1<br />
<br />
Môi trường bên ngoài: tập hợp các yếu tố bên ngoài và có liên quan tới các hoạt động<br />
của tổ chức, bao gồm các hoạt động trực tiếp và gián tiếp. Môi trường này nằm ngoài tầm<br />
kiểm soát của tổ chức. Vì vậy để tồn tại cần thích nghi và đáp ứng các đòi hỏi của nó.<br />
Nội dung và phạm vi phân tích: phân tích môi trường vĩ mô và phân tích môi trường<br />
vi mô (môi trường ngành)<br />
<br />
I.<br />
<br />
Phân tích môi trường vĩ mô<br />
Mô hình PESTEL<br />
Nội dung<br />
- Chế độ chính trị<br />
<br />
Chính trị<br />
Pháp luật<br />
(Political<br />
Legal)<br />
<br />
- Định hướng phát triển kinh tế xã<br />
hội của Đảng cầm quyền.<br />
- Xung đột, khuynh hướng chính trị<br />
- Kế hoạch thực hiện các mục tiêu<br />
và khả năng điều hành của chính<br />
phủ.<br />
- Hệ thống luật và các văn bản dưới luật,<br />
- Mức độ ổn định chính trị – xã hội<br />
các công cụ chính sách của nhà nước, tổ<br />
- Quyết định về thuế, lệ phí và hệ<br />
chức bộ máy điều hành của chính phủ và<br />
thống luật. Sự thống nhất giữa các<br />
các tổ chức chính trị xã hội.<br />
văn bản pháp luật<br />
-<br />
<br />
Kĩ thuật<br />
Công nghệ<br />
(Technological)<br />
<br />
Văn hóa<br />
Xã hội<br />
(Social)<br />
<br />
Thực trạng nền kinh tế<br />
<br />
-<br />
<br />
Xu hướng trong tương lai<br />
<br />
-<br />
<br />
Sự thay đổi và đầu tư tiến bộ trong<br />
công nghệ<br />
<br />
-<br />
<br />
Kinh tế<br />
(Economic)<br />
<br />
Dân số và cơ cấu dân số => Quy mô,<br />
phân khúc thị trường<br />
Phong tục truyền thống, quan niệm<br />
thẩm mĩ, lối sống, tín ngưỡng =><br />
Thói quen tiêu dùng<br />
<br />
-<br />
<br />
Tài nguyên thiên nhiên<br />
Tự nhiên<br />
(Environmental)<br />
<br />
Chỉ số<br />
<br />
- Thiếu hụt nguyên liệu<br />
- Chi phí năng lượng<br />
- Ô nhiễm môi trường<br />
<br />
- Tốc độ tăng trưởng<br />
- Lãi suất<br />
- Tỷ suất hối đoái<br />
- Tỷ lệ lạm phát<br />
- Trình độ trang thiết bị kỹ thuật,<br />
công nghệ của ngành, của nền kinh<br />
tế<br />
- Khả năng nghiên cứu ứng dụng<br />
tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nền<br />
kinh tế<br />
- Thái độ tiêu dùng<br />
- Sự thay đổi của tháp tuổi<br />
- Tỉ lệ kết hôn, sinh đẻ<br />
- Trình độ dân trí<br />
- Các hệ tư tưởng tôn giáo<br />
Cơ sở hạ tầng<br />
- Hệ thống giao thông, công trình<br />
công cộng, phương tiện vận tải<br />
- Mạng lưới thông tin<br />
- Các dịch vụ công cộng<br />
<br />
2<br />
<br />
II.<br />
<br />
Phân tích môi trường ngành<br />
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh Michael E.Porter<br />
<br />
Cạnh tranh<br />
tiềm tàng<br />
<br />
Áp lực từ<br />
nhà cung<br />
ứng<br />
<br />
Sức ép từ<br />
người mua<br />
<br />
Doanh<br />
nghiệp và<br />
các đối thủ<br />
hiện tại<br />
<br />
Sản phẩm<br />
thay thế<br />
<br />
1. Các lực lượng cạnh tranh<br />
a. Đối thủ hiện tại<br />
Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành thường bao gồm các nội dung: cơ cấu cạnh<br />
tranh, thực trạng cầu của ngành và rào cản rút lui<br />
Cơ cấu cạnh tranh phụ thuộc vào số liệu và khả năng phân phối của doanh<br />
nghiệp. Cơ cấu cạnh tranh thay đổi từ ngành sản xuất phân tán tới ngành sản<br />
xuất tập trung.<br />
Tình trạng cầu quyết định tính mãnh liệt của cạnh tranh. Cầu tăng => tạo cơ<br />
hội mở rộng hoạt động, cầu giảm => cạnh tranh khốc liệt để giữ thị phần.<br />
Rào cản rút lui là mối đe dọa nghiêm trọng khi cầu giảm. Tuy nhiên việc rút<br />
lui ra khỏi ngành có thể khiến cho công ty gặp phải những mất mát lớn, điều<br />
đó gây cản trở việc rút lui ra khỏi ngành của doanh nghiệp<br />
o Đầu tư nhà xưởng, thiết bị<br />
o Chi phí cố định của việc rời bỏ ngành<br />
o Quan hệ với các đơn vị chiến lược<br />
o Giá trị của nhà lãnh đạo, quan hệ tình cảm, lịch sử,...<br />
o Chi phí xã hội, sa thải nhân công, chi phí đào tạo lại<br />
b. Đối thủ tiềm tàng<br />
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong<br />
cùng một ngành nhưng tương lai có thể quyết định tham gia thị trường. Lực lượng cạnh<br />
tranh tiềm ẩn này đem vào các năng lực sản xuất mới => Tạo sức ép nâng cao hiệu quả đối<br />
với các doanh nghiệp hiện tại trong ngành.<br />
Mức độ thuận lợi và khó khăn cho việc gia nhập ngành phụ thuộc vào rào cản gia<br />
nhập một ngành. Bao gồm:<br />
<br />
3<br />
<br />
Ưu thế về chi phí, công nghệ, nhân lực chuyên nghiệp, nguyên vật liệu,...<br />
Sự trung thành nhãn hiệu của khách hàng<br />
Tính kinh tế quy mô (Kinh tế bậc thang): Số lượng sản xuất càng tăng thì chi<br />
phí cho một đơn vị sản phẩm càng giảm<br />
Kênh phân phối đã được thiết lập<br />
Phản ứng lại của các doanh nghiệp hiện tại<br />
2. Sức ép từ nhà cung ứng<br />
Nhà cung ứng có thể coi là là một áp lực đe dọa khi họ có thể tăng giá đầu vào hoặc<br />
giảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp. Điều này thể hiện trong một số tình<br />
huống:<br />
Có số ít hoặc một doanh nghiệp cung ứng độc quyền<br />
Doanh nghiệp không phải khách hoàng quan trọng hoặc được ưu tiên<br />
của nhà cung ứng<br />
Sản phẩm đầu vào từ nhà cung ứng có vai trò đặc biệt quan trọng<br />
Nhà cung ứng có chiến lược khép kín sản xuất<br />
3. Áp lực từ khách hàng<br />
Lực lượng này tạo ra khả năng mặc cả của người mua. Người mua bao gồm: người tiêu<br />
dùng cuối cùng, nhà phân phối và các nhà mua công nghiệp.<br />
Người mua có quyền lực nhất trong các trường hợp sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ngành gồm nhiều công ty nhỏ và người mua là một số ít và lớn.<br />
Người mua thực hiện mua sắm khối lượng lớn.<br />
Ngành phụ thuộc vào khách hàng<br />
Người mua có khả năng tự sản xuất<br />
Người mua có đầy đủ thông tin về thị trường<br />
<br />
4. Nguy cơ của sản phẩm thay thế<br />
Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thõa mãn cùng nhu cầu của người tiêu<br />
dùng, nó thường có một số ưu thế hơn các sản phẩm bị thay thế.<br />
Sự tồn tại của sản phẩm thay thế biểu hiện sự đe doạ cạnh tranh, tạo sức ép tới tiến bộ<br />
công nghệ, đổi mới sản phẩm. Sản phẩm thay thế có ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong<br />
trường hợp giá rẻ hơn hoặc chất lượng cao hơn, thuận tiện hơn<br />
<br />
4<br />
<br />
Kết hợp các bộ phận của môi trường vĩ mô và vi mô, ta có sơ đồ:<br />
<br />
Kinh tế<br />
<br />
Người<br />
tiêu<br />
dùng<br />
<br />
Văn hóa –<br />
Xã hội<br />
<br />
Chính trị Pháp luật<br />
Nhà<br />
cung<br />
ứng<br />
<br />
Tổ<br />
chức<br />
<br />
Đối thủ<br />
cạnh<br />
tranh<br />
<br />
Sản<br />
phẩm<br />
thay thế<br />
<br />
Tự nhiên<br />
Công nghệ<br />
<br />
Môi trường bên trong: là tập hợp các yếu tố bên trong tạo nên điều kiện hoạt động<br />
của tổ chức. Nhà quản lí có thể chủ động tạo ra hoặc thay đổi theo hướng có lợi cho<br />
việc thực hiện mục tiêu của tổ chức<br />
Phân tích môi trường bên trong có thể tiến hành theo nhiều cách tiếp cận:<br />
-<br />
<br />
Phân tích theo các nguồn lực cơ bản<br />
Phân tích theo chức năng quản trị (Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra)<br />
Phân tích theo các lĩnh vực quản trị (Sản xuất, nhân sự, tài chính, marketing,...)<br />
Phân tích theo chuỗi giá trị (Hoạt động cơ bản và hoạt động hỗ trợ)<br />
<br />
Phân tích theo lĩnh vực quản trị<br />
Chức năng<br />
Marketing<br />
<br />
Tài chính – Kế toán<br />
<br />
Nội dung<br />
Phân tích khách hàng, hoạt động mua và<br />
bán, kế hoạch về sản phẩm và dịch vụ, vấn<br />
đề đặt giá, phân phối<br />
Nguồn vốn doanh nghiệp, khả năng huy<br />
động vốn<br />
Các vấn đề liên quan đến thuế<br />
Tính linh hoạt và hiệu quả của hệ thống kế<br />
toán<br />
<br />
5<br />
<br />
Sản xuất và tác nghiệp<br />
<br />
Quản lí nhân sự<br />
<br />
Nghiên cứu, phát triển (R&D)<br />
<br />
Quy mô và chiến lược sản xuất, sản lượng,<br />
chất lượng sản phẩm; khả năng đáp ứng<br />
nhu cầu thị trường<br />
Phân tích tổng quát ở cả 3 cấp: quản lí cấp<br />
cao, quản lí trung gian và nhân công. Bao<br />
gồm thế mạnh và điểm yếu của họ về trình<br />
độ, kinh nghiệm, phong cách làm việc và<br />
sự đồng bộ, sự kết hợp trong công việc<br />
Nghiên cứu, phát minh sản phẩm mới, cải<br />
tiến công nghệ, nâng cao hiệu suất,...<br />
<br />
Phân tích theo chuỗi giá trị<br />
<br />
Hoạt<br />
động<br />
cơ bản<br />
<br />
Hậu cần<br />
nội bộ<br />
<br />
Sản xuất<br />
<br />
Hậu cần<br />
bên ngoài<br />
<br />
Marketing<br />
bán hàng<br />
<br />
Dịch vụ<br />
hậu mãi<br />
<br />
Cơ sở vật chất<br />
Nguồn nhân lực<br />
Nghiên cứu và phát triển<br />
Hoạt động nhu cầu mua, bán<br />
<br />
Hoạt<br />
động<br />
bổ trợ<br />
<br />
Ví dụ: Phân tích môi trường kinh doanh của Starbucks Coffee khi thâm nhập thị trường<br />
Việt Nam<br />
<br />
TỔNG QUAN<br />
<br />
•<br />
•<br />
•<br />
•<br />
•<br />
•<br />
•<br />
<br />
Lĩnh vực hoạt động: Dịch vụ ăn uống<br />
Sản phẩm: Cà phê và các loại đồ uống<br />
Quy mô: Toàn cầu<br />
Trụ sở: Seattle, Wasington, Hoa Kỳ<br />
Chi nhánh: 20,366 trên 61 quốc gia (Tính đến 6/11/2012)<br />
Nhân viên: 149,000 (2011)<br />
Website: www.starbucks.com<br />
<br />