br />
Thanh toán<br />
<br />
1.2. Thi công:<br />
1.2.1.<br />
<br />
Vận chuyển nguyên vật liệu đến địa điểm thi công<br />
<br />
1.2.2.<br />
<br />
Thi công cắm cọc tre xuống bung<br />
<br />
1.2.3.<br />
<br />
Thi công ép sâu cọc tre xuống bùn<br />
<br />
1.2.4.<br />
<br />
Đặt bó chà vào vị trí giữa<br />
<br />
1.2.5.<br />
<br />
Cột dây chữ x để bó chà khỏi bay ra<br />
<br />
1.2.5.<br />
<br />
Cưa đều đầu cọc tre<br />
<br />
1.2.6<br />
<br />
Nghiệm thu hoàn thành công việc<br />
<br />
1.3. Giám sát kiểm tra:<br />
1.3.1.<br />
<br />
Kiểm tra vật liệu và ghi chép so sánh đánh giá<br />
<br />
HVTH: Lê Thị Thƣơng<br />
<br />
Page 5<br />
<br />