Đề tài : “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi”
lượt xem 189
download
Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang tích cực chuẩn bị hành trang cho mình để đón nhận những cơ hội và thách thức do mở cửa mang lại. Với việc thực hiện các cam kết song phương và đa phương, hướng tới gia nhập WTO, một nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển của nền kinh tế, đó là nâng cao năng lực cạnh tranh bởi cạnh tranh là đặc trưng vốn có của kinh tế thị trường và trong...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài : “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi”
- 1 Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi
- 2 MỤC LỤC Mở đầu ................................................................ ......................................... 1 1. Sự cần thiết của đề tài .......................................................................... 4 2. Tình hình nghiên cứu .......................................................................... 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 6 4. Đ ối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 6 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 7 6. D ự kiến đóng góp mới của luận văn .................................................... 7 7. Kết cấu luận văn:.................................................................................. 7 C hương 1: Những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .......................................................................................................... 9 1.1. Cạnh tranh và sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ................................ ....................................................................... 9 1.1.1. Khái niệm và phân loại cạnh tranh ............................................... 9 1.1.2. Vai trò của cạnh tranh ................................................................ 14 1.1.3. Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp.................................. 16 1.1.4. Khái niệm và sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.................................................................................................. 23 1.2. Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .... 27 1.2.1. Thương hiệu và thị phần của doanh nghiệp ............................... 27 1.2.2. Chi phí sản xuất. ........................................................................ 29 1.2.3. Tỷ suất lợi nhuận ................................ ....................................... 30 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. ................................................................................................................ 31 1.3.1. Các nhân tố bên trong ................................................................ 31 1.3.2. Các nhân tố bên ngoài................................................................ 35
- 3 1.4. Một số kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp .......................................................................................... 39 C hương 2 : Thực trạng năng lực cạnh tranh củaTổng Công ty Cơ điện Xây dựng Nông nghiệp và Thủy lợi.......................................................... 45 2.1. Tổng Công ty Cơ điện Xây dựng Nông nghiệp và Thủy lợi và những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty .......... 45 2.1.1. Khái quát về Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp V à Thủy Lợi ................................................................ ............................. 45 2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi. .................................. 50 2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thuỷ Lợi ..................................................................... 61 2.2.1. Các công cụ cạnh tranh chủ yếu của Tổng Công ty .................... 61 2.2.2. Những kết quả đ ã đạt được trong cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Đ iện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thuỷ Lợi. ....................................... 66 2.3. Đánh giá tổng quát về năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi và những vấn đề đặt ra...... 75 2.3.1. Những điểm mạnh trong năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty.75 2.3.2. Những hạn chế, nguyên nhân và vấn đề đặt ra. .......................... 77 C hương 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng caonăng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thuỷ Lợi ......... 82 3.1. Đ ịnh hướng hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thuỷ Lợi............................................................................................ 82 3.1.1. Bối cảnh hiện nay và nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty....................................................................................... 82
- 4 3.1.2. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh và định hướng giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty. ........................ 88 3.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi. ....................... 91 3.2.1. Đ ầu tư đổi mới và hiện đại hoá máy móc thiết bị. ...................... 91 3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ................................ ......... 95 3.2.3. Giải pháp tài chính ..................................................................... 99 3.2.4. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty ........................... 103 3.3. Một số kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà Nước.......................... 107 Kết luận.................................................................................................... 113 Tài liệu tham khảo .................................................................................. 115 Phụ lục ................................................................ ..................................... 119 MỞ ĐẦU 1 . SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang tích cực chuẩn bị hành trang cho mình đ ể đón nhận những cơ hội và thách thức do mở cửa m ang lại. Với việc thực hiện các cam kết song phương và đa phương, hư ớng tới gia nhập WTO, một nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển của nền kinh tế, đó là nâng cao năng lực cạnh tranh bởi cạnh tranh là đ ặc trưng vốn có của kinh tế thị trường và trong điều kiện hội nhập thì cạnh tranh ngày càng trở n ên gay gắt. Doanh nghiệp nào có sự chuẩn bị tốt về năng lực cạnh tranh sẽ nắm được quyền chủ động trên thị trường. Theo cách của m ình, một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đang phấn đấu cho mục tiêu đó và đã đạt đư ợc những th ành tích nhất định. Các doanh nghiệp Nh à Nước, trong đó có Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi đ ã không ngừng đổi mới bằng các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và tổ chức để nâng cao n ăng lực cạnh tranh. Song so với yêu cầu của sự phát triển kinh tế thị trường, kết quả đạt được còn khiêm tốn. Là một trong những Tổng Công ty lớn của bộ Nông
- 5 Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển và th ực hiện tốt những nhiệm vụ kinh tế - chính trị do Nhà Nư ớc giao là mối quan tâm hàng đ ầu của Tổng Công ty. Để tìm được câu trả lời cho vấn đề này cần có những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn nhằm tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu. Trên tinh th ần đó tác giả chọn vấn đ ề “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi” làm đ ề tài nghiên cứu của mình. 2 . TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Cạnh tranh kinh tế không còn là vấn đề mới mẻ với thế giới. Trong bộ “Tư b ản” và những tác phẩm trước đó, Các Mác đ ã nói đến cơ sở ra đời và tồn tại của cạnh tranh, các tiêu thức phân loại, những mặt tích cực và tiêu cực của cạnh tranh. Vấn đ ề này cũng được Lê Nin nhắc đến khi phân tích giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền. Nhất là từ thập kỷ 80 của thế kỷ 20 trở lại đây, các lý thuyết về cạnh tranh đ ã được phát triển th ành những chiến lược cạnh tranh áp dụng trong quản lý kinh tế vĩ mô và vi mô ở nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, vấn đề này b ắt đầu được nhắc đến nhiều khi Việt Nam chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đã có một số cuộc hội thảo, công trình nghiên cứu và các bài viết trên các tạp chí về vấn đề này. Một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ về cạnh tranh đã được công bố như: luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Quốc Dũng về đề tài “Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” (2001), luận văn thạc sĩ về đề tài “Nâng cao sức cạnh tranh của h àng hóa Việt Nam nhằm thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Bùi Văn Thành (2003). Nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam – nhân tố quan trọng trong hội nhập” của tiến sĩ Lê Đăng Doanh – Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương (2003). Tác phẩm “Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Chu Văn Cấp (2003), nhà xu ất bản Chính Trị Quốc Gia – Hà Nội. Đề án phát triển Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi
- 6 từ năm 2001 đến 2010. Các nghiên cứu trên đã hệ thống được cơ sở lý luận về cạnh tranh và những kinh nghiệm thực tế quí báu. Tuy nhiên nghiên cứu dưới góc độ quản trị kinh doanh về năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi ch ưa được thực hiện. Tác giả mạnh dạn chọn đề tài n ghiên cứu theo hướng n ày. 3 . MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Mục đích nghiên cứu: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi, đánh giá những thành công đ ã đ ạt đ ược, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng, từ đó chỉ ra định hướng và giải pháp nh ằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty trong thời gian tới. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Một là: Hệ thống hóa những cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hai là: Nghiên cứu một số kinh nghiệm quốc tế và của các Tổn g Công ty khác của Việt Nam, rút ra bài học về nâng cao năng lực cạnh tranh. Ba là: Khảo sát các điều kiện về nguồn lực và ho ạt động kinh doanh, những công cụ Tổng Công ty đang sử dụng trong cạnh tranh từ đó làm rõ năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi, đánh giá thành công, h ạn chế, nguyên nhân thực trạng đó. Bốn là: Đưa ra các đ ịnh hướng, tìm kiếm và đ ề xuất giải pháp hữu hiệu để n âng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty. 4 . ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi thuộc bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn. - Ph ạm vi nghiên cứu: Lĩnh vực hoạt động của Tổng Công ty khá rộng gồm sản xuất sản phẩm cơ khí, xây dựng, th ương mại. Trong phạm vi đề tài này, luận
- 7 văn đi sâu nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty về các sản phẩm cơ khí xây lắp phục vụ nông nghiệp, thủy lợi và thủy điện. Ph ạm vi thời gian: Luận văn chọn mốc thời gian từ năm 2003 đến nay. 5 . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Lu ận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống của khoa học kinh tế là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp giữa lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp. Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh đ ịnh lượng nhằm tạo một phương pháp tiếp cận phù h ợp với đối tượng và mục tiêu nghiên cứu. 6 . DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN Về lý luận: Khái quát những vấn đề lý luận cơ b ản về cạnh tranh trong kinh tế thị trường và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó chỉ ra cách thức vận dụng các lý luận về cạnh tranh để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Về thực tiễn: - Khái quát một số b ài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp từ đó chỉ ra những vấn đề cần quan tâm khi xây dựng chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp. - Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn cho thấy một bức tranh toàn cảnh về năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi, những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của thực trạng đó. - Đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tổng Công ty. 7 . KẾT CẤU LUẬN VĂN: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm ba chương: Chương 1: Nh ững vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- 8 Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng Côn g ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi. Chương 3: Nh ững giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi.
- 9 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1 .1. CẠNH TRANH VÀ SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP Kinh tế thị trường đ ược xem là nền kinh tế năng động nhất, mang lại nhiều thành tựu đóng góp cho sự phát triển của văn minh nhân loại. Kinh tế thị trường vận động dưới sự tác động tổng hợp của các quy luật kinh tế khách quan, trong đó phải kể đến quy luật cạnh tranh. Quy luật này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự thích n ghi với những biến chuyển của nền kinh tế để tồn tại và phát triển. Cạnh tranh đ ã, đ ang và sẽ là vấn đề được quan tâm nghiên cứu cả trên lý luận và trong thực tiễn nhằm vận dụng ngày càng hiệu quả quy luật này phục vụ cho sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia. 1 .1.1. Khái niệm và phân loại cạnh tranh 1 .1.1.1. Khái niệm cạnh tranh Cạnh tranh là một thuật ngữ đã được sử dụng từ khá lâu song trong những n ăm gần đây đ ược nhắc đến nhiều hơn, nhất là ở Việt Nam. Bởi trong nền kinh tế m ở hiện nay, khi xu hư ớng tự do hóa thương m ại ngày càng phổ biến th ì cạnh tranh là phương thức để đứng vững và phát triển của doanh nghiệp. Nh ưng “cạnh tranh là gì” thì vẫn đang là một khái niệm chưa thống nhất, các nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm cạnh tranh dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD: “Cạnh tranh là khả năng các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng tạo ra việc làm và thu nh ập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”. Định nghĩa trên đã cố gắng kết hợp cả hoạt động cạnh tranh của do anh nghiệp, của ngành và quốc gia. Ủy ban Cạnh tranh Công nghiệp của Tổng thống Mỹ đ ưa ra khái niệm cạnh tranh đối với một quốc gia như sau: “Cạnh tranh đối với một quốc gia thể hiện trình độ sản xuất hàng hóa d ịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị trường quốc tế, đồng
- 10 th ời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của nhân dân nước đó trong những đ iều kiện thị trường tự do và công bằng xã hội” [3]. Trong định nghĩa này người ta đ ề cao vai trò của các điều kiện cạnh tranh là “tự do và công bằng xã hội”. Như vậy, xét trên góc độ vĩ mô các khái niệm về cạnh tranh đều cho thấy mục tiêu chung của hoạt động cạnh tranh là thỏa mãn tối đa nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, tạo việc làm và thu nhập cao cho nền kinh tế. Các nhà kinh tế của trư ờng phái tư sản cổ điển quan niệm: “Cạnh tranh là một quá trình bao gồm các hành vi ph ản ứng. Quá trình này tạo ra cho mỗi thành viên thị trư ờng một dư địa hoạt động nhất định và mang lại cho mỗi thành viên một phần xứng đáng so với khả năng của mình”. Theo quan niệm này cạnh tranh chủ yếu là cạnh tranh về giá, vì th ế lý thuyết giá cả gắn chặt với lý thuyết cạnh tranh. Khi nghiên cứu về cạnh tranh tư b ản chủ nghĩa, Mác cũng đ ã đưa ra khái n iệm về cạnh tranh: “Cạnh tranh tư bản là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ h àng hóa nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch” [21]. Như vậy cạnh tranh là hoạt động của các doanh nghiệp trong nền sản xuất hàng hóa với mục đích ganh đua, giành giật những điều kiện thuận lợi tronh sản xuất và tiêu thụ h àng hóa để thu lợi nhuận cao. Kế thừa những tính hợp lý và khoa học của các quan niệm về cạnh tranh trước đây, luận văn cho rằng để đưa ra một khái niệm đầy đủ cần chỉ ra được chủ th ể cạnh tranh, tính chất, phương thức và mục đích của quá trình cạnh tranh. Theo đó chúng ta có thể quan niệm “ cạnh tranh là một quá trình kinh tế mà ở đó các chủ th ể kinh tế (quốc gia, ngành hay doanh nghiệp) ganh đua với nhau để chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cùng các điều kiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có lợi nhất nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận”. Như vậy về bản chất, cạnh tranh là mối quan hệ giữa người với ngư ời trong việc giải quyết lợi ích kinh tế. Bản chất kinh tế của cạnh tranh thể hiện ở mục đích lợi nhuận và chi phối thị trường. Bản chất xã hội của cạnh tranh bộc lộ đạo đức kinh doanh và uy tín kinh doanh của mỗi chủ thể cạnh tranh trong quan hệ với những n gười lao động trực tiếp tạo ra tiềm lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và trong mối quan hệ với người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh khác.
- 11 Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường, nó chịu nhiều chi phối của quan hệ sản xuất giữ vị trí thống trị trong xã hội, nó có quan hệ hữu cơ với các quy luật kinh tế khác như quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cung cầu…, đây là một đặc trưng gắn với bản chất của cạnh tranh. Quy luật cạnh tranh chỉ ra cách thức làm cho giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội, do đó nó làm giảm giá cả thị trường, nó tạo ra sức ép làm gia tăng hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất, nó chỉ ra ai là người sản xuất kinh doanh thành công nhất. 1 .1.1.2. Phân loại cạnh tranh * Căn cứ tính chất cạnh tranh trên th ị trường. - Cạnh tranh ho àn hảo là hình thức cạnh tranh mà trên th ị trường có rất nhiều người bán và người mua, mỗi người bán chỉ cung ứng một lượng hàng rất nhỏ trong tổng cung của thị trường. Họ luôn luôn bán hết số hàng mà họ muốn bán với giá th ị trường. Bất cứ doanh nghiệp nào gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường cũng không gây ảnh hưởng tới giá cả thị trường. Để tối đa hóa lợi nhuận họ chỉ còn có th ể tìm mọi cách để giảm chi phí sản xuất. Trong thị trường này mọi thông tin đều đ ầy đủ và không có hiện tượng cung cầu giả tạo. Khi chi phí biên của doanh nghiệp giảm xuống bằng với giá thị trường doanh nghiệp sẽ đạt lợi nhuận tối đa. - Cạnh tranh không hoàn hảo là hình thức cạnh tranh m à mỗi doanh n ghiệp đều có sức mạnh thị trường (dù nhiều hay ít), họ có quyền quyết định giá b án của m ình, qua đó tác động đến giá cả thị trư ờng. + Cạnh tranh độc quyền (cạnh tranh có tính độc quyền) là thị trường có nhiều người bán và nhiều người mua, sản phẩm của các doanh nghiệp có thể thay th ế cho nhau ở một mức độ nào đó. Bằng các biện pháp như thay đổi mẫu m ã, ch ất lượng, kiểu dáng, quảng cáo thương hiệu, uy tín … các doanh nghiệp cố gắng khác b iệt hóa sản phẩm của mình để cạnh tranh và thu hút khách hàng. Trong th ị trường n ày, bên cạnh các biện pháp khác biệt hóa sản phẩm, chiến lược giá cả và chính sách đối với khách hàng là các vấn đề mỗi doanh nghiệp luôn quan tâm để đảm bảo khả năng cạnh tranh. + Độc quyền tập đoàn là trường hợp trên thị trường chỉ có một số hãng lớn bán các sản phẩm đồng nhất hoặc không đồng nhất. Họ kiểm soát gần nh ư toàn
- 12 bộ lượng cung trên thị trường nên có sức mạnh thị trường khá lớn. Các hãng trong tập đoàn có tính phụ thuộc lẫn nhau nên quyết định giá và sản lượng của mỗi hãng đ ều ảnh hưởng trực tiếp đến hãng khác trong tập đoàn và giá thị trường. Vì vậy họ thường cấu kết với nhau để thu lợi nhuận siêu ngạch. Nguyên nhân sự hình thành thị trường cạnh tranh không ho àn hảo là do quá trình phấn đấu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp, cạnh tranh thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung tư bản diễn ra không đều ở các ngành, các lĩnh vực kinh tế khác nhau. Mặc dù vậy, cạnh tranh độc quyền lại có tác động tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển, nó làm lợi cho xã hội nhiều hơn là gây thiệt hại. - Độc quyền ho àn toàn là hình thái thị trường đối lập với cạnh tranh hoàn h ảo. Chỉ có một người bán (hoặc mua) duy nhất trên th ị trường, hàng hóa là độc nhất và không có hàng thay thế gần gũi nên họ có sức mạnh thị trường rất lớn. Doanh nghiệp độc quyền luôn quyết định giá và sản lượng sao cho thu được lợi nhuận siêu ngạch. Nguyên nhân của độc quyền là do họ đạt được lợi thế kinh tế nhờ quy mô (độc quyền tự nhiên), hoặc do cấu kết, thôn tính, kiểm soát được đầu vào… Độc quyền luôn có những tác động xấu đến kinh tế xã hội như sản lượng bán thấp (không đáp ứng đ ược nhu cầu tiêu dùng cho xã hội), giá quá cao và gây mất công b ằng xã hội. ở một số nước có luật chống độc quyền nhằm đảm bảo các lợi ích kinh tế xã hội. * Căn cứ chủ thể tham gia thị trường: Đây là sự cạnh tranh trong khâu lưu thông hàng hóa nhằm tối đa hóa lợi ích cho những chủ thể tham gia cạnh tranh. - Cạnh tranh giữa người bán và người mua với đặc trưng nổi bật là người mua luôn muốn mua rẻ và người bán luôn muốn bán đắt. Hai lực lượng này hình thành hai phía cung cầu trên th ị trường. Kết quả sự cạnh tranh trên là hình thành giá cân bằng của thị trường, đó là giá mà cả hai phía đều chấp nhận được. - Cạnh tranh giữa những người mua là sự cạnh tranh do ảnh hưởng của quy luật cung cầu. Khi lượng cung một hàng hóa quá thấp so với lượng cầu làm cho n gười mua phải cạnh tranh nhau để mua được hàng hóa mà mình cần dẫn tới giá cả tăng vọt. Kết quả là ngư ời bán thu đ ược lợi nhuận cao còn người mua phải mất
- 13 thêm một số tiền. Như vậy sự cạnh tranh n ày làm cho người bán đư ợc lợi và người mua bị thiệt. - Cạnh tranh giữa những người bán là sự cạnh tranh nhằm tăng sản lượng b án. Do sản xuất ngày càng phát triển, thị trường mở cửa, lượng cung tăng nhanh trong khi lượng cầu tăng chậm dẫn tới ngư ời bán (các doanh nghiệp) phải cạnh tranh khốc liệt để giành th ị trường và khách hàng. Kết quả là giá cả không ngừng giảm xuống và người mua được lợi. Doanh nghiệp nào thắng trong cuộc cạnh tranh n ày mới có thể tồn tại và phát triển. * Căn cứ cấp độ cạnh tranh: Đây là sự cạnh tranh diễn ra trong lĩnh vực sản xuất. - Cạnh tranh giữa các sản phẩm là sự cạnh tranh về mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng, giá cả, phương thức bán hàng … Sản phẩm nào phù hợp nh ất với yêu cầu của khách hàng thì sản phẩm đó sẽ đảm bảo được khả năng tiêu thụ, kéo dài chu k ỳ sống của sản phẩm và tạo cơ hội thu th êm lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành (cạnh tranh nội bộ n gành) là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất một loại hàng hóa nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch. Trong nền kinh tế thị trường, theo quy luật, doanh n ghiệp nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ thu lợi nhuận siêu ngạch. Các doanh nghiệp sẽ áp dụng các biện pháp như cải tiến k ỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm. Doanh nghiệp n ào có nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao sẽ cạnh tranh thắng lợi trong n gành. Như vậy cạnh tranh nội bộ ngành làm giảm chi phí sản xuất và giá cả hàng hóa, là động lực thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và tiến bộ kỹ thuật. Không có cạnh tranh nội bộ ngành thì ngành đó không th ể phát triển và kinh tế sẽ bị trì trệ. - Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất ở các ngành khác nhau nh ằm tìm nơi đ ầu tư có lợi nhất. Giữa các ngành kinh tế, do điều kiện tự nhiên, kỹ thuật và một số nhân tố khách quan khác (như tâm lý, th ị hiếu, kỳ vọng, mức độ quan trọng,…) n ên cùng với một lượng vốn, đầu tư vào n gành này có th ể mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn ngành khác. Nhà sản xuất ở
- 14 những ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp có xu hướng di chuyển nguồn lực sang những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao. Kết quả là trong những ngành có thêm nhiều doanh nghiệp tham gia lượng cung tăng vượt quá cầu, giá giảm dẫn tới tỷ suất lợi nhuận của ngành giảm. Ngược lại, những ngành có nhiều doanh nghiệp rút lui sẽ có lượng cung nhỏ hơn lượng cầu, giá tăng và tỷ suất lợi nhuận của ngành lại tăng. Việc di chuyển nguồn lực giữa các ngành kéo theo sự biến động của tỷ suất lợi nhuận diễn ra cho đến khi với một số vốn nhất định dù đầu tư vào ngành nào cũng sẽ thu được tỷ suất lợi nhuận như nhau. Đó là tỷ suất lợi nhuận bình quân. Như vậy cạnh tranh giữa các ngành dẫn tới sự cân bằng cung cầu sản phẩm trong mỗi ngành và bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận, đảm bảo sự bình đẳng cho việc đ ầu tư vốn giữa các ngành, tạo nhân tố tích cực cho sự phát triển. - Cạnh tranh giữa các quốc gia: Là các hoạt động nhằm duy trì và cải thiện vị trí của nền kinh tế quốc gia trên th ị trường thế giới một cách lâu dài d ể thu được lợi ích ngày càng cao cho nền kinh tế quốc gia đó. Tuy nhiên chủ thể trực tiếp tham gia cạnh tranh là các doanh nghiệp. Nên nếu quốc gia nào có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao thì quốc gia đó cũng có năng lực cạnh tranh tốt hơn. 1 .1.2. Vai trò của cạnh tranh Từ thế kỷ 18, Adam Smith, nhà kinh tế học cổ điển vĩ đại của Anh đ ã chỉ ra vai trò quan trọng của cạnh tranh tự do trong tác phẩm “Của cải của các dân tộc” (1776). Ông cho rằng sức ép cạnh tranh buộc mỗi cá nhân phải cố gắng làm công việc của mình một cách chính xác và do đó nó tạo ra sự cố gắng lớn nhất. Kết quả của sự cố gắng đó là lòng hăng say lao động, sự phân phối các yếu tố sản xuất một cách h ợp lý và tăng của cải cho xã hội. Cho tới nay, cạnh tranh được coi là phương thức hoạt động để tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, không có cạnh tranh thì không thể có sự tăng trưởng kinh tế. Vai trò của cạnh tranh được thể hiện ở hai mặt tích cực và hạn chế sau đây: *Mặt tích cực:
- 15 - Đối với nền kinh tế: Cạnh tranh làm sống động nền kinh tế, thúc đẩy quá trình lưu thông các yếu tố sản xuất. Thông qua cạnh tranh, các nguồn tài n guyên được phân phối hợp lý hơn dẫn đến sự điều chỉnh kết cấu ngành, cơ cấu lao động đư ợc thực hiện mau chóng và tối ưu. Cạnh tranh là đòn bẩy mạnh mẽ nhất đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn, luân chuyển các yếu tố sản xuất, phân phối lại tài nguyên, tập trung sản xuất và tích lu ỹ tư bản. Đồng thời cạnh tranh còn là cơ chế điều tiết việc phân phối lợi nhuận giữa các ngành và trong nền kinh tế do chịu ảnh hư ởng của quy luật b ình quân hoá lợi nhuận. - Đối với chủ thể kinh doanh: Do động lực tối đa hoá lợi nhuận và áp lực phá sản nếu dừng lại, cạnh tranh buộc các chủ thể kinh tế phải không ngừng tăng cườn g thực lực của mình bằng các biện pháp đầu tư m ở rộng sản xuất, thường xuyên sáng tạo cải tiến kỹ thuật, công nghệ, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất...Qua đó cạnh tranh nâng cao trình độ mọi m ặt của người lao động, nhất là đội ngũ quản trị kinh doanh, đồng thời sàng lọc và đ ào thải những chủ thể kinh tế không thích nghi được với sự khắc nghiệt của thị trường. - Đối với người tiêu dùng: Cạnh tranh cho thấy những hàng hoá nào phù h ợp nhất với yêu cầu và kh ả năng thanh toán của người tiêu dùng bởi cạnh tranh làm cho giá cả có xu hướng ngày càng giảm, lượng h àng hoá trên thị trường ngày càng tăng, ch ất lượng tốt, h àng hoá đa d ạng, phong phú. Như vậy cạnh tranh làm lợi cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó cạnh tranh còn đ ảm bảo rằng cả người sản xuất và người tiêu dùng đều không thể dùng sức mạnh áp đặt ý muốn chủ quan cho người khác. Nên nói cách khác, cạnh tranh còn có vai trò là một lực lượng đ iều tiết thị trường. Như vậy, cùng với tác động của các quy luật kinh tế khách quan khác, cạnh tranh đã giúp các doanh nghiệp trả lời các câu hỏi: sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào một cách thoả đáng nhất. Vận dụng quy luật cạnh tranh, Nhà Nư ớc và doanh nghiệp có điều kiện hoạch định các chiến lược phát triển một
- 16 cách khoa học m à vẫn đảm bảo tính thực tiễn, chủ động h ơn trong đối phó với mọi b iến động của thị trường. * Về hạn chế: Bên cạnh những ảnh h ưởng tích cực, cạnh tranh cũng có một số hạn chế. Do chạy theo lợi nhuận n ên cạnh tranh có tác dụng không hoàn h ảo, vừa là động lực tăng trưởng kinh tế vừa bao hàm sức mạnh tàn phá mù quáng. Sự đ ào thải không khoan nhượng những doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả của cạnh tranh m ặc dù phù h ợp quy luật kinh tế khách quan nhưng lại gây ra những hậu quả kinh tế xã hội như thất nghiệp gia tăng, mất ổn định xã hội. Cạnh tranh là quá trình kinh tế mà các chủ thể sử dụng mọi biện pháp trong đó có cả những thủ đoạn cạnh tranh không lành m ạnh để giành chiến thắng trên thương trường như gian lận, quảng cáo lừa gạt khách hàng, tình trạng cá lớn nuốt cá b é, lũng đoạn thị trường. Cuối cùng cạnh tranh có xu hư ớng dẫn đến độc quyền làm cho nền kinh tế phát triển theo chiều hướng không tốt. Tuy nhiên do cạnh tranh đ ã, đ ang và sẽ luôn là phương thức hoạt động của kinh tế thị trường nên chúng ta cần nhận thức được các vai trò tích cực và hạn chế của cạnh tranh để vận dụng quy luật n ày sao cho hiệu quả nhất. 1 .1.3. Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp Trong hoạt động cạnh tranh trên thị trường doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ cạnh tranh khác nhau để chiếm lĩnh thị trường, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng thị phần... Các công cụ thường được các doanh nghiệp sử dụng là ch ất lượng sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối. 1 .1.3.1. Chất lượng sản phẩm Để có thể sử dụng công cụ ch ất lư ợng sản phẩm để cạnh tranh có hiệu quả cần làm rõ th ế n ào là chất lượng sản phẩm. Cách hiểu về chất lượng sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý chất lượng sản phẩm. Bởi chất lượng sản phẩm là một phạm trù khá rộng và phức tạp phản ánh tổng hợp các nội dung kinh tế, kỹ thuật và xã hội.
- 17 Về phía khách hàng ho ặc ngư ời tiêu dùng chất lượng sản phẩm được định n ghĩa là sự phù hợp và tho ả m ãn nhu cầu hoặc mục đích sử dụng của họ. Về phía doanh nghiệp hoặc nhà sản xuất thì chất lượng sản phẩm là sự hoàn h ảo và phù hợp của sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn quy cách đ ã xác định trước. Nếu chỉ xét từ mỗi loại sản phẩm thì ch ất lượng sản phẩm được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó. Chất lư ợng sản phẩm phụ thuộc số lượng và chất lượng các thuộc tính được thiết kế đưa vào sản phẩm. Những thuộc tính đó phản ánh công dụng hoặc giá trị sử dụng của sản phẩm và biểu hiện ở những chỉ tiêu chất lư ợng cụ thể. Nếu xét trên góc độ giá trị, chất lượng sản phẩm đư ợc hiểu là đ ại lư ợng đo b ằng tỷ số giữa lợi ích thu được từ tiêu dùng sản phẩm với chi phí phải bỏ ra để có được lợi ích đó. Dựa trên nghiên cứu các định nghĩa trên, tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO) đã đưa ra định nghĩa chất lượng sản phẩm trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 như sau: “Ch ất lượng sản phẩm là một tập hợp các thuộc tính của sản phẩm, tạo cho sản phẩm đó khả năng thoả m ãn yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn ”. Định nghĩa trên cho th ấy sự thống nhất giữa các thuộc tính nội tại của sản phẩm, các nhu cầu của khách h àng, giữa các yêu cầu của người sản xuất và người tiêu dùng, giữa nhu cầu hiện tại và k ỳ vọng trong tương lai của khách hàng về sản phẩm. Vì vậy định nghĩa này được chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong các ho ạt động kinh tế hiện nay. Chất lượng sản phẩm có vai trò quan trọng trong cạnh tranh của mỗi doanh n ghiệp. Một trong các căn cứ quan trọng khi người tiêu dùng quyết định lựa chọn sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp là chất lượng sản phẩm. Theo M.Porter th ì năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp đư ợc thể hiện thông qua hai chiến lược cơ bản là phân biệt hoá sản phẩm (chất lượng) và chi phí thấp. Vì vậy chất lư ợng sản phẩm trở th ành một trong những công cụ quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- 18 Chất lượng sản phẩm thể hiện khả năng thỏa mãn nhu cầu khách h àng của doanh nghiệp. Sản lượng tiêu thụ sẽ tăng cùng với sự gia tăng mức độ thoả m ãn của khách hàng. Đặc biệt khi trình độ xã hội ngày càng cao, xã hội ngày càng văn minh, th ị hiếu của người tiêu dùng đòi hỏi những sản phẩm có chất lượng cao về mọi mặt chứ không chỉ đơn giản là tốt - b ền - đẹp như trước kia. Như vậy chất lượng và cạnh tranh là hai phạm trù luôn đi cùng và gắn bó chặt chẽ với nhau, chất lượng làm tăng n ăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và ngược lại năng lực cạnh tranh cao lại tạo cơ sở tài chính và vật chất cần thiết cho nâng cao chất lượng sản phẩm. Mặt khác trong nền kinh tế mở hiện nay, khi tham gia các tổ chức thương m ại quốc tế (AFTA, WTO...) cùng với các cơ hội kinh doanh là việc mỗi nước phải d ỡ bỏ khá nhiều các hàng rào thu ế quan để hàng ngoại tràn vào cạnh tranh tự do n gay trên sân nhà. Tuy vậy, không một quốc gia nào lại không tìm cách bảo hộ nền sản xuất trong nước và một hàng rào mới lại được dựng lên. Đó là những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng sản phẩm như giấy chứng nhận về mức độ phóng xạ cho phép đối với hàng thực phẩm, chất lượng đóng gói bao bì, nhãn mác, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá... Các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm không chỉ để đảm bảo cạnh tranh thắng lợi trên sân nhà mà còn nhằm hư ớng tới khả năng vươn ra th ị trường quốc tế. Để sử dụng có hiệu quả công cụ chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần làm tốt công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Quản lý chất lượng là các ho ạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lư ợng. Nói cách khác quản lý chất lư ợng sản phẩm bao gồm to àn bộ các ho ạt động từ việc xây dựng các quy trình đảm bảo chất lư ợng, thiết lập các văn b ản xác định trình tự và tương tác các quy trình, đảm bảo nguồn lực và thông tin cần thiết, theo dõi kiểm tra và phân tích các quá trình nhằm đảm bảo mục tiêu ch ất lượng đã đ ề ra. Và h ệ thống quản lý chất lượng là một hệ thống để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng [8]. Đây là một hoạt động không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp để phát huy được lợi ích cạnh tranh đích thực từ sản phẩm.
- 19 Trên cơ sở nhận thức đầy đủ hơn về vai trò của chất lư ợng sản phẩm và quản lý chất lượng, các doanh nghiệp cần xây dựng và tổ chức triển khai các hoạt động đ ẩy nhanh quá trình cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, tận dụng tốt nhất công cụ n ày cho nâng cao năng lực cạnh tranh. 1 .1.3.2. Giá cả Giá cả là một phạm trù kinh tế khách quan phát sinh, phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hoá. Ngày nay, giá cả hiện diện trong tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, các ngành, các khu vực của nền kinh tế, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Giá cả không chỉ là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị h àng hoá, nó còn biểu hiện tổng hợp các quan hệ kinh tế như cung cầu hàng hoá, tích lu ỹ, tiêu dùng ... Vì vậy giá cả h ình thành thông qua quan hệ cung cầu hàng hoá, thông qua sự thoả thuận giữa người mua và người bán, giá được chấp nhận là giá mà cả hai bên đều có lợi. Trong nền kinh tế thị trư ờng hiện nay thì giá b án sản phẩm là một trong những công cụ quan trọng thường đư ợc sử dụng. Bởi giá bán sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hấp dẫn của sản phẩm và sản lượng tiêu thụ. Hai h àng hoá có cùng công dụng chất lượng như nhau, khách hàng sẽ mua h àng hóa nào có giá th ấp hơn. Có nhiều chính sách giá khác nhau được doanh nghiệp sử dụng phù h ợp với sản phẩm, mục tiêu, tình hình th ị trư ờng và kh ả năng thanh toán của khách h àng. Trong quá trình hình thành và xác đ ịnh giá bán, doanh nghiệp có thể tham khảo một số chính sách định giá sau: - Chính sách định giá thấp: Là chính sách doanh nghiệp đưa ra mức giá thấp h ơn giá thị trư ờng. Có hai cách áp dụng chính sách này: + Thứ nhất: Định giá thấp hơn giá th ị trường nhưng vẫn cao hơn giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp sử dụng chính sách này khi sản phảm mới thâm nhập thị trường, doanh nghiệp cần thu hút sự chú ý của khách hàng. Trường hợp n ày doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận thấp. + Thứ hai: Chính sách định giá thấp hơn giá thị trường và thấp h ơn giá thành sản phẩm. Trường hợp n ày doanh nghiệp không có lợi nhuận nhưng sẽ đẩy
- 20 nhanh tốc độ tiêu thụ tăng nhanh vòng quay của vốn, làm cơ sở cho chính sách định giá cao sau này. - Chính sách định giá cao: Doanh nghiệp áp dụng mức giá cao hơn giá thị trường và cao hơn giá thành sản phẩm trong trường hợp sản phẩm mới tung ra thị trường, chưa có đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng chưa biết rõ về sản phẩm và chưa có cơ hội so sánh về giá. Giai đoạn này doanh nghiệp sẽ tranh thủ chiếm lĩnh th ị trường sau đó sẽ hạ dần đến mức bằng hoặc thấp h ơn giá thị trường nhưng vẫn đ ảm bảo thu lợi nhuận. - Chính sách ổn định giá: Theo chính sách này doanh nghiệp sẽ chọn một mức giá vừa phải và áp dụng trong thời gian dài để tạo uy tín và củng cố niềm tin của khách hàng về sự ổn định của sản phẩm. Nó giúp sản phẩm có những nét độc đ áo khác biệt với đối thủ cạnh tranh từ đó doanh nghiệp có điều kiện giữ vững và m ở rộng thị phần. - Chính sách bán phá giá: Là chính sách doanh nghiệp bán h àng với mức giá rất thấp, không có lợi nhuận, thậm chí không bù đắp được chi phí sản xuất làm cho đối thủ không thể cạnh tranh đư ợc về giá và phải tự rút lui khỏi thị trường. Khi đó doanh nghiệp độc chiếm thị trường và lại chủ động nâng giá lên. Chính sách này rất n guy hiểm, ít được sử dụng vì nó là con dao hai lưỡi. Hiện nay bán phá giá được coi là phương thức cạnh tranh không lành mạnh và bị cấm sử dụng. - Chính sách phân biệt giá: Là chính sách đưa ra nh ững mức giá khác nhau đối với cùng một loại sản phẩm khi bán cho những đối tượng khác nhau, cho những khu vực thị trường khác nhau, hoặc khách hàng mua với số lượng khác nhau hoặc trong những thời điểm khác nhau. Chính sách này giúp doanh nghiệp thoả mãn được nhiều đối tượng khách hàng có nhu cầu và khả năng thanh toán khác nhau, tạo n ên sự linh hoạt về giá để hấp dẫn khách hàng đồng thời vẫn đảm bảo bù đắp được những chi phí phát sinh do sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao h ơn hoặc do vận chuyển sản phẩm đến những địa điểm khác nhau. Như vậy việc nghiên cứu và vận dụng chính sách định giá là một vấn đề khá phức tạp đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn linh hoạt và sáng tạo bởi giá cả không chỉ được quyết định bởi giá trị h àng hoá mà còn phụ thuộc khả năng thanh toán của
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
đề tài: "NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY VINATRANS TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ TOÀN CẦU"
83 p | 398 | 177
-
Đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình toàn cầu hoá..."
35 p | 383 | 168
-
đề tài: " nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần sửa việt nam vinamilk
88 p | 365 | 157
-
ĐỀ TÀI : NÂNG CAO NĂNG LỰC GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN TIẾNG ANH THƯƠNG MẠI NĂM II: NHU CẦU VÀ KHUYẾN NGHỊ
6 p | 687 | 104
-
đề tài: " NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP"
102 p | 236 | 103
-
Đề Tài: " Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế để hội nhập có hiệu quả "
34 p | 285 | 101
-
đề tài: " NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ"
99 p | 231 | 89
-
Đề tài: " NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRƯỚC YÊU CẦU CỦA SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC "
19 p | 350 | 88
-
đề tài: " nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO"
94 p | 182 | 71
-
LUẬN VĂN ĐỀ TÀI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
96 p | 184 | 56
-
Đề tài: NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CHÈ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ QUÂN CHU, THÁI NGUYÊN TRƯ ỚC THỀM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
98 p | 236 | 55
-
Tổng kết khoa học đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
167 p | 181 | 42
-
Đề tài:" NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ DUY KHOA HỌC CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO - MỘT YẾU TỐ QUAN TRỌNG ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG "
17 p | 163 | 39
-
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế để hội nhập có hiệu quả
29 p | 157 | 38
-
Đề tài:“Nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy quản lý ở công ty bảo hiểm nhân thọ Thanh Hoá”
84 p | 180 | 29
-
ĐỀ TÀI: NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY QUẢN LÝ Ở CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ THANH HOÁ
80 p | 111 | 23
-
Đề tài: Nâng cao năng lực cán bộ quản lý của Công ty Cổ phần đầu tư và xây lắp Thành An 386
0 p | 62 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn