intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Tác động của chất lượng thể chế lên đầu tư công ở các tỉnh /thành của Việt Nam

Chia sẻ: Cho Gi An Do | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

41
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu áp dụng phương pháp GMM sai phân bảng Arellano-Bond để đánh giá thực nghiệm tác động của thể chế lên đầu tư công cho 52 tỉnh/thành ở Việt Nam trong giai đoạn 2005–2014.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Tác động của chất lượng thể chế lên đầu tư công ở các tỉnh /thành của Việt Nam

QT6.2/KHCN1-BM17<br /> <br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH<br /> HỘI ĐỒNG KHOA HỌC<br /> ISO 9001 : 2008<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> BÁO CÁO TỔNG KẾT<br /> ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ<br /> LÊN ĐẦU TƯ CÔNG<br /> Ở CÁC TỈNH /THÀNH CỦA VIỆT NAM<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Chủ nhiệm đề tài: HUỲNH VĂN MƯỜI MỘT<br /> Chức danh: Giảng viên<br /> Đơn vị: Phòng Quản trị Thiết bị<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Trà Vinh, ngày tháng 02 năm 2017<br /> QT6.2/KHCN1-BM17<br /> <br /> <br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH<br /> HỘI ĐỒNG KHOA HỌC<br /> <br /> ISO 9001 : 2008<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> BÁO CÁO TỔNG KẾT<br /> ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ<br /> LÊN ĐẦU TƯ CÔNG<br /> Ở CÁC TỈNH /THÀNH CỦA VIỆT NAM<br /> <br /> <br /> <br /> Xác nhận của cơ quan chủ quản Chủ nhiệm đề tài<br /> (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Huỳnh Văn Mười Một<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Trà Vinh, ngày tháng 02 năm 2017<br /> <br /> 2<br /> TÓM TẮT<br /> <br /> <br /> Nghiên cứu áp dụng phương pháp GMM sai phân bảng Arellano-Bond để đánh<br /> giá thực nghiệm tác động của thể chế lên đầu tư công cho 52 tỉnh/thành ở Việt<br /> Nam trong giai đoạn 2005 – 2014. Kết quả ước lượng cho thấy thể chế có tác<br /> động dương ý nghĩa lên đầu tư công ở mẫu tổng thể, miền Bắc và miền Trung,<br /> trong khi tác động của nó là âm có ý nghĩa lên đầu tư công ở miền Nam. Nghiên<br /> cứu cũng phát hiện một số yếu tố như chi thường xuyên, nguồn thu ngân sách,<br /> chỉ số giá tiêu dùng và độ mở thương mại có tác động lên đầu tư công ở các<br /> tỉnh/thành. Các phát hiện này đưa ra một số hàm ý quan trọng cho chính quyền<br /> ở các tỉnh/thành liên quan đến cải cách thể chế và đầu tư công địa phương.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 4<br /> MỤC LỤC<br /> <br /> Trang<br /> Thông tin chung về đề tài 3<br /> Tóm tắt 4<br /> Danh mục các từ viết tắt 6<br /> Danh mục bảng biểu 7<br /> Lời cám ơn 8<br /> PHẦN MỞ ĐẦU 9<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài 9<br /> 2. Tổng quan nghiên cứu 11<br /> 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 11<br /> 2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 11<br /> 3. Mục tiêu 15<br /> 4. Đối tương, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 15<br /> 4.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 15<br /> 4.2. Quy mô nghiên cứu 15<br /> 4.3. Phương pháp nghiên cứu 15<br /> PHẦN NỘI DUNG 17<br /> 1. Mô hình và dữ liệu nghiên cứu 17<br /> 2. Kết quả nghiên cứu 21<br /> PHẦN KẾT LUẬN 28<br /> 1. Kết quả đề tài và thảo luận 28<br /> 2. Kiến nghị 29<br /> Tài liệu tham khảo 30<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 5<br /> DANH MỤC BẢNG BIỂU<br /> <br /> Tên bảng Trang<br /> <br /> Bảng 1: Thống kê mô tả các biến 20<br /> <br /> Bảng 2: Ma trận tương quan giữa các biến 20<br /> <br /> Bảng 3: Kết quả ước lượng GMM sai phân dữ liệu bảng 23<br /> Arellano-Bond cho tổng thể mẫu (52 tỉnh/thành)<br /> <br /> Bảng 4: Kết quả ước lượng GMM sai phân dữ liệu bảng 25<br /> Arellano-Bond cho khu vực miền Bắc (20 tỉnh/thành)<br /> <br /> Bảng 5: Kết quả ước lượng GMM sai phân dữ liệu bảng 26<br /> Arellano-Bond cho khu vực miền Trung (15 tỉnh/thành)<br /> <br /> Bảng 6: Kết quả ước lượng GMM sai phân dữ liệu bảng 27<br /> Arellano-Bond cho khu vực miền Nam (17 tỉnh/thành)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 6<br /> DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT<br /> <br /> <br /> CPI : Provincial Competitiveness Index<br /> Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh<br /> <br /> FDI : Foreign Direct Investment<br /> Đầu tư trực tiếp nước ngoài<br /> <br /> GDP : Gross Domestic Product<br /> Tổng sản phẩm quốc nội<br /> <br /> GMM : Generalized Method of Moments<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 7<br /> LỜI CẢM ƠN<br /> <br /> <br /> Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, Tác giả chân thành cảm ơn:<br /> <br /> <br /> - Các Giáo sư, Thầy, Cô giảng dạy các chuyên đề NCS Khóa 2014 tại Trường<br /> Đại học Kinh tế TP.HCM.<br /> - Quý lãnh đạo, Ban Quản lý đề tài nghiên cứu khoa học, Phòng Khoa học<br /> Công nghệ Trường Đại học Trà Vinh.<br /> - Các đồng nghiệp tại Khoa Kinh tế, Luật và Phòng Quản trị Thiết bị Trường<br /> Đại học Trà Vinh.<br /> - Các bạn NCS Khóa 2014 tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.<br /> <br /> <br /> Đã tận tình giảng dạy, hỗ trợ giúp đỡ Tác giả trong thời gian thực hiện đề tài.<br /> Xin chân thành cảm ơn!<br /> <br /> <br /> Tác giả<br /> Huỳnh Văn Mười Một<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 8<br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> <br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Đầu tư công có vị trí quan trọng, nhất là trong giai đoạn đầu phát triển<br /> kinh tế - xã hội của bất cứ quốc gia và nhà nước nào. Hầu hết các nghiên cứu<br /> tại các nước phát triển đều nhận định đầu tư công có tác động tích cực đến<br /> tăng trưởng kinh tế, trong khi đó một số nghiên cứu ở các nước đang phát<br /> triển và chuyển đổi cho thấy có kết quả khác nhau về vai trò của đầu tư công.<br /> Theo Grigoli & Mills (2014), thể chế đóng vai trò quan trọng trong việc<br /> quyết định liệu đầu tư công sẽ sinh ra nguồn vốn có năng suất hay chỉ là sự<br /> đầu tư lãng phí và kém hiệu quả cho nền kinh tế. Grigoli và Mills cho rằng<br /> các cơ chế về thể chế sẽ quyết định liệu các dự án có được phân tích về mặt<br /> chi phí – lợi ích chặt chẽ để đánh giá lợi ích kinh tế và xã hội của chúng hay<br /> không, liệu chúng có được thực thi kịp tiến độ, liệu các quá trình mua sắm<br /> trang thiết bị có đúng quy định, liệu chúng có phù hợp với chi phí dự toán và<br /> liệu chúng có được bảo trì đầy đủ. Vì thế, với một nền tảng thể chế yếu kém,<br /> rủi ro đưa đến là đầu tư công được dùng để phục vụ cho lợi ích của tầng lớp<br /> quan chức, dẫn đến việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của quốc gia có<br /> chất lượng thấp. Ngoài ra, các nhà chính trị sẽ tìm mọi cách để trục lợi khi<br /> vẫn còn quyền lực và tất nhiên điều này xảy ra nhiều hơn ở các quốc gia với<br /> thể chế yếu kém và dẫn đến sự thất thoát của vốn đầu tư công.<br /> Vậy chất lượng thể chế có tác động đến đầu tư công như thế nào? Grigoli<br /> & Mills (2014) cho rằng giữa đầu tư công và chất lượng thể chế có mối quan<br /> hệ nghịch và chất lượng quản trị thấp làm gia tăng tính thay đổi của đầu tư<br /> công. Xu & Yao (2015) phát hiện các trưởng làng đến từ hai dòng tộc lớn<br /> nhất ở một làng nọ (đại diện cho chất lượng thể chế của địa phương) làm gia<br /> tăng đáng kể chi tiêu công địa phương và mối quan hệ này càng mạnh hơn<br /> khi các dòng tộc có vẻ gắn kết hơn. Arslan & Sağlam (2011) kết luận tham<br /> nhũng có tác động dương đến đầu công ở Thổ Nhĩ Kỳ. Như vậy, một số<br /> nghiên cứu trên thế giới cho thấy tùy vào bộ dữ liệu thể chế và đặc điểm của<br /> từng quốc gia mà chất lượng thể chế có tác động thúc đẩy hoặc làm giảm đầu<br /> tư công.<br /> Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với nhịp độ khá cao, tính bình quân<br /> giai đoạn 2001 – 2010 mỗi năm GDP tăng 7,26%; do ảnh hưởng của khủng<br /> <br /> 9<br /> hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng GDP có giảm xuống kể từ năm 2008.<br /> Sự tăng trưởng kinh tế cao và liên tục trong thời gian khá dài đó chủ yếu nhờ<br /> có tỷ lệ tích lũy và đầu tư lớn. So với một số nước trong khu vực Đông và<br /> Đông Nam Á, tỷ trọng đầu tư trong GDP của Việt Nam thuộc loại đứng đầu.<br /> Xét về cơ cấu thì khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong<br /> tổng đầu tư xã hội; theo số liệu năm 2000, cơ cấu này là Kinh tế nhà nước<br /> 59,1%, Kinh tế ngoài nhà nước 22,9 %; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài<br /> 18%; đến năm 2010 các con số tương ứng là Kinh tế nhà nước 38,1%, Kinh<br /> tế ngoài nhà nước 36,1 %; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 25,8%<br /> (Nguyễn Đức Kiên, 2014).<br /> Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định ba trọng tâm đột phá trong<br /> đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế gắn với tái cơ cấu là: thể chế kinh tế thị<br /> trường, cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực. Đại hội XII của Đảng<br /> khẳng định lại chủ trương: “ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại đồng bộ,<br /> tổng thể nền kinh tế và các ngành, các lĩnh vực gắn với đổi mới mô hình tăng<br /> trưởng; tập trung vào các lĩnh vực quan trọng: cơ cấu lại đầu tư với trọng tâm<br /> là đầu tư công; …” (Văn kiện Đại hội đại biệu toàn quốc lần thứ XII). Đại<br /> hội XII cũng xác định mục tiêu đến năm 2020 là : “phấn đấu cơ bản hoàn<br /> thiện đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa theo các<br /> tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế;<br /> bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa nhà nước<br /> và thị trường…”(Văn kiện Đại hội đại biệu toàn quốc lần thứ XII).<br /> Tại Việt Nam, các nghiên cứu về tác động của chất lượng thể chế lên đầu<br /> tư công vẫn chưa có nghiên cứu thực hiện. Nguyễn Đức Thành và Đinh<br /> Tuấn Minh (2011) chỉ đánh giá tác động của cơ chế đầu tư lên đầu tư công.<br /> Hai tác giả cho rằng đầu tư công của Việt Nam có xu hướng tăng nhưng lại<br /> kém hiệu quả có nguyên nhân bắt nguồn từ cơ chế đầu tư, đồng thời đưa ra<br /> khuyến nghị chính sách nhằm đổi mới thể chế, cơ chế và những giải pháp<br /> chấn chỉnh, hoàn thiện, tái cấu trúc lĩnh vực đầu tư công. Nguyễn Quốc Việt<br /> và Chu Thị Nhường (2012) nghiên cứu tác động của tham nhũng đến quy mô<br /> và chất lượng của đầu tư công tại Việt Nam, tác giả tiếp cận dưới góc độ kinh<br /> tế học thể chế. Tuy nhiên, nghiên cứu này nhấn mạnh về tác động của tham<br /> nhũng đến đầu tư công. Vấn đề đặt ra ở đây là chất lượng thể chế có tác động<br /> như thế nào lên đầu tư công ở các tỉnh/thành của Việt Nam? Liệu có sự khác<br /> biệt gì không về tác động này giữa ba miền Bắc, Trung và Nam?<br /> <br /> <br /> 10<br /> Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu này, đề tài đánh giá thực nghiệm tác<br /> động của chất lượng thể chế (thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh -<br /> PCI) lên đầu tư công với các biến kiểm soát như chi thường xuyên, nguồn<br /> thu ngân sách, lực lượng lao động, GDP bình quân đầu người thực, độ mở<br /> thương mại, chỉ số giá tiêu dùng, và cơ sở hạ tầng cho 52 tỉnh/thành của Việt<br /> Nam trong giai đoạn 2005 – 2014 thông qua phương pháp ước lượng GMM<br /> sai phân bảng Arellano-Bond và so sánh tác động này giữa ba khu vực: miền<br /> Bắc, miền Trung và miền Nam.<br /> 2. Tổng quan nghiên cứu<br /> 2.1.Tình hình nghiên cứu trong nước<br /> Nguyễn Đức Thành và Đinh Tuấn Minh (2011) nghiên cứu về thực trạng<br /> đầu tư công ở Việt Nam và tác động của cơ chế đầu tư công đối với tình<br /> trạng đầu tư công của Việt Nam, bằng các số liệu thống kê từ năm 2000-<br /> 2010, nghiên cứu kết luận đầu tư công của Việt Nam có xu hướng tăng<br /> nhưng lại kém hiệu quả có nguyên ngân bắt nguồn từ cơ chế đầu tư đồng thời<br /> đưa ra khuyến nghị chính sách nhằm đổi mới thể chế, cơ chế và những giải<br /> pháp chấn chỉnh, hoàn thiện, tái cấu trúc lĩnh vực đầu tư công trong một vài<br /> năm tới.<br /> Nguyễn Quốc Việt và Chu Thị Nhường (2012) phân tích tác động của<br /> tham nhũng đến quy mô và chất lượng của đầu tư công tại Việt Nam. Nghiên<br /> cứu kế thừa phương pháp hồi quy theo mô hình tuyến tính của Tanzi và<br /> Davoodi (1997, 1998); sử dụng dữ liệu thống kê Việt Nam giai đoạn 1995-<br /> 2010, nghiên cứu kết luận tham nhũng có mối quan hệ cùng chiều với đầu tư<br /> công; mức độ tham nhũng cao tỷ lệ thuận với tăng quy mô đầu tư và chất<br /> lượng đầu tư suy giảm.<br /> 2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước<br /> Đầu tư công được xem là một công cụ điều hành vĩ mô của chính phủ và<br /> có ảnh hưởng mạnh đến các hoạt động kinh tế và tăng trưởng của một quốc<br /> gia. Theo đó, hầu hết các chính phủ sử dụng đầu tư công vào việc phát triển<br /> cơ sở hạ tầng, vào việc phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng y tế để<br /> thúc đẩy các hoạt động kinh tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Các<br /> nghiên cứu hiện nay trên thế giới về tác động của thể chế lên đầu tư công còn<br /> khá hạn chế và có hai hướng nghiên cứu chính, một là xem xét tác động của<br /> <br /> <br /> <br /> 11<br /> tham nhũng lên đầu tư công và hai là đánh giá tác động của quản trị<br /> công/chất lượng thể chế lên đầu tư công.<br /> Tác động của tham nhũng lên đầu tư công<br /> Các nghiên cứu như Tanzi & Davoodi (1998), Chakraborty & Dabla-<br /> Norris (2009), De la Croix và Delavallade (2009), Dartanto (2010), Arslan &<br /> Sağlam (2011) và Haque & Kneller (2014) đều cho rằng tham nhũng cao đưa<br /> đến đầu tư công nhiều hơn. Các tác giả này đều nhận định gia tăng đầu tư<br /> công là phương cách để các quan chức phụ trách trục lợi. Có thể có nhiều<br /> nguyên nhân khiến cho việc tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư công tăng lên<br /> nhưng một điều có thể thấy là việc quản lý, giám sát và kiểm tra yếu kém<br /> trong quá trình mua sắm trang thiết bị và quá trình thực hiện các dự án đầu tư<br /> công góp phần quan trọng cho sự phát triển của tham nhũng.<br /> Tham nhũng, đặc biệt tham nhũng chính trị, làm móp méo toàn bộ quá<br /> trình ra quyết định gắn với các dự án đầu tư công (Tanzi & Davoodi, 1998).<br /> Mức độ móp méo tăng lên ở những nơi có chất lượng thể chế giám sát yếu<br /> kém. Tanzi và Davoodi sử dụng phương pháp OLS để đánh giá tác động của<br /> tham nhũng lên đầu tư công cho 95 quốc gia từ 1982 đến 1995. Bằng chứng<br /> thực nghiệm cho thấy tham nhũng càng cao thì đầu tư công càng cao. Thêm<br /> vào đó, tham nhũng được cho là nguyên nhân cản trở các quốc gia nghèo bắt<br /> kịp các quốc gia giàu có (De la Croix & Delavallade, 2009). Trong bài viết<br /> của mình, De la Croix và Delavallade đưa ra một mô hình lý thuyết để xem<br /> xét tác động của tham nhũng lên phân bổ đầu tư công, các yếu tố quyết định<br /> mang tính pháp lý và chính trị của chúng. Để minh chứng, các tác giả sử<br /> dụng phương pháp ước lượng 2SLS và dữ liệu bảng gồm 62 quốc gia trong<br /> giai đoạn 1996 – 2004 để đánh giá thực nghiệm vấn đề này. Kết quả phân<br /> tích và thực nghiệm cho thấy tham nhũng đưa đến các kiểu móp méo ngân<br /> sách khác nhau tùy theo chất lượng của thể chế luật pháp và chính trị và trình<br /> độ phát triển. Vì thế, có thể nói đầu tư của khu vực công là môi trường béo<br /> bở để các quan chức trục lợi. Cụ thể, Arslan & Sağlam (2011) cho rằng ở<br /> Thổ Nhĩ Kỳ sự gia tăng của tham nhũng khiến cho việc đầu tư công cũng<br /> tăng lên. Để minh chứng, Arslan và Sağlam xem xét mối quan hệ giữa tham<br /> nhũng và đầu tư công ở Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 1975 – 2007 bằng phân<br /> tích đồng liên kết Johansen. Kết quả phân tích đồng liên kết cho thấy bằng<br /> chứng về một mối quan hệ dài hạn giữa tham nhũng và đầu tư công. Mặt<br /> <br /> <br /> <br /> 12<br /> khác, kết luận được rút ra là tham nhũng có tác động dương đến đầu công ở<br /> Thổ Nhĩ Kỳ.<br /> Để làm rõ tác động của tham nhũng lên đầu tư công, nhiều mô hình lý<br /> thuyết và thực nghiệm đã được phát triển. Chakraborty & Dabla-Norris<br /> (2009) phát triển một mô hình tăng trưởng nội sinh chỉ ra trình độ phát triển,<br /> tham nhũng và chất lượng đầu tư kém có sự phụ thuộc lẫn nhau. Khung lý<br /> thuyết của họ cũng minh họa việc quản lý đầu tư công kém hiệu quả làm<br /> giảm năng suất, chèn lấn đầu tư tư nhân và làm giảm tốc độ tăng trưởng.<br /> Trong khi đó, Haque & Kneller (2014) phát triển một mô hình tăng trưởng<br /> nội sinh với thông tin bất cân xứng giữa chính phủ và bộ máy quan liêu trong<br /> đó các viên chức có thể đưa ra các báo cáo giả dối về việc đấu thầu mua sắm<br /> có chi phí cao và chất lượng cao mà thực chất là các sản phẩm có chi phí thấp<br /> và chất lượng thấp. Điều này làm giảm chất lượng dịch vụ công, làm tăng chi<br /> tiêu công và làm sụt giảm kinh tế. Các tác giả sử dụng phương pháp ước<br /> lượng 3SLS và bộ dữ liệu bảng gồm 63 quốc gia trong giai đoạn 1980 – 2003<br /> để kiểm định mô hình lý thuyết này. Kết quả cho thấy tham nhũng làm gia<br /> tăng đầu tư công. Tuy vậy, Dartanto (2010) sử dụng các chiến lược hỗn hợp<br /> của cân bằng Nash để làm rõ mối quan hệ giữa tham nhũng và đầu tư công.<br /> Theo đó, Dartanto cho rằng mối quan hệ giữa tham nhũng và đầu tư công có<br /> thể vừa dương vừa âm tùy vào mức tham nhũng. Để có thể làm rõ vấn đề này<br /> hơn, tác giả sử dụng bộ dữ liệu khảo sát năm 2004 ở 21 tỉnh/thành (phỏng<br /> vấn 1.305 doanh nhân) và năm 2006 ở 32 tỉnh/thành (phỏng vấn 1.760 doanh<br /> nhân) ở Indonesia và phương pháp ước lượng OLS. Kết quả ước lượng cho<br /> thấy mối quan hệ giữa tham nhũng và đầu tư công có dạng phi tuyến bậc hai.<br /> Theo đó, đầu tư công tiến tới mức thấp nhất khi chỉ số tham nhũng nằm trong<br /> khoảng 4.42 – 4.64.<br /> Tác động của chất lượng thể chế lên đầu tư công<br /> Hầu hết các tác giả nghiên cứu vấn đề này đều nhận định đầu tư công có<br /> mối quan hệ nghịch với chất lượng thể chế. Theo đó, ở những quốc gia nào<br /> mà chất lượng thể chế yếu kém thì mức đầu công cao hơn và ngược lại.<br /> Nguyên nhân là các chính phủ có thể xem đầu tư công như là phương tiện để<br /> trục lợi, mang lại lợi ích cho một vài cá nhân (Keefer & Knack, 2007; Grigoli<br /> & Mills, 2014). Keefer & Knack (2007) cho rằng ở những nước có chất<br /> lượng quản trị công kém, không có bầu cử trạnh tranh thì mức đầu tư công<br /> cao. Để mình chứng điều này, Keefer và Knack đánh giá thực nghiệm tác<br /> <br /> <br /> 13<br /> động của quản trị công lên đầu tư công thông qua phương pháp ước lượng<br /> OLS và bộ dữ liệu trong giai đoạn1974 – 1998. Để lý giải cho kết quả này,<br /> hai tác giả lập luận rằng các chính phủ sử dụng đầu tư công không hiệu quả,<br /> xem đầu tư công như là phương tiện để trục lợi. Bằng chứng này cũng cho<br /> thấy việc gia tăng đầu tư công thường đi kèm với việc quản lý yếu kém. Vì<br /> vậy, hai tác giả cho rằng việc mở rộng đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư công<br /> trong nước sẽ có ít tác động đến tăng trưởng kinh tế. Hai tác giả khuyến nghị<br /> là các nguồn đầu tư cơ sở hạ tầng có lượng vốn đầu tư công lớn nên đi kèm<br /> với các chương trình chống tham nhũng để đảm bảo các nguồn lực được đầu<br /> tư hiệu quả. Song song đó Grigoli & Mills (2014) nhận thấy chất lượng quản<br /> trị thấp làm gia tăng tính thay đổi của đầu tư công và ủng hộ giả thuyết cho<br /> rằng chính phủ sử dụng đầu tư công như một phương tiện để trục lợi. Để làm<br /> rõ nhận định, Grigoli và Mills đánh giá tác động của chất lượng thể chế lên<br /> đầu tư công thông qua việc sử dụng dữ liệu bảng của 144 quốc gia trong giai<br /> đoạn 1984-2008 và phương pháp ước lượng OLS và GMM. Kết quả ước<br /> lượng xác nhận một mối quan hệ nghịch giữa đầu tư công và chất lượng thể<br /> chế.<br /> Trái với các nghiên cứu của Keefer & Knack (2007) và Grigoli & Mills<br /> (2014) sử dụng các biến đo lường chất lượng thể chế đến từ quản trị công của<br /> chính phủ, Xu & Yao (2015) sử dụng các biến chất lượng thể chế đến từ mối<br /> quan hệ giữa các dòng tộc trong làng xã của Trung Quốc để nghiên cứu tác<br /> động của chất lượng thể chế lên đầu tư công. Theo hai tác giả này, các thể<br /> chế chính thống, các quy tắc và chuẩn mực được thiết lập và thực thi bởi các<br /> nhóm xã hội có thúc đẩy quản trị công địa phương tốt hơn trong môi trường<br /> mà tính dân chủ còn thấp hoặc tính quan liêu cao? Hai tác giả cho rằng câu<br /> hỏi này khó mà trả lời bởi vì có nhiều thách thức trong việc định nghĩa và đo<br /> lường các thể chế chính thống và xác định các tác động nhân quả của chúng.<br /> Để làm rõ nhận định của mình, hai tác giả nghiên cứu tác động của các nhóm<br /> dòng tộc, một trong những đại diện quan trọng nhất của các thể chế chính<br /> thống ở các vùng nông thôn Trung Quốc, lên việc chi tiêu hàng hóa công địa<br /> phương. Bằng cách sử dụng bộ dữ liệu bảng của 220 làng mạc Trung Quốc<br /> từ năm 1986 đến năm 2005 và phương pháp ước lượng OLS và fixed effects,<br /> hai tác giả phát hiện các trưởng làng đến từ hai dòng tộc lớn nhất ở một làng<br /> nọ làm gia tăng đáng kể chi tiêu công địa phương, mối quan hệ này càng<br /> mạnh hơn khi các dòng tộc có vẻ gắn kết hơn.<br /> <br /> <br /> <br /> 14<br /> Kết luận:<br /> Các nghiên cứu trong nước chú ý đầu tư công (hoặc chi tiêu công) đến<br /> tăng trưởng kinh tế, đánh giá hiệu quả đầu tư công hay tác động của tham<br /> nhũng đến đầu tư công. Các nghiên nước ngoài về tác động của thể chế lên<br /> đầu tư công còn khá hạn chế và có hai hướng nghiên cứu chính, một là xem<br /> xét tác động của tham nhũng lên đầu tư công và hai là đánh giá tác động của<br /> quản trị công/chất lượng thể chế lên đầu tư công. Tuy nhiên, cho đến nay<br /> chưa có nghiên cứu đi sâu xem xét tác động của thể chế đến đầu tư công đến<br /> các tỉnh /thành của Việt Nam.<br /> 3. Mục tiêu<br /> Mục tiêu chung: Đánh giá tác động của chất lượng thể chế lên đầu tư<br /> công ở các tỉnh/thành của Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2014.<br /> • Mục tiêu cụ thể 1: Đánh giá thực nghiệm tác động của chất lượng thể<br /> chế lên đầu tư công cho mẫu tổng thể gồm 52 tỉnh/thành ở Việt Nam<br /> trong giai đoạn 2005 - 2014.<br /> • Mục tiêu cụ thể 2: So sánh tác động này cho ba khu vực ở Việt Nam<br /> (miền Bắc, miền Trung và miền Nam).<br /> 4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu<br /> 4.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu là chất lượng thể chế và đầu tư công ở 52<br /> tỉnh/thành của Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2014 . Các biến kiểm soát như<br /> chi thường xuyên, nguồn thu ngân sách, lực lượng lao động, GDP bình quân đầu<br /> người, độ mở thương mại, chỉ số giá tiêu dùng, và cơ sở hạ tầng.<br /> 4.2.Quy mô nghiên cứu<br /> Quy mô dự kiến là tất cả các tỉnh/thành của Việt Nam, tuy nhiên trong<br /> quá trình thu thập dữ liệu, chỉ có thể nghiên cứu trên 52 tỉnh thành của Việt<br /> Nam.<br /> 4.3.Phương pháp nghiên cứu<br /> Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với phương pháp hồi<br /> quy D-GMM.<br /> Phương pháp hồi quy GMM sai phân được phát triển bởi Arellano và<br /> Bond (1995) và Blundell và Bond (1998) để xử lý các vấn đề này. Phương pháp<br /> <br /> 15<br /> hồi quy GMM sai phân dữ liệu bảng Arellano-Bond sử dụng các độ trễ thích<br /> hợp của các biến được công cụ (instrumented variables) để tạo nên các biến<br /> công cụ (instruments). Ngoài ra nó còn khai thác dữ liệu gộp của bảng và không<br /> ràng buộc độ dài chuỗi dữ liệu thời gian của các đơn vị bảng trong bảng dữ liệu.<br /> Điều này cho phép sử dụng một cấu trúc trễ thích hợp để thai thác đặc tính động<br /> của dữ liệu.<br /> Tính phù hợp của các biến công cụ trong ước lượng GMM sai phân dữ<br /> liệu bảng được đánh giá thông qua thống kê Sargan và thống kê Arellano-Bond.<br /> Kiểm định Sargan với giả thuyết null H0: biến công cụ có tính ngoại sinh, nghĩa<br /> là nó không tương quan với sai số. Vì thế p-value của thống kê Sargan càng lớn<br /> càng tốt. Kiểm định Arellano-Bond được dùng để phát hiện tự tương quan chuỗi<br /> ở sai phân bậc 1. Vì thế, kết quả kiểm định tương quan chuỗi bậc một AR(1)<br /> không cần quan tâm trong khi tự tương quan chuỗi bậc hai AR(2) được kiểm<br /> định dựa trên chuỗi sai phân bậc 1 của sai số để phát hiện hiện tượng tự tương<br /> quan bậc một của nó.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 16<br /> PHẦN NỘI DUNG<br /> 1.Mô hình và dữ liệu nghiên cứu<br /> 1.1.Mô hình nghiên cứu<br /> Để đánh giá tác động của chất lượng thể chế lên đầu tư công cho các<br /> tỉnh/thành ở Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2014, đề tài thực hiện mô hình<br /> ước lượng sau:<br /> <br /> <br /> GINV: biến đầu tư công và INS: biến chất lượng thể chế.<br /> Phương trình (1) là mô hình động. ΔGINV= GINVit – GINVit-1 là sai phân<br /> bậc nhất của GINV, đại diện cho tốc độ gia tăng của đầu tư công; GINVit-1 ở phía<br /> bên phải của phương trình đại diện mức đầu tư công ban đầu; Xit là vector bao<br /> gồm các biến kiểm soát, bao gồm chi thường xuyên, nguồn thu ngân sách, lực<br /> lượng lao động, GDP bình quân đầu người, độ mở thương mại, chỉ số giá tiêu<br /> dùng và cơ sở hạ tầng; ηi là sai số không quan sát được (đặc điểm riêng của từng<br /> tỉnh/thành, bất biến theo thời gian) và ζit là sai số quan sát được.<br /> Có nhiều vấn đề nghiêm trọng về kinh tế lượng từ việc ước lượng các<br /> phương trình thực nghiệm (1) như sau:<br /> (1) Một số biến như chẳng hạn chi thường xuyên, nguồn thu ngân sách có<br /> thể là các biến nội sinh (có mối quan hệ hai chiều giữa các biến này với biến đầu<br /> tư công). Vì thế, các biến nội sinh này có thể tương quan với đại lượng sai số,<br /> đưa đến hiện tượng nội sinh.<br /> (2) Các đặc tính vùng miền, bất biến theo thời gian (các tác động cố định)<br /> như là địa lý, văn hóa và nhân chủng học, có thể tương quan với các biến giải<br /> thích. Các tác động cố định này hiện diện trong đại lượng sai số ηi của các<br /> phương trình thực nghiệm.<br /> (3) Sự hiện diện của biến trễ của biến phụ thuộc GINVit-1 đưa đến khả<br /> năng tự tương quan cao.<br /> (4) Dữ liệu bảng có thời gian quan sát ngắn (T = 10) và số lượng các đơn<br /> vị bảng (các tỉnh/thành) lớn (N = 52).<br /> Tất cả 4 vấn đề trên có thể khiến hồi quy OLS không nhất quán và ước<br /> lượng bị chệch và phương pháp GMM sai phân sẽ khắc phục được các vấn đề<br /> trên.<br /> <br /> <br /> 17<br /> 1.2. Dữ liệu nghiên cứu<br /> Bộ dữ liệu nghiên cứu được trích xuất để hình thành dữ liệu bảng của 52<br /> tỉnh/thành trong giai đoạn 2005 – 2014 từ Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO).<br /> Có 11 trong số 63 tỉnh/thành bị loại bỏ khỏi dữ liệu nghiên cứu do số liệu không<br /> đầy đủ. Các biến trong mô hình nghiên cứu được xác định và tính toán như sau:<br /> • Đầu tư công (GINV): vốn đầu tư công, đây là khoản chi đầu tư phát triển<br /> tại địa phương. Biến này dùng dưới dạng tỷ lệ % của GDP.<br /> • Chất lượng thể chế (PCI): đây là chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh. Chỉ số này có<br /> được từ các cuộc khảo sát Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Việt Nam,<br /> được thực hiện kết hợp bởi Cơ quan phát triển quốc tế của Hoa Kỳ và<br /> Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, để đánh giá và xếp hạng các<br /> chính quyền địa phương dựa vào môi trường luật lệ của các tỉnh/thành<br /> nhằm giúp cho sự phát triển của khu vực tư nhân. Chỉ số PCI được sử<br /> dụng trong khá nhiều nghiên cứu về quản trị công của các tỉnh/thành ở<br /> Việt Nam như Malesky & Taussig (2009), Malesky (2008), Tran et al.<br /> (2008), Vu et al. (2007), Nguyen & van Dijk (2012), Dang (2013), và<br /> Nguyen (2015a). Biến này được sử dụng dưới dạng chỉ số khảo sát được<br /> công bố.<br /> • Chi thường xuyên (GEXP): chi thường xuyên của địa phương. Biến này<br /> được dùng dưới dạng % của GDP.<br /> • Nguồn thu ngân sách (GREV): nguồn thu ngân sách chủ yếu từ thuế của<br /> tỉnh/thành. Biến này được dùng dưới dạng % của GDP.<br /> • Lực lượng lao động (LABO): tỷ lệ giữa người trong độ tuổi lao động (15<br /> – 64) và tổng dân số của một tỉnh/thành (%).<br /> • GDP bình quân đầu người thực (GDP): biến này đại diện cho tăng trưởng<br /> kinh tế ở một tỉnh/thành. Biến được sử dụng dưới dạng logarithm.<br /> • Độ mở thương mại (OPEN): tỷ lệ giữa tổng xuất nhập khẩu và GDP của<br /> tỉnh/thành (%). Biến này đại diện cho chính sách mở cửa của một<br /> tỉnh/thành.<br /> • Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): đại diện cho lạm phát của tỉnh/thành. Biến<br /> được sử dụng dưới dạng logarithm.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 18<br /> • Cơ sở hạ tầng (TELE): Cơ sở hạ tầng có thể được đo lường theo nhiều<br /> cách khác nhau như độ dài của đường cao tốc trên 1 kilomet vuông (Du et<br /> al., 2008), chiều dài của đường ray xe lửa (Kuzmina et al., 2014) hoặc số<br /> thuê bao điện thoại trên 100 dân (Bissoon, 2011; Nguyen, 2015a &<br /> 2015b). Biến này đại diện cho sự phát triển cơ sở hạ tầng ở một quốc gia.<br /> Trong nghiên cứu này, biến này được lấy theo số thuê bao điện thoại trên<br /> 100 dân và đại diện cho sự phát triển của cơ sở hạ tầng ở tỉnh/thành. Biến<br /> được dùng dưới dạng logarithm.<br /> Ngoài hai biến chính trong mô hình nghiên cứu (chất lượng thể chế và<br /> đầu tư công), các biến kiểm soát sau được lựa chọn và sử dụng dựa trên các<br /> nghiên cứu trước đó như: nguồn thu ngân sách (Grigoli & Mills, 2014), lực<br /> lượng lao động (Keefer & Knack, 2007; De la Croix & Delavallade, 2009;<br /> Dartanto, 2010; Grigoli & Mills, 2014), GDP bình quân đầu người (Keefer &<br /> Knack, 2007; Dartanto, 2010; Grigoli & Mills, 2014), chỉ số giá tiêu dùng<br /> (Keefer & Knack, 2007; Grigoli & Mills, 2014), cơ sở hạ tầng (Grigoli & Mills,<br /> 2014). Thêm vào đó, bài viết còn đưa thêm hai biến chi thường xuyên và độ mở<br /> thương mại vào để nghiên cứu.<br /> Thống kê mô tả các biến được trình bày trong Bảng 1. Kết quả cho thấy<br /> đầu tư công trung bình ở các tỉnh/thành ở Việt Nam chiếm tỷ lệ khoảng 6.44%<br /> GDP. Đây là tỷ lệ cũng ở mức vừa phải. Tuy nhiên mức chênh lệch giữa tỉnh có<br /> mức đầu tư cao nhất và thấp nhất là khá lớn, 27.274% so với mức 0.831%. Số<br /> liệu thống kê từ Tổng cục thống kê Việt Nam 2014 cho thấy phần lớn đầu tư<br /> công cao tập trung ở các tỉnh miền núi như Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú<br /> Thọ và các tỉnh thuộc miền Trung như Ninh Thuận, Đăk Nông, đa phần các tỉnh<br /> này có chất lượng cơ sở hạ tầng chưa tốt. Đáng chú ý cũng có sự chênh lệch khá<br /> cao ở chất lượng thể chế giữa tỉnh có chất lượng thể chế tốt nhất và tỉnh có chất<br /> lượng thể chế thấp nhất với mức 77.2 điểm và 37.96 điểm. Trong những năm<br /> gần đây, những tỉnh được xem là có chất lượng thể chế khá tốt phần lớn tập<br /> trung ở khu vực phía Nam (Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, An Giang,<br /> Bình Dương,…). Đáng chú ý một số tỉnh phía Bắc có sự nâng cao chất lượng<br /> thể chế khá tốt như Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Ninh Bình, Bắc Ninh.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 19<br /> Bảng 1: Thống kê mô tả các biến<br /> Các biến Số quan Giá trị Độ lệch Nhỏ Lớn<br /> sát trung bình chuẩn nhất nhất<br /> Đầu tư công (GINV) 520 6.446 4.488 0.831 27.274<br /> Chất lượng thể chế (PCI) 520 57.236 6.287 37.96 77.2<br /> Chi thường xuyên (GEXP) 520 12.379 6.983 1.021 51.583<br /> Thu ngân sách (GREV) 520 27.613 14.823 5.576 98.279<br /> Lực lượng lao động (LABO) 520 55.765 4.890 36.62 67.396<br /> GDP bình quân đầu người (GDP) 520 25.329 31.962 7.262 298.691<br /> Độ mở thương mại (OPEN) 520 87.820 117.98 1.052 894.168<br /> Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 520 110.462 6.325 99.2 140<br /> Cơ sở hạ tầng (TELE) 520 623.200 130.73 338.7 1135.29<br /> <br /> <br /> <br /> Bảng 2: Ma trận tương quan giữa các biến<br /> GINV PCI GEXP GREV LABO GDP OPEN CPI TELE<br /> GINV 1.00<br /> <br /> PCI -.025 1.00<br /> <br /> GEXP .546*** -.332*** 1.00<br /> <br /> GREV .396*** .057 .279*** 1.00<br /> <br /> LABO -.169*** .009 .262*** -.070 1.00<br /> <br /> GDP -.349*** .388*** -.588*** -.085* -.096 1.00<br /> <br /> OPEN -.175*** .307*** -.345*** .033 .091** .415*** 1.00<br /> <br /> CPI .082* -.102** .037 .035 -.040 -.116*** -.025 1.00<br /> <br /> TELE -.214*** .289*** -.282*** .061 .131*** .541*** .243*** .011 1.00<br /> *** **<br /> , và * mức ý nghĩa ở sai biệt thống kê lần lượt là 1%, 5% và 10%.<br /> <br /> Ma trận hệ số tương quan giữa các biến được cho trong Bảng 2. Ngoại trừ<br /> chất lượng thể chế, tất cả các hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc<br /> lập đều có ý nghĩa thống kê. Theo đó, chi thường xuyên, nguồn thu ngân sách,<br /> chỉ số giá tiêu dùng có tương quan dương trong khi lực lượng lao động, tăng<br /> trưởng kinh tế, độ mở thương mại và cơ sở hạ tầng có tương quan âm với đầu tư<br /> công. Ngoài ra, độ lớn của tất cả các hệ số tương quan giữa các biến độc lập nhỏ<br /> <br /> <br /> 20<br /> hơn 0.8, giúp loại trừ khả năng đa cộng tuyến giữa các biến này. Vì vậy, nghiên<br /> cứu quyết định sử dụng tất cả các biến trong mô hình thực nghiệm.<br /> 2.Kết quả nghiên cứu<br /> Kết quả ước lượng từ phương pháp GMM sai phân bảng Arellano – Bond<br /> được trình bày trong Bảng 3. Dấu dương của hệ số ước lượng của chất lượng thể<br /> chế ngược với dấu âm của hệ số tương quan giữa chất lượng thể chế và đầu tư<br /> công trong Bảng 2. Điều này cho thấy có sự hiện diện của hiện tượng nội sinh<br /> giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp GMM<br /> sai phân bảng Arellano – Bond với các biến công cụ có thể phù hợp cho mô hình<br /> thực nghiệm này.<br /> Để đánh giá tính phù hợp của biến công cụ trong ước lượng GMM sai<br /> phân và tính tự tương quan chuỗi của sai số, nghiên cứu thực hiện kiểm định<br /> Sargan và kiểm định Arellano – Bond. Các kết quả từ những kiểm định này<br /> (Bảng 3, Bảng 4, Bảng 5 và Bảng 6) cho thấy tất cả các giả thuyết null đều bị<br /> bác bỏ (p-value có giá trị lớn hơn 0.1). Vì thế, các biến công cụ là phù hợp và<br /> không có hiện tượng tự tương quan chuỗi ở sai phân bậc hai.<br /> Kết quả ước lượng tác động của chất lượng thể chế lên đầu tư công cho<br /> mẫu tổng thể được trình bày trong Bảng 3. Theo đó, (1) Biến trễ của đầu tư công<br /> có tác động âm ý nghĩa lên đầu tư công, xác định sự hội tụ về tỷ lệ đầu tư công<br /> theo GDP ở các tỉnh/thành của Việt Nam; (2) Chất lượng thể chế có tác động<br /> dương ý nghĩa lên đầu tư công; (3) Chi thường xuyên, nguồn thu ngân sách, và<br /> chỉ số giá tiêu dùng có tác động dương ý nghĩa trong khi độ mở thương mại có<br /> tác động âm ý nghĩa lên đầu tư công.<br /> Kết quả ước lượng cho mẫu tổng thể ở Bảng 3 cho thấy chất lượng thể<br /> chế có tác động thúc đẩy sự gia tăng của đầu tư công ở các tỉnh/thành nói chung<br /> ở Việt Nam. Điều này cũng khá phù hợp nghiên cứu của Xu & Yao (2015) khi<br /> cho thấy rằng việc gia tăng chất lượng thể chế thúc đẩy việc đầu tư công nhiều<br /> hơn. Tuy nhiên, kết quả này cũng trái ngược với các nghiên cứu của Keefer &<br /> Knack (2007) và Grigoli & Mills (2014) cho rằng việc tăng cường chất lượng<br /> thể chế sẽ làm giảm đầu tư công. Vậy điều này sẽ được lý giải như thế nào cho<br /> trường hợp của Việt Nam? Thứ nhất, đầu tư công có tác động dương lên tăng<br /> trưởng kinh tế bởi vì nó góp phần vào cải thiện và duy trì chất lượng cơ sở hạ<br /> tầng để thúc đẩy các hoạt động kinh tế và gia tăng tích lũy vốn con người thông<br /> qua các dự án đầu tư công trong y tế và giáo dục (Blankenau & Simpson, 2004).<br /> <br /> <br /> 21<br /> Một số nghiên cứu thực nghiệm gần đây cũng cho thấy đầu tư công có tác động<br /> dương ý nghĩa lên tăng trưởng kinh tế (Fatima, 2012; Phetsavong và Ichihashi,<br /> 2012; Uddin & Aziz, 2014 và Abiad et al., 2015). Abiad et al. (2015) khẳng<br /> định sự gia tăng của đầu tư công góp phần vào tăng trưởng kinh tế ở 17 quốc gia<br /> OECD cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn, đặc biệt là đầu tư công còn thúc đẩy đầu<br /> tư tư nhân và làm giảm thất nghiệp. Điều này cho thấy đầu tư công đóng vai trò<br /> quan trọng trong nền kinh tế. Thứ hai, trong thời gian qua, có thể nhận thấy đầu<br /> tư công là một trong các công cụ điều hành vĩ mô của Chính phủ Việt Nam.<br /> Trong những năm suy giảm kinh tế, thất nghiệp cao, Chính phủ Việt Nam đẩy<br /> mạnh chi tiêu thông qua đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng và tạo nhiều việc<br /> làm. Thứ ba, Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư & Lê Hoàng Phong (2014) khẳng<br /> định đầu tư công có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong dài<br /> hạn. Như vậy, ngoài việc làm giảm khả năng trục lợi của những người phụ trách,<br /> việc nâng cao chất lượng thể chế cũng giúp cho việc đầu tư công ở Việt Nam<br /> tăng lên, và điều này cuối cùng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.<br /> Bên cạnh chi đầu tư thì chi thường xuyên cũng là một khoản tiêu dùng<br /> của chính phủ. Thành phần của nó khá đa dạng, bao gồm các khoản chi cho<br /> hành chính, chi cho các hoạt động trong giáo dục, khoa học và công nghệ. Bose<br /> et al. (2007) lập luận trong lý thuyết tăng trưởng rằng giáo dục, khoa học, công<br /> nghệ, môi trường và y tế là những yếu tố quan trọng cho triển vọng kinh tế trong<br /> tương lai. Kết quả thực nghiệm ở Bảng 3 cho thấy là chi thường xuyên có tác<br /> động thúc đẩy đầu tư công ở mức ý nghĩa 1%.<br /> Mặc dù nguồn thu ngân sách của chính phủ có thể gây móp méo nền kinh<br /> tế và cản trở tăng trưởng kinh tế (Barro, 1990; Jin & Zou, 2005) nhưng nó lại là<br /> nguồn thu quan trọng giúp chính phủ vận hành nền kinh tế và sử dụng nó cho<br /> các hoạt động của mình như chi thường xuyên và chi đầu tư. Kết quả ước lượng<br /> ở mẫu tổng thể chỉ ra nguồn thu ngân sách của các tỉnh/thành có tác động thúc<br /> đẩy sự gia tăng của đầu tư công. Điều này cũng khá hợp lý vì đầu tư công của<br /> các tỉnh/thành một phần lấy từ nguồn thu ngân sách nên khi nguồn thu tăng thì<br /> việc chi đầu tư cũng tăng theo.<br /> Độ mở thương mại ở mẫu tổng thể cho thấy có tác động âm ý nghĩa ở<br /> mức 1% lên đầu tư công. Do thiếu các nguồn lực vốn và công nghệ cao để thúc<br /> đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo nhiều việc làm, chính quyền các tỉnh/thành luôn<br /> thực hiện việc nâng cao chất lượng thể chế và cải cách chính sách mở cửa theo<br /> hướng thông thoáng hơn để thu hút nhiều nguồn vốn FDI từ các nước trong khu<br /> <br /> <br /> 22<br /> vực và trên thế giới. Kết quả việc nâng cao chất lượng thể chế và chính sách mở<br /> cửa thông thoáng hiện nay ở Việt Nam có tác động thúc đẩy dòng vốn FDI<br /> (Nguyen, 2015c). Tuy nhiên, cũng có các bằng chứng thực nghiệm cho thấy<br /> dòng vốn FDI chèn lấn nguồn vốn trong nước (Eregha, 2012; Hanif và<br /> Jalaluddin, 2014). Điều này có thể phù hợp với tình hình Việt Nam hiện nay.<br /> Theo đó, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nhà nước có xu hướng đảm<br /> nhận các dự án đầu tư mà các khu vực khác không có khả năng hoặc không mặn<br /> mà thực hiện và nhường các dự án đầu tư mà các khu vực khác có thể thực hiện<br /> được và tốt hơn. Điều này cho thấy độ mở thương mại (đại diện cho chính sách<br /> mở cửa) làm giảm đầu tư công thông qua tác động gián tiếp đến từ dòng vốn<br /> FDI.<br /> Lạm phát có thể bóp méo việc chi tiêu công vào cơ sở hạ tầng (Hefner &<br /> Burson, 1990). Trong điều kiện mọi thứ không đổi, khi lạm phát tăng lên, chính<br /> phủ phải bỏ ra một lượng vốn đầu tư nhiều hơn để có thể hoàn thành công trình<br /> cho trước. Điều này cho thấy lạm phát khiến lượng vốn đầu tư công tăng lên.<br /> Kết quả ước lượng cho mẫu tổng thể cũng cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (đại diện<br /> cho lạm phát) có tác động dương ý nghĩa ở mức 5% lên đầu tư công.<br /> Bảng 3: Kết quả ước lượng GMM sai phân dữ liệu bảng Arellano-Bond<br /> cho tổng thể mẫu (52 tỉnh/thành)<br /> Biến phụ thuộc: Δ Đầu tư công<br /> Coef. Std. Err. p-value<br /> Đầu tư công (-1) -1.331*** 0.065 0.000<br /> Chất lượng thể chế 0.069** 0.034 0.045<br /> Chi thường xuyên 0.336*** 0.070 0.000<br /> Thu ngân sách 0.110*** 0.026 0.000<br /> Lực lượng lao động -0.252 0.261 0.335<br /> GDP bình quân đầu người 0.015 0.032 0.636<br /> Độ mở thương mại -0.021*** 0.008 0.010<br /> Chỉ số giá tiêu dùng 0.046** 0.023 0.044<br /> Cơ sở hạ tầng 0.004 0.003 0.234<br /> <br /> <br /> <br /> 23<br /> Obs 364<br /> AR(2) test 0.331<br /> Sargan test 0.432<br /> *** **<br /> , và * mức ý nghĩa ở sai biệt thống kê lần lượt là 1%, 5% và 10%.<br /> <br /> Để so sánh tác động của chất lượng thể chế lên đầu tư công ở ba khu vực<br /> Bắc, Trung và Nam, nghiên cứu thực hiện hồi qui cho từng khu vực riêng lẻ. Kết<br /> quả ước lượng được trình bày trong các Bảng 4, Bảng 5 và Bảng 6. Một số kết<br /> quả chính cho thấy như sau:<br /> (1) Biến trễ đầu tư công có tác động âm ý nghĩa lên đầu tư công ở cả ba<br /> miền, khẳng định sự hội tụ về tỷ lệ của đầu tư công theo GDP không chỉ diễn ra<br /> ở khắp các tỉnh/thành trên cả nước mà còn ở mỗi khu vực Bắc, Trung và Nam.<br /> (2) Tác động của chất lượng thể chế lên đầu tư công dương có ý nghĩa ở<br /> miền Bắc và miền Trung trong khi ở miền Nam có ý nghĩa âm.<br /> (3) Chi thường xuyên có tác động dương ý nghĩa lên đầu tư công ở cả ba<br /> khu vực miền Bắc, Trung và Nam trong khi chỉ số giá tiêu dùng có ảnh hưởng<br /> dương ý nghĩa ở khu vực miền Trung và miền Nam. Ngoài ra, nguồn thu ngân<br /> sách có tác động ý nghĩa dương ở miền Trung và âm ở miền Nam và độ mở<br /> thương mại có tác động âm ý nghĩa ở miền Bắc.<br /> Kết quả ước lượng ở Bảng 4 và 5 chỉ ra chất lượng thể chế ở khu vực<br /> miền Bắc và miền Trung có tác động dương ý nghĩa lên đầu tư công. Kết quả<br /> này hoàn toàn nhất quán và phù hợp với kết quả được chỉ ra ở mẫu tổng thể.<br /> Như vậy, việc cải cách và nâng cao chất lượng thể chế ở khu vực miền Bắc và<br /> miền Trung sẽ giúp nâng cao lượng đầu tư công.<br /> Trái lại với kết quả ở mẫu tổng thể và hai khu vực miền Bắc và Trung, kết<br /> quả ước lượng ở Bảng 6 cho thấy chất lượng thể chế ở khu vực miền Nam có tác<br /> động âm ý nghĩa lên đầu tư công. Một số nghiên cứu cho thấy tham nhũng có<br /> tác động dương ý nghĩa lên đầu tư công (Tanzi & Davoodi, 1998; Dartanto,<br /> 2010; Arslan & Sağlam, 2011; Haque & Kneller, 2014). Điều này có nghĩa là sự<br /> gia tăng của đầu tư công gắn liền với mức gia tăng của tham nhũng và hành vi<br /> trục lợi của một số quan chức. Như vậy, việc nâng cao chất lượng thể chế là để<br /> hạn chế và tiến tới ngăn ngừa hành vi trục lợi và tham nhũng. Do vậy, sự gia<br /> tăng của chất lượng thể chế có thể dẫn đến sự sụt giảm của đầu tư công. Kết quả<br /> <br /> <br /> 24<br /> này phù hợp với các nghiên cứu trước đó như Keefer & Knack (2007), Grigoli<br /> & Mills (2014).<br /> Giống như kết quả ước lượng ở mẫu tổng thể, chi thường xuyên ở ba khu<br /> vực miền Bắc, Trung và Nam có tác động thúc đẩy đầu tư công. Điều này cho<br /> thấy chi thường xuyên cũng là một yếu tố tác động dương có ý nghĩa của đầu tư<br /> công ở Việt Nam. Tương tự, chỉ số giá tiêu dùng ở khu vực miền Trung và miền<br /> Nam cũng có tác động dương ý nghĩa lên đầu tư công. Kết quả này trước đó<br /> cũng được chỉ ra trong mẫu tổng thể. Điều này cho thấy lạm phát cũng đóng vai<br /> trò quan trọng trong đầu tư công ở Việt Nam.<br /> Nguồn thu ngân sách có tác động dương ý nghĩa lên đầu tư công ở miền<br /> Trung. Kết quả này giống như kết quả đã được thể hiện ở mẫu tổng thể. Tuy<br /> nhiên, trái ngược với kết quả này, ở khu vực miền Nam, nguồn thu ngân sách lại<br /> làm giảm đầu tư công. Điều này có thể là khi nguồn thu ngân sách tăng lên, chi<br /> đầu tư có thể không tăng vì chính quyền địa phương phải dành nhiều cho chi<br /> thường xuyên hơn đến từ chi cho giáo dục và y tế.<br /> Tương tự như mẫu tổng thể, độ mở thương mại ở khu vực miền Bắc có<br /> tác động âm ý nghĩa lên đầu tư công. Điều này cho thấy việc tăng cường chính<br /> sách mở cửa thông thoáng sẽ làm giảm đi đầu tư công và lượng đầu tư này có<br /> thể được bù đắp bằng nguồn vốn đầu tư FDI đến từ nước ngoài vào các lĩnh vực<br /> phát triển cơ sở hạ tầng như được đề cập trước đó ở mẫu tổng thể.<br /> Bảng 4: Kết quả ước lượng GMM sai phân dữ liệu bảng Arellano-Bond<br /> cho khu vực miền Bắc (20 tỉnh/thành)<br /> Biến phụ thuộc: Δ Đầu tư công<br /> Coef. Std. Err. p-value<br /> Đầu tư công (-1) -1.328*** 0.114 0.000<br /> Chất lượng thể chế 0.136* 0.080 0.092<br /> Chi thường xuyên 0.704** 0.274 0.011<br /> Thu ngân sách -0.075 0.077 0.331<br /> Lực lượng lao động -0.646 0.391 0.100<br /> GDP bình quân đầu người 0.043 0.034 0.212<br /> Độ mở thương mại -0.017* 0.008 0.054<br /> <br /> <br /> 25<br /> Chỉ số giá tiêu dùng 0.040 0.037 0.282<br /> Cơ sở hạ tầng -0.003 0.004 0.429<br /> Obs 160<br /> AR(2) test 0.278<br /> Sargan test 0.600<br /> *** **<br /> , và * mức ý nghĩa ở sai biệt thống kê lần lượt là 1%, 5% và 10%.<br /> <br /> <br /> Bảng 5: Kết quả ước lượng GMM sai phân dữ liệu bảng Arellano-Bond<br /> cho khu vực miền Trung (15 tỉnh/thành)<br /> Biến phụ thuộc: Δ Đầu tư công<br /> Coef. Std. Err. p-value<br /> Đầu tư công (-1) -1.296*** 0.186 0.000<br /> Chất lượng thể chế 0.217** 0.097 0.029<br /> Chi thường xuyên 1.104** 0.462 0.019<br /> Thu ngân sách 0.233* 0.127 0.070<br /> Lực lượng lao động 0.341 0.638 0.594<br /> GDP bình quân đầu người -0.113 0.080 0.166<br /> Độ mở thương mại -0.004 0.014 0.732<br /> Chỉ số giá tiêu dùng 0.150* 0.087 0.090<br /> Cơ sở hạ tầng 0.013 0.009 0.153<br /> Obs 105<br /> AR(2) test 0.977<br /> Sargan test 0.529<br /> *** **<br /> , và * mức ý nghĩa ở sai biệt thống kê lần lượt là 1%, 5% và 10%.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 26<br /> Bảng 6: Kết quả ước lượng GMM sai phân dữ liệu bảng Arellano-Bond<br /> cho khu vực miền Nam (17 tỉnh/thành)<br /> Biến phụ thuộc: Δ Đầu tư công<br /> Coef. Std. Err. p-value<br /> Đầu tư công (-1) -1.262*** 0.160 0.000<br /> Thể chế -0.209* 0.112 0.068<br /> Chi thường xuyên 1.308*** 0.497 0.010<br /> Thu ngân sách -0.222* 0.120 0.068<br /> Lực lượng lao động -0.664 0.536 0.219<br /> GDP bình quân đầu người -0.051 0.031 0.108<br /> Độ mở thương mại 0.002 0.007 0.730<br /> Chỉ số giá tiêu dùng 0.162** 0.068 0.020<br /> Cơ sở hạ tầng -0.001 0.006 0.862<br /> Obs 85<br /> AR(2) test 0.463<br /> Sargan test 0.731<br /> *** **<br /> , và * mức ý nghĩa ở sai biệt thống kê lần lượt là 1%, 5% và 10%.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 27<br /> PHẦN KẾT LUẬN<br /> <br /> 1.Kết quả đề tài và thảo luận<br /> Nghiên cứu đã đánh giá thực nghiệm tác động của chất lượng thể chế lên<br /> đầu tư công cho mẫu tổng thể gồm 52 tỉnh/thành của Việt Nam và so sánh các<br /> tác động này ở ba khu vực miền Bắc, Trung, và Nam trong giai đoạn 2005 –<br /> 2014 bằng phương pháp ước lượng GMM sai phân bảng Arellano-Bond.<br /> Kết quả ước lượng cho thấy chất lượng thể chế có tác động dương ý nghĩa<br /> ở mẫu tổng thể, khu vực miền Bắc và miền Trung trong khi có ảnh hưởng âm ý<br /> nghĩa ở miền Nam. Điều này cho thấy chất lượng thể chế có vai trò quan trọng<br /> đối với đầu tư công ở Việt Nam.<br /> Ngoài ra, kết quả ước lượng còn cho thấy một số điểm đáng chú ý như<br /> sau:<br /> - Sự hội tụ về tỷ lệ của đầu tư công theo GDP không chỉ diễn ra ở khắp<br /> các tỉnh/thành trên cả nước mà còn ở mỗi khu vực Bắc, Trung và Nam. Điều này<br /> cũng có nghĩa là trong dài hạn, tỷ lệ đầu tư công theo % GDP ở một số<br /> tỉnh/thành tăng lên nhưng đồng thời ở một số tỉnh/thành giảm xuống và hướng<br /> đến một giá trị trung bình chung nhất.<br /> - Chi thường xuyên có tác động dương ý nghĩa lên đầu tư công ở mẫu<br /> tổng thể và ba khu vực miền Bắc, Trung và Nam. Nguồn thu ngân sách có tác<br /> động dương ý nghĩa lên đầu tư công ở mẫu tổng thể và miền Trung trong khi có<br /> tác động âm ý nghĩa ở miền Nam. Tác động của chỉ số giá tiêu dùng lên đầu tư<br /> công có ý nghĩa dương ở mẫu tổng thể, miền Trung và miền Bắc. Ngoài ra, độ<br /> mở thương mại có tác động âm ý nghĩa lên đầu tư công ở mẫu tổng thể và miền<br /> Bắc<br /> Đứng trên quan điểm về chính sách, các phát hiện này đưa đến một số<br /> khuyến nghị như sau:<br /> 1. Chính quyền địa phương ở các tỉnh/thành trong cả nước nên liên tục cải<br /> thiện và nâng cao chất lượng thể chế ở địa phương để đảm bảo việc đầu tư công<br /> được thực hiện hiệu quả và thỏa mãn được các nhu cầu cho hoạt động động kinh<br /> tế và đáp ứng được nhu cầu lợi ích của người dân địa phương. Để đảm bảo chất<br /> lượng thể chế tốt, chính quyền địa phương ở các tỉnh thành nên cải cách và hoàn<br /> thiện các thủ tục hành chính; lắng nghe và tham khảo các ý kiến đóng góp của<br /> <br /> <br /> <br /> 28<br /> các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước trước khi ban hành các chính sách<br /> mới; công khai các thủ tục và các chính sách ở địa phương;<br /> 2. Ngoài ra, các địa phương nên chú ý đến các yếu tố tác động có ý nghĩa<br /> lên đầu tư công như chi thường xuyên, thu ngân sách, chỉ số giá tiêu dùng và độ<br /> mở thương mại bởi vì các chính sách liên quan đến việc thúc đẩy hay cắt giảm<br /> đầu tư công phải tính đến các yếu tố vĩ mô này. Đặc biệt, việc gia tăng của chỉ<br /> số giá tiêu dùng chỉ khiến các công trình đầu tư công đội thêm vốn nên các<br /> chính quyền địa phương, đặc biệt Chính phủ Việt Nam, cần thận trọng trong các<br /> chính sách liên quan đến lạm phát để tránh gây bất lợi cho các công trình đầu tư<br /> công.<br /> 2.Kiến nghị<br /> (1) Chủ nhiệm đề tài đề xuất được báo cáo kết quả và đề nghị Hội đồng<br /> Khoa học nghiệm thu đề tài nghiên cứu.<br /> (2) Bằng phương pháp nghiên cứu của đề tài và bộ dữ liệu có thể sử dụng<br /> để nghiên cứu các đề tài tiếp theo như: mối liên hệ thể chế, đầu tư công và đầu<br /> tư tư nhân; đầu tư công và giảm nghèo...<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 29<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> Abiad, A., Furceri, D., & Topalova, P. (2015). The Macroeconomic Effects of<br /> Public Investment: Evidence from Advanced Economies. IMF Working<br /> Paper, WP/15/95.<br /> Arellano, M., & Bond, S. (1991). Some tests of specification for panel data:<br /> Monte Carlo evidence and an application to employment equations. The<br /> Review of Economic Studies, 58. pp. 277 – 297.<br /> Arslan, A.G.D.Ü., & Sağlam, Y. (2011). The Relationship Between Corruption<br /> And Public Investment: The Case Of Turkey. Çukurova Üniversitesi Sosyal<br /> Bilimler Enstitüsü Dergisi, 20(2).<br /> Barro, R.J. (1990). Government Spending in a Simple Model of Endogenous<br /> Growth. The Journal of Political Economy, Vol, No.5: 103-S125.<br /> Bissoon, O. (2011). Can better institutions attract more foreign direct<br /> investment? Evidence from developing countries. International Conference<br /> On Applied Economics, pp.59-70.<br /> Blankenau, W.F., & Simpson, N.B. (2004). Public education expenditures and<br /> growth. Journal of development economics, 73(2), 583-605.<br /> Blundell, R., & Bond, S. (1998). Initial conditions and moment restrictions in<br /> dynamic panel data models. Journal of Econometrics 87: 115-143.<br /> Bose, N., Haque, M.E., & Osborn, D.R. (2007). Public Expenditure and<br /> Economic growth: A disaggregated analysis for developing countries. The<br /> Manchester School, 75(5), 533-556.<br /> Chakraborty, S., & Dabla-Norris, E. (2009). The quality of public investment.<br /> IMF working papers, WP/09/154, 1-23.<br /> Dang, D.A. (2013). How foreign direct investment promote institutional quality:<br /> Evidence from Vietnam. Journal of Comparative Economics, 41(4), 1054-<br /> 1072.<br /> Dartanto, T. (2010). The relationship between corruption and public investment<br /> at the municipalities’ level in Indonesia. University Library of Munich,<br /> Germany.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 30<br /> De la Croix, D., & Delavallade, C. (2009). Growth, public investment and<br /> corruption with failing institutions. Economics of Governance, 10(3), 187-<br /> 219.<br /> Du, J., Lu, Y., & Tao, Z. (2008). Economic institutions and FDI location choice:<br /> Evidence from US multinationals in China. Journal of Comparative<br /> Economics, 36, 412-429.<br /> Eregha, P.B. (2012). The dynamic linkages between foreign direct investment<br /> and domestic investment in ECOWAS countries: A panel cointegration<br /> analysis. African Development Review, 24(3), 208-220.<br /> Fatima, G. (2012). Joint impact of investment (public and private) on the<br /> economic growth of Pakistan:(co-integration approach). International<br /> Journal of Humanities and Social Science, Vol. 2 No. 15, 171-176.<br /> Grigoli, F., & Mills, Z. (2014). Institutions and public investment: an empirical<br /> analysis. Economics of Governanc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2