intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh của sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh của sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội" nhằm khảo sát, làm rõ thực trạng ý thức phòng chống dịch của sinh viên tại trường Đại học Nội Vụ Hà Nội từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao ý thức, thái độ của sinh viên của trường trong phòng chống dịch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh của sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TRƯỜNGKHOA KHOA ĐẠI HỌC NỘICHÍNH HỌC VỤ HÀ NỘI TRỊ KHOA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH TÊN ĐỀ BÀI: NÂNG CAO Ý THỨC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI CNĐT: ĐỖ NGỌC SƠN TV: PHÙNG ĐỨC HUY TV: NGUYỄN THỊ HẢI YẾN LỚP: CHÍNH TRỊ HỌC 20A GVHD: ĐỖ THU HƯỜNG Hà Nội - 2022
  2. LỜI CẢM ƠN Qua thời gian học tập tại trường là cơ hội cho chúng tôi tổng hợp và hệ thống lại những kiến thức đã học, đồng thời kết hợp với thực tế để nâng cao kiến thức chuyên môn. Trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn nhưng với sự giúp đỡ tận tình của nhà trường, của các thầy cô và gia đình, bạn bè đã giúp chúng tôi có những kinh nghiệm quý báu để hoàn thành bài nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên
  3. LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi thực hiện bài nghiên cứu với tên đề tài là “Nâng cao ý thức phòng, chống dịch Covid-19 của sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội”. Chúng tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của nhóm tôi trong thời gian qua, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu không trung thực về thông tin sử dụng trong công trình này. Sinh viên
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... 2 LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. 3 LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ................................................. 2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ..................................... 4 4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................... 4 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ........................................... 4 6. Kết cấu của đề tài ......................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: ......................................................................................................... 6 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ Ý THỨC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID 19 ................................................................................................. 6 1.1. Một số số khái niệm .................................................................................. 6 1.1.1. Khái niệm ý thức .................................................................................. 6 1.1.2. Khái niệm dịch bệnh Covid ..................................................................8 1.2. Quan điểm, chính sách và pháp luật của Đảng và nhà nước về phòng chống dịch bệnh Covid-19 ............................................................................. 10 1.2.1. Quan điểm, chính sách của Đảng về chỉ đạo về phòng chống Covid- 19 .................................................................................................................. 10 1.2.2. Một số quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm 13 1.3. Tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với xã hội .................................15 1.3.1. Tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với đời sống xã hội. ..............15 1.3.2. Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến sinh viên. ............................... 17 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .............................................................................................19 CHƯƠNG 2: ....................................................................................................... 20
  5. THỰC TRẠNG VỀ Ý THỨC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI. ................................... 20 2.1. Khái quát về công tác phòng, chống dịch bệnh của Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội .................................................................................................20 2.2. Thực trạng phòng, chống dịch Covid-19 của sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội ..........................................................................................22 2.2.1. Thực trạng nhận thức của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong phòng chống Covid-19 ....................................................................... 22 2.1.2. Thực trạng thái độ của của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong phòng chống dịch bệnh Covid-19. ..................................................... 26 2.3.1. Ưu điểm .............................................................................................. 28 2.3.2. Hạn chế. ..............................................................................................30 2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong ý thức phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội. .......................31 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .............................................................................................32 CHƯƠNG 3: ....................................................................................................... 33 VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI. ........................................................................................................33 3.1. Một số vấn đề đặt ra trong bối cảnh sinh viên quay trở lại học trực tiếp tại trường. .............................................................................................................. 33 Việc đi học trực tiếp khiến một số sinh viên còn mang nặng tâm lý ngại quay trở lại trường đặc biệt là sinh viên ngoại tỉnh khi lên Hà Nội học thì chi phí sinh hoạt tương đối đắt đỏ. Ngoài ra sinh viên còn e ngại vấn đề kiến thức và thi cử. Nhiều bạn e sợ khi tới trường sẽ phải thi trực tiếp, khó hơn và kiến thức nặng hơn, trong khi việc học tập và giảng dạy trực tuyến không đảm bảo chất lượng như khi học trực tiếp. ....................................................................................... 33 Bên cạnh mối lo về tài chính, nơi trọ, còn một mối lo khác là ứng phó với dịch bệnh khi số ca mắc Covid-19 liên tục tăng cao tại Hà Nội. Sinh viên bắt đầu quay trở lại trường học trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nên nhiều bạn khá lo lắng. Đi học luôn trong trạng thái cảnh giác cao do lo ngại về khả năng lây nhiễm Covid-19 rồi các vấn đề về “hậu Covid” khiến nhiều sinh viên không thoải mái. ....................................................................................... 34 Qua khảo sát sinh viên các khóa tại trường cho thấy, 60% sinh viên cảm thấy bản thân sẽ gặp phải khó khăn khi quay trở lại học trực tiếp với nhiều lý do
  6. khác nhau, trong đó nhiều nhất là khả năng có thể bị lây nhiễm COVID-19, di chứng hậu COVID-19. Xếp sau đó là khó khăn tài chính, thay đổi thói quen học tập, thuê nhà trọ đã tác động đến tâm lý của sinh viên khi quay lại trường học. .......................................................................................................................... 34 Một vấn đề nữa khi sinh viên lên học trực tiếp khi phải ở trọ một mình các em cũng lo sợ khi bị covid, không thể ra ngoài mua thực phẩm và không có người hỗ trợ hằng ngày. ..............................................................................................34 Nắm bắt được tâm lý của sinh viên nhà trường đã có hình thức hỗ trợ kịp thời để giúp đỡ sinh viên, đặc biệt là các sinh viên ngoại tỉnh vượt qua khó khăn nhằm ổn định cuộc sống, yên tâm học tập. Nhà trường cũng có chính sách hỗ trợ cho sinh viên khóa 19 không may bị nhiễm Covid-19 sẽ được nhà trường hỗ trợ một phần quà trị giá 500.000 nghìn đồng. Cùng với đó, Đoàn thanh niên, phòng y tế, cố vấn học tập cũng hướng dẫn sinh viên khai báo tạm trú để được hỗ trợ tại nơi ở và liên hệ với bác sĩ nếu có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Đồng thời cũng lập nhóm trên mạng xã hội cho các sinh viên bị nhiễm Covid-19 để họ kịp thời hỗ trợ, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm phòng dịch, giải đáp thắc mắc cho sinh viên 24/24 giờ. .................................. 34 3.2. Một số giải pháp nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh của sinh viên tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội ......................................................................34 3.2.1. Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của sinh viên trong phòng chống dịch bệnh covid-19. ... 35 3.2.2. Xây dựng lối sống tuân thủ, sống tích cực cho sinh viên ....................36 3.2.3. Tổ chức thực hiện các văn bản, chính sách về phòng, chống dịch Covid-19 trong nhà trường. ..........................................................................36 3.2.4. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong phòng chống Covid của sinh viên. ....................................................................................................... 38 3.2.5. Phát động các phong trào thi đua phòng, chống đại dịch COVID-1939 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .............................................................................................40 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 40 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 41 PHIẾU KHẢO SÁT ........................................................................................... 42
  7. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kể từ khi COVID-19 bùng phát vào cuối tháng 12 năm 2019 đến nay, dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) đã tạo ra một bước ngoặt và sự thay đổi lớn trong đời sống kinh tế -xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong đó, giáo dục được xem là một trong những lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất. Theo tổ chức UNESCO, kể từ khi đại dịch bùng phát đến ngày 8/4/2020, trên thế giới có gần 1,6 tỉ học sinh và sinh viên bị ảnh hưởng; 188 quốc gia buộc phải đóng cửa các trường học trên toàn quốc, gây tác động đến 91.3% tổng số học sinh, sinh viên trên toàn thế giới. Trong bối cảnh đó, ngành giáo dục Việt Nam vừa phòng ngừa sự lây lan của dịch bệnh COVID-19, vừa duy trì chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình đúng tiến độ, đảm bảo việc học tập của học sinh, sinh viên, nhiều trường học đã áp dụng việc dạy học bằng hình thức trực tuyến (online) đối với hầu hết các cấp học và đòi hỏi học sinh, sinh viên nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh. Trong 3 năm qua, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, cùng với sinh viên các trường đại học, sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội đã nêu cao ý thức trong công tác phòng chống dịch bệnh bằng những hành động cụ thể, thiết thực thể hiện ý thức tự giác chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật mà trước mắt chính là các nội quy, quy định trong nhà trường trong công tác phòng chống dịch. Nhìn chung, sinh viên đều đã nhận thức được sự nguy hiểm của vi rút Sars-cov-2 và tầm quan trọng của việc phải bảo vệ sức khoẻ cho chính bản thân, gia đình và cộng đồng khi dịch bệnh đang ngày càng lan rộng và nguy hiểm đến tính mạng của con người. Bên cạnh việc chấp hành nghiêm các quy định của Chính phủ, của Ban Giám hiệu nhà trường về công tác phòng chống dịch, vẫn còn một số sinh viên chủ quan, lơ là, thiếu ý thức dẫn đến tình trạng dịch bệnh lây lan nhanh chóng trong cộng đồng. 1
  8. Để tìm hiểu rõ hơn về ý thức của sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội trước bối cảnh dịch bệnh đang tràn lan như hiện nay để từ đó đưa ra những giải pháp, khuyến nghị để nâng cao ý thức chó inh viên về phòng chống dịch, chúng tôi chọn đề tài: “Nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của sinh viên Đại học Nội Vụ Hà Nội” để nghiên cứu. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về dịch bệnh covid 19 và tác động của dịch bệnh đến đời sống kinh tế xã hội tuy nhiên các công trình nghiên cứu về nâng cao ý thức của sinh viên về phòng chống dịch bệnh Covid 19 có rất ít, nhưng những công trình là cơ cở lý luận để đề tài tiếp thu và kế thừa để nghiên cứu trong phạm vi đề tài của nhóm tác giả: Nghiên cứu của tác giả Arina Anis Azlan về “Kiến thức, thái độ và thực hành của cộng đồng đối với Covid-19: ở Malaysia”. Trong công trình tác giả đã làm rõ thái độ và thực hành của người dân ở Malaysia trong bối cảnh dịch bệnh covid đang tác động rất lớn đến quốc gia này. Nghiên cứu đã chỉ ra về kiến thức của người dân ở Malaysia (80,5%) quan tâm tìm hiểu của nhân dân thế giới về dịch bệnh này. Công trình nghiên cứu của tác giả Bao-Liang Zhong về “Kiến thức, thái độ và thực hành đối với Covid-19 của cư dân Trung Quốc trong thời kỳ bùng phát Covid-19 gia tăng nhanh chóng” cũng có đồng quan điểm với công trình nhóm tác giả Minjung Lee, Bee-Ah Kang & Myoungsoon You về “Kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) đối với Covid-19: một nghiên cứu cắt ngang ở Hàn Quốc”. và nhóm tác giả Kakemam E, Ghoddoosi-Nejad D, Chegini Z về “Kiến thức, thái độ và thực hành của dân số chung trong thời gian bùng phát Covid-19 ở Iran”. Các công trình đã phân tích thực trạng về kiến thức, thái độ, hành vi của người dân ở các nước khác nhau về dịch bệnh Covid. 2
  9. Lê Minh Đạt và các cộng sự, (2020), “Kiến thức, thái độ của sinh viên Đại học Y Hà Nội đối với Covid-19, Tạp chí Y học Dự phòng. Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả đã phỏng vấn trực tiếp trên 354 sinh viên hệ bác sĩ đang học tập tại trường Đại học Y Hà Nội nhằm mô tả kiến thức thái độ của sinh viên đối với đại dịch Covid-19. Từ đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao nhận thức đối với sinh viên để thu hút sinh viên tích cực, tự nguyện tham gia chống dịch. Nghiên cứu của tập thể tác giả Bùi Huy Tùng, Hà Thị Nguyệt Minh, Lê Thị Thu Hường, Nguyễn Thị Hồng Ngọc, Nguyễn Thanh Huyền, Trần Đỗ Bảo Nghi (2020), Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống dịch Covid-19 của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Hà Nội năm 2020. Công trình đã khảo sát trên 434 sinh viên điều dưỡng tại trường Cao đẳng Y tế Hà Nội trong 2 tháng (Tháng 10-11/2021). Tổng hợp điểm kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống dịch Covid-19 của sinh viên cho thấy: có 74,9% sinh viên có kiến thức tốt, vẫn còn 25,1% chưa tốt. Tỷ lệ sinh viên có thái độ tốt là 93,2%, và 6,8% chưa tốt. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh viên thực hành chưa tốt còn khá cao 56,3%, chỉ 43,7% sinh viên có thực hành tốt. Thực trạng trên của sinh viên cho thấy việc cải thiện, củng cố thực hiện quyết liệt các biện pháp răn đe sinh viên phòng chống dịch bệnh trong nhà trường là điều cần thiết. Nguyễn Ngọc Như Khuê, Vũ Thị Quỳnh Hậu, Nguyễn Hữu Huyên (2021), Kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống dịch Covid -19 của người dân trên 18 tuổi tại tỉnh Đắk Lắk năm 2021. Công trình bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang với việc thu thập dữ liệu trực tuyến và đăng liên kết khảo sát trên nhóm Google form về thái độ, kiến thức, hành vi từ đó đề xuất những pháp nâng cao về phòng chống dịch bệnh của người dân. 3
  10. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Ý thức của sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội trong phòng, chống dịch Covid-19 - Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội Thời gian: Từ 3/2020 đến nay. 4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Khảo sát, làm rõ thực trạng ý thức phòng chống dịch của sinh viên tại trường Đại học Nội Vụ Hà Nội từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao ý thức, thái độ của sinh viên của trường trong phòng chống dịch Covid-19. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Khái quát một số vấn đề lý luận về ý thức, thái độ của sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội trong phòng chống dịch Covid-19. Khảo sát, đánh giá thực trạng ý thức, thái độ của sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội trong phòng chống dịch Covid-19 hiện nay. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức, thái độ của sinh viên trường Đại học Nội Vụ trong phòng chống dịch Covid-19. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Đề tài dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước trong phòng chống dịch Covid-19. - Phương pháp cụ thể: + Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: Phương pháp sử dụng tài liệu, các bản báo cáo của các tác giả đã nghiên cứu, đã đánh giá. Phương pháp phân tích tài liệu được sử dụng từ việc chọn đối tượng, thu thập những thông tin cần thiết đến việc phân tích thông tin và dữ liệu thu nhập được. Đề tài có sử dụng 4
  11. một số tài liệu như sách, báo, tài liệu tuyên truyền, tạp chí mạng, các trang web có liên quan. + Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp tại địa điểm nghiên cứu nhằm thu nhập những thông tin cần thiết. + Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu từ phiếu khảo sát, xử lý số liệu, phương pháp quy nạp… làm căn cứ phân tích thực trạng ý thức, thái độ của sinh viên Đại học Nội Vụ Hà Nội và các vấn đề mang tính thời sự đang được quan tâm. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu có 3 chương với những nội dung chính: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về ý thức phòng, chống dịch bệnh covid Chương 2: Thực trạng về ý thức phòng, chống dịch Covid-19 của sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội. Chương 3: vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao ý thức phòng, chống dịch Covid-19 của sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội. 5
  12. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ Ý THỨC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID 19 1.1. Một số số khái niệm 1.1.1. Khái niệm ý thức Phạm trù ý thức là một phạm trù trung tâm của triết học. Song đi đâu vào lý giải về lĩnh vực tinh thần của con người thì khái niệm ý thức được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau: Nếu ở góc độ triết học, ý thức là đặc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao nhất là bộ óc người; là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc người. Ý thức người tồn tại dưới hai dạng: ý thức cá nhân và ý thức xã hội. Ý thức cá nhân là ý thức của một con người cụ thể, cảm tính với đầy đủ các đặc điểm về nhân cách; còn ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội. Ý thức cá nhân hay ý thức xã hội có vai trò to lớn trong việc cải tạo xã hội. Ý thức mang tính giai cấp sâu sắc, nó có tính kế thừa, tính tiên tiến và tính lạc hậu tương đối so với đời sống thực tiễn xã hội. Tiếp cận từ góc độ tâm lý học, giáo dục học, ý thức là khả năng của con người phản ánh và tái hiện thực khách quan vào trong tư duy, Đây là hình thức cao nhất của sự phản ánh tâm lý đặc trưng của con người xã hội và quan hệ trực 6
  13. tiếp với ngôn ngữ. Ý thức được hình thành trên cơ sở hoạt động thực tiễn của xã hội. Ý thức có tính độc lập tương đối với thực tiễn. Nó không chỉ phản ánh thực tiễn khách quan mà còn dựa trên cơ sở phản ánh đó, sáng tạo ra hiện thực mới trong tư duy, thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Mỗi cá nhân con người không chỉ là sản phẩm của lịch sử mà còn là sản phẩm của quá trình phát triển của riêng mình. Do đó, giáo dục có vai trò và ảnh hưởng quyết định đến việc hình thành ý thức cá nhân của con người. Triết học mác xít và tâm lý học mác xít đều cho rằng, ý thức có nhiều cấp độ phản ánh. Cấp độ thấp là vô thức, cấp độ cao là ý thức. Trong cấp độ ý thức, có một trình độ phản ánh đặc biệt là tự ý thức. Nếu phân chia theo mức độ sáng tỏ, sâu sắc của ý thức thì còn có ý thức tự phát và ý thức tự giác . Ý thức tự phát là những ý thức được hình thành trên cơ sở các nhu cầu mang tính bản năng: ăn uống, đi lại, tồn tại, tự vệ, trong đó yếu tố bản năng giữ vai trò chủ đạo. Ý thức tự giác là tự nhận thức được bản chất, thuộc tính của sự vật hiện tượng, tự làm theo các suy nghĩ, nhận thức đúng đắn đó. Xét về tính chất hoạt động thì con người vừa có cả ý thức tự giác và ý thức không tự giác. Ý thức tự giác với tư cách một phẩm chất tâm lý nhân cách hình thành trên cơ sở nhận thức đúng đắn hiện thực đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và bản thân; nó có tính tự nguyện (không cần nhắc nhở, thúc ép), tích cực, chủ động, sáng tạo trong thực hiện công việc được phân công và đạt được hiệu quả cao nhất. Ý thức không tự giác là ý thức chưa có sự hiểu biết một cách đúng đắn, khoa học về quy luật tất yếu khách quan của tự nhiên và xã hội, chưa nhận biết đầy đủ về tiến trình, kết quả hoạt động, thường có thái độ, hành động, thiếu cân nhắc, không chắc chắn. 7
  14. Ý thức không tự giác, kìm hãm, hạn chế khả năng phát triển của cá nhân và tập thể. Do vậy, các nhà giáo dục, lãnh đạo, quản lý luôn đấu tranh khắc phục, tiến tới loại bỏ nó nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động tập thể và từng cá nhân, thành viên. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu đề tài tiếp cận ý thức từ tính chất hoạt động đó nâng cao ý thức tự giác của sinh viên trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid 19. 1.1.2. Khái niệm dịch bệnh Covid Khái niệm dịch được hiểu là là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định. Virus Corona là chủng virus mới chưa từng xuất hiện ở người, có tên gọi từ nguồn gốc tiếng Latin. “CO” là từ viết tắt của corona, “VI” là từ viết tắt của virus (vi rút) và “D” là từ viết tắt của bệnh. Ban đầu, bệnh này được gọi là “virus corona mới 2019” (2019 novel coronavirus) hay “nCoV-2019”. Virus COVID-19 là một loại virus mới cóliên quan đến cùng họ của các virus khác như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và một số loại cảm lạnh thông thường. Từ corona có nghĩa là vương miện và liên quan đến hình dáng mà vi-rút corona có được do các protein hình gai nhọn nhô ra từ chúng. Những protein gai này rất quan trọng đối với sinh học học của loại vi-rút này. Protein gai là một phần của vi-rút gắn vào tế bào người để lây nhiễm nó, cho phép nó tái tạo bên trong tế bào và lây lan sang các tế bào khác. Một số kháng thể có thể bảo vệ quý vị khỏi SARS-CoV-2 bằng cách nhắm vào các protein gai này. Khi những thay đổi gen đối với vi-rút xảy ra theo thời gian, vi-rút SARS-CoV-2 bắt đầu hình thành các dòng gen. Giống như gia đình có cây phả hệ, vi-rút SARS-CoV-2 có thể được lập bản đồ theo cách tương tự. Đôi khi các nhánh của cây đó có các thuộc tính khác 8
  15. nhau làm thay đổi tốc độ lây lan của vi-rút, mức độ nghiêm trọng của bệnh tật mà nó gây ra hoặc hiệu quả của các phương pháp điều trị chống lại nó. Các nhà khoa học gọi vi-rút với những thay đổi này là "biến thể". Chúng vẫn là SARS-CoV- 2, nhưng có thể hoạt động khác nhau. Các ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm 2019. Trường hợp tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán vào ngày 9 tháng 1 năm 2020. Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung Quốc bao gồm hai người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở Nhật Bản. Sự lây nhiễm virus từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 năm 2020. Ngày 23 tháng 1 năm 2020, chính phủ Trung Quốc quyết định phong tỏa Vũ Hán, toàn bộ hệ thống giao thông công cộng và hoạt động xuất – nhập đều bị tạm ngưng. Vào đêm ngày 11 tháng 3 năm 2020 theo giờ Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra tuyên bố chính thức, gọi “COVID-19” là “Đại dịch toàn cầu”. 1.1.3. Ý thức phòng, chống dịch bệnh là gì? Trong bối cảnh Covid - 19 đang tiếp tục lây truyền tràn lan khắp thế giới, Việt Nam cũng đang đứng trước nguy cơ dịch bùng phát, từ bài học đó, hễ bất cứ ai khi có các triệu chức nhiễm Covid - 19 cần chủ động cách ly, không để lây nhiễm sang người khác và tự giác, kịp thời báo cáo các cơ quan chức năng. Đó là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của chính mình; bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người thân và cả cộng đồng. Với cộng đồng mạng, lúc này hơn lúc nào hết mọi người cần phải bình tĩnh và ý thức được trách nhiệm công dân, trách nhiệm với cộng đồng để hành xử đúng mực và có trách nhiệm. Vì chỉ cần một bài viết, một thông tin sai sự thật hoặc cố ý gây tâm lý hoang mang đưa lên mạng là rất có thể để lại hậu quả nặng nề cho địa phương, cho cả cộng đồng, trong đó có người thân của mình. 9
  16. Đừng vì sự tắc tách của một người mà làm cả bộ máy chính quyền bị cuốn vào phòng chống dịch khẩn cấp; làm đảo lộn cuộc sống, đe dọa sức khỏe và tính mạng của hàng chục, hàng trăm nghìn người. Lúc nào cũng vậy, nhất là lúc dịch bệnh đang hoành hành, mỗi chúng ta hãy là người mang lại điều tốt lành cho người khác, chứ đừng trở thành người gieo rắc tai họa cho người khác. 1.2. Quan điểm, chính sách và pháp luật của Đảng và nhà nước về phòng chống dịch bệnh Covid-19 1.2.1. Quan điểm, chính sách của Đảng về chỉ đạo về phòng chống Covid-19 Khi Việt Nam bắt đầu xuất hiện những ca nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên, người dân cảm thấy lo lắng, sợ hãi, nhưng tất cả đều quyết tâm “chống dịch như chống giặc”. Chúng ta đã thực hiện thành công mục tiêu “không Covid-19” bằng chiến lược “ngăn chặn triệt để, phát hiện sớm, truy vết, khoanh vùng, phong toả, cách ly tập trung - dập dịch, điều trị hiệu quả”. Thành công đó đã được Tổ chức Y tế Thế giới và bạn bè quốc tế đánh giá cao. Sự thành công bước đầu trong quá trình phòng chống dịch bệnh đó là Đảng và Nhà nước luôn có những sự chỉ đạo kịp thời, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, các ngành, các cấp, các địa phương, cả hệ thống chính trị đã đoàn kết, thống nhất triển khai quyết liệt nhiều biện pháp đồng bộ, vừa ngăn chặn, hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh, vừa bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, an toàn xã hội. Trước tình hình dịch COVID-19 bùng phát tại Vũ Hán, ngày 29-1-2020, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Công văn số 79-CV/TW về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi-rút Corona gây ra với tinh thần “... khẩn trương thực hiện quyết liệt các biện pháp do Chính phủ và các bộ, ngành đề ra”. Đảng ta xác định rõ, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch do chủng mới là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách để kiểm soát, không để lây 10
  17. lan, bảo đảm phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh, trật tự, chăm sóc sức khỏe, đời sống nhân dân. Ngày 11-6-2021, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 07-KL/TW về một số nhiệm vụ trọng tâm tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế-xã hội. Kết luận nêu rõ: “Toàn hệ thống chính trị tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Chủ động các phương án, kịch bản để kịp thời ứng phó với mọi tình huống; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, thỏa mãn với những kết quả bước đầu đạt được. Tiếp tục chỉ đạo sát sao, chặt chẽ và triển khai các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả, nhất là tại các địa phương có mật độ dân số cao, nhiều khu công nghiệp, đang xuất hiện các ổ dịch lớn để sớm ngăn chặn, đẩy lùi; không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng... Tăng cường chỉ đạo, tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch trong tình hình mới, nhất là lợi ích của việc tiêm vắc-xin, tiếp tục huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng, chống dịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, chăm lo đời sống và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân”. Để công tác phòng, chống dịch hiệu quả, ngay từ khi dịch xâm nhập vào nước ta, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp. Thậm chí Việt Nam chấp nhận hi sinh lợi ích kinh tế trước mắt để bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng của người dân”. Như vậy chủ trương của Đảng và nhà nước thể hiện rõ bản chất vì người dân, vì con người. Trong quá trình chống dịch Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp điều hành rất kịp thời, trong đó nổi bật là các Chỉ thị 16, 15 và 19. Đặc biệt bệnh Covid-19 vào danh mục các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm. Theo đó, người nhiễm bệnh được khám, điều trị miễn phí trong khi công dân nhiều quốc gia trên thế giới phải tự chi trả mọi chi phí điều trị Covid-19. Ngày 11-10-1021, 11
  18. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Như vậy có thể thấy Đảng và Nhà nước luôn phát huy được vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, phát huy vài trò sức mạnh của toàn dân trong phòng, chống dịch đã tạo ra sự đồng thuận, huy động được lực lượng, nguồn lực phòng, chống dịch hiệu quả. Điển hình là Đảng đã lãnh đạo xây dựng quỹ vắc-xin phòng, chống Covid-19 hàng nghìn tỷ đồng và được quản lý, sử dụng chặt chẽ. Đội ngũ các nhà khoa học đã tích cực nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất ra được bộ kít xét nghiệm Covid-19 ưu việt, giá thành rẻ và xuất khẩu ra thế giới. Các nhà khoa học cũng đã từng bước nghiên cứu, thử nghiệm vắc-xin để góp phần vào thành công chống dịch. Đặc biệt, sự tham gia tích cực của lực lượng công an, quân đội đã tiếp thêm sức mạnh cho cuộc chiến chống dịch. Họ không chỉ trực tiếp tiến hành công tác chống dịch mà còn nhường nơi ở, nơi huấn luyện cho những người phải cách ly. Họ cũng chính là những người bảo đảm kỷ luật và cung cấp các dịch vụ cần thiết để hoạt động cách ly có thể thành công. Đặc biệt, sự ủng hộ và đồng lòng của người dân tạo ra sức mạnh to lớn cho cuộc chiến chống dịch. Chúng ta thấy toàn thể nhân dân thống nhất và ủng hộ tuyệt đối các quyết sách của Chính phủ. Gần như không ai nói khác và không ai làm khác. Các địa phương trong cả nước đã dấy lên phong trào, hình thành các “pháo đài chống dịch”, giúp cho việc ngăn chặn dịch được tiến hành khẩn trương, hiệu quả ngay từ cơ sở. Tuy nhiên, hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, đang tác động toàn diện tới kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đời sống của nhân dân, có thể kéo dài, khó dự đoán chính xác thời gian kết thúc. Nước ta đang phải đối mặt với nguy cơ nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng ngày càng lớn đòi hỏi toàn hệ thống chính trị phải tập trung cao độ để tiếp tục chủ động ngăn chặn và kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh. Trước bối cảnh đó Đảng và Nhà nước 12
  19. đã có những quan điểm, chỉ đạo thay đổi phù hợp với tình hình mới. Với việc tổng kết kinh nghiệm chống dịch trên thế giới và quá trình chống dịch ở các địa phương, với sự đồng lòng, quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, sự nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, chúng ta tin rằng dịch bệnh sẽ được ngăn chặn, sớm ổn định và phục hồi kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể tập trung phòng, chống dịch bệnh với tinh thần trách nhiệm cao nhất, kiên quyết không để dịch bệnh bùng phát, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ cấp bách, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, duy trì sản xuất, kinh doanh, chăm lo cho người dân, chủ động chuẩn bị các phương án phục hồi nền kinh tế. 1.2.2. Một số quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh. Theo Quyết định số 219/QĐ-BYT ngày 29-01-2020 của Bộ trưởng Bộ y tế đã bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virut Corona (nCov) gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm theo nhóm A theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. Với việc được bổ sung vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A thì việc xử lý đối với một số hành vi vi phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong lĩnh vực y tế quy định như sau: Thứ nhất, các nguyên tắc phòng, chống bệnh truyền nhiễm gồm: Lấy phòng bệnh là chính trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông, giám sát bệnh truyền nhiễm là biện pháp chủ yếu. Kết hợp các biện pháp chuyên môn 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2