intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược cạnh tranh của Tập đoàn viễn thông Quân Đội tại thị trường viễn thông Myanmar

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

34
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là phân tích cơ hội và thách thức của Viettel tại thị trường Myanmar. Phân tích các chiến lược cạnh tranh mà Viettel có thể áp dụng tại Myanmar. Đưa ra chiến lược cạnh tranh và một số khuyến nghị hữu ích giúp cấp quản lý của Viettel có thể xây dựng và phát triển Mytel (thương hiệu của Viettel tại Myanmar) trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược cạnh tranh của Tập đoàn viễn thông Quân Đội tại thị trường viễn thông Myanmar

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN THÀNH TƯ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI TẠI THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG MYANMAR LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2017
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN THÀNH TƯ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI TẠI THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG MYANMAR Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2017
  3. LỜI CAM KẾT Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tác giả. Các thông tin, nhận định, số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, tin cậy. Kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được các tác giả khác công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung luận văn Tác giả Nguyễn Thành Tư
  4. LỜI CẢM ƠN Để luận văn thạc sỹ này được hoàn thành với kết quả tốt nhất, bên cạnh nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được những lời khuyên và sự giúp đỡ từ rất nhiều người: Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Phó giáo sư Tiến sỹ Nhâm Phong Tuân, đã tận tình chỉ dẫn và định hướng nghiên cứu cho luận văn này. Đồng thời, tôi xin trân trọng cám ơn các đồng nghiệp đang công tác tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu, số liệu và chia sẻ kinh nghiệm thực tế giúp ích cho tôi trong quá trình phân tích. Bên cạnh đó, tôi xin cảm ơn Viện Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tạo môi trường học tập tốt nhất để tôi được trang bị thêm nhiều kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè cũng như các thầy cô giáo đã giúp đỡ, động viên tôi rất nhiều trong học tập, công việc, cuộc sống để tôi hoàn thành tốt nhất luận văn này.
  5. TÓM TẮT Luận văn này tập trung vào nghiên cứu các nội dung của chiến lược cạnh tranh và các bước xây dựng chiến lược cạnh tranh đặc biệt trong ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông. Tác giả tập trung vào việc phân tích bức tranh tổng quát nhất về thị trường viễn thông Myanmar thông qua việc áp dụng các mô hình SWOT, các ma trận phân tích chiến lược như EFE, IFE, CPM, QSPM. Từ đó tìm ra cơ hội, thách thức mà Mytel sắp tới phải đương đầu khi xâm nhập vào thị trường viễn thông Myanmar. Các nội dung phân tích, đánh giá nhằm đưa ra được các phương án chiến lược mà Mytel nên áp dụng để có thể thành công tại thị trường Myanmar được đánh giá là tiềm năng nhưng cạnh tranh gay gắt. Luận văn được trình bày một cách xuyên suốt từ chương I tới chương IV với những lý luận về chiến lược cạnh tranh, phân tích môi trường kinh doanh dịch vụ Viễn thông Myanamr, các yếu tố ảnh hưởng tác động tới quyết định lựa chọn chiến lược cạnh tranh của Mytel khi xâm nhập vào thị trường này. Từ đó tác giả đề xuất các giải pháp mang tính khuyến nghị để thực thi được chiến lược đó hiệu quả.
  6. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH ..................................................... 5 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu chiến lược cạnh tranh .................. 5 1.2. Cơ sở lý luận về chiến lược cạnh tranh ................................................ 7 1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến chiến lược cạnh tranh .................... 7 1.2.2. Các chiến lược cạnh tranh phổ quát ................................................ 10 1.2.3. Quy trình xây dựng chiến lược cạnh tranh ...................................... 14 1.3. Bài học kinh nghiệm từ trường hợp của Unitel (Lào) và Metfone (Campuchia) ................................................................................................. 27 1.3.1. Trường hợp thương hiệu Unitel của Viettel tại Lào ........................ 27 1.3.2. Trường hợp thương hiệu Metfone của Viettel tại Campuchia ........ 29 CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN ......................................................................................................................... 31 2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................ 31 2.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 33 2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu ................................................................. 35
  7. CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG ............................... 36 CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CHO MYTEL. ............................................ 36 3.1. Tổng quan về thị trường viễn thông tại Myanmar ............................. 36 3.2. Giới thiệu tổng quan về Viettel và thương hiệu Mytel ...................... 38 3.2.1. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (VIETTEL) ................................... 38 3.2.2. Giới thiệu thương hiệu Mytel của Viettel tại Myanmar .................. 40 3.3. Phân tích mô hình PEST..................................................................... 42 3.3.1. Yếu tố chính trị, pháp luật và chính phủ (P): .................................. 42 3.3.2. Yếu tố kinh tế (E): ........................................................................... 43 3.3.3. Yếu tố, văn hóa xã hội (S) ............................................................... 44 3.3.4. Yếu tố công nghệ (T)....................................................................... 45 3.4. Phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh đối với Mytel .................. 45 3.4.1. Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp .................................................. 45 3.4.2. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng..................................................... 46 3.4.3. Áp lực từ các sản phẩm thay thế ..................................................... 48 3.4.4. Áp lực từ các đối thủ tiềm ẩn .......................................................... 48 3.4.5. Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh trong ngành ................................. 49 3.5. Các công cụ đánh giá chiến lược ........................................................ 51 3.5.1. Ma trận SWOT ................................................................................ 51 3.5.2. Ma trận EFE .................................................................................... 57 3.5.3. Ma trận CPM ................................................................................... 60 3.5.5. Ma trận lựa chọn chiến lược cạnh tranh QSPM .............................. 63 CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ CỦA ĐỀ TÀI ......................... 70
  8. 4.1. Đề xuất, khuyến nghị các chiến lược cạnh tranh cho Mytel .............. 70 4.2. Đề xuất giải pháp thực hiện các chiến lược cạnh tranh ...................... 71 4.3. Tổ chức thực hiện ............................................................................... 74 4.4. Hạn chế của đề tài nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai ....................................................................................................... 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 78
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CPM Ma trận hình ảnh cạnh tranh 2 EFE Ma trận các yếu tố ngoại vi 3 FDI Nguồn vốn đầu tư nước ngoài 4 GE Ma trận vị thế cạnh tranh 5 GSM Ma trận chiến lược chính 6 IFE Ma trận các yếu tố nội lực 7 ITU Liên minh Viễn thông quốc tế 8 Mytel My Telecom (thương hiệu của Viettel tại Myanmar) 9 PEST Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Công nghệ 10 QSPM Ma trận hoạch định chiến lược định lượng 11 SPACE Ma trận vị trí chiến lược 12 SWOT Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức 13 TAS Tổng điểm hấp dẫn 14 Viettel Tập đoàn Viễn thông Quân đội i
  10. DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 1.1 Ma trận chiến lược cạnh tranh phổ quát 13 2 Bảng 1.2 Mô hình SWOT 17 Doanh thu và lợi nhuận của Viettel từ 3 Bảng 3.1 40 2013-2016 4 Bảng 3.2 Phân tích SWOT đối với Mytel 51-55 Kết quả phân tích ma trận các yếu tố bên 5 Bảng 3.3 57-58 ngoài EFE Kết quả phân tích ma trận hình ảnh cạnh 6 Bảng 3.4 59-60 tranh CPM Kết quả phân tích ma trận các yếu tố bên 7 Bảng 3.5 61-62 trong IFE Kết quả phân tích ma trận lựa chọn chiến 8 Bảng 3.6 64-67 lược QSPM ii
  11. DANH MỤC HÌNH STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Mô hình PEST 16 2 Hình 1.2 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh 19 3 Hình 1.3 Các ma trận hoạch định chiến lược 21 4 Hình 2.1 Tiến trình nghiên cứu 32 iii
  12. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Viễn thông là một trong những ngành cơ bản và quan trọng đối với sự phát triển phồn thịnh kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng của đất nước. Trong những năm gần đây Việt Nam liên tục được Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) xếp vào hàng nhóm 10 nước có tốc độ phát triển viễn thông nhanh nhất trên thế giới. Thị trường viễn thông trong nước Việt Nam cũng đang bước dần vào giai đoạn phát triển bão hòa. Tập Đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là một trong những tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực này. Do vậy, việc áp lực duy trì vị thế của người dẫn đầu, “luôn đứng ở vị trí số 1” đòi hỏi Viettel phải không ngừng duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, chiến lược đầu tư ra nước ngoài được coi là một trong những chiến lược quan trọng giúp Viettel có thêm người doanh thu mới, mở rộng vị thế, danh tiếng tại Việt Nam cũng như trên thị trường quốc tế. Việc đầu tư ra nước ngoài cũng chính là thể hiện một khát vọng mãnh liệt của các doanh nghiệp Việt Nam vươn mình ra thế giới, khơi dậy ngọn lửa khát vọng dân tộc biến Việt Nam thành đất nước hùng cường sánh bước cùng các cường quốc trên thế giới. Do đó, chiến lược đầu tư ra nước ngoài luôn được Viettel cẩn trọng thực hiện với tâm thế của người lính sẵn sàng cho các “cuộc đánh lớn”. Tháng 9/2016, Viettel chính thức thắng thầu và trở thành đối tác liên doanh với các doanh nghiệp Myanmar triển khai xây dựng nhà mạng viễn thông thứ 4 tại quốc gia mới mở cửa này. Mặc dù đã có kinh nghiệm 10 năm đầu tư ra nước ngoài tại châu Á, châu Phi, châu Mỹ, tuy nhiên việc cạnh tranh lại 2 nhà mạng lớn trên thế giới đã có mặt lâu năm tại Myanmar là Telenor và Ooredor là một thách thức không nhỏ đối với Viettel. Do vậy, Viettel cần có chiến lược cạnh tranh hợp lý khi 1
  13. xâm nhập vào thị trường viễn thông được ví như là “một cô gái còn non trẻ” này của Myanmar. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược cạnh tranh trong doanh nghiệp, qua quá trình học tập, tác giả đã định hướng tìm hiểu sâu hơn về nội dung này. Tổng quan các công trình nghiên cứu và trên thế giới về vấn đề chiến lược và xây dựng chiến lược không phải là mới, tuy nhiên tác giả nhận thấy có một số khoảng trống nghiên cứu sau: - Thứ nhất, có nhiều nghiên cứu về xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp tuy nhiên chủ yếu là các trường hợp doanh nghiệp đã hoạt động trên thị trường, chưa có nhiều nghiên cứu dành cho các công ty mới chuẩn bị gia nhập thị trường. - Thứ hai, các nghiên cứu tập trung vào việc xây dựng chiến lược kinh doanh tổng quát cấp công ty cho doanh nghiệp mà số lượng nghiên cứu liên quan tới các chiến lược cụ thể cấp kinh doanh chưa được quan tâm một cách đúng mức của các học giả. Tựu chung lại, tác giả nhận thấy có khoảng trống nghiên cứu về đề tài xây dựng chiến lược cho các công ty mới chuẩn bị gia nhập thị trường. Hơn nữa, tác giả nhận thấy Viettel quyết định đầu tư vào thị trường Myanmar là đầy khó khăn và thử thách, do vậy việc xây dựng chiến lược cạnh tranh hợp lý ngay từ đầu sẽ quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp tại thị trường Myanmar. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Xây dựng chiến lược cạnh tranh của Tập đoàn viễn thông Quân đội (VIETTEL) tại thị trường viễn thông Myanamar” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình. Nghiên cứu này không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đó. 2
  14. Nghiên cứu này sẽ tập trung vào việc phân tích đặc điểm thị trường viễn thông Myanmar từ đó tìm ra cơ hội, thách thức và chiến lược cạnh tranh của Viettel khi đầu tư tại thị trường này. Hơn thế nữa nghiên cứu này kỳ vọng sẽ đưa ra được khuyến nghị phù hợp giúp Viettel có thể tham khảo phần nào khi xây dựng chiến lược cạnh tranh tại thị trường Myanmar thông qua việc giải quyết câu hỏi nghiên cứu sau: “Chiến lược cạnh tranh nào sẽ giúp Viettel tạo ra lợi thế cạnh tranh tại thị trường viễn thông Myanmar.” 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục tiêu của nghiên cứu này: - Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về chiến lược cạnh tranh và các bước xây dựng chiến lược cạnh tranh. - Phân tích, đánh giá được các điều kiện xây dựng chiến lược cạnh tranh cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel tại thị trường viễn thông Myanmar. - Trên cơ sở lý thuyết và các đánh giá về thị trường viễn thông Myanmar, tác giả kỳ vọng tìm ra được chiến lược cạnh tranh phù hợp cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội (VIETTEL) khi xâm nhập vào thị trường viễn thông Myanmar. b. Nhiệm vụ của nghiên cứu: - Phân tích quyết định của Viettel khi xâm nhập vào thị trường Myanmar. - Phân tích cơ hội và thách thức của Viettel tại thị trường Myanmar. - Phân tích các chiến lược cạnh tranh mà Viettel có thể áp dụng tại Myanmar. - Đưa ra chiến lược cạnh tranh và một số khuyến nghị hữu ích giúp cấp quản lý của Viettel có thể xây dựng và phát triển Mytel (thương hiệu của Viettel tại Myanmar) trong tương lai. 3
  15. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: Chiến lược cạnh tranh của Viettel tại thị trường viễn thông Myanmar. b. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian nghiên cứu: thị trường viễn thông Myanmar. - Thời gian tiến hành: từ tháng 02/2017 tới tháng 10/2017. 4. Những đóng góp dự kiến của luận văn a. Về mặt lý luận: - Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về chiến lược cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng tới xây dựng chiến lược cạnh tranh. b. Về mặt thực tiễn - Phân tích được thực trạng đặc điểm môi trường viễn thông Myanmar và các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của nhà mạng tại Myanamar. - Xây dựng được chiến lược và khuyến nghị mang tính khả thi với mong muốn Viettel có thể tham khảo trong quá trình xây dựng chiến lược canh tranh khi xâm nhập vào thị trường viễn thông Myanmar. 5. Kết cấu của luận văn Chương I: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về chiến lược cạnh tranh Chương II: Phương pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn Chương III: Phân tích Phân tích điều kiện để xây dựng chiến lược cạnh tranh cho Mytel. Chương IV: Đề xuất, khuyến nghị của đề tài 4
  16. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu chiến lược cạnh tranh Cạnh tranh luôn là chủ đề được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay. Doanh nghiệp có cơ hội hợp tác sâu rộng với các doanh nghiệp nước ngoài nhằm học hỏi được kinh nghiệm, công nghệ hiện tại từ đối tác. Đồng thời nó cũng mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô sang các thị trường ở nước ngoài. Và điểm cốt yếu để thành công tại các thị trường mới đó là doanh nghiệp phải xâm nhập thành công, cạnh tranh thành công phá bỏ rào cản tại các thị trường đó. Chủ đề này đã được nhiều cá nhân và tổ chức nghiên cứu ở thời kỳ nào hay ở lĩnh vực nào đều có đóng góp khác nhau và có các ý nghĩa thực tiễn nhất định cho các nhà nghiên cứu sau này hay các doanh nghiệp nghiên cứu để áp dụng. - Những cuốn sách tham khảo như “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa” của tác giả Trần Sửu, Nxb Lao động (2006), “Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” của Vũ Trọng Lâm, Nxb Chính trị quốc gia (2006) đã làm rõ một số lý luận về sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời đưa ra các bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế về nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Đó là một trong những gợi ý tốt giúp cho doanh nghiệp tham khảo để có thể xây dựng được chiến lược cạnh tranh hợp lý trong nước và cả khi tham gia vào thị trường quốc tế. - Trong lĩnh vực viễn thông trong nước, đã có một số công trình nghiên cứu cụ thể về vấn đề cạnh tranh nổi bật là các bài viết của tác giả Bùi Xuân Phong bao gồm “Mô hình lựa chọn chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Bưu chính 5
  17. Viễn thông” (tháng 2/2005); “Một số biện pháp nâng cao nặc lực cạnh tranh của TCTBCVT Việt Nam trong cung cấp dịch vụ Viễn Thông” (tháng 4/2005), “Suy nghĩ về năng lực cạnh tranh của dịch vụ viễn thông” (2007) đã để cập tới thực tế cạnh tranh ngành viễn thông tại Việt Nam và các tiêu chí cạnh tranh của các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông, đồng thời cũng chỉ ra một số chiến lược cạnh tranh mà các doanh nghiệp viễn thông có thể theo đuổi. Đây sẽ là một gợi ý tốt giúp Viettel tham khảo trong quá trình hoạch định chiến lược cạnh tranh tại Myamanar với thương hiệu Mytel. - Một số nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra các gợi ý cho doanh nghiệp khi thâm nhập vào một thị trường nước ngoài. Cụ thể, Geetha (2011), “Nghiên cứu thị trường và chiến lược xâm nhập thị trường quốc tế” đã nhấn mạnh về cơ hội tiếp thị marketing tại tất cả các nước bất kể mức độ phát triển kinh tế tại quốc gia đó. Để làm tốt được công tác marketing, tạo ra lợi thế cạnh tranh tại thị trường nước ngoài thì doanh nghiệp cần đưa ra được các tiêu chí phù hợp để so sánh với cơ hội kinh doanh và cạnh tranh tại đây. Các tiêu chí đó có thể là mức độ tiềm năng của thị trường, tốc độ tăng trưởng kinh tế, rủi ro về thể chế - chính trị, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực lao động hay các rào cản thị trường. - Công trình nghiên cứu về thị trường viễn thông Trung Quốc của các tác giả Chang, Fang và Yen (2005), “Thị trường viễn thông Trung Quốc cho các nhà đầu tư nước ngoài: Cơ hội, Thách thức và Chiến lược” đã nhấn mạnh vào thời điểm thích hợp để quyết định gia nhập thị trường. Doanh nghiệp cần xác định được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn một cách thông minh khi họ muốn gia nhập vào một thị trường nước ngoài và cạnh tranh với các doanh nghiệp đang hiện hữu tại quốc gia đó. - Một nghiên cứu so sánh thị trường viễn thông trong nước và quốc gia sắp đầu tư giúp cho doanh nghiệp có thể khám phá ra cơ hội kinh doanh và có chiến lược cạnh tranh phù hợp ở thị trường nước ngoài. Các tác giả Lisitsyn, Sutyrin, 6
  18. Trofimenko and Vorobiera (2005), “Công ty viễn thông di động Nga MTS gia nhập khối thịnh vượng chung CIS” đã chỉ ra rằng tại các quốc gia CIS mà MTS đầu tư có thể nhìn thấy được sự tăng trưởng ổn định của thị trường di động. Đây là những đặc điểm chung của thị trường mà MTS quyết định đầu tư và đưa ra các chiến lược cạnh tranh đồng bộ. Có hai (2) suy luận chung cho việc phát triển bền vững này là cơ sở để MTS đầu tư đó là:  Nhu cầu liên lạc tăng cao trong thế giới hiện đại ngày nay của người dân  Các chiến dịch marketing tập trung từ các nhà mạng Các kết quả nghiên cứu từ các công trình trên đây sẽ là những gợi ý tốt giúp cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài “Xây dựng Chiến lược cạnh tranh của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) khi xâm nhập thị trường viễn thông Myanmar”. Luận văn này là một nghiên cứu mới không trùng lặp với các nghiên cứu trước đây, tập trung chủ yếu vào các phân tích nhằm đều xuất được cho Viettel một số giải pháp cạnh tranh khi đưa thương hiệu MyTel chính thức xuất hiện trên bản đồ viễn thông của Myanamar. 1.2. Cơ sở lý luận về chiến lược cạnh tranh 1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến chiến lược cạnh tranh  Chiến lược: Theo Afed Chandler (1962) thì “chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn của tổ chức, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”. Theo William J. Glueck (1980), “Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp, được thiết kế đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của tổ chức sẽ được thực hiện”. Trong tác phẩm “khái niệm về quản trị chiến lược”, Fred R David (1998) lại cho rằng “chiến lược là những phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn. Chiến lược kinh doanh có thể gồm có sự phát triển về địa lý, đa dạng hóa hoạt động, sở hữu hóa, phát 7
  19. triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, cắt giảm chi tiêu, thanh lý và liên doanh”. Michael Porter (2009) tóm lược ngắn gọn hơn như sau: “chiến lược được hiểu là những kế hoạch được thiết lập hoặc những hành động được thực hiện trong nỗ lực nhằm đạt tới mục đích của tổ chức”. Dù tiếp cận theo cách nào thì chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp gồm các hoạt động chính sau: (1) Xác định các mục tiêu dài hạn và cơ bản của công ty. (2) Đề ra các phương hướng và chương trình hành động tổng quát để đạt được mục tiêu. (3) Lựa chọn các phương án triển khai, phân bổ các nguồn lực để thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu của công ty.  Chiến lược được chia thành 3 cấp chính: (1) Chiến lược cấp công ty; (2) Chiến lược cấp kinh doanh; (3) Chiến lược cấp chức năng. (1) Chiến lược cấp cấp công ty (Corporate Strategy): xác định những định hướng của tổ chức trong dài hạn nhằm hoàn thành nhiệm vụ, đạt được các mục tiêu của công ty như chiến lược tăng trưởng tập trung; chiến lược đa dạng hóa; chiến lược đầu tư phát triển lâu dài thông qua hệ sinh thái; chiến lược đầu tư nước ngoài; vv. (2) Chiến lược cấp kinh doanh (Business Strategy): Chiến lược này nhằm định hướng phát triển từng ngành hay từng chủng loại sản phẩm góp phần hoàn thành chiến lược cấp công ty. Chiến lược cấp kinh doanh thường gặp là chiến lược cạnh tranh, chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược cắt giảm chi phí, vv. (3) Chiến lược cấp chức năng (Functional Strategy): Các doanh nghiệp đều có các bộ phận chức năng có vai trò, nhiệm vụ khác nhau. Các bộ phận này cần có chiến lược để hỗ trợ thực hiện chiến lược cấp kinh doanh và cấp công ty. Nó chính là các chiến lược ở cấp chức 8
  20. năng như: Chiến lược marketing, chiến lược nguồn nhân lực, chiến lược R&D, chiến lược sản xuất, chiến lược đầu tư, chiến lược tài chính,vv. Các chiến lược cấp chức năng thường có giá trị trong từng thời đoạn của quá trình thực hiện góp phần lớn vào việc hoàn thành được chiến lược cấp đơn vị kinh doanh và cấp công ty.  Cạnh tranh: Từ điển Bách khoa Việt Nam (2011) viết rằng “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất”. Theo Michael. Porter (1998, 2008), cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả là giá cả có thể giảm đi.  Lợi thế cạnh tranh: Theo Michale Porter (1998, 2008), nền tảng cơ bản để doanh nghiệp hoạt động đạt được mức lợi nhuận trên trung bình trong dài hạn là lợi thế cạnh tranh bền vững. Lợi thế cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp duy trì được vị thế của mình, chiến thắng trong cuộc đua dài hạn với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp hay đối thủ tiềm năng. Hai loại lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp có thể sở hữu bao gồm: Chi phí thấp hoặc khác biệt hóa. Hai loại lợi thế cạnh tranh cơ bản này kết hợp với phạm vi hoạt động của doanh nghiệp sẽ cho phép tạo ra ba chiến lược cạnh tranh tổng quát để đạt được hiệu quả trên mức trung bình ngành. Ba chiến lược đó là chiến lược chi phí thấp, chiến lược khác biệt hóa và chiến lược tập trung hóa. Christensen.H.Kurt (2010) đưa ra quan điểm “Lợi thế cạnh tranh là bất cứ giá trị nào mà một doanh nghiệp cung cấp nhằm thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của họ hơn là sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh và tạo rào cản đối với đối thủ 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2