Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu mô hình hợp tác giữa Trường Đại học Nội vụ Hà Nội với doanh nghiệp
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu mô hình hợp tác giữa Trường Đại học Nội vụ Hà Nội với doanh nghiệp" nhằm đánh giá thực trạng hợp tác giữa Trường Đại học Nội vụ Hà Nội với doanh nghiệp. Đề xuất mô hình hợp tác giữa Trường Đại học Nội vụ Hà Nội với doanh nghiệp và giải pháp thực hiện mô hình đó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu mô hình hợp tác giữa Trường Đại học Nội vụ Hà Nội với doanh nghiệp
- N BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI VỚI DOANH NGHIỆP Mã số: ĐTCT.2022.131 Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Văn Đại HÀ NỘI, NĂM 2022
- BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI VỚI DOANH NGHIỆP Mã số: ĐTCT.2021.131 Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Văn Đại Thành viên đề tài: TS. Lê Thu Hương HÀ NỘI, NĂM 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài là công trình nghiên cứu của riêng nhóm tác giả. Mọi thông tin, số liệu được sử dụng trong đề tài có nguồn gốc rõ ràng và được công bố đảm bảo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu đạt được trong đề tài hoàn toàn do nhóm tác giả tự thu thập, tổng hợp và phân tích một cách trung thực, khách quan và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Chủ nhiệm đề tài Phạm Văn Đại
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................. 1 MỤC LỤC ............................................................................................................. 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ 5 DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... 6 DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... 7 MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 8 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................. 8 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 10 2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài .................................................... 10 2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ........................................................ 12 2.3. Các nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ, hợp tác giữa Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và các doanh nghiệp ................................................................... 16 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .................................................. 19 3.1. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................... 19 3.2. Nhiệm vụ của đề tài ...................................................................................... 19 4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu .................................................................... 19 4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 19 4.2. Khách thể nghiên cứu ................................................................................... 20 5. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 20 6. Giả thuyết khoa học......................................................................................... 20 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 20 8. Kết cấu của đề tài ............................................................................................ 24 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VỚI DOANH NGHIỆP ................................................... 25 1.1. Một số khái niệm liên quan .......................................................................... 25 1.1.1. Nhà trường ................................................................................................ 25 1.1.2. Doanh nghiệp ............................................................................................ 25 1.1.3. Khái niệm mô hình .................................................................................... 25 1.1.4. Hợp tác ...................................................................................................... 26
- 1.1.5. Mô hình hợp tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp ................................ 26 1.1.6. Chất lượng đào tạo ................................................................................... 26 1.1.7. Mô hình hợp tác giữa Trường Đại học Nội vụ Hà Nội với doanh nghiệp 27 1.2. Vai trò của mối quan hệ, hợp tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp .......... 28 1.2.1. Vai trò và quyền lợi của Nhà trường trong mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp. ................................................................................................................. 28 1.2.2. Vai trò và quyền lợi của doanh nghiệp trong mối quan hệ hợp tác với nhà trường. ................................................................................................................. 29 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp .................................................................................................................. 30 1.4. Nội dung hợp tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp ................................... 32 1.4.1. Hợp tác trong đào tạo đại học .................................................................. 32 1.4.2. Hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ........................ 32 1.5. Một số phương thức hợp tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp ................. 34 1.5.1. Phương thức hợp tác trong đào tạo đại học ............................................. 35 1.5.2. Phương thức hợp tác trong nghiên cứu khoa học ..................................... 36 1.6. Kinh nghiệm xây dựng mô hình hợp tác giữa Nhà trường với doanh nghiệp . 37 1.6.1. Kinh nghiệm quốc tế.................................................................................. 37 1.6.2. Kinh nghiệm trong nước ........................................................................... 40 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 43 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HỢP TÁC .......................................................... 44 GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI VỚI DOANH NGHIỆP .......... 44 2.1. Khái quát về Trường Đại học Nội vụ Hà Nội .............................................. 44 2.1.1. Giới thiệu về Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ........................................... 44 2.1.2. Tình hình tổ chức đào tạo tại Nhà trường ................................................ 44 2.2. Thực trạng hợp tác giữa Trường Đại học Nội vụ Hà Nội với doanh nghiệp49 2.2.1. Hợp tác trong hoạt động đào tạo .............................................................. 50 2.2.2. Hợp tác trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ............... 54 2.3. Đánh giá chung về thực trạng hợp tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp .. 57 2.3.1. Những kết quả đạt được ............................................................................ 57
- 2.3.2. Một số hạn chế, yếu kém........................................................................... 63 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém .......................................................... 64 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 65 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HỢP TÁC ................................................ 66 GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI VỚI DOANH NGHIỆP .......... 66 3.1.Nguyên tắc đề xuất mô hình.......................................................................... 66 3.2. Đề xuất mô hình hợp tác giữa Trường Đại học Nội vụ Hà Nội với doanh nghiệp .................................................................................................................. 67 3.3. Một số biện pháp thực hiện và hoàn thiện mô hình ..................................... 72 3.3.1. Tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên và chuyên viên Nhà trường ...................................................................................... 72 3.3.2. Thực hiện tư vấn ngành và tuyển chọn ngành đào tạo của Nhà trường .. 74 3.3.3. Phối hợp với doanh nghiệp xây dựng mục tiêu, kế hoạch chương trình, nội dung và hình thức đào tạo ................................................................................... 76 3.3.4. Nhà trường phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện tốt tư vấn việc làm cho sinh viên tốt nghiệp................................................................................ 77 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 81 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 84
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ BNV Bộ Nội vụ BGD-ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CS Chính sách CSVC Cơ sở vật chất CS GDĐH Cơ sở giáo dục đạo học CTĐT Chương trình đào tạo DN Doanh nghiệp ĐT Đào tạo ĐNGV Đội ngũ giảng viên ĐTĐH Đào tạo đại học GTVL Giới thiệu việc làm KTTT Kinh tế thị trường KT-XH Kinh tế- xã hội NCXH Nhu cầu xã hội HT Hợp tác NXB Nhà xuất bản TĐH Trường đại học TVTS Tư vấn tuyển sinh
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 01. Mẫu phiếu khảo sát nội dung hợp tác giữa Trường Đại học Nội vụ và doanh nghiệp ....................................................................................................... 23 Bảng 2.1. Cơ cấu nhân sự theo trình độ (tính đến 31/12/2021) .......................... 45 Bảng 2.2. Đánh giá mức độ quan tâm của doanh nghiệp trong hoạt động hợp tác với nhà trường ..................................................................................................... 51 Bảng 2.3. Đánh giá của doanh nghiệp đối với từng nội dung hợp tác đào tạo của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội gắn với doanh nghiệp....................................... 53 Bảng 2.4. Đánh giá của doanh nghiệp về hợp tác nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội với doanh nghiệp ............................................. 56 Bảng 2.5. Kết quả kiểm tra biến mô hình hợp tác giữa trường ĐH Nội vụ và doanh nghiệp ....................................................................................................... 58 Bảng 2.6. Giải thích tổng phương sai.................................................................. 59 Bảng 2.7. Ma trận thành phần xoay .................................................................... 60 Bảng 2.8. Kết quả hồi quy đa biến ...................................................................... 61
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 01. Mô hình hợp tác giữa trường ĐH Nội vụ Hà Nội với doanh nghiệp ... 28 Hình 1.1. Các mô hình hợp tác giữa trường đại học - Doanh nghiệp - Chính phủ ....38 Hình 1.2. Mô hình của trường đại học Vancouver Island................................... 39 Hình 1.3. Mô hình tổng thể mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp tại trường ĐHSPKT TPHCM .................................................................. 41 Hình 1.4. Mô hình hóa hình thức đào tạo kép..................................................... 42 Hình 2.1. Kết quả hồi quy mô hình hợp tác giữa trường Đại học Nội vụ Hà Nội với doanh nghiệp. ................................................................................................ 62 Hình 3.1. Mô hình đề xuất Hợp tác giữa Trường Đại học Nội vụ Hà Nội với doanh nghiệp ....................................................................................................... 68
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0 và nền kinh tế tri thức hiện nay, nhiều quốc gia có nền kinh tế - xã hội phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật, EU và các quốc gia có nền kinh tế - xã hội mới nổi như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan... đều khẳng định vai trò quan trọng của mối quan hệ như một chuỗi sinh thái có sự gắn kết hữu cơ giữa cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) và doanh nghiệp (DN). Trong đó, các CSGDĐH sẽ được sự hỗ trợ của DN trong việc xây dựng, triển khai thực hiện chương trình đào tạo (CTĐT) gắn với thực tiễn, triển khai các dự án nghiên cứu đáp ứng nhu cầu DN, phát triển khởi nghiệp cho sinh viên còn DN được hưởng lợi từ việc tuyển dụng nhân lực chất lượng cao, sử dụng được tri thức của đội ngũ giảng viên của các trường đại học trong đổi mới công nghệ và quản lý. Ở Việt Nam hiện nay, việc thay đổi phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ và chuẩn đầu ra tại các cơ sở đào tạo đại học đã và đang đòi hỏi ngày càng cao việc liên kết đào tạo giữa Nhà trường và doanh nghiệp. Điều này được Đảng và Nhà nước thể hiện trong các văn bản quan trọng như: Ngày 04 tháng 11 năm 2013, Hội nghị Ban chấp hành trung ương 8 khóa XI cũng đã đưa ra Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết cũng thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo gắn liền phát triển giáo dục và đào tạo với nhu cầu phát triển của thị trường lao động, với doanh nghiệp phù hợp với quy luật khách quan. Ngày 18/10/2016, Thủ tường đã ban hành Quyết định số 1982/QĐ-TTg về việc phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam trong đó xác nhận các kiến thức, kỹ năng và năng lực tự chủ cần phải có của sinh viên trình độ đào tạo bậc đại học (Bậc 6). Ngoài ra, nội dung về khung trình độ quốc gia bậc đại học đưa ra sự cần thiết trong việc gắn kết giữa CSGDĐH và DN trong quá trình đào tạo để giúp người học có cơ hội phát triển toàn diện nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường lao động. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch chuyển lao động trong khối cộng đồng kinh tế ASEAN hiện nay, các CSGDĐH cần phải nỗ lực hơn nữa để hoàn thiện quy trình đào tạo trong đó có sự gắn kết chặt chẽ với các DN.
- Trong những năm qua tại Việt Nam, nhiều mô hình gắn kết giữa các CSGDĐH và DN đã được hình thành nhưng đến nay vẫn chủ yếu mang tính tự phát, thiếu tính hệ thống, chưa có các cơ chế cụ thể để hướng dẫn áp dụng, triển khai thực tế mô hình cũng như chưa thực sự coi trọng yếu tố thị trường, quyền lợi của các bên liên quan (CSGDĐH, DN, người học, người lao động, nhà quản lý...). Do vậy, tính hiệu quả trong công tác đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học và việc triển khai tại các doanh nghiệp chưa cao. Trong khi đó, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của thị trường lao động khu vực và toàn cầu cũng như các ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0, nhu cầu về lao động có năng suất và trình độ công nghệ cao đang ngày càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Thực trạng này, đòi hỏi phải có sự thay đổi thực sự về chất lượng trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trong hệ sinh thái giữa các cơ sở đào tạo đại học và doanh nghiệp - một trong các giải pháp quan trọng mang tính đột phá là đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác giữa đại học và doanh nghiệp. Là một cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và trực thuộc Bộ Nội vụ, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có chức năng: “Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học, sau đại học trong lĩnh vực công tác nội vụ và các ngành ngành khác có liên quan; hợp tác quốc tế; Nghiên cứu khoa học và triển khai áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”. Mặc dù Trường Đại học Nội vụ đã và đang hợp tác với các doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học ở những phương diện khác nhau và vẫn chưa có một đơn vị nào được phân công cụ thể cho việc làm đầu mối hỗ trợ cho các khoa để kết nối doanh nghiệp với các khoa đào tạo và sinh viên của nhà trường. Điều này sẽ khó khăn cho việc thực hiện các công việc khảo sát việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp; triển khai các chương trình đào tạo; hỗ trợ, tư vấn việc làm cho sinh viên của nhà trường để thực hiện khâu khép kín trong quá trình đào tạo. Đồng thời cũng sẽ khó khăn hơn cho việc đánh giá, kiểm định chương trình đào tạo để cam kết với xã hội về chất lượng đào tạo của nhà trường. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, nên việc lựa chọn chủ đề nghiên cứu: “Nghiên cứu mô hình hợp tác giữa Trường Đại học Nội vụ Hà Nội với doanh nghiệp” sẽ góp phần giải quyết được một phần những hạn chế trên cũng như giải quyết được khâu cuối trong quy trình đào tạo của Nhà trường trong bối cảnh hiện nay.
- 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Có thể nói, để nâng cao hiệu quả đổi mới giáo dục và đào tạo của mỗi trường đại học trong giai đoạn hiện nay, mối quan hệ, hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp ngày càng trở thành một vẫn đề cốt lõi và không thể thiếu. Các hình thức hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp thường được xây dựng dựa trên mục tiêu của 2 bên cần hướng tới như tập trung vào đòa tạo hoặc nghiên cứu khoa học; đơn lẻ hoặc toàn diện; ngắn hạn hoặc dài hạn. Nếu nhà trường và doanh nghiệp có sự đầu tư và thực sự nỗ lực phát triển sự gắn kết theo hướng phát triển bền vững sẽ làm tăng thêm vai trò của các trường đại học và giúp giải quyết những yêu cầu của xã hội đối với các đơn vị đào tạo, đặc biệt là các trường đại học - nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Cụ thể: 2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp đã được Etzkowitz và Leydesdroff nghiên cứu và đã đưa ra nhận định: trong nền kinh tế thị trường, mối quan hệ này thực sự rất cần thiết trong đó các trường đại học là nơi cung cấp tri thức mới [43]. Ngoài ra, mối quan hệ này cũng ngày càng được gia tăng trước sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ cũng như sự cạnh tranh toàn cầu. Nghiên cứu về sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, đại diện Ngân hàng thế giới là E. Arnold, M. Bell, J. Bessant và P. Brimble đã thực hiện một nghiên cứu tại Thái Lan cho ngành công nghiệp ô tô vào năm 2014 [40]. Nghiên cứu đã đưa những khoảng cách, những khó khăn cũng như bất cập trong mối quan hệ nhà trường và doanh nghiệp. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến mối gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp đã được J. Mongkhonvanit thực hiện năm 2008. Trong nghiên cứu này, nhắm tăng cường sự đổi mới và khả năng cạnh tranh trong sự phát triển của kinh tế xã hội cho cả trường đại học cũng như doanh nghiệp, J. Mongkhonvanit đã đưa rac các giải pháp về mô hình để cải thiện mối gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp. Dựa trên những ý tưởng của nền kinh tế tri thức và mô hình “mối gắn kết giữa 03 nhà”: Nhà nước, Nhà doanh nghiệp và Nhà trường. Trong đó, nhà trường là cung cấp nền tảng tri thức, đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao; doanh nghiệp là nơi sử dụng nguồn nhân lực và sản phẩm cho xã hội và nhà
- nước là nơi đưa ra các cơ chế, chính sách và quy định để giúp cho mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp diễn ra tốt nhất, ổn định nhất. Nghiên cứu cũng khẳng định vai trò của mô hình ba nhà là sẽ mang lại cơ hội đổi mới và phát triển kinh tế trong một xã hội tri thức đặc biệt là vai trò trọng tâm của các nhà trường và các tổ chức trung gian hình thành từ các yếu tố thuộc nhà trường, doanh nghiệp và nhà nước nhằm tạo ra những định hướng cho sản xuất, chuyển giao và áp dụng kiến thức [48]. Nghiên cứu về tính bền vững về mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, các tác giả Rosly O., Ahmad F. O. đã nghiên cứu và đưa ra mô hình hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp. Trong đó, nghiên cứu khẳng định: nếu nhà trường và doanh nghiệp sẵn sàng làm việc cùng nhau và thúc đẩy sự hiểu biết tốt hơn trong tương lai thì một quan hệ đối tác có lợi hơn cũng như bền vững sẽ được hình thành và phát triển. Đồng thời, mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp là yếu tố cốt lõi cho sự phát triển lâu dài cũng như tầm nhìn chiến lược mà trong đó hai bên cùng có lợi [60]. Qua các nghiên cứu trên, có thể nhận thấy tầm quan trọng của mối quan hệ, gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp – Đây là một mối quan hệ cộng sinh có tầm nhìn dài hạn và mang lại lợi ích chung cho cả hai phía nhà trường và doanh nghiệp. Tại diễn dàn kinh tế TG tại Thiên Tân, Trung Quốc, khai mạc ngày 27/6/2016, DAVOS Klaus Schwab - người Đức và là Chủ tịch Diễn dàn kinh tế TG, đã khẳng định: “Chúng ta đang tiến tới một cuộc cách mạng công nghệ, công nghệ làm thay đổi cơ bản lối sống, phong cách làm việc và cách thức giao tiếp; và xét về phạm vi, mức độ và tính phức tạp, sự dịch chuyển này không giống với bất kỳ điều gì mà con người từng trải qua”[50] . Chính vì vậy, để đổi mới phù hợp với thực tế, các doanh nghiệp phải có sự gắn kết mạnh mẽ với các trường đại học. Để đánh giá tình hình hiện tại về mối quan hệ đối tác giữa nhà nước, CSGDĐH và DN, nhà khoa học Indonesia là Bagyo đã tiến hành một nghiên cứu vào năm 2012. Nghiên cứu cho biết, các trường đại học sẵn sàng đóng góp cho chiến lược của chính phủ trong quy hoạch MP3EI (Master Plan for Aeleration and Expansion of Indonesia Economic Development, Quy hoạch tổng thể cho việc tăng tốc và mở rộng phát triển kinh tế của Indonesia) giai đoạn
- 2011-2025 [35]. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự không rõ ràng về khung thể chế hiện tại của các trường đại học nên mối quan hệ đối tác với các doanh nghiệp chỉ mang tính chất cá nhân chứ không mang tính chất thể chế. Nghiên cứu về sự thay đổi thái độ và quan điểm của các nhà trường và doanh nghiệp khi xây dựng và phát triển mối quan hệ, gắn kết với nhau, Mihaela-Cornelia Dan đã nêu ra thực trạng phần lớn các trường đại học quan tâm đến các nghiên cứu cơ bản. Trong khi đó, doanh nghiệp quan tâm đến các nghiên cứu ứng dụng [53]. Tuy nhiên, nếu phát triển mối quan hệ gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp sẽ dẫn đến sự chuyển đổi cả về thái độ và quan điêm cả hai bên trong đó các trường đại học sẽ quan tâm đến việc ứng dụng các nghiên cứu cơ bản vào thực tế còn doanh nghiệp tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ mới mà được dựa trên các khám phá khoa học từ các trường đại học. Để khẳng định vai trò và lợi ích của việc gắn kết nhà trường và doanh nghiệp trong việc tăng cường uy tín và khả năng cạnh tranh cho nhà trường và doanh nghiệp, nhà nghiên cứu Alfia đã tiến hành thực hiện một nghiên nghiên cứu nhằm phân tích mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp tại Nga vào năm 2015. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra việc gắn kết nhà trường và doanh nghiệp là yếu tố quyết định mang lại cho cả hai khả năng cạnh tranh quốc gia. Còn nhóm nghiên cứu Rita, A., Gabriela, F., Anabela, T. đã thực hiện một nghiên cứu về quản lý lợi ích trong mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp vào năm 2016. Để thực hiện nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng hai phương pháp phân loại khác nhau để đảm bảo đủ điều kiện cũng như hiểu rõ hơn về từng lợi ích, yếu tố thành công và đặc tính nội tại của mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã tìm ra các nguyên nhân – hệ quả của các yếu tố tạo ra lợi ích dựa trên mối tương quan giữa các yếu tố. Qua đó, trách nhiệm và quyền lợi đạt được trong mối quan hệ đối tác phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm hướng tới sự phát triển bền vững, lâu dài cho cả hai bên [59]. 2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Trong bối cảnh phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại Việt Nam hiện nay, mối quan hệ, hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp đã được các trường đại học, người học và đơn vị sử dụng nguồn lao động quan tâm nhiều hơn. Cụ thể:
- Nhóm tác giả Trần Anh Tài đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhà trường và xã hội, giữa nhà trường và nhà sử dụng nhân lực ở nước ta hiện nay để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần làm cho kết quả đào tạo của nhà trường đáp ứng được cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu của thị trường lao động. Về thực trạng, nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân thiếu gắn kết giữa nhà trường với các đơn vị sử dụng nhân lực; giữa nhà trường với xã hội là việc nhìn nhận thấu đáo vai trò và trách nhiệm của chính mình và các bên hiện mới dừng ở các nhà trường chứ chưa đồng bộ cả từ phía đơn vị sử dụng nhân lực và từ phía xã hội. Còn các giải pháp được nhóm tác giả đề xuất để tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và xã hội, giữa nhà trường và nhà sử dụng nhân lực bao gồm: tăng quyền tự chủ cho các trường; Khuyến khích các trường tích cực đổi mới về chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy theo hướng giảm lý thuyết, tăng kiến thức thực tế và lấy người học làm trung tâm [12]. Nhằm tăng cường sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, tác giả Nguyễn Đình Luận đã đưa ra một số khuyến nghị đối với 03 nhà (nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp) với người học: Nhà trường gắn kết với doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình đào tạo còn doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể và lâu dài trong việc phát triển nguồn nhân lực thông qua cử người đi học tại các trường, đi tu nghiệp nước ngoài, mời hoặc tuyển dụng. Nhà nước cần đổi mới và tăng cường công tác quản lý trong việc xây dựng mối gắn kết bền vững giữa nhà trường và doanh nghiệp [5]. Trong chính sách phát triển giáo dục đại học của Việt Nam, Tác giả Trịnh Ngọc Thạch đã gợi ý các bài học kinh nghiệm tăng cường liên kết giữa đại học và doanh nghiệp để tạo cơ chế gắn kết giữa đòa tạo, nghiên cứu khoa học với sản xuất và dịch vụ trong các trường đại học [8]. Về mô hình hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, ông Nguyễn Hồng Sơn, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trình bày về mô hình vườn ươm doanh nghiệp với điểm nhấn mạnh cơ bản là thay đổi tư duy về việc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp: Cả doanh nghiệp và nhà trường cần nhận thức rõ ràng về những lợi ích và giá trị gia tăng mà sự hợp tác này mang lại. Trong nội dung đề xuất giải pháp phát triển mô hình, bài viết cũng đã đưa ra khuyến cáo về nhận thức giữa các bên về mối quan hệ này. Cụ thể: Quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là quan hệ
- mang tính tương hỗ song phương mà cả hai bên đều có lợi chứ không đơn thuần như cách hiểu truyền thống chỉ có nhà trường là có lợi còn các doanh nghiệp chỉ đóng vai trò cung cấp chỗ thực tập cho người học. Về thực tiễn, trong những năm qua tại Việt Nam đã có nhiều trường đại học được thành lập từ các tập đoàn và các doanh nghiệp lớn như Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam University, PVU) do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư xây dựng nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về dầu khí cho Tập đoàn và xã hội. Với mô hình đào tạo dựa trên 3 tiêu chí quan trọng đối với một trường đại học đó là: i) Môi trường học thuật; ii) Môi trường quản lý; iii) Môi trường kinh tế, Trường Đại học Dầu khí đã có nhiều thành công trong hoạt động và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành dầu khí. Với định hướng giúp giảm khối lượng kiến thức, tăng kỹ năng thực hành,Trường Đại học Công nghệ Tp. HCM (HUTECH) đã bắt đầu chính thức tổ chức các học kỳ doanh nghiệp cho sinh viên các ngành kỹ thuật, công nghệ và dịch vụ từ năm học 2015-2026. Thông qua các học kỳ doanh nghiệp, sinh viên có cơ hội tham gia học, thực tập và trải nghiệm thực tế. Để hoạt động triển khai các học kỳ doanh nghiệp được đảm bảo thành công, Nhà trường đã ký kết các thỏa thuận hợp tác với nhiều doanh nghiệp về các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ và dịch vụ trong và ngoài nước trong đó chú trọng các nội dung cụ thể: Huấn luyện kỹ năng và giao lưu doanh nghiệp cho sinh viên; Tổ chức, triển khai thực hiện, phát triển nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ theo đặt hàng của doanh nghiệp. Thực trạng hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp tại Việt Nam đã được tác giả Nguyễn Kim Dung nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sự cần thiết của việc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp tại Việt Nam đồng thời đề xuất các kiến nghị cho các nhà hoạch định chính sách hỗ trợ cho sự phát triển của hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp tại Việt Nam [4]. Cụ thể: * Cấp độ hành động: - Nhà trường thiết lập trung tâm hợp tác doanh nghiệp và trung tâm phát triển ngành/nghề nghiệp cho sinh viên để hợp tác với doanh nghiệp tạo việc làm cho sinh viên; - Nhà trường kết nối với nhà tuyển dụng cung cấp các chương trình thực tế, thực tập cho sinh viên;
- - Kết hợp học tập tại nhà trường và doanh nghiệp; - Việc xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo cần bám sát các yêu cầu của nhà tuyển dụng từ đó chuyển hóa các nhu cầu thành chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. * Cấp độ các yếu tố: Nghiên cứu cho thấy, tại Việt Nam, việc nhận thức về sự hợp tác, gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa thấu đáo và chưa được các bên cân nhắc đưa vào chiến lược phát triển lâu dài. Đồng thời, nghiên cứu cũng đã chỉ ra các yếu tố cản trở sự hợp tác, gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp bao gồm rào cản về nhận thức và khởi xướng, rào cản về sử dụng kết quả nghiên cứu, về tài trợ và phân bổ nguồn lực cũng như về các mối quan hệ giữa các bên liên quan. * Cấp độ kết quả: Với cấp độ này, nghiên cứu đã chỉ ra trong số phương thức hợp tác mà đã được giới thiệu thì đa số hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp tại Việt Nam chủ yếu nhằm phát triển và triển khai chương trình đào tạo, thúc đẩy khả năng tự học của người học, tăng khả năng luân chuyển của sinh viên khi tham gia các công việc bán thời gian tại doanh nghiệp; hỗ trợ tinh thần sáng nghiệp và các hoạt động khởi nghiệp cho người học. * Cấp độ sản phẩm: Ở cấp độ này, nghiên cứu đã đưa ra khẳng định việc hợp tác, gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp hẳn đã giúp giảm tỉ lệ thất nghiệp của sinh viên tốt nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả về việc tăng cường kiến thức mới thông qua nghiên cứu, sáng chế, phát minh, bài báo khoa học; thúc đẩy sản xuất thông qua chuyển giao công nghệ, thể hiện qua tăng trưởng kinh tế dựa trên tri thức tại Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. * Cấp độ tác động: Ở cấp độ này, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất trong mối quan hệ, hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp chính là sinh viên - người vừa được trải nghiệm thực tế chuyên môn vừa có cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp ngay từ khi còn trên ghế giảng đường. Tiếp đó là nhà trường là đối tượng được hưởng lợi thứ 2 từ khâu xây dựng chương trình
- đào tạo đến việc kết thúc quy trình đào tạo với các sản phẩm đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trường. Còn đối tượng thứ 3 được hưởng lợi chính là doanh nghiệp từ việc các trường đại học đào tạo cho nhân viên của họ hay gián tiếp hưởng lợi từ nguồn sinh viên tốt nghiệp có chất lượng cao. Khi đi nghiên cứu các bài học trên thế giới và áp dụng tại Việt Nam, tác giả Đinh Văn Toàn đã có bài viết “Hợp tác đại học - doanh nghiệp trên thế giới và một số gợi ý cho Việt Nam”. Nghiên cứu đã nhận định việc hợp tác, gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp là xu hướng phổ biến trên thế giới và mang lại nhiều lợi ích cho các bên liên quan cả trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh đó, bài viết cũng chỉ ra các hạn chế hay các rào cản từ cơ chế quản lý và chính sách của nhà nước làm giảm hiệu quả trong mối quan hệ, hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp; Những giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy hợp tác, tăng hiệu quả hoạt động của nhà trường ở Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội [13]. Nghiên cứu về thực trạng hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp tại Việt Nam, nhóm tác giả Nguyễn Kim Dung, Phạm Thị Hương đã có bài viết “Thực trạng hợp tác của các trường Đại học với doanh nghiệp ở Việt Nam” [4]. Bài viết đã tổng hợp lí thuyết về hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp ở các nước trên thế giới trong đó nhóm tác giả đã đề xuất mô hình hệ sinh thái hợp tác - mô hình có thể áp dụng có hiệu quả tại Việt Nam. Ngoài ra, bài viết còn tổng hợp các quan điểm của các tác giả khác trong nước về thực trạng hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp theo mô hình hệ sinh thái tại Việt Nam cũng như các khuyến nghị để giúp cho hệ sinh thái hợp tác bền vững và đáp ứng xu thế phát triển của đại học trên toàn cầu. 2.3. Các nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ, hợp tác giữa Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và các doanh nghiệp Để đẩy mạnh hoạt động đào tạo các ngành trong Trường Đại học Nội vụ Hà Nội gắn kết với nhu cầu xã hội và góp phần cung cấp nguồn nhân lực cao. Thời gian qua Trường Đại học Nội vụ đã tổ chức Hội thảo khoa học về “Nhu cầu của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay” được tổ chức vào tháng 10 năm 2020 [27]. Nhiều bài viết và tham luận tại Hội thảo đã đề cập đến nhu cầu nguồn nhân lực của các loại hình doanh nghiệp hiện nay cũng như sự cần thiết, lợi ích của các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo đại học. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đưa ra mô hình hợp tác cần thiết cho trường Đại học Nội vụ hiện nay.
- Hội thảo khoa học với chủ đề: Yêu cầu của doanh nghiệp đối với nguồn nhân lực trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Hội thảo khoa học cấp Trường, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội năm 2020 [30]. Hội thảo có nhiều bài báo liên quan trực tiếp tới hợp tác giữa đại học và doanh nghiệp như Nguyễn Như Hà, Nguyễn Tiến Đạt: Trường Đại học – doanh nghiệp: Hợp tác và phát triển trong nền kinh tế tri thức và cuộc CMCN 4.0; Dương Thu Hà: Liên kết hợp tác giữa trường nhà trường và doanh nghiệp trong bối cảnh tự chủ đại học thông qua mô hình trung tâm hợp tác doanh nghiệp. Nguyễn Thị Kim Chi với chủ đề: Mô hình “học viện trong doanh nghiệp” - Cơ sở để xây dựng, đào tạo và phát triển “bộ gen nhân lực”; Bùi Trọng Tài: Hợp tác giữa cơ sở GDĐH với doanh nghiệp và địa phương trong đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ từ thực tiễn Đại học Thái Nguyên hiện nay. Tăng cường hợp tác giữa cơ sở đào tạo đại học và doanh nghiệp trong giải quyết việc làm cho sinh viên Việt nam hiện nay - Nguyễn Thị Lý. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển giáo dục đại học trong xu thế CMCN 4.0 - Nguyễn Quang Huy. Tăng cường hợp tác giữa đại học và doanh nghiệp trong đào tạo ngành du lịch bậc đại học hiện nay - Lê Thu Hương, Phạm Văn Đại. Liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và nhà trường - Giải pháp thiết yếu giúp nâng cao chất lượng đào tạo đại học đáp ứng nhu cầu xã hội - Nguyễn Thị Thảo. Hợp tác đào tạo giữa trường đại học và doanh nghiệp đối với nhân lực ngành công nghệ thông tin xu thế tất yếu - Nguyễn Thị Thúy Hoa. Ngoài ra, còn có nhiều bài viết của các tác giả khác như Nguyễn Hồ Phương Nhật với bài viết: Hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp: Kinh nghiệm của các trường đại học ở Nhật Bản và gợi ý cho các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam; Trần Thị Ngân Hà - Từ ngành quản trị nhân lực ở trường đại học nội vụ Hà Nội. Giải pháp tăng cường liên kết giữa Trường Đại học Nội vụ Hà Nội với các doanh nghiệp - Nguyễn Văn Tạo. Giải pháp tăng cường liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay, Tô Trọng Mạnh. Hợp tác giữa trường Đại học Nội vụ Hà Nội và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo - Đỗ Khánh Năm. Phát triển chương trình đào tạo ngành quản trị nhân lực theo hướng hợp tác với doanh nghiệp - Cồ Huy Lệ hay - Hoàng Xuân Bính - Hợp tác giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong việc kiểm định chất lượng đào tạo và đảm bảo chuẩn đầu ra. Hội thảo đã trao đổi, thảo luận và ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, các đơn vị sử dụng lao động trong việc nhận diện yêu cầu của doanh nghiệp đối với nguồn nhân lực; mô hình, kinh nghiệm và giải pháp thúc đẩy sự hợp tác giữa nhà trường và doanh
- nghiệp trong đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực; hỗ trợ sinh viên hướng nghiệp, khởi nghiệp, việc làm, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học: “Yêu cầu của doanh nghiệp đối với nguồn nhân lực trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”. Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm và gửi bài viết tham gia của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý và giảng viên của các trường đại học, học viện; lãnh đạo và cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp. Đã có gần 40 bài viết về các vấn đề liên quan đến chủ đề Hội thảo: (i) Quy mô, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của các cơ sở giáo dục đại học và khả năng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, thị trường lao động; (ii) Phân tích, dự báo nhu cầu của doanh nghiệp về nguồn nhân lực qua đào tạo; (iii) Kiến thức, kỹ năng, phẩm chất cần có của sinh viên khi tốt nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và tác động của cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0; (iv) Những vấn đề lý luận và pháp lý về hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp; (v) Hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp trong xây dựng, phát triển chương trình; kiểm định chất lượng đào tạo, bảo đảm CĐR; (vi) Hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và công nghệ; (vii) Hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp trong tư vấn hướng nghiệp, đào tạo thực hành, tổ chức kiến tập, thực tập; tư vấn và hỗ trợ khởi nghiệp; giải quyết việc làm cho sinh viên. (viii) Tài trợ của doanh nghiệp cho các cơ sở giáo dục đại học trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, cung cấp các học bổng và chương trình hỗ trợ học tập; (ix) Thực tiễn, mô hình và giải pháp phát triển hợp tác giữa Trường Đại học Nội vụ Hà Nội với doanh nghiệp thông qua nghiên cứu kinh nghiệm của thế giới và các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam. Mô hình tổ chức và hoạt động các đơn vị thuộc, trực thuộc cơ sở giáo dục đại học thực hiện chức năng quan hệ doanh nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, việc làm và phục vụ sinh viên, đáp ứng nhu cầu xã hội trong bối cảnh tự chủ đại học. Các quan điểm, ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý trong Hội thảo được Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tiếp thu và làm cơ sở quan trọng để xác định mục tiêu, xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Đồng thời, Nhà trường hoàn thiện cơ chế, giải pháp tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và công nghệ, hỗ trợ sinh viên hướng nghiệp, khởi nghiệp, việc làm vì lợi ích của người học, nhu cầu và lợi ích của các bên.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định hình thức trình bày đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
10 p | 5306 | 985
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
60 p | 2188 | 545
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Quy luật Taylor và khả năng dự đoán tỷ giá hối đoái ở các nền kinh tế mới nổi
59 p | 1033 | 184
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ABC) – chi nhánh Sài Gòn – Thực trạng và giải pháp
117 p | 672 | 182
-
Danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường được duyệt năm 2010 - Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
18 p | 1696 | 151
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển sự đo lường tài sản thương hiệu trong thị trường dịch vụ
81 p | 698 | 148
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Dạy học chủ đề tự chọn Ngữ Văn lớp 9 - CĐ Sư phạm Daklak
39 p | 1473 | 137
-
Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: Ảnh hưởng của sở hữu bởi nhà quản trị lên cấu trúc vốn và thành quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ 2007-2011
94 p | 1193 | 80
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực – nghiên cứu tình huống tại Công ty cổ phần Hóa chất Vật liệu điện Hải Phòng
87 p | 310 | 78
-
Thuyết minh đề tài Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ
30 p | 514 | 74
-
Báo cáo: Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả các đề tài nghiên cứu khoa học trong 10 năm 1991 - 2000 thuộc ngành Y Tế
8 p | 725 | 65
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 367 | 51
-
Đề tài nghiên cứu khoa học Bài toán tối ưu có tham số và ứng dụng
24 p | 327 | 44
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ lao động tại công ty TNHH may xuất khẩu Minh Thành
73 p | 228 | 40
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn “Lý thuyết galois” theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
53 p | 289 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa
100 p | 269 | 27
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng tin học để quản lý kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học
14 p | 163 | 11
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: Dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông và các giải pháp phòng tránh
0 p | 131 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn