intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Vai trò của an sinh xã hội đối với người cao tuổi

Chia sẻ: Tạ Trang | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:24

513
lượt xem
122
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu khoa học: Vai trò của an sinh xã hội đối với người cao tuổi với mục tiêu nghiên cứu vai trò của an sinh xã hội đối với người cao tuổi để hiểu biết, xem xét, đánh giá, nhận xét, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác an sinh xã hội đối với cộng đồng nói chung và người cao tuổi nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Vai trò của an sinh xã hội đối với người cao tuổi

  1. 1. Lí do chọn đề tài. Ở Việt Nam, ASXH là một trong những trụ cột cơ bản trong hệ thống   các chính sách xã hội được Đảng và Nhà nước quan tâm xây dựng. ASXH là   nhân tố đảm bảo công bằng xã hội. Thực tiễn phát triển đã cho thấy ASXH có  vai trò rất lớn trong việc khắc phục những hệ lụy của phân hóa xã hội, tăng  cường gắn kết xã hội, sự đồng thuận và đảm bảo ổn định chính trị. Như  chúng ta đều biết, đất nước ta đang trên con đường hội nhập và  phát triển, chúng ta hướng mục tiêu trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại  hóa để có thể sánh vai với các nước phát triển trên thế giới. Bên cạnh những  thành tựu về  kinh tế  ­ xã hội thì chúng ta đang phải đối mặt với nhiều khó  khăn, thách thức nảy sinh từ mặt trái của quá trình phát triển kinh tế  ­ xã hội  như  phân tầng xã hội, quá trình đô thị  hóa không đồng bộ, môi trường bị  xuống cấp, thất nghiệp, tệ nạn ma túy,người già neo đơn...  Dân số nước ta ngày càng già đi, quá trình già hóa dân số diễn ra nhanh   chóng kéo theo đó là số  lượng người cao tuổi ngày càng tăng lên gây sực ép  đối với nền kinh tê ­ xã hội. Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng em đã chọn đề tài: "Vai trò của ASXH  đối với người cao tuổi " để làm đề tài nghiên cứu, từ  đó đưa ra thực trạng,   nguyên nhân của công tác ASXH đối với người cao tuổi và từ  đó đưa ra giải  pháp phù hợp nhằm tạo điều kiện cho người cao tuổi có cuộc sống ổn định và  tốt đẹp hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu . Nghiên cứu vai trò của ASXH  đối với người cao tuổi để hiểu biết, xem   xét,đánh giá, nhận xét,  qua đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả  công tác ASXH đối với cộng đồng nói chung và người cao tuổi nói riêng.
  2. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu.  ­ Phân tích cơ  sở   lí luận thực tiễn về  ASXH và vai trò của ASXH đối với   người cao tuổi. ­ Nêu và phân tích thực trạng ASXH đối với người cao tuổi. ­ Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác ASXH đối với người lao   động. 4. Phạm vi nghiên cứu. Do thời gian có hạn nên nhóm tập trung vào nghiên cứu vai trò của ASXH đối  với người cao tuổi ở Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu. ­ Phương pháp thu thập thông tin. ­ Phương pháp nghiên cứu tài liệu. ­ Phương pháp thống kê. ­ Phương pháp so sánh phân tích. 6. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài. ­ Về  lí luận: Vấn đề  nghiên cứu giúp chúng ta hiểu biết về  ASXH nói chung  và tầm quan trọng của ASXH đối với các đối tượng trong xã hội và người cao  tuổi nói riêng. ­ Về  thực tiễn: Vấn đề  giúp chúng ta nhận thấy rõ thực trạng về  công tác  ASXH đói với người cao tuổi hiện nay, nguyên nhân do đâu để  từ  đó đưa ra   giải pháp nhằm hoàn thiện hơn về  công tác ASXH đối với người cao tuổi,   đảm bảo cuộc sống cho người cao tuổi. 7. Kết cấu của đề tài. Chương 1:  Tổng quan về vai trò của an sinh xã hội đối với người cao tuổi Chương 2: Thực trạng vai trò an sinh xã hội đối với người cao tuổi
  3. Chương 3: Giải pháp nâng cao vai trò của asxh đối với người cao tuổi Chương 1:  TỔNG QUAN VỀ VAI TRÒ CỦA AN SINH XàHỘI ĐỐI  VỚI NGƯỜI CAO TUỔI 1.1. Một số khái niệm có liên quan 1.1.1.Khái niệm An sinh xã hội Theo tổ chức LĐQT (ILO) : ASXH là sự  bảo vệ  mà xã hội cung cấp cho các  thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng để chống lại  tình cảnh khốn khổ về kinh tế và xã hội gây ra bởi tình trạng bị  ngưng hoặc   giảm sút đáng kể về thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật trong lao động,   thất nghiệp, tàn tật, tuổi già và tử vong ; sự cung cấp về chăm sóc y tế và các  khoản tiền trợ cấp giúp cho các gia đình đông con. Hiện nay ASXH được hiểu là sự  bảo vệ  mà xã hội cung cấp cho các thành  viên của mình không may lâm vào hoàn cảnh yếu thế  trong xã hội thông qua  biện pháp cân đối lại tiền bạc và của cải xã hội. Bản chất của ASXH là tạo ra mạng lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp   cho tất cả  các thành viên trong trường hợp bị  giảm, bị mất thu nhập hay khi   gặp những rủi ro xã hội khác. Chính sách ASXH là một chính sách xã hội cơ  bản của Nhà nước nhằm thực hiện chức năng phòng ngừa, hạn chế  và khắc  phục rủi ro, bảo đảm an toàn thu nhập và cuộc sống cho các thành viên trong   xã hội do đó vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội và nhân đạo sâu sắc. 1.1.2.  Khái niệm về người cao tuổi Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi.  Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn liền   với việc suy giảm các chức năng của cơ thể
  4.  Theo WHO: Người cao tuổi phải từ 70 tuổi trở lên. Một số  nước phát triển   như Đức, Hoa Kỳ… lại quy định người cao tuổi là những người từ 65 tuổi trở  lên. Quy định  ở  mỗi nước có sự  khác biệt là do sự  khác nhau về  lứa tuổi có  các biểu hiện về già của người dân ở các nước đó khác nhau. Những nước có  hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe tốt thì tuổi thọ và sức khỏe của người dân  cũng được nâng cao. Do đó, các biểu hiện của tuổi già thường đến muộn hơn.  Vì vậy, quy định về tuổi của các nước đó cũng khác nhau. Về mặt pháp luật: Luật Người cao tuổi Việt Nam năm 2010 quy định: Người   cao tuổi là “Tất cả các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”. Theo   luật   lao   động:   Người   cao   tuổi   là   những   người   từ   60   tuổi   trở   lên  (với nam), từ 55 tuổi trở lên (với nữ) Tuy nhiên quan niệm này có thể thay đổi theo thời gian khi điều kiện về kinh  tế và tuổi thọ trung bình thay đổi. 1.1.1 Một số khái niệm có liên quan. ­ Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập  của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai  nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết,  trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. ­ Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiềm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc  sức khỏe không vì lợi ích lợi nhuận do nhà nước tổ chức thực hiện và các đối  tượng đóng góp theo quy định của bảo hiểm y tế. - Trợ cấp xã hội là sự giúp đỡ thêm của nhà nước dành cho các nhóm đối  tượng có hoàn cảnh khó khăn nhằm hướng tới bảo đảm các nhu cầu tối thiểu  giúp họ phát huy được khả năng tự lo liệu cho cuộc sống của bản thân và gia  đình họ
  5. 1.4 Sự cần thiết  của An sinh xã hội đối với người cao tuổi Thứ nhất, Tỷ lệ người cao tuổi ngày càng gia tăng tạo nên gánh nặng cho quỹ  hưu trí.  Khi dân số cao tuổi chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số cũng đồng nghĩa với tỷ  lệ tham gia lực lượng lao động có xu hướng giảm đi và số  người sau 60 tuổi   sẽ tăng lên và sống lâu hơn. Như vậy, số người làm ra của cải vật chất cho xã   hội sẽ có xu hướng giảm đi và số người thụ hưởng sẽ có xu hướng gia tăng.    Điều này  ở  một khía cạnh nào cũng sẽ  tạo ra “gánh nặng” cho quỹ  hưu trí  quốc gia khi phải chi trả lương hưu nhiều hơn và dài thời gian hơn, trong khi   đó số  người đóng góp có xu hướng giảm đi tương đối so với số  người thụ  hưởng (do hệ quả của mức sinh thấp. Thứ hai, Chi phí y tế dành cho người cao tuổi cao Theo quy luật chung, tuổi càng cao, sức khỏe càng giảm. Dù muốn hay không,  con người vẫn đối mặt với tình trạng bệnh tật, sức khỏe của mình khi tuổi   ngày càng cao trong vòng đời Sinh­ Lão­ Bệnh­ Tử. Khi đã ngoài 60 tuổi, quá  trình đồng hóa giảm đi, quá trình dị hóa tăng lên, quá trình lão hóa diễn ra với   tốc độ  ngày càng nhanh, đồng thời phát sinh những loại bệnh tật đặc trưng   của tuổi già. Mặc dù, nhờ  những thành tựu trong phát triển kinh tế  cũng như  trong tiến bộ của y học, nhưng cơ cấu bệnh tật của dân số nước ta nói chung   và của người cao tuổi nói riêng đang chuyển dần từ  mô hình bệnh tật của   những nước đang phát triển sang của nước phát triển. Cơ  cấu bệnh tật hiện  nay của nước ta chuyển từ không nhiễm trùng, không lây nhiễm sang các bệnh  chủ   yếu   như   cao   huyết   áp,   đột   quỵ,   tiểu   đường,   rối   loạn   chuyển   hóa…   (Giang Thanh Long, 2011). Như  vậy, cùng với tuổi tác, cơ  cấu chi tiêu của   người cao tuổi đã thay đổi nhiều, chi phí cho khám, chữa bệnh có xu hướng 
  6. tăng lên. Người già lại hay bị  những loại bệnh đòi hỏi chi phí y tế  cao như  huyết áp, đột quỵ, tim mạch…Theo PGS­TS Phạm Thắng­ Viện Lão khoa  quốc gia, nhu cầu chăm sóc người cao tuổi (y tế, xã hội, tài chính) sẽ  là một  thách thức lớn đối với xã hội và gia đình. Người cao tuổi có nhu cầu chăm sóc  sức khoẻ nhiều hơn, trong khi chi phí cho đối tượng này cũng cao gấp 7­8 lần   so với trẻ em. Chi phí này hoặc là gia đình phải tự chi hoặc là hệ thống BHYT   chi trả  (đối với những người tham gia BHXH hoặc  đối tượng thụ  hưởng  BHXH, BHYT).    Thứ  ba, Tỷ  lệ  hưởng BHXH hưu trí của những người cao tuổi  ở  khu vực   nông thôn còn thấp. Đối với một nước có xuất phát điểm thấp như Việt Nam, cho đến nay,  về  cơ  bản nước ta vẫn là nước nông nghiệp với trên 70% số  dân và cũng  khoảng 70% số  lao  động  đang sống  ở  và lao  động  ở  nông thôn, trong  đó  khoảng 50% làm các nghề nông nghiệp. Trong khi đó số lao động tham gia hệ  thống BHXH chỉ  chiếm khoảng 10% ­20% tổng lực lượng lao động và chủ  yếu  ở  khu vực thành thị. Như  vậy, đa số  người lao động nông thôn khi trở  thành người cao tuổi (60 tuổi trở lên) sẽ không được hưởng lương hưu từ hệ  thống BHXH. Để tiếp tục cuộc sống, những người cao tuổi này buộc phải tự  lao động kiếm sống hoặc nhờ  sự  hỗ  trợ của con cháu, hoặc nhờ  sự  trợ  giúp   của cộng đồng.  Thứ  tư, nước ta trải qua các cuộc chiến tranh kéo dài với rất nhiều thế  hệ  người lính phải sống và chiến đấu ở  những vùng ác liệt, nhiều nơi bị nhiễm   chất độc da cam… Đến nay, đa phần họ đã thuộc nhóm người cao tuổi.  Ngoài những loại bệnh của người già, không ít trong số  họ  mắc những bệnh   đặc trưng của chiến tranh, trong khi đó, đa phần trong số  họ  sau chiến tranh  
  7. về quê nhà sinh sống, họ không có lương hưu. Điều này, đòi hỏi cần có những  chính sách ASXH đặc thù cho nhóm người này. Thứ năm,Người lao động ở Việt Nam “ già khi chưa giàu”  Cũng là đặc thù của nền kinh tế Việt Nam khi thu nhập của người lao động   thấp, thu nhập chỉ đủ trang trải (thậm chí không đủ) cho những chi tiêu trước  mắt, không có và không thể có cho tích tũy trong tương lai. Điều này là nguy  cơ  tiềm năng khi người lao động không làm việc được nữa, họ  sẽ  không có   khoản tích lũy để chi dùng khi trở thành người cao tuổi. Một số nhà phân tích  đã nêu, người lao động Việt Nam “già khi chưa giàu”. Đối với một người “già   khi chưa giàu” sẽ tạo áp lực cho con cái, nhưng đối với một xã hội “già hóa”   và xã hội “già” thì áp lực này sẽ chuyển sang hệ thống ASXH. Qua những phân tích trên cho thấy giữa già hóa dân số, dân số già và ASXH có  mối quan hệ “nhân­ quả”. Điều này cho thấy, một mặt phải điều chỉnh chính  sách dân số  sao cho quá trình già hóa dân số  diễn ra chậm hơn và quá trình   chuyển từ  dân số  già hóa sang dân số  già diễn ra với thời gian lâu hơn; mặt   khác, cần phải có chiến lược ASXH ứng phó phù hợp. Chính sách ASXH đối   với người cao tuổi không nên chung cho mọi nhóm bởi người cao tuổi không  phải là nhóm dân số  đồng nhất. Người cao tuổi cũng có người giàu, người   nghèo; có người khỏe mạnh và người ốm yếu; có người được sống cùng con   cháu, nhưng có người chỉ sống một mình… Vì vậy, nên phân nhóm đối tượng  để có chính sách ASXH ứng phó phù hợp. Phải xây dựng và phát triển các dịch   vụ  xã hội đối với người cao tuổi, đặc biệt là đối với người cao tuổi  ở  nông   thôn. BHXH cho mọi người lao động và BHYT toàn dân là hướng đi và là giải   pháp tích cực, chủ động trong chính sách ASXH của mỗi quốc gia.  Sinh­ Lão–  Bệnh– Tử là quy luật của cuộc sống loài người. Ai sinh ra rồi cũng phải già  
  8. và chết. Do vậy, ASXH đối với người cao tuổi hiện tại cũng chính là đảm  bảo ASXH tương lai cho người lao động hiện tại. Chương   2:   THỰC   TRẠNG   VAI   TRÒ   AN   SINH   XÃ   HỘI   ĐỐI   VỚI   NGƯỜI CAO TUỔI 2.1 Thực trạng An sinh xã hội đối với người cao tuổi trên Thế giới. Theo thống kê, thế  giới hiện có 497 triệu, chiếm gần 2/3 NCT sống  ở  các  nước nghèo và khoảng hơn 180 triệu người sống trong cảnh nghèo khó. Theo   dự báo, đến năm 2045, số người trên 60 tuổi trên thế giới sẽ nhiều hơn số trẻ  em dưới 14 tuổi.  Ở  các nước trung bình và kém phát triển, hơn 50% người   trên 60 tuổi vẫn làm việc, chủ yếu ở các thành phần phi chính thức. Thế giới   cũng đang chứng kiến ¾ người cao tuổi sống trong các khu vực bị ảnh hưởng  
  9. bởi thiên tai và biến đổi khí hậu; 2/3 số  NCT bị  bệnh kinh niên sống  ở  các   nước tủng binh và kém phát triển. Ở nhiều nước Châu Phi, NCT là người chắm sóc chủ yếu đối với 40% người  bị HIV/AIDS hoặc trẻ em bị mồ côi do AIDS. Trong những thế kỷ qua, sự gia   tăng người cao tuổi trong tổng số  dân số  toàn cầu là vấn đề  đáng quan tâm.  Trong thế kỷ này, nó đặt ra những thách thức lớn nhưng cũng không ít cơ hội.  Hàng triệu người cao tuổi  ở các nước phát triển trung bình và thu nhập thấp   đang đối mặt với những vấn đề về nghèo đói và bệnh tật. Tuy vậy, các chính sách phát triển quốc tế và các hoạt động thường không bao   gồm người cao tuổi. Chương trình phát triển Thiên niên kỷ  không trực tiếp   liên quan đến tuổi già. Trong khi cam kết giảm tỷ lệ người cực nghèo xuống  50% vào năm 2015, người cao tuổi hầu như dùng lại ở nửa còn lại của người  nghèo. Khi nói về  chăm sóc sức khoẻ, người cao tuổi vừa là người tự  chăm   sóc mình, lại vừa là những người chăm sóc người khác. Sự  gia tăng “người  cao tuổi già” là thách thức lớn, đặc biệt đối với gia đình và cộng đồng. Đồng  thời, nhiều người cao tuổi phải chăm sóc cháu do bố  mẹ  các em ra thành thị  làm việc kiếm tiền hoăc bệnh tật­chết do HIV/AIDS hay các bệnh liên quan. Ở  các nước có thu nhập trung bình và thấp, hàng triệu người cao tuổi sống  dưới mức nghèo đói, phần lớn họ không có nghỉ  hưu. Họ  không có cả  lương   hưu tối thiểu, phải làm việc để  đảm bảo cuộc sống và thường làm những  công việc không an toàn, được trả  công thấp đến khi họ  không thể  làm việc  được nữa hoặc bệnh tật,  ốm đau. Những người không làm việc được phải  sống trong cảnh bần cùng. Khủng hoảng kinh tế thế giới, dẫn đến sự tăng giá   cả sinh hoạt, thức ăn, giao thông và nhà ở…làm tồi tệ thêm cuộc sống của họ.   Các hộ  gia đình nghèo  ảnh hưởng nhiều nhất đến người già và trẻ  em trong  
  10. gia đình. Những người cao tuổi trong gia đình phải chăm sóc trẻ  em mà cha  mẹ các em di cư ra thành thị kiếm tiền. Những người cao tuổi  ở các nước có  thu nhập trung bình và thấp không có cơ hội cải thiện cuộc sống. Vai trò của   họ  đối với gia đình và cộng đồng thường không được biết đến và đánh giá  đúng mức. Đặc biệt, đối với những người sống ở các địa phương nghèo hoặc  bị  tác động xấu của môi trường thường có nguy cơ  cao chịu  ảnh hưởng của   các cuộc xung đột hoặc các nguyên nhân khác về chính trị, môi trường không  ổn định tạo ra sự thiếu an toàn cho họ. 2.2 Vai trò của an sinh xã hội đối với người cao tuổi ở Việt Nam. 2.2.1 Thực trạng. Hệ  thống an sinh xã hội cho người cao tuổi  ở  Việt Nam đã được mở  rộng  trong những năm vừa qua. Cho đến nay đã có nhiều chính sách, chương trình  dành cho người cao tuổi theo các nhóm đối tượng khác nhau, nhưng tập trung   lại thì có các nhóm chính sách về  bảo hiểm xã hội (cụ  thể  là hưu trí và tử  tuất), bảo hiểm y tế và trợ cấp xã hội.  Về hệ thống BHXH (hưu trí và tử tuất) Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn “già hóa dân số” với tỷ lệ người   cao tuổi (NCT) từ 60 tuổi trở lên chiếm 10% dân số. Trong bối cảnh đó, tuổi  thọ  của người dân được nâng cao, tiềm lực kinh tế  của đất nước được cải  thiện, chế độ trợ giúp thường xuyên cho NCT cũng được điều chỉnh, bổ sung   và sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, hướng đến mục tiêu bù đắp để  đảm bảo mức sống tối thiểu cho đối tượng. Theo dự  báo dân số  của Tổng   cục Thống kê (GSO) cho thấy dân số Việt Nam đang già hóa với tốc độ chưa  từng có. Số  người cao tuổi sẽ  tăng gấp ba vào năm 2050 và như  vậy sẽ  tăng 
  11. từ  9% đến 26% dân số. Với mức lương hưu hiện nay là rất thấp, phần lớn   người cao tuổi đều sống dựa vào người thân trong gia đình. Ngay từ những năm 1960, chính phủ  đã xây dựng hệ  thống bảo hiểm BHXH  cho người lao động, đặc biệt là bảo hiểm hưu trí, để đảm bảo cuộc sống của   họ khi về già yếu, hết tuổi lao động. Sau hơn 40 năm, hệ  thống hưu trí đã có  sự thay đổi đáng kể để phù hợp với sự biến đổi kinh tế, xã hội, đặc biệt là sự  chuyển đổi từ cơ chế bao cấp của chính phủ sang cơ chế đóng góp của người  lao  động.  Đã có nhiều văn bản pháp luật  được ban  hành cho các chế   độ  BHXH nhưng văn bản cao nhất là Luật Bảo hiểm Xã hội đã được Quốc hội  thông qua ngày 26/9/2006 và chính thức có hiệu lực từ 1/1/2007. Sau khi có sự  ra đời của Luật BHXH, hàng loạt các văn bản khác cũng được ban hành để  triển   khai   thực   hiện   Luật,   nhằm   đảm   bảo   hiệu   quả   thực   thi   các   chế   độ  BHXH cho các đối tượng, trong đó có người cao tuổi, như Nghị định 68/2007/  NĐ­CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành   một  điều Luật BHXH; Nghị  định số  184/2007/ NĐ­CP ngày 17/12/2007 của   Chính phủ  về  việc điều chỉnh lương hưu, trợ  cấp BHXH và trợ  cấp hàng   tháng  đối   với   cán  bộ   xã  đã   nghỉ   việc;   Nghị   định   số   83/2008/NĐ­CP   ngày  31/07/2008 của Chính phủ  về  việc điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng  BHXH đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng  lao động quyết định…  Tất cả  những chính sách đó nhằm khuyến khích sự  tham gia của người lao động đối với hệ  thống BHXH  và đảm bảo đời sống  cho các đối tượng thụ hưởng, trong đó có người cao tuổi.  Mặt khác, trong xu thế phát triển chung, số người lao động tham gia bảo hiểm  xã hội, nhất là bảo hiểm xã hội bắt buộc tiếp tục tăng nhanh. Điều này có   nghĩa là số  NCT có lương hưu và trợ  cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng cũng 
  12. tăng nhanh trong những năm tới đây (số  người nghỉ  hưởng chế  độ  hưu trí từ  nguồn quỹ  bảo hiểm xã hội tăng từ  596,4 ngàn người năm 2006 lên trên 1  triệu người năm 2011). Thực tế này góp phần làm giảm gánh nặng ngân sách  chi thực hiện an sinh xã hội cho NCT và tạo điều kiện để mở rộng đối tượng   là NCT được hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng với mức chuẩn trợ cấp   ngày càng đảm bảo hơn cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của họ. Trong các chế  độ  BHXH thì chế  độ  hưu trí là chế  độ  an sinh xã hội dài hạn,   có tác động mạnh nhất đến hệ thống BHXH về  mặt tài chính. Theo quy định   hiện nay, nam giới từ 60 tuổi trở lên và nữ giới từ 55 tuổi trở lên có thể nhận   lương hưu khi thỏa mãn một số  điều kiện về  thời gian đóng góp. Hệ  thống  hưu trí của Việt Nam hiện nay vận hành theo cơ chế  thực thanh thực chi với  mức hưởng được xác định trước (PAYG DB). Tuy nhiên, với việc thiết kế và  thực hiện như  hiện nay, hệ  thống hưu trí Việt Nam sẽ  không đáp  ứng được   các tiêu chí về  bền vững tài chính và công bằng trong điều kiện dân số  già   hóa, thậm chí người cao tuổi có thể không được đảm bảo an ninh thu nhập từ  hệ thống hưu trí này.  Về hệ thống Bảo hiểm y tế.  Văn bản pháp lý đầu tiên quy định về  BHYT của Việt Nam là Nghị  định  299/HĐBT ngày 15/8/1992 của Hội đồng Bộ  trưởng (nay là Chính phủ) ban  kèm theo Điều lệ  BHYT và sau đó Nghị  định này được thay bằng Nghị  định  58/1998/NĐ­CP nhằm điều chỉnh một số quy định cho phù hợp với những thay   đổi kinh tế­xã hội. Trong quá trình đó, Chính phủ cũng ban hành hàng loạt các   văn bản pháp luật cụ thể khác có liên quan đến chăm sóc sức khỏe người cao   tuổi thông qua BHYT như  Nghị  định số  95/CP ngày 27/8/1994 với quy định  người già cô đơn thuộc diện trợ cấp xã hội được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm  
  13. y tế và không phải trả tiền khi khám chữa bệnh tại các cơ  sở công lập, hoặc  chỉ trả một phần viện phí do cơ quan bảo hiểm y tế trả cho cơ sở khám chữa  bệnh; Pháp lệnh Người cao tuổi ngày 28/4/2000 quy định rõ việc khám chữa  bệnh miễn phí cho các đối tượng người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa   và không có nguồn thu nhập; Nghị  định 30/2002/NĐ­ CP ngày 26/3/2002 quy  định người cao tuổi trên 100 tuổi được cấp thẻ BHYT mệnh giá 50.000 đồng  hoặc được khám chữa bệnh miễn phí theo phương pháp thực thanh thực chi;   Quyết định 139/2002/QĐ­TTg ngày 15/10/2002 của Thủ  tướng Chính phủ  về  khám chữa bệnh cho người nghèo là đối tượng được hưởng trợ  cấp xã hội  theo Nghị  định 07/2000/NĐ­CP, trong đó có người cao tuổi; Khoản 9, Điều 3   của Nghị  định 63/2005/ NĐ­CP ngày 16/5/2005 quy định rõ người cao tuổi cô  đơn không nơi nương tựa, thuộc hộ  nghèo là một trong 14 nhóm đối tượng  tham gia BHYT bắt buộc… Luật Bảo hiểm Y tế ­ là văn bản pháp luật cao  nhất về  bảo hiểm y tế  ­ được Quốc hội khóa XII, kỳ  họp thứ  4 thông qua  ngày 14/11/2008 có quy định một số điều liên quan đến các đối tượng ưu tiên  BHYT, trong đó có người cao tuổi.  Về hệ thống trợ cấp xã hội. Trong những năm qua, tuổi để hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với NCT   từng   bước   được   điều   chỉnh.   Nếu   năm   2007   thực   hiện   theo   Nghị   định  67/2007/NĐ­CP, quy định người từ  85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc  trợ  cấp bảo hiểm xã hội được hưởng mức 120.000 đồng/tháng thì giai đoạn  2007­2009 bình quân hàng năm Nhà nước đã trợ  cấp cho hơn 600 ngàn NCT.   Từ   năm   2010,   thực   hiện   Nghị   định   số   13/2010/NĐ­CP   sửa   đổi   Nghị   định  67/2007 NĐ­CP đã nâng mức chuẩn trợ cấp lên 180.000 đồng/tháng, tuy không  điều chỉnh độ  tuổi nhưng tổng số  NCT được hưởng đã tăng lên 948 ngàn  
  14. người. Đặc biệt, kể  từ  khi Luật Người cao tuổi có hiệu lực (01/7/2010) và   Nghị  định số  06/2011/NĐ­CP hướng dẫn thực hiện Luật được ban hành đã  quy định điều chỉnh giảm độ tuổi hưởng trợ cấp xuống 80 tuổi (mặc dù không  tăng mức chuẩn trợ  cấp) thì cả  nước đã có hơn 1,3 triệu NCT được hưởng   chế  độ trợ cấp xã hội hàng tháng. Đến nay, Nghị  định số  136/2013/NĐ­CP đã  ban   hành   và   có   hiệu   lực   từ   ngày   01/01/2014   đã   tăng   mức   trợ   cấp   lên  270.000đ/tháng nhưng do điều kiện kinh tế­ xã hội, ngân sách Nhà nước còn   nhiều khó  khăn nên bắt   đầu từ  ngày  1/1/2015, việc tăng mức  trợ  cấp lên  270.000 đồng/tháng mới được triển khai áp dụng đối với nhóm hộ  nghèo.  Việc thực hiện trợ  cấp xã hội hàng tháng đã góp phần cải thiện chất lượng   cuộc sống của NCT, nhất là những NCT có hoàn cảnh khó khăn. Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, một số  địa phương có điều  kiện ngân sách đã nâng mức trợ  cấp xã hội lên cao hơn mức quy định chung   của Nhà nước như  Hà Nội, TP Hồ  Chí Minh, Bình Dương, Quảng Ninh, Bà  Rịa­ Vũng Tàu. Riêng tỉnh Bắc Ninh đã hạ  tuổi hưởng chế  độ  trợ  cấp xuống  tuổi 75 để NCT từ 75­79 được hưởng mức trợ cấp bằng 50% so với mức trợ  cấp qui định chung. Đây có thể coi là những bước đi thử nghiệm để  tiếp tục  thực hiện mở rộng đối tượng hưởng để phù hợp với xu hướng già hóa dân số  và khả  năng ngân sách của Nhà nước, hướng đến mục tiêu bảo đảm mức  sống tối thiểu cho mọi NCT trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó, trong những năm qua, chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng đối với  NCT luôn được coi là một trong những chính sách cơ  bản của hệ  thống an   sinh xã hội  ở  Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu tiếp tục  chuyển đổi và hoàn thiện thể  chế  kinh tế, sự  ảnh hưởng của suy thoái kinh   tế, quá trình phân hóa giàu nghèo, già hóa dân số, biến đổi khí hậu ảnh hưởng 
  15. nặng nề đến đời sống dân sinh, đặc biệt là NCT­ thuộc nhóm yếu thế thì công  tác bảo trợ xã hội, an sinh xã hội lại càng được quan tâm nhằm bảo đảm mức   sống tối thiểu về  thu nhập, chăm sóc sức khỏe và các nhu cầu cơ  bản. Đặc  biệt, Luật Người cao tuổi được ban hành đã tạo điều kiện về cơ chế cho các  tổ chức, cá nhân đẩy mạnh việc chăm lo và phát huy vai trò của NCT 2.2.2 Nguyên nhân và  những vấn đề  tồn tại trong thực hiện chế  độ cho người cao tuổi.  Trong những năm gần đây, an sinh xã hôi đối với người cao tuổi được thực  hiện khá tốt đã hình thành hệ thống chính sách khá toàn diện và đi vào thực  tiễn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của NCT. Nhờ đó, công tác  người cao tuổi được triển khai thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa  phương, tạo sự thống nhất trong thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với  người cao tuổi. Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay,  một số chính sách đã không còn phù hợp, còn nhiều vướng mắc và vẫn còn  những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện như:  Bảo hiểm xã hội. ­ Sự  phân biệt về  giới tính và khu vực kinh tế  giữa những người tham   gia hệ  thống hưu trí và điều này sẽ  dẫn đến bất công bằng về  đóng và  hưởng giữa nam giới và nữ giới, giữa người làm việc trong khu vực nhà  nước và khu vực ngoài nhà nước.   Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (2007) cho thấy, cả nam giới và nữ  giới làm việc trong khu vực nhà nước sẽ  có mức hưởng bình quân cao hơn  đáng kể so với những người làm việc trong khu vực ngoài nhà nước dù họ có  cùng thời gian tham gia và cùng mức đóng góp cho hệ thống . Cụ thể, nghiên   cứu này cho rằng lao động nữ  và nam khu vực ngoài nhà nước chỉ  nên đóng 
  16. góp cho hệ thống tương ứng khoảng 22 năm và 28 năm thì sẽ nhận được mức  hưởng cao nhất vì sau đó tỷ lệ hưởng tăng thêm cho mỗi năm đóng góp vào hệ  thống sẽ  giảm dần. Chính vì lý do này mà hiện nay mức hưởng giữa những  người về hưu ở các ngành và khu vực khác nhau có sự chênh lệch rất lớn. ­ Nguồn quỹ Bảo hiểm xã hội chưa bền vững.  Việc vận hành hệ  thống hưu trí theo cơ  chế  tài chính thực thanh thực  chi với mức hưởng được xác định trước (PAYG DB) đang tạo ra những nguy   cơ  thâm hụt nặng nề cho quỹ bảo hiểm xã hội khi dân số  ngày càng già hóa,  nhưng các chính sách điều chỉnh còn rất chậm và chỉ mang tính giải quyết tình  thế  như  tăng mức đóng góp, mở  rộng đối tượng bắt buộc tham gia... Những  nghiên cứu gần đây (ví dụ, Nguyễn Thị Tuệ Anh, 2006; Giang và Pfau, 2009c;   Giản Thành Công và cộng sự, 2010) đều cho thấy những điều chỉnh chính sách   đó không thể duy trì cân đối tài chính dài hạn cho hệ thống hưu trí Việt Nam.   Ví dụ, dự báo nguyên trạng hệ thống của Giang và Pfau (2009c) theo phương   pháp tiếp cận ngẫu nhiên7 cho thấy, với quy định và xu hướng tham gia như  hiện nay, hệ  thống hưu trí Việt Nam sẽ  cạn kiệt tài chính vào năm 2052 với   độ chệch là 4 năm và độ tin cậy là 90% . Quan trọng hơn, hệ thống hưu trí này  còn có thể tạo ra một khoản nợ lương hưu tiềm ẩn lớn, tác động tiêu cực đến  ngân sách nhà nước cũng như  là gánh nặng đối với thế  hệ  lao động trong  tương lai như  phải chịu mức đóng góp cao. Tính toán của Giang Thanh Long  (2013) và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (2014) đều cho thấy, trong điều kiện  các yếu tố  khác không đổi, để  cân bằng quỹ  thì tỷ  lệ  đóng góp phải tăng từ  20% như  hiện nay lên gần 35% trong vòng 20 năm tới. Đây là những thách   thức đáng lo ngại, đòi hỏi phải chuyển đổi hệ thống hưu trí theo hướng công  bằng, hiệu quả và bền vững tài chính.
  17. ­Việc chậm điều chỉnh tuổi hưu theo sự gia tăng của tuổi thọ  cũng như  việc điều chỉnh bất cân đối giữa mức đóng và mức hưởng.     Vấn đề  này đang khiến cho nguy cơ  người tham gia chỉ  nhận được  lương hưu một thời gian ngắn hơn nhiều so với dự kiến. Tính toán của Bảo  hiểm Xã hội Việt Nam (2014) cho thấy một người lao động đóng góp trong 30   năm chỉ  tích lũy đủ  để  chi trả  cho 8­10 năm khi nghỉ  hưu, trong khi thời gian   dự kiến được hưởng khoảng 19 năm. Đây là thách thức lớn không chỉ về  cân  đối quỹ hưu trí mà còn cả về an ninh thu nhập cho người cao tuổi.  Sự  chậm chạp thay đổi và các quy định, ràng buộc khắt khe khiến cho hệ  thống bảo hiểm xã hội tự  nguyện không thể  hoạt động hiệu quả, mức  ảnh  hưởng ít và bao phủ một tỷ lệ không đáng kể dân số cao tuổi (MoLISA, 2014).   Bên cạnh việc hạn chế về loại hình hưởng, chính sách và cách thức vận hành  của hệ  thống BHXH  tự  nguyện chỉ   đơn  giản là  “bản sao”  của  hệ   thống   BHXH bắt buộc. Với một nước có thu nhập còn thấp và khu vực kinh tế  phi  chính thức còn lớn thì hệ thống BHXH tự nguyện sẽ là kênh chủ yếu để  huy  động sự tham gia của người lao động, nhằm đảm bảo đời sống kinh tế khi về  già. Tuy nhiên, với các quy định như hiện nay, hệ thống BHXH tự nguyện của  Việt Nam khó có thể thực hiện vai trò đó.   Bảo hiểm y tế  ­ Chính sách viện phí đang tạo ra những khác biệt trong việc thanh toán   một số  dịch vụ  như  thủ  thuật, phẫu thuật, vật tư  tiêu hao… làm  ảnh  hưởng quyền lợi người bệnh BHYT, trong đó có người cao tuổi.  Hệ thống y tế tuyến huyện thay đổi theo Nghị định 172 của Chính phủ khiến  cho công tác khám chữa bệnh BHYT tại các trạm y tế  trở  nên khó khăn hơn  khi mà các nguồn lực còn chậm thay đổi (Đàm Hữu Đắc và cộng sự, 2010). 
  18. ­ Chính sách điều chỉnh còn chậm, chưa thiết thực nên phạm vi quyền   lợi của người tham gia BHYT bị hạn chế, chi phí xã hội cao.  Ví dụ, một số  dịch vụ mang tính dự  phòng, giúp chẩn đoán, điều trị  sớm với  lợi ích kinh tế và xã hội cao lại không có trong gói quyền lợi. Hình thức đồng chi   trả đang tạo ra gánh nặng tài chính cho nhiều người cao tuổi có thu nhập thấp.  Nghiên cứu điều tra của Đàm Hữu Đắc và cộng sự (2010) còn cho thấy người   cao tuổi có thẻ BHYT khi đi khám bệnh thường đối mặt với nguy cơ bị “phân  biệt đối xử” do các cơ  sở  khám chữa bệnh muốn tránh những thủ  tục thanh   toán rườm rà.  ­ Việc tổ chức triển khai chính sách BHYT cho người cao tuổi còn nhiều hạn  chế, trong đó nổi bật nhất là  ở  tuyến cơ  sở  với kinh phí thấp nên cơ  sở  vật   chất nghèo nàn, hầu như  không có cán bộ  chuyên ngành lão khoa và sự  tham  gia rất hạn chế của các dịch vụ y tế tư nhân tại các địa phương. Chưa có nơi   khám chữa bệnh riêng và chính sách riêng về  khám chữa bệnh cho người cao   tuổi. Việc phải di chuyển đến những trung tâm y tế hoặc bệnh viện để  khám  bệnh bằng thẻ  BHYT đối với những người cao tuổi có sức khỏe kém là một  thách thức lớn. Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính quan trọng là Quỹ khám chữa  bệnh lại chưa được triển khai có hiệu quả  do chất lượng dịch vụ y tế tuyến   xã còn hạn chế, kiến thức về các vấn đề sức khỏe và chăm sóc sức khỏe của   người dân còn chưa đầy đủ, và hạn chế trong các hoạt động truyền thông.  Trợ cấp xã hội ­ Cách thức xác định đối tượng còn mang tính chủ  quan cao nên nhiều  người cao tuổi đáng nhẽ phải là đối tượng được thụ  hưởng trợ cấp thì  lại bị loại bỏ khỏi danh sách. 
  19. Ví dụ, cho đến nay, việc xác định đối tượng nghèo, hộ nghèo hoặc xã nghèo ở  Việt Nam trong các chương trình, chính sách hỗ trợ xã hội đều dựa trên đường  nghèo do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MoLISA) xây dựng. Ngưỡng  nghèo của MoLISA được coi là mức thu nhập tham chiếu để quyết định mức   hỗ  trợ. Những hộ  gia đình có mức thu nhập thấp hơn ngưỡng nghèo này thì  được coi là đối tượng của các chương trình xã hội. Tuy nhiên, như nghiên cứu   của Ngân hàng Thế  giới (2010) phân tích, ngưỡng nghèo của MoLISA đưa ra  nhiều  khi   được   xác   định  bởi   sự   sẵn   có   của   ngân   sách   trung   ương   và   địa  phương chứ không dựa nhiều mức thu nhập có thể  đáp ứng nhu cầu chi tiêu.   Đây cũng là lý do mà chuẩn nghèo của MoLISA rất thấp so với những mức   nghèo chuẩn được Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế sử dụng. ­ Có nhiều chính sách trợ  cấp cho người cao tuổi nhưng còn rất manh   mún và chưa có tác động thực sự  đến việc cải thiện cuộc sống vốn đã  rất khó khăn của người cao tuổi . Ví dụ, mức trợ cấp cho người cao tuổi nghèo, sống cô đơn không nơi nương   tựa hiện nay chỉ là 180.000 đồng/tháng, trong khi giá cả tăng nhanh và các chi  phí về  y tế  ngày càng lớn và họ  hầu như không có nguồn thu nhập nào khác  ngoài nguồn trợ cấp này.  ­  Hình thức hỗ  trợ  nhiều khi không phù hợp với đối tượng người cao   tuổi.  Hình thức hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật thường được áp dụng đại   trà cho mọi đối tượng nên rất khó khăn cho một số đối tượng thụ hưởng vì lý  do sức khỏe, đi lại… Ví dụ, trợ  cấp lương thực cho người cao tuổi sống cô  đơn, sức khỏe yếu không thể đi lại sẽ tốt hơn là trợ cấp bằng tiền mặt.
  20.  ­ Chính sách về nguồn nhân lực hoạch định và thực hiện các chính sách   trợ  cấp xã hội còn chậm thay đổi, trong khi số  đối tượng thụ  hưởng   ngày càng tăng lên.  Do đó, cán bộ phụ trách rà soát đối tượng thụ hưởng khó có thể cập nhật tình   hình cụ  thể  để  xác minh chính xác đối tượng. Bên cạnh đó, chế  độ  đãi ngộ  cán bộ thực hiện và giám sát chương trình trợ cấp, đặc biệt ở những vùng có  khó khăn điều kiện đi lại và hạ tầng thông tin yếu, lại rất hạn chế nên không  tạo động lực cho họ trong việc cải thiện chất lượng công việc và đề xuất đổi  mới. Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ  CỦA ASXH ĐỐI VỚI  NGƯỜI CAO TUỔI 3.1 Nhóm giải pháp về ASXH
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2