intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

48
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm phân tích, đánh giá về thực trạng chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia hiện nay để xác lập quan điểm, phương hướng và các nhóm giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG “CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” Mã số: CS18 – 05 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Dương Thị Hồng Nhung Thành viên tham gia: ThS. Đỗ Thị Thu Huyền Hà Nội, tháng 4/2019
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài .......................................................................................1 2. Tổng quan nghiên cứu đề tài ............................................................................................3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ........................................................................12 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................12 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài .....................................................................................12 6. Kết cấu của đề tài ...........................................................................................................13 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH QUỐC GIA .......................................................................14 1.1. Một số khái niệm cơ bản .............................................................................................14 1.1.1 Khu du lịch quốc gia .................................................................................................14 1.1.2 Chính sách phát triển các khu du lịch .......................................................................19 1.2. Nội dung nghiên cứu về chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia ....................23 1.2.1 Các chính sách phát triển khu du lịch quốc gia .......................................................23 1.2.2. Quy trình chính sách phát triển khu du lịch quốc gia .............................................27 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển khu du lịch quốc gia .......................33 1.3.1. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ............................................33 1.3.2. Chủ trương, định hướng phát triển du lịch của địa phương ....................................34 1.3.3. Bộ máy tổ chức quản lý các khu du lịch quốc gia tại Việt Nam ..............................34 1.3.4. Ngân sách chi cho phát triển khu du lịch quốc gia tại Việt Nam ............................35 1.3.5. Sự phát triển nhu cầu du lịch đến các khu du lịch quốc gia ...................................35 1.3.6. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ........................36 1.3.7. Nhận thức của dân cư địa phương tại các khu du lịch quốc gia ...........................36 1.3.8. Các yếu tố khác ........................................................................................................37 1.4 Kinh nghiệm về chính sách phát triển du lịch và bài học rút ra cho Việt Nam ..........37 1.4.1 Kinh nghiệm về chính sách phát triển du lịch tại các khu du lịch quốc gia tại một số quốc gia trên thế giới ..............................................................................................37 1.4.2 Bài học rút ra cho các khu du lịch quốc gia tại Việt Nam ........................................41 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM ....................................................................................................46 2.1 Tổng quan về các khu du lịch quốc gia tại Việt Nam .................................................46 2.1.1 Khu du lịch quốc gia Hồ Tuyền Lâm ........................................................................46 2.1.2 Khu du lịch quốc gia Sapa ........................................................................................47
  3. 2.1.3 Khu du lịch quốc gia Núi Sam ..................................................................................48 2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển khu du lịch quốc gia Việt Nam .....49 2.2.1. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ............................................49 2.2.2. Chủ trương, định hướng phát triển du lịch của địa phương ....................................52 2.2.3. Bộ máy tổ chức quản lý các khu du lịch quốc gia tại Việt Nam ..............................53 2.2.4. Ngân sách chi cho phát triển khu du lịch quốc gia tại Việt Nam ............................56 2.2.5. Sự phát triển nhu cầu du lịch đến các khu du lịch quốc gia ...................................57 2.2.6. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ........................59 2.2.7. Nhận thức của dân cư địa phương tại các khu du lịch quốc gia ............................61 2.3 Phân tích thực trạng chính sách phát triển khu du lịch quốc gia tại Việt Nam ............61 2.3.1 Các chính sách phát triển khu du lịch quốc gia tại Việt Nam ..................................61 2.3.2 Thực trạng quy trình chính sách phát triển khu du lịch quốc gia tại Việt Nam .......73 2.4. Các kết luận qua nghiên cứu thực trạng ......................................................................78 2.4.1. Ưu điểm và nguyên nhân của chính sách phát triển các KDLQG Việt Nam............. 78 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của chính sách phát triển các KDLQG Việt Nam ............. 81 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM ................85 3.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian tới ......................................................................................................85 3.1.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời gian tới ..........85 3.1.2 Phương hướng và mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 .............................................................................................................87 3.2 Định hướng và quan điểm hoàn thiện chính sách phát triển khu du lịch quốc gia tại Việt Nam .......................................................................................................................88 3.2.1 Định hướng phát triển khu du lịch quốc gia Việt Nam .............................................88 3.2.2 Quan điểm hoàn thiện chính sách phát triển khu du lịch quốc gia Việt Nam ..........91 3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính phát triển khu du lịch quốc gia tại Việt Nam ..... 91 3.3.1. Hoàn thiện các chính sách phát triển .....................................................................92 3.3.2. Khuyến khích nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đối với các doanh nghiệp du lịch tại các địa phương có KDLQG .............................................................. 100 3.3.3. Nâng cao nhận thức đối với các hộ người dân sinh sống và làm dịch vụ tại các KDLQG Việt Nam .................................................................................................... 101 3.3.4. Tăng cường quản lý khách du lịch tại các KDLQG Việt Nam ............................. 102
  4. 3.3.5. Đẩy mạnh quy hoạch đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại các KDLQG Việt Nam ......................................................................... 103 3.3.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tại các KDLQG Việt Nam ........... 104 3.3.7. Hoàn thiện công tác thanh tra kiểm tra triển khai thực hiện chính sách phát triển các KDLQG Việt Nam ........................................................................................... 105 3.4. Kiến nghị về chính sách phát triển KDLQG tại Việt Nam đến năm 2030 .............. 105 3.4.1.Kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ VHTTDL và TCDL...................106 3.4.2. Kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan về du lịch của các địa phương có KDLQG KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Các chính sách phát triển du lịch chủ yếu ..........................................................23 Bảng 2.1 Số lượng khách du lịch quốc tế đến KDLQG Việt Nam (2017 – 2018) ..........58 Bảng 2.2 Số lượng khách du lịch nội địa đến KDLQG Việt Nam (2017 – 2018) ...........58 Bảng 3.1 Kế hoạch phát triển các khu du lịch quốc gia Việt Nam giai đoạn năm 2020, tầm nhìn 2030 ..........................................................................................................89 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Quy trình xây dựng chính sách .........................................................................29
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT GDĐT Giáo dục đào tạo HĐND Hội đồng nhân dân KDL Khu du lịch KDLQG Khu du lịch quốc gia LĐTBXH Lao động – Thương binh – Xã hội NCKH Nghiên cứu khoa học Nxb Nhà xuất bản TP Thành phố QG Quốc gia UBND Ủy ban nhân dân VHTTDL Văn hóa – Thể thao và Du lịch
  7. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: Tên đề tài: Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Mã số: CS18 – 05 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Dương Thị Hồng Nhung Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Thương mại Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019 2. Mục tiêu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm phân tích, đánh giá về thực trạng chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia hiện nay để xác lập quan điểm, phương hướng và các nhóm giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia Việt Nam trong thời gian tới. 3. Tính mới và sáng tạo: Đề tài đã hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về chính sách phát triển khu du lịch quốc gia. Đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để đánh giá khách quan thực trạng các chính sách và quy trình chính sách phát triển khu du lịch quốc gia của Việt Nam hiện nay. Đề tài đã đề xuất được các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia Việt Nam giai đoạn 2020-2030. 4. Kết quả nghiên cứu: Đóng góp về mặt lý thuyết, đề tài đã tổng quan được một số khái niệm cơ bản về khu du lịch quốc gia như: Khái niệm, đặc điểm khu du lịch quốc gia; Điều kiện công nhận khu du lịch quốc gia; Nội dung phát triển khu du lịch quốc gia; các vấn đề cơ bản liên quan đến chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia bao gồm các chính sách, quy trình chính sách và các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia. Đóng góp về mặt thực tiễn, đề tài đã sử dụng các thông tin và dữ liệu thứ cấp đánh giá thực trạng chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia Việt Nam trong
  8. thời gian vừa qua. Về giải pháp, trên cơ sở các dự báo về phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và du lịch Việt Nam, đề tài đã nhận dạng các phương hướng và quan điểm để hoàn thiện chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia Việt Nam. Đề tài cũng tập trung đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia Việt Nam trong thời gian tới. Ngoài ra, đề tài còn đề xuất một số kiến nghị đối với các bộ, ban, ngành có liên quan. 5. Sản phẩm: - 01 bài báo đăng Tạp chí khoa học chuyên ngành - 01 báo cáo tổng kết nghiên cứu đề tài 6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu: Phương thức chuyển giao Báo cáo tổng hợp nghiên cứu đề tài sau khi được nghiệm thu chính thức sẽ được chuyển giao toàn bộ tới phòng Quản lý Khoa học, trường Đại học Thương mại. Đồng thời, báo cáo tổng hợp của đề tài sẽ được lưu trữ tại thư viện của Trường Đại học Thương mại phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giáo viên và sinh viên của Nhà trường. Địa chỉ ứng dụng + Tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong việc khai thác tài nguyên tại các khu du lịch quốc gia trong kinh doanh du lịch. + Các trường có đào tạo về quản lý nhà nước về du lịch. + Tài liệu tham khảo cho cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình quản lý hoạt động du lịch và các hoạt động liên quan. Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu - Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo học tập, nghiên cứu. Đặc biệt, đề tài được nghiên cứu để có thể vận dụng trong giảng dạy học phần Kinh tế du lịch tai trường Đại học Thương Mại nói riêng và các trường có giảng dạy về Chính sách phát triển du lịch tại các trường đại học, cao đẳng đào tạo về du lịch nói chung. - Đối với phát triển kinh tế - xã hội
  9. + Đối với Tổng cục Du lịch: Đề tài có thể được sử dụng để hỗ trợ công tác quản lý và khai thác tài nguyên du lịch tại các khu du lịch quốc gia của Việt Nam để phát triển du lịch + Đối với công ty lữ hành du lịch: Đề tài có thể giúp hỗ trợ khai thác tài nguyên, xây dựng và phát triển bền vững các tour du lịch tại các khu du lịch quốc gia trên địa bàn cả nước. + Đối với cộng đồng dân cư sinh sống tại các khu du lịch quốc gia: Đề tài giúp nâng cao nhận thức của người dân trong việc gìn giữ và bảo tồn các giá trị tự nhiên – văn hóa của địa phương, cùng với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại địa phương nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngày 01 tháng 4 năm 2019 Tổ chức chủ trì Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên, đóng dấu) Dương Thị Hồng Nhung
  10. INFORMATION ON RESEARCH RESULTS 1. General information: Project title: Policies for developing Vietnam's national tourist areas: Current situation and solutions Code number: CS18 - 05 Coordinator: Duong Thi Hong Nhung Implementing institution: Thuong mai University Duration: from September 2018 to May 2019 2. Objective(s): The objective of the research is to analyze and evaluate the current status of policies to develop national tourist areas to establish views, orientations and solutions and proposals to improve policies for developing Vietnam's national tourist areas in the coming period. 3. Creativeness and innovativeness: The research has systemized a number of theoretical issues on policies for developing national tourist areas. The research has used qualitative research methods to objectively assess the current status of policies and policies process of policies for developing Vietnam's national tourist areas. The research has proposed solutions and recommendations to improve policies for developing Vietnam's national tourist areas in the period 2020-2030. 4. Research results: In theory, the research has overviewed some basic concepts of national tourist areas such as: Concept, characteristics of national tourist areas; Conditions for recognizing national tourist areas; Content of developing a national tourist area; Basic issues related to policies for developing national tourist areas include policies, policy processes and factors affecting policies to develop national tourist areas. In terms of practical contributions, the research has used secondary information and data to assess the current status of policies to develop Vietnam's national tourist areas in the past time. Regarding the solution, on the basis of forecasts on the direction and objectives of socio-economic and tourism development in Vietnam, the research has identified the orientations and perspectives to improve the policies to develop Vietnam's national tourist areas. The research also focuses on proposing solutions to
  11. improve policies for developing Vietnam's national tourist areas in the coming time. In addition, the research also proposes a number of recommendations to the relevant ministries, departments and agencies. 5. Products: - 01 article published in a specialized scientific reviews - 01 summary report on research topic 6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research results: Transfer alternatives The research’s report after being officially accepted will be transferred to the Department of Science Management, Thuong mai University Besides, the research’s report will be stored in the library of Thuong mai University for research, teaching and learning of lecturers and students of the University. Application institutions + Reference materials for Vietnamese tourism enterprises in exploiting natural resources in national tourist areas in tourism business. + Schools have training on state management on tourism. + Reference materials for state management agencies in the process of managing tourism activities and related activities. Impacts and benefits of research results - For education and training: The research can be used as a reference for studying and research. The research could be used to applied in teaching the Tourism Economics at Thuong mai University in particular and the schools have trained the policy of developing tourism at universities and colleges that training in tourism in general. - For socio-economic development + For the Department of Tourism: The research can be used to support the management and exploitation of tourism resources at Vietnam’s national tourist areas to develop tourism. + For tourism enterprises: The research could support the exploitation of natural resources, sustainable setting up and developing the tours in the national tourist areas throughout the country.
  12. + For the community living in the national tourist areas: The research helps raise people's awareness in preserving the natural and cultural values of the locality, along with tourism enterprises in the locality to bring high economic efficiency. 2rd April, 2019 Host organization Coordinator Duong Thi Hong Nhung
  13. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài Trong nhiều thập kỷ qua, du lịch đã có sự tăng trưởng và đa dạng hóa mạnh mẽ để trở thành một trong những khu vực kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới. Du lịch hiện nay đang không ngừng phát triển gắn liền với số lượng ngày càng nhiều các điểm đến mới. Những động thái này đã biến du lịch thành động lực chính cho sự tiến bộ kinh tế xã hội. Theo tổ chức du lịch thế giới UNWTO, năm 2017, du lịch quốc tế đóng góp 10% GDP toàn cầu, 1/10 việc làm trên toàn thế giới, 7% giá trị xuất khẩu quốc tế, 30% giá trị xuất khẩu ngành dịch vụ, tương ứng 1,4 nghìn tỷ USD. Do đó, du lịch có vai trò quan trọng trong kinh tế thế giới nói chung và kinh tế từng quốc gia đã và đang phát triển nói riêng. Ngoài vai trò kinh tế, du lịch còn được đánh giá là có những đóng góp quan trọng cả về văn hóa – xã hội và chính trị. Đây cũng là ngành được các chính phủ xem xét như một phương tiện thúc đẩy và tăng trưởng việc làm cho người dân, góp phần ổn định xã hội. Vì vậy, kiểm soát và quản lý ngành du lịch đáp ứng nhu cầu phát triển quốc gia luôn cần được khuyến khích và hỗ trợ, nhằm đảm bảo sự phát triển này tương thích với cơ sở hạ tầng, văn hoá và các giá trị địa phương. Đối với các điểm đến du lịch, đặc biệt là các khu du lịch quốc gia, là những khu vực có tài nguyên du lịch đa dạng, đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên hoặc giá trị văn hóa, có ranh giới xác định, có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ chất lượng cao, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách du lịch thì càng cần có sự kiểm soát và quản lý chặt chẽ từ phía nhà nước để đảm bảo phát triển lâu dài và hiệu quả. Như vậy, chính sách quản lý nhà nước đối với các khu du lịch quốc gia là rất cần thiết nhằm đảm bảo ngành du lịch, cũng như các hoạt động du lịch tại đó được phát triển một cách bền vững, công bằng và có trách nhiệm để mang lại những đóng góp tích cực và đáng kể vào sự phát triển của mỗi vùng, mỗi quốc gia, mỗi khu vực và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Theo Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam hiện nay có 46 khu du lịch quốc gia tiềm năng và đã bổ sung thêm một khu du lịch quốc gia tiềm năng là khu du lịch Núi Sam vào năm 2015. Trong đó, tính đến tháng 12 năm 2018, đã có 03 khu du lịch quốc gia chính
  14. thức được công nhận, đó là khu du lịch quốc gia Sapa (Lào Cai), Khu du lịch quốc gia Hồ Tuyền Lâm (Đà Lạt) và Khu du lịch quốc gia Núi Sam (An Giang). Với tài nguyên du lịch phong phú, việc công nhận và tạo điều kiện thuận lợi phát triển các khu du lịch quốc gia, đồng thời đề ra các chính sách quản lý nhằm phát triển du lịch ở đây có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vừa góp phần bảo tồn giá trị tài nguyên du lịch và đảm bảo khai thác hiệu quả và bền vững các yếu tố tài nguyên. Cụ thể, hiện nay, các khu du lịch quốc gia tại Việt Nam đang được thực hiện các chính sách phát triển du lịch như: Chính sách bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch, Chính sách phát triển sản phẩm du lịch, Chính sách đầu tư CSHT và CSVCKT du lịch, Chính sách tài chính, Chính sách xúc tiến quảng bá du lịch, Chính sách hợp tác liên kết, hợp tác phát triển du lịch ... Tuy vậy, việc triển khai chính sách quản lý nhà nước chưa thực sự hiệu quả, nguồn ngân sách của Nhà nước đầu tư vào xây dựng các công trình du lịch tại các khu du lịch quốc gia chưa mang lại lợi ích mong muốn; Hơn nữa chính sách thu hút đầu tư vào du lịch cũng chưa tương xứng với tiềm năng. Bên cạnh đó, hiện tại một số địa phương có điều kiện kinh tế chưa phát triển nên quá trình triển khai các chính sách phát triển du lịch bị ảnh hưởng không nhỏ. Chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực còn hạn chế; Chính sách xúc tiến quảng bá chưa được quan tâm đúng mức cả về chất và lượng; Chính sách đầu tư du lịch chưa kích thích đầu tư kinh doanh du lịch; Chính sách xây dựng sản phẩm mới chưa khuyến khích khai thác tiềm năng du lịch hợp lý, chưa phát triển thị trường du lịch địa phương tương xứng với vị thế và tiềm năng du lịch, chưa thúc đẩy ngành du lịch phát triển... Do đó, sự phát triển du lịch tại các khu du lịch quốc gia hiện nay còn chưa thực sự hiệu quả. Để có điều kiện hội nhập phát triển du lịch với cả nước, trong khu vực và quốc tế, khai thác hiệu quả các tiềm năng du lịch, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước thì việc xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia trong giai đoạn trước mắt và tầm nhìn lâu dài là một yêu cầu hết sức cần thiết và cấp bách. Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học, các đề tài trong và ngoài nước nghiên cứu về sự phát triển du lịch nói chung và phát triển khu du lịch quốc gia nói riêng. Những công trình nghiên cứu này đã cung cấp rất nhiều cơ sở lý luận và quan điểm, cách tiếp cận về sự phát triển du lịch tại đây, bao gồm những vấn đề lý luận về khu du lịch, chính sách phát triển du lịch, tình hình phát triển du lịch…Tuy nhiên cho đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu về chính sách
  15. phát triển các khu du lịch quốc gia tại Việt Nam, vì thế, đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả vừa đảm bảo có sự kế thừa các lý luận khoa học liên quan, vừa có tính mới, không bị trùng lặp với các đề tài trước đây. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn đó, nhóm tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia Việt Nam: thực trạng và giải pháp” cho hướng nghiên cứu đề tài cấp cơ sở của mình. Thông qua nghiên cứu này, nhóm tác giả mong muốn đóng góp một phần vào việc xây dựng và hoàn thiện những chính sách phù hợp để có thể khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch Việt Nam. 2. Tổng quan nghiên cứu đề tài Cho đến thời điểm hiện nay, trên thế giới cũng như ở trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập và bàn thảo về một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến Khu du lịch quốc gia và Chính sách phát triển du lịch. Các nghiên cứu về khu du lịch, khu du lịch quốc gia Trong thời gian vừa qua, đã có một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về khu du lịch, khu du lịch quốc gia. Các công trình nghiên cứu này đã phần nào hệ thống hóa được các khái niệm về du lịch, khu du lịch, về mô hình hoạt động, về những tác động của các khu du lịch đối với tài nguyên thiên nhiên và đối với kinh tế xã hội của khu vực. Những công trình này chủ yếu dưới dạng các bài báo khoa học, các đề tài nghiên cứu, một số sách chuyên khảo và tham khảo. Với những khu du lịch hoặc vùng du lịch ở nước ngoài, các tác giả thường nghiên cứu khái quát về sự phát triển du lịch tại đó và các vấn đề liên quan. Như cuốn “Tourism in Developing Countries”, Nxb International Thomson Business Press, hai tác giả Martin Oppermann và Kye - Sung Chon (1997) đã tập trung phân tích những vấn đề về sự phát triển du lịch tại các điểm đến du lịch ở các khu du lịch của các nước đã và đang phát triển như mối liên hệ giữa chính phủ và du lịch, các mô hình phân tích phát triển du lịch, các phương pháp đo lường phát triển du lịch quốc tế, sự phát triển các điểm đến du lịch như khu nghỉ mát ven đồi hay ven biển, các khu du lịch vùng ngoại ô. Cũng nghiên cứu về phát triển du lịch tại các khu du lịch, cụ thể tại các vùng du lịch nông thôn, các tác giả Stephen J. Page và Don Getz (1997) trong cuốn “The Business of Rural Tourism International Perspectives”, Nxb International Thomson Business Press, đề cập đến những vấn đề chính như: chính sách, kế hoạch của chính phủ và các tác động của kinh doanh du lịch tại vùng nông thôn. Trong đó tác giả phân tích về vấn đề tài chính cũng như quảng bá
  16. cho du lịch tại vùng nông thôn, đồng thời nêu ra một số mô hình mẫu tại các nước như Mỹ, Canada, Trung Quốc, Đức, Úc, Niu Dilân... và một số tác động đối với việc phát triển loại hình du lịch tại khu vực này. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu trong thời gian vừa qua cũng đã khái quát được những vấn đề cơ sở lý luận về khu du lịch và tuyến điểm du lịch nói chung, vai trò và điều kiện hình thành, phát triển các khu và tuyến điểm du lịch Việt Nam, các khu du lịch biển quốc gia và các khu du lịch nói chung. Bên cạnh đó, các đề tài nói trên đã đúc kết được những kinh nghiệm thực tiễn về phát triển các khu du lịch khác nhau tại các quốc gia điển hình trên thế giới để từ đó tổng kết, đúc kết thành những bài học kinh nghiệm quý giá trong khai thác và phát triển du lịch tại các khu du lịch của Việt Nam. Có thể kể đến như đề tài NCKH cấp Bộ của Viện nghiên cứu phát triển du lịch năm 2004 về “Phương hướng phát triển du lịch - Nghiên cứu xây dựng tiêu chí các khu, tuyến, điểm du lịch ở Việt Nam” đã tổng hợp hệ thống lý luận về khu, tuyến, điểm du lịch: Các khái niệm về khu, tuyến, điểm du lịch; vai trò, ý nghĩa của các khu, tuyến, điểm du lịch đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam; Các điều kiện để hình thành, phát triển và quản lý các khu, tuyến, điểm du lịch; Những nhóm tiêu chí chính để xây dựng khu, tuyến, điểm du lịch. Đúc kết kinh nghiệm thực tiễn của một số nước trong việc xác định tiêu chí xây dựng các khu, tuyến, điểm du lịch (chủ yếu nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước như Trung Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ...) làm cơ sở cho việc xác định tiêu chí xác định và quản lý các khu, tuyến, điểm du lịch ở Việt Nam. Trong khi đó, đề tài NCKH cấp Bộ của Viện nghiên cứu phát triển du lịch (tác giả Lê Văn Minh) năm 2006 về “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch” cũng đưa ra một số cơ sở lý luận về khu du lịch nhưng nghiên cứu sâu hơn ở góc độ đầu tư phát triển khu du lịch. Bên cạnh đó, đề tài đã tổng hợp kinh nghiệm của một số quốc gia điển hình trong việc quản lý tài nguyên và phát triển du lich, trong đầu tư phát triển du lịch, trong việc huy động sự tham gia của cộng đồng để phát triển du lịch tại các khu du lịch. Cũng về các khu du lịch, nhưng đề tài NCKH cấp Bộ của Viện nghiên cứu phát triển du lịch năm 2011 về “Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển QG tại vùng du lịch Bắc Trung bộ” lại tiến hành tổng hợp và hệ thống những vấn đề cơ sở lý luận về phát triển khu du lịch biển, đánh giá đặc điểm các khu du lịch QG biển tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ và các nhân tố tác động đến nó trong quá trình phát triển, đồng thời cũng tiến hành tổng kết kinh nghiệm phát triển của một số khu du lịch QG biển nước ngoài.
  17. Ngoài việc đưa ra những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý và phát triển các khu du lịch nói chung và một số khu du lịch đặc trưng, như khu du lịch biển, những đề tài nói trên cũng đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại các khu du lịch cụ thể và đưa ra các nhóm giải pháp phù hợp. Cụ thể, đề tài NCKH cấp Bộ của Viện nghiên cứu phát triển du lịch năm 2004 về “Phương hướng phát triển du lịch - Nghiên cứu xây dựng tiêu chí các khu, tuyến, điểm du lịch ở Việt Nam” đã đánh giá hiện trạng phát triển các khu, tuyến, điểm du lịch ở Việt Nam qua các khía cạnh chính: Thực trạng công tác phát triển và khai thác các khu, tuyến, điểm du lịch; Hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến công tác quản lý du lịch nói chung, quản lý phát triển các khu, tuyến, điểm du lịch nói riêng. Từ đó đề xuất tiêu chí xây dựng các khu, tuyến, điểm du lịch ở Việt Nam như: Tiêu chí xây dựng các khu du lịch biển; Tiêu chí xây dựng các khu du lịch núi; Tiêu chí xây dựng các khu du lịch hỗn hợp. Còn đề tài NCKH cấp Bộ của Viện nghiên cứu phát triển du lịch năm 2011 về “Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung bộ” lại tập trung nghiên cứu về các khu du lịch biển quốc gia vùng du lịch Bắc Trung Bộ; Đề tài đã đánh giá thực trạng phát triển các khu du lịch quốc gia biển tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ, xác định những tồn tại thách thức trong quá trình phát triển, trên cơ sở đó đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển các khu du lịch quốc gia biển tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ đến năm 2020. Trong khi đó, đề tài NCKH cấp Bộ của Viện nghiên cứu phát triển du lịch năm 2006 về “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch” đã phân tích và đánh giá về thực trạng đầu tư phát triển du lịch của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, từ đó làm căn cứ đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển khu du lịch của Việt Nam trong thời gian tới. Các nghiên cứu về chính sách phát triển du lịch, chính sách phát triển khu du lịch Để phát triển du lịch thì rất cần những chính sách hỗ trợ. Vì thế, nghiên cứu về các chính sách du lịch là một trong những hướng nghiên cứu khá phổ biến trên thế giới hiện nay khi tìm hiểu, nghiên cứu về phát triển du lịch. Các chính sách hỗ trợ sẽ đảm bảo quản lý và phát triển du lịch theo đinh hướng chung của mỗi quốc gia, từ đó đạt được sự phát triển bền vững và mang lại hiệu quả. Đây là công cụ quản lý của nhà nước đối với sự phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch tại các vùng, các khu du lịch nói riêng. Có thể kể đến bản báo cáo “Governing National Tourism Policy” của tác giả David Scowsill (2015) trong World Travel &
  18. Tourism Council, ông đã nghiên cứu xu hướng quản lý du lịch quốc gia, sự hợp tác giữa nhà nước, tư nhân và các bên liên quan khác trong lĩnh vực du lịch, thông qua một số ví dụ thực tế về cơ chế hợp tác, phát triển và quản lý trong nội bộ Chính phủ, cũng như sự hợp tác với các thành phần tư nhân để hoạch định chiến lược, xây dựng chính sách, từ đó phát triển các chính sách hợp tác nhằm hỗ trợ các thành phần liên quan đạt được sự phát triển cân bằng trong những năm tới. Cũng cùng quan điểm về thành phần và yếu tố cấu thành chính sách du lịch, tác giả S. Medlik (1995) trong cuốn sách “Managing Tourism” xuất bản bởi Butterworth - Heinemann Ltd, cho rằng: Trong du lịch, các chính sách phải dựa trên một kết hợp chặt chẽ các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội và các đối tượng phạm vị lãnh thổ không gian. Những đối tượng này phải được đặt vào một khuôn khổ mang tính quyết định mà chức năng chính của nó là đạt được mục tiêu với những ý nghĩa cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Thiết lập chính sách trong du lịch không phải là một nhiệm vụ phức tạp của chính phủ, mà sự phức tạp là bởi việc phát triển phải thông qua sự hợp tác với các tổ chức du lịch và trong ngành du lịch. Ngoài ra, cuốn sách còn đề cập về khái niệm sản phẩm, sự cạnh tranh trong ngành hàng không, sự quảng bá sản phẩm và điểm đến, sự quản lý du lịch, giới hạn cũng như thách thức đối với ngành du lịch. Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế xã hội trên nhiều mặt và nhiều lĩnh vực khác nhau mà trong đó du lịch là một lĩnh vực rất được coi trọng và quan tâm. Tuy nhiên, để có thể thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển xứng tầm với tiềm lực sẵn có thì cần phải có một chiến lược đúng đắn và những chính sách phù hợp. Thông qua nhiều công trình khác nhau, trong thời gian qua đã có nhiều tác giả nghiên cứu về hệ thống chính sách đối với phát triển du lịch và khu du lịch. Những công trình này đã phần nào tóm lược, phân tích những hạn chế cũng như nguyên nhân còn tồn tại trong các chính sách du lịch, trong đó thường tập trung vào các nhóm chính sách cụ thể, tiếp cận ở các lĩnh vực khác nhau nhưng có liên quan đến sự phát triển du lịch. Các nhóm chính sách này bao gồm: - Chính sách về vốn và tài chính để phát triển du lịch: Để phát triển du lịch đòi hỏi phải có nguồn vốn và tài chính phù hợp để đầu tư, thực thi và phát triển các hoạt động du lịch và ngành du lịch Việt Nam. Về chính sách đầu tư, đánh giá về hệ thống chính sách có vai trò quan trong. Trong đề tài khoa học cấp Bộ (2013) của Bộ VHTTDL về “Hệ thống chính sách đầu tư, tài chính ngành VHTTDL và gia đình trong giai đoạn hiện nay: Thực trạng và giải pháp”, tác giả Hồ Việt Hà đã phân tích vai trò của chính sách đầu tư, tài chính đối với sự phát triển ngành VHTTDL và gia
  19. đình trong giai đoạn hiện nay; Giới thiệu một số tiêu chí cơ bản để làm cơ sở đánh giá các quy định pháp lý về đầu tư, tài chính ngành trong ngành VHTTDL và gia đình; Tổng quan kinh nghiệm của một số nước trong việc xây dựng, ban hành và thực thi chính sách đầu tư, tài chính nhằm quản lý và phát triển ngành VHTTDL và gia đình, trên cơ sở đó phân tích và rút ra bài học vận dụng cho Việt Nam; Tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về đầu tư, tài chính trong lĩnh vực VHTTDL, gia đình. Phân tích những mặt được, chưa được của hệ thống chính sách này và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó. Đánh giá khái quát tình hình đầu tư, tài chính của ngành VHTTDL và gia đình giai đoạn 2006 - 2013, trong đó tập trung phân tích tình hình đầu tư, tài chính từ nguồn NSNN, từ các hình thức đầu tư, tài chính gián tiếp khác của nhà nước và từ các nguồn vốn xã hội hóa. Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống chính sách đầu tư, tài chính đối với ngành VHTTDL và gia đình. Về các kênh huy động vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho phát triển du lịch, tác giả Nguyễn Thị Bằng (1996), trong Luận án phó tiến sĩ Kinh tế, Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội của về “Những giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển ngành Du lịch Việt Nam ” đã phân tích thực trạng huy động vốn và sử dụng vốn đầu tư phát triển du lịch trước năm 1996 và đề xuất được các giải pháp về huy động vốn và sử dụng vốn đầu tư, làm cơ sở xây dựng các chính sách của Nhà nước cho đầu tư phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2005. Nội dung luận án đã đề cập đến huy động vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư cho du lịch trong giai đoạn trước (trước năm 2005) và đề xuất, kiến nghị các định hướng về chính sách nhằm huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển du lịch Việt Nam cho các giai đoạn sau đó. Bên cạnh nguồn vốn đầu tư, các chính sách, giải pháp tài chính mà ngành du lịch Việt Nam đã áp dụng trong thời gian vừa qua cũng là nội dung quan trọng trong nghiên cứu chính sách phát triển du lịch. Tác giả Chu Văn Yêm (2004) trong luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính về “Các giải pháp tài chính nhằm phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010”, đã phân tích thực trạng du lịch Việt Nam từ năm 1996 đến 2002; đánh giá những kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra hạn chế và nguyên nhân phát triển du lịch Việt Nam, đặc biệt những giải pháp tài chính mà ngành Du lịch Việt Nam đã áp dụng nhưng chưa đạt được hiệu quả cao. Từ thực trạng phát triển du lịch Việt Nam và thực trạng áp dụng những giải pháp tài chính, tác giả đã đề xuất một số giải pháp tài chính để phát triển du lịch Việt Nam đến năm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2