Đề tài: Phân tích môi trường Viettel
lượt xem 43
download
Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu để tìm hiểu nội dung chi tiết về cách phân tích môn trường Viettel. Tài liệu hữu ích dành cho các bạn học môn Quản lý học dùng tham khảo để làm các đồ án môn học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Phân tích môi trường Viettel
- Giới thiệu chung về Viettel Trụ sở giao dịch: Số 1, Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 04. 62556789 Fax: 04. 62996789 Email: gopy@viettel.com.vn Website: www.viettel.com.vn Tên cơ quan sáng lập: Bộ Quốc phòng Tập đoàn Viễn thông Quân đội được thành lập theo quyết định 2097/2009/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 14/12/2009. Là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước với số vốn điều lệ 50.000 tỷ đồng và là một doanh nghiệp quân đội kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính – viễn thông và công nghệ thông tin. Với một slogan "Hãy nói theo cách của bạn", Viettel luôn nỗ lực để thấu hiểu khách hàng , lắng nghe khách hàng. o Hoạt động kinh doanh: Cung cấp dịch vụ Viễn thông. Truyền dẫn. Bưu chính. Phân phối thiết bị đầu cuối. Đầu tư tài chính. Truyền thông. Đầu tư bất động sản. Xuất nhập khẩu. Đầu tư nước ngoài. Chặng đường phát triển
- Năm 1989: Thành lập công ty Ðiện tử thiết bị thông tin, tiền thân của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) được thành lập. Năm 1995: Đổi tên thành Công ty Ðiện tử Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là Viettel), chính thức được công nhận là nhà cung cấp viễn thông thứ hai tại Việt Nam, được cấp đầy đủ các giấy phép hoạt động. Năm 1999: Hoàn thành đường trục cáp quang Bắc – Nam với dung lượng 2.5Gbps có công nghệ cao nhất Việt Nam với việc áp dụng thành công sáng kiến thu – phát trên một sợi quang. Năm 2000: Là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ thoại sử dụng công nghệ IP (VoIP) trên toàn quốc Năm 2001: Cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế. Năm 2002: Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet. Năm 2003: Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN).Cổng vệ tinh quốc tế. Năm 2004: Cung cấp dịch vụ điện thoại di động. Cổng cáp quang quốc tế. Năm 2005: Thành lập Tổng Công ty Viễn thông quân đội. Cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo. Năm 2006: Đầu tư sang Lào và Campuchia. Năm 2007: Doanh thu 1 tỷ USD. 12 triệu thuê bao. Hội tụ 3 dịch vụ cố định – di động – Internet Năm 2008: Doanh thu 2 tỷ USD. Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới. Số 1 Campuchia về hạ tầng Viễn thông. Năm 2010: Doanh thu 4 tỷ USD. Viettel trở thành tập đoàn. Năm 2011: Lọt vào top 20 nhà mạng lớn nhất thế giới
- PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VIETTEL I. MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 1) MÔI TRƯỜNG KINH TẾ : Về doanh thu: Do việc thực hiện sáp nhập Công ty ĐTĐD và Công ty ĐTDĐ nên chỉ tiêu doanh thu của Viettel Telecom dựa trên chỉ tiêu KH đã được duyệt của 2 Công ty cũ, có lược bớt các chỉ tiêu trùng (doanh thu QT đi từ mạng di động, doanh thu CKN từ mạng di động gọi vào cố định). Kết quả thực hiện hoàn thành vượt mức so với chỉ tiêu đã được TCT phê duyệt từ đầu năm, song chỉ đạt 95% chỉ tiêu điều chỉnh (theo KH 1 tỷ USD của TCT); trong đó dịch vụ di động vẫn là chủ đạo (89% TDT), đạt 114% so với KH duyệt và 97% so với KH điều chỉnh; các dịch vụ ĐTCĐ cơ bản hoàn thành kế hoạch; riêng dịch vụ Internet không đạt KH đề ra (69%). Về phát triển khách hàng: Dịch vụ di động hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra (kể cả KH điều chỉnh) tuy nhiên việc phát triển TB trả sau không đạt mục tiêu đề ra (18% KH duyệt) Dịch vụ PSTN hoàn thành vượt mức kế hoạch (kể cả KH điều chỉnh). Song thuê bao ADSL không đạt KH đề ra (64% KH duyệt và 98% KH điềuchỉnh) Dịch vụ Home phone: dù mới triển khai từ giữa năm và cũng không đạt KH đề ra, song với điều kiện phụ thuộc máy đầu cuối, năng lực mạng di
- động tại 1 số địa phương song tốc độ phát triển TB tương đối tốt (250 0 TB/ngày) Sản lượng lao động bình quân trong năm Viettel Telecom sử dụng một độ ngũ lao động lớn và chất lượng lao động cao. Tính đến ngày 31/12/2009 số lao động của công ty là 4.240 người trong đó có 2.3 05 nhân viên đạt trình độ đại học trở lên, 1.528 nhân viên trình độ cao đảng, trun g cấp, 407 nhân viên trình độ sơ cấp, bằng nghề và công nhân. Các nhân viên trong công ty đều có chuyên môn nghiệp vụ tốt, được đào tạo từ cơ bản đến chuyên nghiệp về chuyên môn nghề nghiệp. Có tinh thần thái đ ộ làm việc nghiêm túc, cố gắng hoàn thành xuất sắc các công việc được giao. B ên cạnh đó Viettel Telecom đã xây dựng một chế độ lương thưởng hợp lý, mức lương và thưởng cao hơn rất nhiều doanh nghiệp khác mục đích để thu hút nhân tài và khuyến khích nhân viên nâng cao năng suất lao động. Các giao dịch với các quốc gia khác Khi thị trường viễn thông nội địa gần như đã bão hòa với gần 90 triệu thuê bao và 90% thị phần thuôc vê 3 đ ̣ ̀ ại gia: Vinaphone, MobiFone và Viettel, thì việc đầu tư ra nước ngoài đang là phương án được nhiều doanh nghiệp viễn thông Việt Nam quan tâm và lựa chọn. Lào được xem là địa bàn chiến lược cả về kinh tế, lẫn an ninh quốc phòng đối với Việt Nam. Thành công của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Vietel với thương hiệu Unitel tại Lào sẽ là những kinh nghiệm quý cho các doanh nghiệp Việt Nam khác. Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế (Viettel Global) là doanh nghiệp viễn thông đi đầu trong việc đầu tư sang Lào và đạt được nhiều thành công. Viettel Global hoạt động theo Giấy phép kinh doanh số 0103020282 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 24/10/2007. Cổ đông sáng lập lớn nhất là Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (51%). Ngày 07/02/2008, Viettel Global chính thức nhận giấy phép đầu tư ra nước ngoài của Chính phủ Việt Nam để thực hiện dự án tại Lào. Ngày 21/02/2008, doanh nghiệp nhận giấy phép đầu tư và thành lập công ty Star Telecom tại Đường Nongbone, phường Phonesay, quận Saysettha, thành phố Vientiane, CHDCND
- Lào. Hình thức đầu tư là liên doanh với công ty Laos Asia Telecom (LAT), trực thuộc Bộ Quốc phòng Lào theo cơ cấu vốn góp Viettel Global đóng góp 49% (vốn bằng thiết bị trong thời gian 1 năm kể từ khi thành lập liên doanh; LAT góp 51% vốn bằng giá trị tài sản và mạng lưới hiện có (sau khi được định giá lại) ngay sau khi liên doanh được thành lập. Tổng mức đầu tư của dự án là 83,7 triệu USD (tương đương 844.478 triệu Kíp Lào, 1.344.086.067.109,8 VND), bao gồm: (1) Thiết bị mạng và truyền dẫn đầu tư mới: 61,34 triệu USD, trong đó Viettel đóng góp 15,9 triệu USD; (2) Tài sản thiết bị của LAT chuyển sang: 16,55 triệu USD. Về công nghệ sử dụng, dự án tiếp tục lựa chọn triển khai mạng di động tế bào mặt đất GMS tại Lào. Hệ thống này sử dụng công nghệ truy nhập phân chia theo thời gian TDMA, phương thức điều chế GMSK với BT=0.3 và đạt tốc độ 271kb/s tại giao diện vô tuyến. Băng tần cơ bản là 890 – 960 Mhz gồm 124 sóng mạng, mỗi sóng mạng có độ rộng 200khz và được chia thành 8 khe thời gian, các sóng mạng đường xuống và đường lên cách nhau 45Mhz. Về sau băng tần dùng cho hệ thống này được mở rộng thêm tại băng tần 1800Mhz và được gọi là hệ thống GSM 1800, còn hệ thống sử dụng băng tần 900Mhz gọi là GSM 900. Chỉ sau hai năm hoạt động tại thị trường Lào, Unitel đã đứng đầu về số lượng thuê bao phát triển mới, lũy kế hệ thống đạt trên 1,6 triệu thuê bao, tăng từ 35% vào cuối năm 2010 lên 42% vào cuối năm 2011, dẫn đầu về thị phần di động tại Lào. Riêng mạng 2G và 3G đã có 500 trạm, đã phủ được 100% trung tâm huyện. Nhằm phát triển mạng lưới, Công ty đã triển khai thêm được 3500km cáp quang, phủ khắp 17 tỉnh, thành trên đất nước Lào. Công ty cũng đã phối hợp với Viettel Vietnam và Viettel Cambodia hoàn thành xây dựng mạng đường trục Việt Nam Lào Campuchia sử dụng công nghệ ghép kênh quang theo bước sóng (DWDM) với tổng dung lượng 400Gb/s kết nối với nhiều cửa khẩu tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và cho người dân trong khu vực. Tính đến tháng 7/2012, Unitel đã triển khai được mạng truyền dẫn cáp quang lớn nhất tại Lào với 17.000 km, phủ sóng khắp các tỉnh, thành, kể cả các vùng biên giới xa xôi. Unitel đã đầu tư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật sâu rộng với 2.500 trạm phát sóng 2G và 3G, phủ sóng 100% số huyện và 95% dân số Lào. Nếu như thời điểm năm 2008, công ty chỉ có 4 cửa hàng và 20 đại lý, thì nay đã có hệ thống phân phối tới từng bản, làng với 143 cửa hàng, 15.000 đại lý, điểm bán, với hàng nghìn nhân viên bán hàng trực tiếp trên toàn quốc. Unitel trở thành mạng viễn thông lớn nhất tại Lào cả về khách hàng, vùng phủ sóng và doanh thu. Số thuê bao của Unitel cũng phát triển nhanh và đầy ấn tượng, từ 266 nghìn
- thuê bao (năm 2009) lên 1,7 triệu thuê bao vào tháng 07/2012. Nỗ lực đầu tư đó khiến Unitel bỏ xa ba nhà mạng còn lại vốn đã hoạt động tại Lào từ 1015 năm trước. Năm 2011, Unitel đạt doanh thu gần 900 tỷ Kíp (tương đương 110 triệu USD), gấp 11 lần so với năm 2009, đóng góp cho nhân sách nhà nước Lào gần 220 tỷ Kíp (khoảng 27,4 tỷ USD). Năm 2012 doanh thu ước tính đạt 158 triệu USD, lợi nhuận sau thuế 45 triệu USD và nộp ngân sách cho Nhà nước khoảng 43 triệu USD. Tổ chức viễn thông thế giới Terrapinn (Úc) bình chọn Unitel là một trong 5 nhà khai thác viễn thông xuất sắc của khu vực châu Á. 2) MÔI TRƯỜNG VĂN HÓAXÃ HỘI Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) là đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel Group). Với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Bưu chính, chuyển phát, mạng lưới rộng khắp 63/63 tỉnh thành tại Việt Nam và 24/24 tỉnh của Campuchia, đội ngũ nhân sự hơn 2.000 CBCNV, Bưu chính Viettel đang khẳng định là thương hiệu hàng đầu ngành hàng bưu chính chuyển phát tại Việt Nam. Với quan điểm con người là nhân tố quyết định quyết định mọi thành công, chúng tôi mong muốn mời những ứng viên xuất sắc tham gia xây dựng Tổng công ty ngày càng vững mạnh, góp phần khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế. Các vị trí Tổng công ty cần tuyển dụng như sau: Năm 2013, Viettel chính thức tuyên bố từ bỏ khái niệm nhà mạng viễn thông, chuyển sang khái niệm nhà cung cấp dịch vụ. Hiện nay, Viettel đã đầu tư hạ tầng mạng truyền dẫn lớn nhất Việt Nam với 200.000 km cáp quang, vùng phủ 3G đã đạt 80% dân số, ngang hàng với các nước phát triển. Với vai trò là doanh nghiệp chủ lực về viễn thông và CNTT, Viettel đã thành lập Trung tâm Giải pháp CNTT nhằm hiện thực hóa chiến lược đưa CNTT vào mọi lĩnh vực, góp phần đưa Việt Nam sánh vai cùng với các cường quốc về CNTT. Cách triển khai của Viettel là thực hiện “may đo” theo từng đơn đặt hàng để người sử dụng không phải thay đổi thói quen. Đồng thời, sẵn sàng đầu tư xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm/dịch trước. Thời gian qua, Viettel đã hợp tác với các cơ quan ban ngành và các Tập đoàn hàng đầu Việt Nam triển khai thành công các dự án ứng dụng CNTT lớn như: Hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc cho Văn phòng Chính Phủ, Hệ thống thông quan điện tử đối với tàu biển (e Manifest), Hệ thống Chính quyền điện tử tại Hà Giang, Hệ thống cung cấp bộ sản phẩm quản lý nhà trường (SMAS), Hệ thống quản lý bán hàng trực tuyến trên nền tảng 3G cho Vinamilk….
- Các giải pháp và sản phẩm CNTT đều do Viettel nghiên cứu phát triển và làm chủ công nghệ, vì vậy những giải pháp, sản phẩm và dịch vụ này có khả năng tùy biến và linh hoạt cao, có thể đáp ứng mọi nhu cầu đặc thù 3) MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊPHÁP LUẬT Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội tập đoàn viễn thông quân đội do Bộ quốc phòng thực hiện quyền chủ sở hữu và là một doanh nghiệp quân đội kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin. Với một slogan "Hãy nói theo cách của bạn", Viettel luôn cố gắng nỗ lực phát triển vững bước trong thời gian hoạt động Văn phòng Chính phủ đang thí điểm thuê dịch vụ CNTT của Viettel để triển khai hệ thống hỗ trợ và quản lý văn bản trình Chính phủ và Thủ tướng. Dự kiến, Viettel sẽ tiếp tục triển khai một số hệ thống CNTT cho Văn phòng Chính phủ theo hình thức đầu tư và cho thuê dịch vụ CNTT. Dự án được thực thi từ gần 1 năm nay với dịch vụ đầu tiên là hệ thống hỗ trợ và quản lý xử lý văn bản trên môi trường mạng, kết nối với 63 địa phương và các cơ quan của Văn phòng Chính phủ để xử lý các hồ sơ trình Chính phủ và Thủ tướng. Chức năng chính của hệ thống là gửi nhận văn bản đã có thể sử dụng. Các địa phương khi gửi văn bản trình, sẽ gửi hồ sơ điện tử kèm hồ sơ giấy, hồ sơ điện tử đến trước thì các bộ phận chức năng phân loại và xử lý luôn, hồ sơ giấy gửi đến sau chỉ đảm bảo tính pháp lý. Hệ thống này không chỉ giúp quy trình giải quyết hồ sơ nhanh hơn, mà còn có thể cho phép cơ quan trình văn bản theo dõi quy trình giải quyết hồ sơ, hồ sơ trình đang ở đâu, theo dõi được tiến độ công việc. Thời gian tới Viettel vẫn tiếp tục dự án xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ chỉ đạo điều hành của Thủ tướng và chắc chắn còn làm nhiều hệ thống CNTT nữa cho Văn phòng Chính phủ theo hình thức đầu tư trước và cho thuê dịch vụ. Ông Phùng Văn Ổn Giám đốc Trung tâm Tin học (Văn phòng Chính phủ) cho biết: "Làm theo cách này Nhà nước sẽ không chịu áp lực về đầu tư kinh phí ban đầu và quan trọng hơn là tránh rủi ro. Bởi không phải phần mềm nào ứng dụng cũng thành công, chỉ có 30 40% phần mềm đã đầu tư là sử dụng được". 4) MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ Ngày nay, yếu tố công nghệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp. Công nghệ tác động đến 2 yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: chất lượng và chi phí cá biệt
- của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường. Song để thay đổi công nghệ không phải dễ. nó đồi hỏi doanh nghiệp cần phải đảm bảo nhiều yếu tố khác như: trình độ lao động phải phù hợp, đủ năng lực tài chính, chính sách phát triển, sự điều hành quản lý… với VIETTEL đây vừa là thuận lợi vừa là những thách thức: sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ 3G giúp công ty có điều kiện lựa chọn công nghệ phù hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, năng suất lao động, nhưng khó khăn cho công ty là sự cạnh tranh rất lớn của các mạng viễn thông khác, đòi hỏi giá cước dịch vụ phải được điều chỉnh hợp lý. Ngoài ra thời gian gần đây VIETTEL còn bắt đầu bước vào thị trường di động với những chiếc smart phone “made in vietnam” cung cấp cho thị trường nội địa và quốc tế. xí nghiệp sản xuất điện thoại được thiết kế theo mô hình nhật bản. một trong những điểm nổi bật của việc sản suất điện thoại ở viettel đó là thay vì mua khuôn đúc vỏ điện thoại với giá khoảng 250 triệu đồng thì xí nghiệp đã tự nhiên cứu, sản xuất khuôn đúc trên dây chuyền công nghệ tiên tiến. 5) MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ Viettel bắt đầu rót vốn đầu tư ra nước ngoài từ năm 2006 và các lãnh đạo của Viettel quyết định chọn Campuchia là điểm đến đầu tiên. Trong khi các hoạt động kinh doanh ở trong nước của Viettel còn nhiều việc phải làm, nếu không nói là gặp nhiều khó khăn, nhiều người đã đặt câu hỏi: Tại sao Viettel lại đầu tư ra nước ngoài? Lúc này, lãnh đạo của Viettel đã khẳng khái trả lời rằng, muốn trưởng thành, phải tự đặt ra những thách thức và vượt qua. Doanh nghiệp Việt Nam muốn lớn mạnh thì phải kinh doanh trong một môi trường quốc tế. Đây là cách Viettel tự tạo ra cơ hội cho chính mình để cọ sát, đúc rút kinh nghiệm hoàn thiện mọi mặt, tăng cường sức cạnh tranh của tổ chức, sẵn sàng cho một cuộc chiến toàn cầu ngay trên sân nhà ở lĩnh vực viễn thông sẽ diễn ra trong tương lai không xa. Tháng 52006, Viettel đầu tư 100% vốn thành lập Viettel Cambodia. Cũng giống như khi bắt đầu gia nhập thị trường viễn thông ở Việt Nam, dịch vụ đầu tiên mà Viettel lựa chọn khi đầu tư vào Campuchia là dịch vụ VoIP, đây là dịch vụ vẫn còn độc quyền ở đất nước này (do đó khi Viettel đầu tư vào sẽ nhận được
- sự hỗ trợ rất lớn của Chính phủ Campuchia). Hơn nữa, đây là dịch vụ ít phải đầu tư cơ sở hạ tầng nhất và khả năng thu lời cũng cao nhất. Sau đúng 2 tháng nhận được giấy phép (ngày 10/8/2006, Bộ Kế hoạch Đầu tư cho phép Viettel thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ VoIP tại Campuchia), Viettel đã chiếm tới gần 20% thị trường điện thoại quốc tế tại Campuchia, một thị trường có tới gần 10 giấy phép VoIP. Trên cơ sở những kinh nghiệm từ khi triển khai dịch vụ VoIP, Viettel lại tiếp tục nghiên cứu thị trường và quyết định sẽ đầu tư thêm hai dịch vụ nữa là di động (sử dụng công nghệ GSM) và Internet. Đến ngày 29112006, Bộ Bưu chính Viễn thông Campuchia đã cấp phép cho Viettel cung cấp dịch vụ di động trong thời hạn 30 năm và cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) và dịch vụ truy nhập Internet (ISP) trong thời hạn 35 năm. Đến tháng 2/2009, sau hơn 1 năm xây dựng, mạng di động Metfone (đầu tư khoảng 30 triệu USD) của Viettel Cambodia chính thức được khai trương. Hiện nay, Viettel là doanh nghiệp đứng đầu về mạng truyền dẫn quang tại thị trường Campuchia. Dự kiến trong 5 năm tới, Metfone sẽ cung cấp dịch vụ Internet miễn phí cho 1.000 trường học trên đất nước này với tổng giá trị dịch vụ tương đương 5 triệu USD. Viettel đang có tham vọng sẽ vươn lên số 1 trong các mạng di động ở Campuchia. 6) KHÁCH HÀNG Ngành dịch vụ viễn thông là một ngành đang còn non trẻ trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Viettel cũng ko là ngoại lệ. Với một lịch sử phát triển chưa lâu tuy nhiên lại có một tốc độ phát triển chóng mặt và có ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các ngành nghề, lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội của toàn thể nhân loại. Số lượng khách hàng của ngành dịch vụ viễn thông là rất lớn và xu hướng ngày càng tăng với tốc độ tăng nhanh. Việc phân loại khách hàng tiêu dùng dịch vụ viễn thông nói chung là tương đối đa dạng và phong phú nhưng trong phạm vi đề án này tôi chỉ xin đề cập đến các dịch vụ điện thoại di động dành cho đối tượng khách hàng là người tiêu dùng. Vì vậy việc phân loại khách hàng ở đây là phân loại theo tiêu thức hình thức trả cước. Theo đó khách hàng của Vietel thường bao gồm hai loại: Một là, khách hàng trả sau. Đây là nhóm khách hàng có đăng ký trước với công ty, tiêu dùng sản phẩm của công ty đến cuối tháng căn cứ vào hóa đơn của công ty để thanh toán các khoản phí. Với nhóm khách hàng này công ty có thể quản lý
- về số lượng khách hàng và khách hàng cũng được hưởng mức cước thấp hơn so với nhóm thứ hai. Hai là, khách hàng trả sau. Nhóm khách hàng này rất đông đảo nhưng thường hay thay đổi vì vậy công ty rất khó để kiểm soát được số lượng các khách hàng thuộc nhóm này. Nhóm khách hàng này phải chịu mức cước phí cao hơn nhưng tính chủ động cao, dễ thay đổi. Vai trò của khách hàng: Với vị thế của mình trong thời đại hiện nay,khách hàng ngày càng có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp. Khách hàng là người tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp,là người tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Khách hàng là người tuyên truyền cho doanh nghiệp: Tuyên truyền thông qua khách hàng cũng là một cách để doanh nghiệp quảng bá cho sản phẩm,cho doanh nghiệp.Sức mạnh của kênh tuyên truyền này là rất lớn tuy nhiên nó lại nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp do đó việc kiểm soát hướng tác động của kênh tuyên truyền này là tương đối khó.Chính vì khách hàng là người tuyên truyền cho doanh nghiệp nên doanh nghiệp cần phải quan tâm tới khách hàng, đặc biệt là thông tin phản hồi từ phía khách hàng để có hướng điều chỉnh hợp lý tránh tác dụng ngược chiều từ kênh tuyên truyền này.Doanh nghiệp cần phải xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp để tạo dựng lòng tin với khách hàng, tạo ra một đội ngũ khách hàng trung thành với sản phẩm với doanh nghiệp. 7) CÔNG ĐOÀN Công đoàn Viettel cũng có chức như những công đoàn khác đều có nhiệm vụ thực hiện đàm phán với các nhóm đối tượng khác nhau để đem lại lợi ích tốt nhất cho người lao động. Mục tiêu và hoạt động cụ thể của các công đoàn có khác nhau, nhưng thường bao gồm: Cung cấp lợi ích dự phòng: Các công đoàn thời xưa, thường cung cấp nhiều lợi ích để bảo trợ cho các thành viên trong trường hợp thất nghiệp, ốm đau, tuổi già hay chết. Ngày nay ở các nước phát triển những chức năng này được coi là thuộc về nhà nước, nhưng những quyền lợi khác như đào tạo huấn luyện, tư vấn và đại diện về luật pháp vẫn còn là những lợi ích quan trọng đối với thành viên công đoàn.
- Thương lượng tập thể: Ở các nước mà công đoàn có thể hoạt động công khai và được giới chủ thừa nhận, các công đoàn có thể thương lượng với chủ thuê mướn lao động về lương bổng và các điều kiện làm việc. Hành động áp lực: Các công đoàn có thể tổ chức đình công hay phản đối để gây áp lực theo những mục tiêu nào đó. Hoạt động chính trị: Các công đoàn có thể tác động đến những luật lệ có lợi cho toàn thể giới lao động. Họ có thể tiến hành những chiến dịch chính trị, vận động hành lang hay hỗ trợ tài chính cho những cá nhân hay chính đảng ứng cử vào các vị trí công quyền. 8)NHÀ NƯỚC Nhà nước với các chính sách, quy định nhằm duy trì, thúc đẩy điều tiết… tác động đến xu hướng, chiến lược của một tổ chức, một hệ thống kinh tế xã hội. Một số chính sách và quan điểm của nhà nước về bưu chính viễn thông môi trường mà Viettel đang hoạt động: Quan điểm a) Bưu chính, viễn thông Việt Nam trong mối liên kết với tin học, truyền thông tạo thành cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, phải là một ngành mũi nhọn, phát triển mạnh hơn nữa, cập nhật thường xuyên công nghệ và kỹ thuật hiện đại. Phát triển đi đôi với quản lý và khai thác có hiệu quả, nhằm tạo điều kiện ứng dụng và thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực của toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế xã hội đất nước và nâng cao dân trí. b) Phát huy mọi nguồn lực của đất nước, tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia phát triển bưu chính, viễn thông, tin học trong môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch do Nhà nước quản lý với những cơ chế thích hợp. Phát triển nhanh, chiếm lĩnh và đứng vững ở thị trường trong nước, đồng thời chủ động vươn ra hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế. c) Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển đi đôi với đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu của Chiến lược a) Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia có công nghệ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, có độ bao phủ rộng khắp trên cả nước với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, hoạt động hiệu quả,
- tạo điều kiện để toàn xã hội cùng khai thác, chia sẻ thông tin trên nền xa lộ thông tin quốc gia đã xây dựng; làm nền tảng cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. b) Cung cấp cho xã hội, người tiêu dùng các dịch vụ bưu chính, viễn thông hiện đại, đa dạng, phong phú với giá cả thấp hơn hoặc tương đương mức bình quân của các nước trong khu vực; đáp ứng mọi nhu cầu thông tin phục vụ kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng. Thực hiện phổ cập các dịch vụ bưu chính, viễn thông, tin học tới tất cả các vùng, miền trong cả nước với chất lượng phục vụ ngày càng cao. Đến năm 2010, số máy điện thoại, số người sử dụng Internet trên 100 dân đạt mức trung bình trong khu vực. c) Xây dựng bưu chính, viễn thông trong xu thế hội tụ công nghệ thành ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn hoạt động hiệu quả, đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng GDP của cả nước, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội. 9) ĐỐI THỦ CẠNH TRANH thị trường viễn thông VN chỉ còn lại 6 nhà cung ứng (Viettel, Vinaphone (Vina), Mobifone (Mobi), Vietnammobile, Beeline và Sfone).Với thị phần gần như tuyệt đối Viettel, Mobi và Vina chính là các nhà cung ứng chính(95% thuê bao) . Các đối thủ cạnh tranh của Viettel luôn có những sản phẩm riếng dành cho từng đối tượng khách hàng và các hình thức khuyến mãi , chăm sóc khách hàng Mobifone với sologan “ Mọi lúc, mọi nơi” Đối với dịch vụ trả sau: MobiGold: Tự do kết nối, tối ưu hóa hiệu quả Mbusiness (dành cho doanh nghiệp) Mfriend (dành cho bạn bè) Mhome (dành cho gia đình) Đối với dịch vụ trả trước :
- Mobicard ( là dịch vụ điện thoại di động mới cho phép khách hàng hòa mạng MobiFone mạng thông tin di động chất lượng cao một cách dễ dàng và nhanh chóng) MobiQ ( cho những niềm vui luôn được chia sẻ ) Mobi4U ( cuộc sống năng động luôn xa) Mobi365 ( cho cuộc sống thêm tầm cao mới ) MobiZone Q Studentgói cước dành riêng cho sinh viên Q Teen, dành riêng cho lứa tuổi teen Chăm sóc khách hàng : chương trình Kết nối dài lâu Vinaphone "Không ngừng vươn xa" Đối với dịch vụ trả sau: Gói cước trả sau VinaPhone dành cho nhóm khách hàng thường xuyên liên lạc với lưu lượng cuộc gọi nhiều. ezCom : dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao từ máy tính thông qua công nghệ truyền dữ liệu trên mạng điện thoại di động VinaPhone. Đối với dịch vụ trả trước : TalkEZ: TalkStudent ( dành cho Sinh viên) và TalkTeen (dành cho Thiếu niên) VinaCard VinaDaily : Dịch vụ điên thoại di động trả trước thuê bao ngày mạng VinaPhone VinaXtra : thuê bao trả trước có thời hạn sử dụng VinaText : dành cho những người ưa thích nhắn tin Gói cước di động nội vùng là loại hình thông tin di động trả My Zone : tiền trước cho phép thuê bao thực hiện cuộc gọi với mức cước ưu đãi trong một khu vực địa lý (Zone) do chủ thuê bao lựa chọn.
- Talk24 :cho phép khách hàng là thuê bao di động (trả trước/trả sau) VinaPhone thể thiết lập 01 nhóm thân thiết (nhóm Talk24) gồm 3 hoặc 5 số điện thoại di động và cố định khác để được hưởng mức giảm giá cước đặc biệt khi gọi đến các số máy này. Các nhà cung cấp dịch vụ OTT Các ứng dụng giúp gọi điện, nhắn tin miễn phí trên di động xuất hiện ồ ạt tại Việt Nam khi người dùng smartphone tăng cao, khiến các nhà mạng thiệt hại nghìn tỷ đồng mỗi năm. Zalo, Viber, Wala, Line, WhatsApp, KakaoTalk... những ứng dụng OTT cho phép nhắn tin, gọi điện miễn phí đang phát triển mạnh tại Việt Nam. Theo thống kê, Việt Nam hiện có 20 triệu người sử dụng các dịch vụ OTT (tương đương khoảng 25% dân số). Không ít nhà mạng khẳng định rằng, họ thiệt hại đến cả nghìn tỷ đồng và con số này sẽ còn tăng cao hơn nữa . 10) NHÓM LỢI ÍCH Viettel được hưởng lợi cũng như phải chịu thiệt trước hành động của các nhóm lợi ích Giữ năm 2012 , các doanh nghiệp nhỏ có phản hồi, cho rằng, sau khi EVN Telecom bị sáp nhập vào Viettel thì ông lớn này đã cùng với VNPT bắt tay nhau đồng loạt tăng giá cước thuê kênh. Riêng Viettel, sau khi tiếp nhận EVN Telecom, Tập đoàn này đã trở thành nhà cung cấp kênh truyền dẫn lớn sở hữu 40.000 km cáp quang trên toàn quốc.Mức giá thuê kênh tại thời điểm đó bị các doanh nghiệp phản ánh, lên tới 200300%Trước tình hình trên, đến tháng 7/2012, Bộ Thông tin và Truyền thông đã buộc phải áp dụng chính sách bình ổn giá theo Luật Viễn thông trong khi cơ quan chủ quản tiến hành kiểm tra về giá cước thuê kênh của Viettel và VNPT.Hai tập đoàn này bị yêu cầu phải áp dụng mức cước thuê kênh cũ đối với các doanh nghiệp viễn thông cho đến khi Bộ có ý kiến chính thức về mức giá cước.
- Cuối năm 2012 , VTV, VCTV, SCTV, Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam… đồng loạt gửi Bộ Thông tin và Truyền thông, kiến nghị không cấp giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền (cáp) cho Viettel, VNPT và FPT với lý do các tập đoàn này đầu tư ngoài ngành, là sự lãng phí quá lớn về tiền của, ngân sách Nhà nước, không có thế mạnh về sản xuất nội dung truyền hình… Tuy nhiên Viettel không bị ảnh hưởng nhiều , và đến tháng 5/2013,Viettel đã được Bộ TT&TT cấp phép cung cấp dịch vụ truyền hình cáp , chính thức tham gia vào thị trường truyền hình cáp . Khi Viettel mới ra đời còn rất nhỏ bé thì VNPT đã là người khổng lồ viễn thông ở Việt Nam. Nhờ có sự điều tiết trong chính sách của Bộ Bưu chính viễn thông (BCVT) lúc đó để chống độc quyền mà Viettel đã có thể phát triển đến ngày này , thậm chí đã vượt qua cả VNPT 11) NHÀ CUNG CẤP Nhà cung cấp dịch vụ : BIDV, VIB, HDBank, Agribank , LienVietPost Bank hợp tác với Viettel cung cấp dịch vụ BankPlus MHB và Viettel cung cấp và sử dụng dịch vụ truyền thông và hoạt động ngân hàng. AT&T (Hoa Kỳ)( cung cấp các dịch vụ truyền, cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao, dịch vụ điện thoại trong nước và quốc tế.) ZTE(cung cấp hàng đầu về các thiết bị viễn thông và giải pháp mạng) Nhà cung cấp sản phẩm : BlackBerry Nokia Siemens Networks Apple HP Silicon Power (Card memory, USB, HDD và Dram)
- II. MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG A. TÀI CHÍNH Trong 5 năm qua, Viettel đã duy trì tốc độ tăng trưởng trungbình gần 100%. Từ một Tổng Công ty có doanh thu nhỏ năm 2005, đến nay đã làmột trong 5 Tập đoàn kinh tế nhà nước lớn nhất. Năm 2011, Viettel đạt doanh thutrên 117,000 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch tăng trưởng doanh thu 28%. Lợi nhuậnđạt gần 20,000 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước gần 10,000 tỷ đồng, tăng25%. Với những kết quả ấn tượng này, Viettel tiếp tục là đơn vị dẫn đầu tăngtrưởng và tỷ suất lợi nhuận trong ngành viễn thông. Với lợi nhuận gần 1 tỷ USDtrong năm 2011, Viettel hiện xếp thứ 80 về doanh thu, nhưng chiếm vị trí thứ 30 vềlợi nhuận trên thị trường viễn thông toàn cầu. Tại Việt Nam, Viettel là doanhnghiệp có lợi nhuận cao nhất ngành CNTTVT, đứng thứ 2 trong toàn bộ gần500.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Năng suất lao động bình quân tại Viettel là4,7 tỷ đồng/người/năm. Các chỉ số về hiệu quả như lợi nhuận/vốn, lợi nhuận/tàisản, lợi nhuận/doanh thu... đều cao hơn rất nhiều so với những doanh nghiệp cùng ngành. B. NGUỒN NHÂN LỰC Viettel có tình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tỉ lệ đại học và sau đại học chiếm 80%và ngày càng trẻ hóa. Hầu hết người lao động định kỳ, hàng năm đều được tham dựcác khóa đào tạo tập huấn nâng cao trình độ. Do là đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, nên nguồn nhân lực của Viettelđược đánh giá là rất bài bản, chuyên nghiệp, đoàn kết, ý thức kỷ luật và có tính gắnbó cao. • Khả năng đổi mới, sáng tạo: Với đội ngũ nhân sự đông, trình độ cao cùngtriết lý làm việc theo nguyên tắc thực tế chứng minh chân lý nên, mọi người đều cócơ hội thử nghiệm những ý tưởng mới do đó Viettel là Công ty có năng lực khoahọc Viettel luôn đặt chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của mỡnh lờn hàng đầu. Hiện tại Viettel có một trung tâm đào tạo chuyên trách về các hoạt động đào tạo, các dự án nâng cao nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức và trung tâm
- này đóng vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển của Viettel. Đối với nhân viên, Viettel đưa ra nhiều hình thức đào tạo C. SẢN XUẤT Viettel đang hoạt động trong 2 lĩnh vực chính: - Lĩnh vực viễn thông: cung cấp các dịch vụ bao gồm: + Dịch vụ viễn thông công cộng + Dịch vụ xuất nhập khẩu mua bán thiết bị viễn thông + Tư vấn khảo sát, thiết kế và thi công các công trình viễn thông - Lĩnh vực bưu chính: cung cấp các dịch vụ bưu chính công cộng Các sản phẩm dịch vụ chính mà Viettel cung cấp cho các khách hàng : o Các dịch vụ Internet: xDSL, Leased Line, Wireless, IXP, Internet 1278, Internet card , PC2Phone, Web design o Các dịch vụ di động: Mobile 098, Nhắn tin o Các dịch vụ điện thoại cố định: VoIP, Cố định (PSTN) o Các dịch vụ kết nối truyền dẫn: Thuê kênh nội hạt liên tỉnh, quốc tế, Thuê kênh IP liên tỉnh, quốc tế o Các dịch vụ bưu chính: Chuyển bưu phẩm, Bưu kiện, Thư, báo o Các dịch vụ về xuất nhập khẩu thiết bị Viễn thông o Các dịch vụ về khoả sát , xây lắp công trình viễn thông D. CƠ CẤU TỔ CHỨC
- E. CÁC CHIẾN LƯỢC HIỆN THỜI Chiến lược thâm nhập thị trường: - Các nhà quản lý của Viettel đã lựa chọn chiến lược tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh do anh, tăng vị thế của Tổng công ty bằng cách tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ mà hiện là t hế mạnh của Tổng công ty như: điện thoại quốc tế, điện thoại trong nước, các dịch vụ thông tin di động, internet, bưu chính, tài chính, nhân lực. - Thị trường viễn thông tại Việt nam đang phát triển rất mạnh, với thị phần trên dưới 40% tu y vậy
- các nhà mạng cũng đang cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần. Vì vậy Viettel đang nỗ lực tung ra nh ững gói cước giá rẻ, đang nỗ lực tiếp thị quảng cáo mạnh mẽ, hiệu quả nhằm tăng thị phần của c ác sản phẩm. - Viettel đã tăng số nhân viên bán hàng và mở rộng đại lý tại các tinh thành trong cả nước. - Tăng cường các hoạt đông quảng cáo trên truyền hình, internet, báo chí, băng rôn… - Đồng thời Viettel đang đẩy mạnh các chiến dịch khuyến mại như đưa ra các gói cước giá rẻ : Gói cha và con: Gói Happy Zone: Gói Tomato: Gói Sumo Sim: Chiến lược phát triển thị trường: Tận dụng nguồn vốn lớn mạnh và đội ngũ nhân lực sẵn có của mình, ngay từ đầu Viettel đã p hát triển hệ thống kênh phân phối rộng khắp các tỉnh thành. Đây là bước đi khôn ngoan của Viette l nhằm phủ sóng toàn quốc. Chiến lược phát triển sản phẩm F. MAKETING Cách đây ba năm, khi khởi động chương trình Internet trường học bằng cách đưa ADSL miễn phí tới gần 30.000 trường trên cả nước, không nhiều người tin Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) sẽ kiên định với chương trình này. Vì, với kinh phí lên tới hơn 300 tỷ đồng/năm, số tiền phải bỏ ra là quá lớn, mà hiệu quả đầu tư cho việc quảng bá thương hiệu trước mắt sẽ không thể bằng được việc chi số tiền đó cho hoạt động quảng cáo. “Nếu chi 300 tỷ đồng một năm cho quảng cáo thì hình ảnh của Viettel sẽ phủ sóng ở mọi nơi, với tần suất dày đặc. Mức độ nhận biết thương hiệu trong tâm trí khách hàng của Viettel chắc chắn sẽ ở mức cao hơn rất nhiều so với vi ệc b ỏ số tiền đó để thực hiện chương trình xã hội như Internet trường học”, một chuyên gia về thương hiệu có tiếng đã bình luận như vậy khi Viettel khởi động chương trình này. Tuy nhiên, vào tháng 12/2010, tập đoàn này đã hoàn thành việc đưa Internet băng rộng tới gần 30.000 trường học trên cả nước. Đây được coi là thành tích ngoạn
- mục của một chương trình xã hội với ngành công nghệ thông tin và viễn thông, khi Viettel đã đưa được Internet băng rộng đến cả những huyện, xã cực kỳ khó khăn. Tập đoàn này cũng tiếp tục chiến lược phủ sóng di động tại tất cả các huyện nghèo trên cả nước, trong đó có những nơi còn chưa có điện. Bản Poọng, xã Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) là một nơi điện lưới quốc gia chưa phủ tới nhưng sóng di động của nhà mạng này đã tràn ngập ở nơi đây. Dù hơn 50% số dân vẫn nằm trong diện hộ nghèo, nhưng điện thoại di động ở đây đã được người dân dùng phổ biến. Ở địa phương này, nếu xét về mức độ nhận biết thương hiệu, Viettel có lẽ đạt mức độ "cực cao", bởi người dân ai cũng biết đến chương trình giảm nghèo mà tập đoàn này thực hiện, và cũng bởi Viettel là hãng viễn thông đầu tiên đem di động giá rẻ đến với dân nghèo. Tuy nhiên nhiều chuyên gia không đánh giá cao về chiến lược maketing của viettel
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo khoa học “Phân tích chiến lược tăng trưởng tập trung tại công ty viễn thông quân đội (Viettel)”
30 p | 1295 | 540
-
Tiểu luận: Phân tích SWOT về thị trường viễn thông Việt Nam
21 p | 1617 | 452
-
Trương Trung Nghĩa - Báo cáo “Xây dựng chiến lược kinh doanh viễn thông di dộng trong nước của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel giai đoạn 2011-2015”
75 p | 640 | 238
-
Đề Tài: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL
52 p | 453 | 197
-
luận văn:TÌM HIỂU VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CHI NHÁNH VIỄN THÔNG 5 HÀ NỘI -TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL
51 p | 110 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị dự án đầu tư xây dựng tại Công ty bất động sản Viettel
117 p | 77 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ 4G của Sinh viên - Trường hợp nghiên cứu tại Viettel Thừa thiên Huế
119 p | 82 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược cạnh tranh của Tập đoàn viễn thông Quân Đội tại thị trường viễn thông Myanmar
90 p | 33 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của năng lực học tập tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp – Thực tiễn tại Viettel
86 p | 20 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn