TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG<br />
KHOA NÔNG NGHIỆP & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN<br />
BỘ MÔN CHĂN NUÔI & THÚ Y<br />
<br />
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG<br />
<br />
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG<br />
TRONG THỨC ĂN CỦA DÊ THỊT<br />
Ở AN GIANG<br />
<br />
NGUYỄN BÌNH TRƯỜNG<br />
<br />
AN GIANG, THÁNG 12 – 2016<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG<br />
KHOA NÔNG NGHIỆP & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN<br />
BỘ MÔN CHĂN NUÔI & THÚ Y<br />
<br />
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG<br />
<br />
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG<br />
TRONG THỨC ĂN CỦA DÊ THỊT<br />
Ở AN GIANG<br />
<br />
Chủ nhiệm đề tài:<br />
ThS. NGUYỄN BÌNH TRƯỜNG<br />
<br />
AN GIANG, THÁNG 12 - 2016<br />
<br />
Đề tài nghiên cứu khoa học “Khảo sát thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của<br />
dê thịt ở An Giang”, do tác giả Nguyễn Bình Trường và cộng tác viên Nguyễn Bá Trung<br />
công tác tại Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên Thiên nhiên, Bộ môn Chăn nuôi thú y<br />
thực hiện. Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên cứu và được Hội đồng Khoa học và Đào<br />
tạo Trường Đại học An Giang thông qua ngày 07/12/2016.<br />
<br />
Thƣ ký<br />
<br />
Phản biện 1<br />
<br />
Phản biện 2<br />
<br />
Chủ tịch Hội đồng<br />
<br />
i<br />
<br />
LỜI CẢM TẠ<br />
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm tạ Ban Giám Hiệu, Phòng Quản lý<br />
Khoa học và Hợp tác Quốc tế và Phòng Tài vụ đã khuyến khích, quan tâm sát sao<br />
và tạo nhiều cơ hội giúp tôi thực hiện đề tài này.<br />
Chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên<br />
Thiên nhiên, Ban chủ nhiệm Bộ môn Chăn nuôi Thú y và Văn phòng Khoa Nông<br />
nghiệp ủng hộ, đôn đốc và tạo điều kiện thuận lợi nhất để đề tài này đạt tiến độ<br />
đúng kế hoạch.<br />
Xin cảm ơn cộng tác viên chính của đề tài này: Thầy Nguyễn Bá Trung và<br />
nhóm sinh viên DH14CN giúp chúng tôi hoàn thành nghiên cứu.<br />
Trân trọng cảm tạ!<br />
An Giang, ngày 15 tháng 12 Năm 2016<br />
Ngƣời thực hiện<br />
<br />
Nguyễn Bình Trƣờng<br />
<br />
ii<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đề tài “Khảo sát thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của dê thịt ở An Giang”<br />
được thực hiện từ tháng 01–11/2016 trong tỉnh An Giang với 2 nội dung chính: Khảo<br />
sát tình hình chăn nuôi dê tại nông hộ ở tỉnh An Giang và so sánh khả năng tăng trọng<br />
của dê thịt trên các nguồn protein bổ sung<br />
Nội dung 01: được tiến hành trên đàn dê nuôi trong 90 hộ tại 3 huyện (Tịnh Biên,<br />
Phú Tân và Tân Châu) tỉnh An Giang, từ tháng 02/2015 đến tháng 05/2015. Kết quả cho<br />
thấy, giống dê Bách Thảo và con lai phổ biến nhất với 91,6%, chăn nuôi với mục đích<br />
sinh sản và bán thịt có tỉ lệ cao nhất là 74,4% trên tổng số hộ được khảo sát. Khối lượng<br />
dê trên 12 đến dưới 24 tháng tuổi của dê đực là 39±18,1 kg và dê cái là 33±7,47kg, khối<br />
lượng dê sơ sinh đực và cái là 2,19±0,73 và 1,84±0,61 kg. Tuổi đẻ lứa đầu của đàn dê<br />
khoảng 11,6±1,85 tháng và mùa sinh sản từ tháng 1-4 và từ tháng 8-12 hàng năm.<br />
Nguồn thức ăn cho dê rất đa dạng với 14 loại thức ăn, giá trị CP cỏ Ruzi cao nhất với<br />
14% và 8 loại thức ăn bổ sung với giá trị CP cao nhất là xác đậu nành 21%.<br />
Nội dung 02: Qua kết quả của thí nghiệm thể hiện rõ lượng thức ăn tiêu thụ của<br />
nghiệm thức có bổ sung TAHH là thấp nhất (308 g/ngày) nhưng lượng CP tiêu thụ cao<br />
nhất (63,1 gDM) đã cho tăng trọng cao nhất giữa các nghiệm thức (56,7 g/ngày). Điều<br />
này thể hiện rõ hơn trên chỉ tiêu tỉ lệ tiêu hoá DM, CP, NDF lần lược là 78,5%; 70,2%;<br />
70,1% và 80,4% đều cao hơn các nghiệm thức còn lại. Thức ăn bổ sung có ảnh hưởng<br />
đến khả năng tăng trọng và tiêu hoá của dê thịt. Bổ sung TAHH với tỉ lệ 1% khối lượng<br />
dê thịt cho kết quả tốt nhất và cho lợi nhuận cao nhất…<br />
Từ khoá: dê, tăng trọng, tiêu hoá, VA06<br />
<br />
iii<br />
<br />