intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ TÀI "NÂNG CAO TÍNH CẠNH TRANH VÀ HƯỚNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM THUỘC CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT "

Chia sẻ: Phạm Huy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

69
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chưa bao giờ mà chất lượng tăng trưởng, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của nền kinh tế lại được đề cập nhiều như lúc này, không chỉ trên các phương tiện thông tin đại chúng, các diễn đàn hội nghị của các cấp, các ngành, mà cả ở các hội nghị của Chính phủ và tại các kỳ họp Quốc hội. Một trong những vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu của chất lượng tăng trưởng, của hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của nền kinh tế là chi phí đầu vào. Tỷ lệ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ TÀI "NÂNG CAO TÍNH CẠNH TRANH VÀ HƯỚNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM THUỘC CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT "

  1. ĐỀ TÀI NÂNG CAO TÍNH CẠNH TRANH VÀ HƯỚNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM THUỘC CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT HÀ NỘI - 2008 1
  2. MỤC LỤC Trang I. GIỚI THIỆU CHUNG II. GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT, YẾU TỐ QUAN TRỌNG NHẤT ĐỂ TĂNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH II.1. Một số nguyên nhân tăng chi phí sản xuất II.2. Một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu vào sản xuất II.2.1. Ảnh hưởng của giá điện II.2.2. Ảnh hưởng của giá nhiên liệu (than, xăng dầu và khí đốt) II.2. 3. Ảnh hưởng của chi phí vận tải II.2.4. Ảnh hưởng của giá nguyên liệu 2
  3. II.3. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm II.3.1. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp II.3.2. Các giải pháp nâng cao NLCT của sản phẩm công nghiệp II.3. 3. Thực tế áp dụng các giải pháp nâng cao NLCT sản phẩm công nghiệp III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH HÀNG THUỘC CNHC III.1. Kết quả đạt được khi tiến hành nâng cấp công nghệ các ngành sản xuất chủ lực thuộc CNHC III.1.1. Ngành sản xuất sản phẩm phân đạm từ than III.1.2. Ngành sản xuất sản phẩm supe lân III.1.3. Ngành sản xuất sản phẩm PLNC III.1.4. Ngành sản xuất sản phẩm phân NPK 3
  4. III.1.5. Ngành sản xuất sản phẩm cao su III.1.6. Ngành sản xuất sản phẩm xút- clo III.1.7. Ngành sản xuất sản phẩm pin-ac quy III.1.8. Ngành sản xuất sản phẩm chất giặt rửa III.2. Giải quyết những điểm chốt của quá trình sản xuất I. GIỚI THIỆU CHUNG Chưa bao giờ mà chất lượng tăng trưởng, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của nền kinh tế lại được đề cập nhiều như lúc này, không chỉ trên các phương tiện thông tin đại chúng, các diễn đàn hội nghị của các cấp, các ngành, mà cả ở các hội nghị của Chính phủ và tại các kỳ họp Quốc hội. Một trong những vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu của chất lượng tăng trưởng, của hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của nền kinh tế là chi phí đầu vào. Tỷ lệ chi phí trung gian so với giá trị sản xuất đã gia tăng từ 47,8% năm 1999 lên 50,4% năm 2000; 51,6% năm 2001 và 4
  5. 52,1% năm 2002 và vẫn tiếp tục ở mức cao trong những năm gần đây. Chi phí đầu vào sản xuất tăng sẽ đẩy giá thành sản phẩm tăng và hệ quả tất yếu là giá bán sản phẩm phải tăng theo kéo theo giảm tính cạnh tranh của sản phẩm. Ngành Công nghiệp Hoá chất (CNHC) nước ta là một ngành được hình thành khá sớm, ngay từ thời ký kháng chiến chống Pháp và hiện là ngành công nghiệp đa ngành, đa chủng loại sản phẩm. Nhìn chung, công nghệ và thiết bị sản xuất của CNHC nước ta hiện nay mới ở trình độ dưới trung bình của khu vực và thế giới; giá trị của nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng và công lao động thường chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành sản phẩm xuất xưởng. Hầu hết các sản phẩm của CNHC chủ yếu vẫn tiêu thụ nội địa. Tuy đã có một số loại sản phẩm đã bắt đầu thâm nhập thị trường quốc tế như lốp ô tô, ac quy, phân lân nung chảy, v.v..., nhưng có thể nhận thấy những sản phẩm có khả năng xuất khẩu của CNHC nước ta đều là những loại được sản xuất bằng công nghệ và thiết bị hiện đại, mới được nhập khẩu từ các nước tiên tiến (như lốp ô tô, ac quy, v.v...) hoặc các sản phẩm có liên quan đến ưu thế tài nguyên (như phân lân nung chảy), hoặc các sản phẩm gia công đơn thuần trên cơ sở nguyên liệu nhập ngoại (các chất giặt rửa, thuốc bảo vệ thực vật, v.v...). Để sản phẩm của CNHC tự tin bước vào hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề quan trọng là phải tăng sức cạnh tranh của sản phẩm bằng những biện pháp đồng bộ. Ngoài ra đối với mỗi doanh nghiệp và ngành hàng, việc xác định hướng đầu tư phát triển cũng rất quan trọng. Tiềm lực của doanh nghiệp là hữu hạn nên xác định đúng hướng cần đầu tư sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tập trung nguồn lực để không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh và chính điều này có thể tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Ở đây chỉ đề cập đến vấn đề liên quan đến giảm chi phí sản xuất để nâng tính cạnh tranh và hướng đầu tư phát triển của một số sản phẩm thuộc CNHC. 5
  6. II. GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT, YẾU TỐ QUAN TRỌNG NHẤT ĐỂ TĂNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH II.1. Một số nguyên nhân tăng chi phí sản xuất Đối với một sản phẩm công nghiệp ở nước ta, hiện nay các nhà nghiên cứu kinh tế đều cho rằng có nhiều nguyên nhân làm gia tăng chi phí đầu vào, trong đó có thể tóm gọn vào 7 nguyên nhân chủ yếu sau đây: Thứ nhất, sử dụng công nghệ cũ và lạc hậu. Hiện tại, mặc dù công nghiệp nước ta đã đạt được nhiều kết quả vượt trội, nhưng trình độ công nghệ nói chung còn thấp. Tỷ trọng doanh nghiệp công nghiệp của Việt Nam thuộc nhóm ngành công nghệ cao chỉ đạt 20,6%, thấp hơn tỷ trọng tương ứng 29,1% của Philippin, 29,7% của Inđônêxia, 30,8% của Thái Lan, 51,1% của Malaixia, 73,0% của Xingapo. Công nghiệp Việt Nam thuộc nhóm trung bình thấp với tỷ lệ ngành công nghệ trung bình là 20,7%; còn ngành công nghệ thấp chiếm tới 58,7% , trong khi các ngành công nghệ thấp tương ứng ở Inđônêxia chiếm 47,7%, Philippin 45,7%, Thái Lan 42,7%, Malaixia 24,3%, Xingapo 10,5%. Trong các ngành công nghiệp, thì ngành công nghiệp chế biến của Việt Nam có tỷ lệ công nghệ tiên tiến là thấp nhất. Cụ thể, công nghệ cao chỉ chiếm 15,7%, công nghệ thấp chiếm tới 52,8%, còn lại là công nghệ trung bình. Nếu tính theo giá trị gia tăng thì tỷ trọng công nghệ cao của công nghiệp nước ta còn thấp hơn nữa, vì phần lớn những ngành công nghệ cao lại chủ yếu là lắp ráp. 6
  7. Trình độ kỹ thuật - công nghệ thấp chủ yếu do vốn sản xuất kinh doanh thấp. Năm 2004, mức trang bị tài sản cố định bình quân trên 1 lao động của các cơ sở kinh tế cá thể ở nước ta chỉ có 8,6 triệu đồng, của doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ có 36,6 triệu đồng, của doanh nghiệp Nhà nước cao hơn cũng chỉ có 132,1 triệu đồng, còn của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao nhất, đạt 191,6 triệu đồng. Hệ số đổi mới tài sản cố định hiện mới đạt 19%, thấp hơn so với mức 24 - 25% của mục tiêu đề ra. Thứ hai, tỷ lệ khấu hao tài sản cố định trong giá thành tăng lên, một mặt do đầu tư vào thiết bị công nghệ mới, mặt khác do tăng tỷ lệ trích khấu hao để thu hồi vốn nhanh. Việc lãng phí và thất thoát lớn trong đầu tư xây dựng và trong sản xuất, làm cho giá thành công trình vống lên không đúng thực chất, cũng góp phần làm gia tăng khấu hao. Ngoài ra không ít doanh nghiệp còn chủ động khai tăng chi phí đầu vào để gian lận thuế. Thứ ba, giá nhà đất tăng và đang ở mức rất cao, làm cho chi phí đầu tư xây dựng, chi phí thuê trụ sở, địa điểm sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp, làm cho giá cả sản phẩm vật chất và dịch vụ dâng cao. Thứ tư, giá của nhiều chủng loại nguyên, nhiên vật liệu đầu vào là hàng nhập khẩu giá cao, với cước phí vận tải quốc tế tăng. Ngay trong 3 tháng đầu của năm 2008, chi phí đầu vào sản xuất tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2007: giá xăng dầu tăng trên 50% làm tăng chi phí vận tải; giá sắt thép tăng gần gấp đôi làm tăng chi phí đầu tư, nghĩa là sẽ làm tăng khấu hao đưa vào giá thành sản phẩm; giá 7
  8. chất dẻo cũng tăng làm tăng chi phí bao bì, v.v... Trong tất cả các ngành sản xuất công nghiệp, ngay trong những tháng đầu năm 2008, giá các nguyên liệu nhựa, bông và sợi dệt, gỗ, sơn keo, v.v... đều tăng mạnh làm tăng chi phí về nguyên liệu trong các ngành hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu USD. Trong CNHC, giá phân bón và nguyên liệu sản xuất phân bón cũng tăng quá cao, có nhiều loại đã tăng giá 1,5- 2 lần so với cùng kỳ năm 2007 như: DAP tăng gấp đôi lên trên 1000 USD/tấn; giá urê, kali, SA cũng tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Riêng giá lưu huỳnh hiện tại tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2007 và so với thời kỳ 2002-2003 thì tăng lên đến 6 lần. Chỉ một số mặt hàng trên đã làm mức đầu vào sản xuất tăng gần 1 tỉ USD, chiếm khoảng 5% tổng kim ngạch nhập khẩu trong 3 tháng đầu năm 2008. Ngoài ra nhiều doanh nghiệp ở nhiều ngành kinh tế còn thay đổi chủng loại nguyên vật liệu, mua nguyên liệu có chất lượng cao hơn, có giá trị lớn hơn để phù hợp với thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu, để tăng tính cạnh tranh và đây cũng là một yếu tố làm tăng thêm chi phí đầu vào sản xuất. Thứ năm, việc tăng giá điện, giá xăng dầu, than, cước phí vận chuyển, lãi suất ngân hàng, tăng lương cho người lao động theo quy định về mức lương tối thiểu, v.v... đã trực tiếp tác động đến chi phí sản xuất. Thứ sáu, việc gia tăng các chi phí liên quan đến bảo vệ môi trường, bao gồm chi phí di chuyển nhà máy, chi phí xử lý chất thải cũng là yếu tố làm tăng thêm chi phí sản xuất. Thứ bảy, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước, còn phải chịu gánh nặng nhiệm vụ xã hội như các khoản đóng góp cho chính sách xã hội, cứu trợ thiên tai bão lụt, trách nhiệm xây dựng địa bàn cơ sở, v.v... Các khoản 8
  9. đóng góp này đáng lẽ được trích từ quỹ phúc lợi của doanh nghiệp, nhưng ở một số doanh nghiệp do quỹ còn nhỏ bé so với nhu cầu phúc lợi của bản thân doanh nghiệp, nên doanh nghiệp đã tìm cách đưa chi phí này vào chi phí sản xuất, làm cho giá thành sản phẩm bị dâng cao. Trên đây là một số nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng chi phí đầu vào sản xuất của các sản phẩm công nghiệp ở nước ta. Cũng vì thế mà giá bán sản phẩm trong nước thường cao hơn so với giá sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế. Ví dụ so với giá nhập khẩu (CIF) thì giá xi măng sản xuất trong nước bằng 115%, giấy 127%, phân urê 131%, xút 163%, phôi thép 125%, đường 140% so với giá quốc tế; giá điện bán cho công ty nước ngoài, cước vận tải biển, cước phí thực tế về điện thoại quốc tế của nước ta cũng vẫn cao hơn hầu hết các nước trong khu vực và thường cao gấp 2 - 3 lần nước có mức giá trung bình. Xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam theo Diễn đàn kinh tế thế giới thuộc loại thấp, kém ổn định và chậm được cải thiện. CNHC nước ta hiện nay cũng có nhiều đặc điểm tương tự với các ngành sản xuất công nghiệp nói chung như đã trình bày ở trên, trong đó có thể thấy rõ một số nguyên nhân làm tăng chi phí đầu vào sản xuất của CNHC như sau: 1. Giá của tất cả các loại nguyên, nhiên liệu và năng lượng đầu vào, bất kể cả là hàng nhập khẩu hoặc cung cấp trong nước, đều tăng cao. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến làm tăng chi chí sản xuất của hầu hết các đơn vị thuộc CNHC. Ví dụ so với cách đây 1 năm giá lưu huỳnh cho sản xuất axit sunfuric, giá DAP, urê, kali làm nguyên liệu cho sản xuất phân bón đều tăng mạnh như đã nêu ở trên; giá chì cho sản xuất acquy cũng tăng 3 lần trong cùng thời kỳ. Giá xăng dầu trong nước trong thời gian gần đây cũng tăng mạnh theo giá dầu mỏ thế giới (khoảng gần 3 lần trong thời kỳ 2003-2008), Giá điện cho sản xuất, giá than đá cho sản 9
  10. xuất phân bón tuy được Chính phủ chỉ đạo nhưng cũng đã tăng nhiều đợt và tới đây sẽ tiếp tục tăng nữa. 2. Nhiều dây chuyến sản xuất vẫn sử dụng công nghệ và thiết bị cũ, lạc hậu, khiến tỷ lệ sử dụng nhân công cao, hiệu suất sử dụng năng lượng thấp. Có một số dây chuyền sản xuất được đầu tư thêm thiết bị nhưng vẫn trong tình trạng chắp vá hoặc không đồng bộ. Có một số dây chuyền được đầu tư mới hoàn toàn với công và thiết bị tiên tiến nhưng thường lại hạn chế về công suất sản xuất, không tận dụng ưu thế về quy mô sản xuất để giảm giá thành. Từ trình độ công nghệ và thiết bị thấp lại thường đi đôi với chất lượng sản phẩm thấp, kém sức cạnh tranh, giá bán thấp kéo theo hiệu quả sản xuất thấp. Sở dĩ có hiện tượng này là do hầu hết các cơ sở thuộc CNHC đều khó khăn về vốn đầu tư. Hiện tại, tổng tài sản bình quân trên 1 lao động của nhiều doanh nghiệp trong ngành là thấp và giá trị về trang thiết bị bình quân trên 1 lao động càng rất thấp. Một số doanh nghiệp có dây chuyền đầu tư mới cũng chỉ có mức đầu tư cố định vài trăm triệu đồng/ lao động. Đối với các doanh nghiệp lớn có đông lao động như công ty Supephôtphát và Hoá chất Lâm Thao, Cổ phần Công nghiệp cao su miền Nam, TNHH một thành viên Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc, TNHH một thành viên Apatit Việt Nam, v.v... thì mức bình quân về đầu tư trang thiết bị càng thấp. Tổng công ty Hoá chất Việt Nam (VINACHEM) là một tổng công Nhà nước lớn, đại diện cho ngành Công nghiệp Hóa chất nước ta, nhưng cũng đang phải đương đầu với tình trạng thiếu vốn đầu tư trong khi thiết bị sản xuất còn lạc hậu và thiếu đồng bộ (Bảng 1). Tuy trong những năm gần đây, tất cả các doanh nghiệp trong Tổng Công ty đều có các dự án đầu tư chiều sâu, nâng cấp thiết bị 10
  11. sản xuất, nhưng nhìn chung tỷ lệ đổi mới tài sản cố định (trong đó có thiết bị) vẫn thấp hơn so với mục tiêu đề ra. Bảng 1 : Mức đầu tư cố định của một số doanh nghiệp lớn của VINACHEM năm 2007 STT Tên doanh nghiệp, Giá trị Giá trị Số lượng Bình quân ngành nghề chính thiết bị lao động giá trị thiết doanh (người) bị/dầu người (triệu nghiệp đồng) (tr. đ/người) (triệu đồng) 1 Công ty Supephôtphat 1.278.312 45.560 3.155 14,5 và Hoá chất Lâm Thao (sản xuất phân bón) 2 Công ty TNHH một 1.323.448 21.619 2.328 9,28 thành viên Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc (sản xuất phân bón) 11
  12. 3 Công ty Phân lân nung 246.474 0,6 645 0,0 (?) chảy Văn Điển (sản xuất phân bón) 4 Công ty CP Phân lân 124.363 1.963 480 4,08 Ninh Bình (sản xuất phân bón) 5 Công ty CP Cao su Sao 473.069 127.644 1.595 79,38 Vàng (sản xuất sản phẩm cao su) 6 Công ty CP Cao su Đà 584.408 122.706 1.608 76,30 Nẵng(sản xuất sản phẩm cao su) 7 Công ty TNHH một 361.439 23.197 1.200 19,33 thành viên Hoá chất Cơ bản miền Nam (sản xuất hoá chất) 8 Công ty TNHH một 906.135 64.612 2.959 21,83 thành viên Apatit Việt Nam ( khai thác và 12
  13. tuyển quặng apatit) 9 Công ty CP Bột giặt LIX 152.173 8.351 867 9,63 ( sản xuất chất giặt rửa) 10 Công ty CP Thuốc sát 276.922 12.197 520 23,45 trùng Việt Nam (sản xuất thuốc BVTV) 11 Công ty TNHH một 204.424 97.312 590 164,93 thành viên Hơi kỹ nghệ –Que hàn (sản xuất que hàn và khí công nghiệp) 12 Công ty CP Ac quy Tia 137.094 32.899 305 107,86 Sáng ( sản xuất acquy) 13 Công ty CP Pin- Acquy 442.319 52.479 1.650 31,81 miền Nam (sản xuất pin và ac quy) 14 Công ty CP Phụ gia và 65.383 6.074 110 55,21 sản phẩm dầu mỏ (sản xuất dầu mỡ nhờn và các 13
  14. chất lỏng thuỷ lực) Tổng cộng 6.605.963 616.613,6 18.012 34,23 Nguồn: VINACHEM 3. Quy mô sản xuất của hầu hết các dây chuyền sản xuất hiện có của CNHC đều nhỏ, không phát huy được hiệu quả về “quy mô sản xuất”, khiến sản phẩm phải “gánh” chịu chi phí cao về quản lý, hạ tầng cơ sở, v.v... Ngoài ra, do nhiều dây chuyền sản xuất không tận dụng triệt để được sản phẩm phụ, chất thải và năng lượng thải nên rất lãng phí, giá thành sản xuất càng cao, đồng thời còn có thể gây ra ô nhiễm môi trường. 4. Vốn lưu động của các doanh nghiệp trong ngành đều rất thấp so với doanh thu, có doanh nghiệp vốn lưu động chỉ bằng một vài phần trăm tổng doanh thu trong năm, vì vậy ngoài khó khăn về nguồn vay vốn, thì lãi suất vốn vay cũng là một yếu tố góp phần tăng chi phí đầu vào sản xuất. Ngoài ra, nhiều sản phẩn của CNHC được tiêu thụ theo phương thức đại lý và trả chậm (nhất là các loại phân bón, săm lốp, v.v...) vì thế ảnh hưởng của việc thiếu vốn càng trầm trọng. 5. Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định trong giá thành sản phẩm đối với các dây chuyền đã hết khấu hao thường thấp, nhưng đối với các dây chuyền mới đầu tư thường khá cao. Lý do được đưa ra là do sức ép cần tăng tỷ lệ trích khấu hao để nhanh thu hồi vốn nhằm sớm đổi mới máy móc thiết bị hoặc đầu tư thêm thiết bị mới. 14
  15. 6. Gia tăng các chi phí liên quan đến bảo vệ môi trường, bao gồm chi phí di chuyển nhà máy, chi phí xử lý chất thải tại nhiều doanh nghiệp trong ngành. Đặc biệt trong thời gian qua, các công ty như Supephôtphat và Hoá chất Lâm Thao, Phân bón Bình Điền, Phân bón miền Nam, Hoá chất cơ bản miền Nam, Hơi Kỹ nghệ- Que hàn, v.v...đã phải chi phí rất lớn để thực hiện chuyển đổi công nghệ sản xuất, di chuyển cơ sở sản xuất hoặc xử lý môi trường. 7. Tất cả các doanh nghiệp trong ngành, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước còn phải có nghĩa vụ xã hội như các khoản đóng góp cho chính sách xã hội, cứu trợ thiên tai bão lụt, trách nhiệm góp phần xây dựng địa phương, v.v... Các khoản đóng góp này được lấy từ quỹ phúc lợi, nhưng suy cho cùng, thì cũng là từ sản xuất nên vẫn góp phần làm cho giá thành sản phẩm bị dâng cao. II.2. một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu vào sản xuất Trong sản xuất công nghiệp, chi phí đầu vào sản xuất bao gồm nhiều yếu tố. Trong đó có các yếu tố tương đối “tĩnh” như khấu hao thiết bị, hạ tầng (liên quan đến vốn đầu tư ) và các yếu tố “động” như chi phí về nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng và chi phí tiền công lao động, thuế, công tác thị trường (liên quan đến sự vận động của vốn lưu động). Ngoài ra các doanh nghiệp còn có những khoản chi phí khác như chi phí cho áp dụng tiêu chuẩn, bản quyền, môi trường và thực hiện các công tác xã hội, v.v... 15
  16. Tuy nhiên việc phân chia như trên chỉ mang tính tương đối vì tuỳ theo điều kiện sản xuất kinh doanh của từng sản phẩm và trong từng giai đoạn cụ thể mà tác động của một số yếu tố nào đó sẽ nổi trội hơn. Ở đây chúng tôi chỉ xem xét đến tác động của một số yếu tố như giá nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng và cước phí vận tải đối với chi phí đầu vào của sản phẩm. Vì các yếu tố này là những yếu tố quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và tính hiệu quả của một dây chuyền sản xuất, nhất là đối với các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng (sản xuất xi măng, thép, hóa chất, v.v...), giá sản phẩm thấp (sản xuất phân bón, xi măng) hoặc có tỷ trọng về giá nguyên liệu cao trong giá thành sản phẩm (sản xuất giấy, một số hóa chất cơ bản, phân bón, ac quy, chất giặt rửa, săm lốp cao su, v.v...). III.2.1. Ảnh hưởng của giá điện Điện là một yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của nhiều lĩnh vực công nghiệp vì dạng năng lượng này tạo nguồn động lực trong hầu hết các hoạt động của cơ sở sản xuất. Điện có vai trò trong các hoạt động sau đây của một cơ sở sản xuất công nghiệp: phát động và vận hành các hoạt động cơ học của các dây chuyền sản xuất, chiếu sáng, thông gió và đảm bảo môi trường sản xuất, đo lường và kiểm soát hoạt động của các thiết bị và dây chuyền sản xuất, phục vụ sinh hoạt của người lao động, v.v... Tuỳ theo từng ngành công nghiệp mà chi phí chung về điện có thể rất khác nhau trong giá thành sản phẩm. 16
  17. Thực tế trong thời gian qua, sự thay đổi (tăng) giá điện đã khiến hầu hết các ngành sản xuất nước ta bị ảnh hưởng. Giá nhiều sản phẩm công nghiệp tăng. Chúng ta đã biết, theo phương án giá điện bình quân tăng lên 842 đồng/kWh (cao hơn 7,6% so với trước đó) và các ngành sản xuất đặc thù như luyện thép, sản xuất nước sạch, phân urê, hóa chất... đã không được trợ giá điện từ 1/1/2007. Khi đó các doanh nghiệp sử dụng nhiều điện thuộc các ngành sản xuất trên đã phải xem xét ngay tác động của tăng giá điện tới lĩnh vực sản xuất của mình. Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả Ngô Trí Long, việc tăng giá điện trong thời kỳ đó đã dẫn đến việc tăng giá thành sản xuất của nhiều mặt hàng thiết yếu như xi măng, sắt thép, phân bón, hóa chất, v.v...Tuy nhiên, việc tăng giá sẽ tùy thuộc vào đặc thù của từng loại sản phẩm do tỉ lệ sử dụng khác nhau về điện năng trong sản xuất. Để làm rõ tác động của giá điện đối với sản xuất công nghiệp ở nước ta, ở đây xin nêu một vài trường hợp điển hình có liên quan nhiều đến chi phí về điện. Sản xuất thép : Ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, trước đây sản xuất phôi thép được hưởng giá điện ưu đãi, nhưng từ 1/1/2007 không còn nữa. Theo quy định của ngành Điện, giá điện dành cho sản xuất tăng 20% vào giờ cao điểm. Điều này sẽ có tác động nhiều đến sản xuất phôi thép. Lý do là phôi thép phải nấu luyện liên tục, không thể chỉ làm vào giờ thấp điểm và ngừng vào giờ cao điểm, vì vậy khi giá điện tăng thì chi phí cho giá thành phôi cũng tăng theo, theo đó giá thép cũng tăng. 17
  18. Theo tính toán của Hiệp hội Thép Việt Nam, các doanh nghiệp đang tiêu thụ bình quân 700 kWh điện cho 1 tấn phôi. Như vậy với giá mới, chi phí điện trong giá thành sẽ tăng khoảng 100 nghìn đồng/ tấn phôi. Năm 2007 các doanh nghiệp sản xuất 1,8 triệu tấn phôi, như vậy chi phí tiền điện cho riêng phôi thép sẽ tăng thêm khoảng 180 tỷ đồng. Ngoài ra ở khâu cán thép, chi phí về điện cũng tăng thêm 10 nghìn đồng/tấn. Năm 2007 ngành thép cũng dự kiến cán 4 triệu tấn thép, chi phí về điện sẽ tăng thêm 40 tỷ đồng. Tổng cộng, ngành thép sẽ phải chi thêm 220 tỷ đồng tiền điện. Sản xuất xi măng và gốm xây dựng : Đối với sản xuất xi măng, chi phí về điện cũng lớn. Theo tính toán của Tổng công ty Xi măng Việt Nam, để sản xuất 1 tấn xi măng, ngoài tiêu hao về than đốt lò, còn cần phải tiêu hao hết 120 kWh điện. Năm 2007 với sản lượng xi măng của toàn Tổng Công ty là 14 triệu tấn, do giá điện tăng 20% vào giờ cao điểm nên mỗi tấn xi măng phải chi phí thêm hơn 10 nghìn đồng tiền điện và sẽ tăng chi phí sản xuất lên trên 100 tỉ đồng so với trước đó. Ông Trần Đình Thể - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng cho biết, năm 2006, Tổng Công ty này đã sử dụng hết 128,9 triệu kWh điện với giá bình quân 881 đồng/kWh. Tổng chi phí cho điện hết 114 tỷ đồng, chiếm khoảng 5% chi phí sản xuất. Năm 2007, Tổng công ty sử dụng hết 140 triệu kWh điện. Với mức tăng giá điện vào giờ cao điểm là 20%, chi phí cho phần tăng này năm 2007 của Tổng Công ty đã tăng thêm 3% so với trước. Sản xuất của một số ngành trong CNHC: Ngoài những vai trò quan trọng tương tự như trong các ngành sản xuất công nghiệp khác, trong một số lĩnh vực sản xuất thuộc CNHC, năng lượng điện có vai 18
  19. trò đặc thù và không thể thay thế được bằng các dạng năng lượng khác, chẳng hạn: tạo các phản ứng điện hoá trong sản xuất theo phương pháp điện phân như sản xuất xút-clo, sản xuất một số hóa chất theo phương pháp oxyhóa khử bằng dòng điên, hoá thành acquy, v.v..., hoặc tạo chế độ nhiệt chính xác và linh hoạt cho các thùng phản ứng, v.v... Giá điện tăng sẽ trực tiếp nâng cao giá thành sản xuất đối với các sản phẩm trong ngành, đặc biệt đối với những sản phẩm thuộc các ngành cần dùng nhiều điện và có tỷ trọng về giá điện lớn trong giá thành sản phẩm. Trong năm 2007, VINACHEM đã nhiều lần họp để xem xét tác động của giá điện lên sản xuất. Một số sản phẩm của Tổng Công ty như sản xuất xút - clo, phốt pho vàng, đất đèn, acquy, phân bón, v.v... sử dụng nhiều điện và tỷ trọng giá điện trong chi phí đầu vào khá cao. Thực tế cho thấy có những trường hợp chỉ cần thay đổi không nhiều về giá điện, sản xuất đã có thể từ lãi thành lỗ. Cũng tương tự như ở ngành Thép, khi sản xuất một số sản phẩm thuộc CNHC, dây chuyền sản xuất phải chạy liên tục không kể giờ cao điểm hay thấp điểm về cấp điện, ví dụ sản xuất xút-clo, phân lân nung chảy, đất đèn, phốt pho vàng, v.v.... Vì vậy không thể tránh được giá điện cao vào giờ cao điểm. Mặt khác khi giá điện tăng thì các nhà cung cấp nguyên liệu cũng tăng giá bán do chính họ cũng bị ảnh hưởng của việc tăng giá điện. Như vậy là một số sản phẩm của CNHC bị hai hoặc nhiều tầng tăng giá về điện chứ không phải một tầng. Tại đây chỉ nêu lên một vài ngành hàng tiêu biểu của CNHC bị tác động trực tiếp của giá điện. Phân bón là một trong những ngành sản xuất chịu sức ép cao từ việc tăng giá điện. Theo tính toán của một số nhà sản xuất trong ngành, nếu giá điện tăng thêm trung bình 7,6% sẽ khiến đầu vào sản xuất phân bón tăng khoảng 8-9 % hoặc hơn, có lẽ do chịu 2 tầng tăng giá về năng lượng như đã trình bày. Chẳng hạn, trong 19
  20. năm 2007 giá điện tăng 20% vào giờ cao điểm đã làm tăng đầu vào sản xuất phân bón khoảng 10% riêng vì giá điện tăng. Các cơ sở sản xuất xút-clo, sản xuất ac quy là những cơ sở sản xuất “nhạy cảm” nhất đối việc tăng giá điện. Trong công nghệ điện phân xút-clo, trung bình chi phí điện năng cho khâu điện phân/ tấn xút (quy khô) theo công nghệ thùng điện phân diaphram là 2700 kWh, còn theo công nghệ thùng điện phân màng trao đổi ion (membrane) là 2000- 2400 kWh. Tại nhiều cơ sở sản xuất hoá chất ở Việt Nam hiện nay, do được đầu tư nâng cấp thùng điện phân, nên tiêu hao điện trong quá trình điện phân không vượt quá 2450-2550 kWh/ tấn xút đối với loại thùng điện phân diaphram, còn đối với loại thùng điện phân membrane thì tiêu hao điện năng thấp hơn một chút. Tuy nhiên nếu cộng cả phần điện tiêu hao cho các hoạt động khác trong dây chuyền sản xuất thì chi phí về giá điện có thể chiếm trên dưới 30 % giá thành sản xuất sản phẩm xút. Khi giá điện tăng bình quân 7,6 % thì đương nhiên giá thành sản phẩm xút cũng phải tăng gần 2,5% tương ứng riêng vì tiền điện tăng. Với các công nghệ sản xuất phôt pho vàng, đất đèn và các dẫn xuất từ đất đèn (axetylen, muội axêtylen) và một số sản phẩm khác thuộc CNHC cũng có các kết quả tính toán tương tự về sự phụ thuộc của giá thành sản phẩm vào giá điện. II.2.2. Ảnh hưởng của giá nhiên liệu (than, xăng dầu và khí đốt) Hiện tại, trong nhiều ngành công nghiệp ở nước ta, mức sử dụng nhiên liệu (than, dầu, khí tự nhiên, v.v...) vẫn khá lớn nên giá nhiên liệu đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm của các ngành này. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2