intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Phương hướng và biện pháp chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: Nguyễn Xuân Hải | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

403
lượt xem
83
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'đề tài: phương hướng và biện pháp chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận cầu giấy trong giai đoạn hiện nay', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Phương hướng và biện pháp chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy trong giai đoạn hiện nay

  1. Cuk ak\ ------ Luận văn Phương hướng và biện pháp chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy trong giai đoạn hiện nay
  2. Lời mở đầu Trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, các thành phần kinh tế, các hình thức kinh doanh, các mặt hàng trở nên đa dạng và phong phú. Khi đời sống của người dân ngày càng cải thiện thì nhu cầu tiêu dùng hàng hoá ngày càng tăng. Do đó các hoạt động mua, bán các hình thức tổ chức thương mại diễn ra tấp nập hơn và ngày càng mở rộng. Là một loại hình tổ chức thương mại hỗn hợp, chợ ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Tính chất và trình độ xã hội hoá nền sản xuất ngày càng cao, sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc thì nhu ai cầu trao đổi hàng hoá ngày càng lớn và chợ với tư cách là nơi trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa người sản xuất với người sản xuất, giữa người sản xuất với người H tiêu dùng ngày càng phát triển. Thông qua bộ mặt và tình hình sinh hoạt chợ có by thể đánh giá được trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và đời sống dân cư của một vùng, địa phương. ed Tuy nhiên, trên thực tế hệ thống chợ nước ta hiện nay còn tồn tại nhiều yếu kém như cơ sở vật chất nhìn chung còn nghèo nàn, lạc hậu, việc đầu tư xây dựng ct chợ mới chỉ do Nhà nước làm, chưa thực hiện xã hội hoá trong công tác đầu tư le xây dựng chợ theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", nhiều chợ ol chưa đáp ứng được yêu cầu vệ sinh, an toàn thực phẩm, văn minh thương mại. C Công tác quản lý chợ còn nhiều hạn chế và yếu kém, đội ngũ cán bộ quản lý còn nhiều người chưa qua đào tạo và hạn chế về năng lực chuyên môn... Trên cở sở đó ta thấy được sự cần thiết phải phát triển mạng lưới chợ theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Một trong những biện pháp nhằm tạo ra sự phát triển đột biến mạng lưới chợ là chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ, cho phép các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, xây dựng, kinh doanh chợ. UBND quận Cầu Giấy đã lên kế hoạch và đề án để thực hiện việc chuyển đổi này. Tuy nhiên, việc triển khai có
  3. liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, mới chỉ dừng lại ở giai đoạn thí điểm bước đầu. Vì thế đòi hỏi chúng ta cần nhanh chóng có những biện pháp để tạo môi trường pháp lý thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh chợ, từ đó làm cho việc chuyển đổi được triển khai nhanh chóng trong thực tế. Xuất phát từ thực tiến đó, em xin chọn đề tài "Phương hướng và biện pháp chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy trong giai đoạn hiện nay" làm đề tài nghiên cứu cho mình. Mục đích của đề tài: Hệ thống các cơ sở lý luận về chợ và các mô hình tổ chức quản lý chợ ở nước ta. Trên cơ sở phân tích thực trạng về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy, đưa ra phương hướng, giải pháp và ai kiến nghị nhằm nhanh chóng chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa H bàn quận trong giai đoạn hiện nay. by Bố cục của đề tài bao gồm 3 chương: - Chương I: Một số vấn đề lý luận về chợ và mô hình tổ chức quản lý chợ. ed - Chương II: Thực trạng phát triển và tổ chức quản lý chợ trên đại bàn quận Cầu Giấy hiện nay. ct - Chương III: Phương hướng và biện pháp nhằm chuyển đổi mô hình tổ le chức quản lý trên đại bàn quận Cầu Giấy trong giai đoạn hiện nay. ol Với trình độ còn hạn chế, đề tài hoàn thành có thể còn nhiều thiếu sót nhất C định, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và toàn thể các bạn để đề tài của em được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Mai Văn Bưu cùng các cô, chú trong phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
  4. Chương I Một số vấn đề lý luận về chợ và mô hình tổ chức quản lý chợ I. Chợ và vai trò của chợ trong nền kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay 1. Khái niệm, đặc trưng của chợ 1.1. Khái niệm: Trên thực tế tuỳ theo lĩnh vực nghiên cứu mà có rất nhiều khái niệm khác nhau về chợ: - Theo định nghĩa trong các từ điển tiếng Việt đang được lưu hành: "Chợ là nơi công cộng để đông người đến mua bán vào những ngày hoặc những buổi ai nhất định" (1); "Chợ là nơi tụ họp giữa người mua và người bán để trao đổi hàng H hoá, thực phẩm hàng ngày theo từng buổi hoặc từng phiên nhất định (chợ phiên)... by - Theo Thông tư số 15/TM-CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương Mại hướng dẫn tổ chức và quản lý chợ "Chợ là mạng lưới thương nghiệp được ed hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội". ct - Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính Phủ về phát triển và quản lý chợ "Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình le thành và phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo ol quy hoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng C của khu vực dân cư". (1) Phạm vi chợ: là khu vực được quy hoạch dành cho hoạt động chợ, bao gồm diện tích để bố trí các điểm kinh doanh, khu vực dịch vụ (như: bãi để xe, kho hàng, khu ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác) và đường bao quanh chợ. Theo Đại Từ điển tiếng Việt - NXB Từ điển Bách Khoa - 2003 (tr.138) (1) (2) Theo Đại Từ điển tiếng Việt - NXB Văn hoá Thông tin - 2004 (tr.155)
  5. (2) Chợ đầu mối: là chợ có vai trò chủ yếu thu hút, tập trung lượng hàng hoá lớn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành hàng để tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác. (2) Điểm kinh doanh tại chợ: bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt, cửa hàng được bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ, có diện tích quy chuẩn tối thiểu là 3 m2/điểm. Từ những điểm hội tụ chung của nhiều định nghĩa, ta có thể rút ra kết luận: Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm công cộng, tập trung đông người mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ với nhau, được hình thành do yêu cầu của sản xuất, lưu thông và đời sống tiêu dùng xã hội và hoạt động theo các ai chu kỳ thời gian nhất định. H 1.2. Đặc trưng của chợ: by Chợ có những đặc trưng sau: - Chợ là một nơi (địa điểm) công cộng để mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch ed vụ của dân cư, ở đó bất cứ ai có nhu cầu đều có thể đến mua, bán và trao đổi hàng hoá, dịch vụ với nhau. ct - Chợ được hình thành do yêu cầu khách quan của sản xuất và trao đổi le hàng hoá, dịch vụ của dân cư, chợ có thể được hình thành một cách tự phát hoặc ol do quá trình nhận thức tự giác của con người. Vì vậy trên thực tế có nhiều chợ C đã được hình thành từ việc quy hoạch, xây dựng, tổ chức, quản lý chặt chẽ của các cấp chính quyền và các ngành quản lý kinh tế kỹ thuật. Nhưng cũng có rất nhiều chợ được hình thành một cách tự phát do nhu cầu sản xuất và trao đổi hàng hoá của dân cư, chưa được quy hoạch, xây dựng, tổ chức, quản lý chặt chẽ. - Các hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ tại chợ thường được diễn ra theo một quy luật và chu kỳ thời gian (ngày, giờ, phiên) nhất định. Chu kỳ họp chợ hình thành do nhu cầu trao đổi hàng hoá, dịch vụ và tập quán của từng vùng, từng địa phương quy định. 1.3. So sánh chợ với siêu thị:
  6. Theo từ điển Kinh tế thị trường: "Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ bày bán nhiều mặt hàng đáp ứng tiêu dùng hàng ngày của người tiêu dùng như thực phẩm, đồ uống, dụng cụ gia đình và các loại vật dụng cần thiết khác". Như vậy, những nét đặc trưng cơ bản của siêu thị khác với chợ là: - Siêu thị là một cửa hàng bán lẻ. - Siêu thị áp dụng phương thức tự phục vụ. - Giá ở siêu thị được niêm yết công khai. - Siêu thị thường chú trọng ở nghệ thuật trưng bày hàng hoá. - Siêu thị áp dụng các hình thức quản lý, bán hàng và thanh toán bằng những tiến bộ của khoa học, công nghệ (tin học, điện tử, khoa học xã hội trong bán hàng…). ai 2. Phân loại chợ trong mạng lưới chợ ở nước ta H Hiện nay ở nước ta tồn tại rất nhiều các loại chợ khác nhau, dựa theo những by tiêu thức khác nhau ta có những cách phân loại sau: 2.1. Theo địa giới hành chính: ed Có hai loại chợ tồn tại theo tiêu thức này là chợ đô thị và chợ nông thôn. 2.1.1. Chợ đô thị: ct Là các loại chợ được tổ chức, tụ họp ở thành phố, thị xã, thị trấn. Do ở đây, le đời sống và trình độ văn hoá có phần cao hơn ở nông thôn, cho nên các chợ ol thành phố có tốc độ hiện đại hoá nhanh hơn, văn minh thương mại trong chợ C cũng được chú trọng, cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường, bổ sung và hoàn chỉnh. Phương tiện phục vụ mua bán, hệ thống phương tiện truyền thông và dịch vụ ở các chợ này thường tốt hơn các chợ ở khu vực nông thôn. 2.1.2. Chợ nông thôn: Là chợ thường được tổ chức tại trung tâm xã, trung tâm cụm xã. Hình thức mua bán ở chợ đơn giản, dân dã (có nơi, như ở một số vùng núi, người dân tộc thiểu số vẫn còn hoạt động trao đổi bằng hiện vật tại chợ), các quầy, sạp có quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Nhưng ở các chợ nông thôn thể hiện đậm đà bản sắc truyền thống đặc trưng ở mỗi địa phương, của các vùng lãnh thổ khác nhau.
  7. 2.2. Theo tính chất mua bán: Dựa theo tiêu thức này, ta có thể phân chia thành hai loại là chợ bán buôn và bán lẻ. 2.2.1. Chợ bán buôn: Là các chợ lớn, chợ trung tâm, chợ có vị trí là cửa ngõ của thành phố, thị xã, thị trấn, có phạm vi hoạt động rộng, tập trung vói khối lượng hàng hoá lớn. Hoạt động mua bán chủ yếu là thu gom và phân luồng hàng hoá đi các nơi. Các chợ này thường là nơi cung cấp hàng hoá cho các trung tâm bán lẻ, các chợ bán lẻ trong và ngoài khu vực, nhiều chợ còn là nơi thu gom hàng cho xuất khẩu. Các chợ này có doanh số bán buôn chiếm tỷ trọng cao (trên 60%), đồng thời vẫn có bản lẻ nhưng tỷ trọng nhỏ. ai 2.2.2. Chợ bán lẻ: H Là những chợ thuộc phạm vi xã, phường (liên xã, liên phường), cụm dân by cư, hàng hoá qua chợ chủ yếu để bán lẻ, phục vụ trực tiếp cho người tiêu dùng. 2.3. Theo đặc điểm mặt hàng kinh doanh: ed Có chợ tổng hợp và chợ chuyên doanh. 2.3.1. Chợ tổng hợp: ct Là chợ kinh doanh nhiều loại hàng hoá thuộc nhiều ngành hàng khác nhau. le Trong chợ tồn tại nhiều loại mặt hàng như: hàng tiêu dùng (quần áo, giày dép, ol các mặt hàng lương thực thực phẩm, hàng gia dụng…), công cụ lao động nông C nghiệp (cuốc, xẻng, liềm búa…), cây trồng, vật nuôi…, chợ đáp ứng toàn bộ các nhu cầu của khách hàng. Hình thức chợ tổng hợp này thể hiện khái quát những đặc trưng của chợ truyền thống, và ở nước ta hiện nay loại hình này vẫn chiếm ưu thế về số lượng cũng như về thời gian hình thành và phát triển. 2.3.2. Chợ chuyên doanh: Là loại chợ chuyên kinh doanh một mặt hàng chính yếu, mặt hàng này thường chiếm doanh số trên 60% đồng thời vẫn có bán một số mặt hàng khác, các loại hàng này có doanh số dưới 40% tổng doanh thu. Hình thức chợ này
  8. cũng tồn tại ở nước ta như chợ vải, chợ hoa tươi, chợ vật liệu xây dựng, chợ rau quả, chợ giống cây trồng… 2.4. Theo số lượng hộ kinh doanh, vị trí và mặt bằng của chợ: Dựa theo cách phân loại trong Điều 3 Nghị định số 02/2003/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ thì chợ được chia thành 3 loại: chợ loại 1, chợ loại 2 và chợ loại 3. 2.4.1. Chợ loại 1 là chợ phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau: - Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch; - Được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổ ai chức họp thường xuyên; H - Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ by chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo quản hàng hoá, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hoá, vệ sinh an ed toàn thực phẩm và các dịch vụ khác. 2.4.2. Chợ loại 2 là chợ thoả mãn các tiêu chuẩn sau: ct - Là chợ có trên 200 diểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc le là bán kiên cố theo quy hoạch; ol - Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp C thường xuyên hay không thường xuyên; - Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo quản hàng hoá, dịch vụ đo lường. 2.4.3. Chợ loại 3 là chợ thoả mãn các tiêu chuẩn sau: - Là chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố; - Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hoá của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận.
  9. 2.5. Theo tính chất và quy mô xây dựng: Theo tiêu chí này, chợ được chia thành chợ kiên cố, chợ bán kiên cố và chợ tạm: 2.5.1. Chợ kiên cố: Là chợ được xây dựng hoàn chỉnh với đủ các yếu tố của một công trình kiến trúc, có độ bền sử dụng cao (thời gian sử dụng trên 10 năm). Chợ kiên cố thường là chợ loại 1 có diện tích đất hơn 10.000 m2 và chợ loại 2 có diện tích đất từ 6000-9000 m2. Các chợ kiên cố lớn thường nằm ở các tỉnh, thành phố lớn, các huyện lỵ, trị trấn và có thời gian tồn tại lâu đời, trong một thời kỳ dài và là trung tâm mua bán của cả vùng rộng lớn. 2.5.2. Chợ bán kiên cố: ai Là chợ chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Bên cạnh những hạng mục xây H dựng kiên cố (tầng lầu, cửa hàng, sạp hàng) còn có những hạng mục xây dựng by tạm như lán, mái che, quầy bán hàng…, độ bền sử dụng không cao (dưới 10 năm) và thiếu tiện nghi. Chợ bán kiên cố thường là chợ loại 3, có điện tích đất ed 3000-50000 m2. Chợ này chủ yếu phân bổ ở các huyện nhỏ, khu vực thị trấn xa xôi, chợ liên xã, liên làng, các khu vực ngoài thành phố lớn. ct 2.5.3. Chợ tạm: le Là chợ mà những quầy, sạp bán hàng là những lều quán được làm có tính ol chất tạm thời, không ổn định, khi cần thiết có thể dỡ bỏ nhanh chóng và ít tốn C kém. Loại chợ này thường hay tồn tại ở các vùng quê, các xã, các thôn, có chợ được dựng lên để phục vụ trong một thời gian nhất định (như tết, lễ hội…). 3. Vai trò của chợ trong nền kinh tế - xã hội nước ta hiện nay Trong những năm qua, mạng lưới chợ ở nước ta đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là từ thập niên 80 và những năm đầu của thập niên 90. Đây là giai đoạn mà mạng lưới siêu thị và trung tâm thương mại chưa hình thành và phát triển, chợ vẫn là nơi tiêu thụ hàng hóa chủ yếu của các doanh nghiệp sản xuất cũng như là nơi mua sắm chủ yếu của người dân. Tuy nhiên, hiện nay chợ vẫn giữ một vai trò rất quan trọng thể hiện trên các mặt sau:
  10. 3.1. Về mặt kinh tế Chợ là một bộ phận quan trọng trong cấu thành mạng lưới thương nghiệp xã hội : - Đối với vùng nông thôn: Chợ vừa là nơi tiêu thụ nông sản hàng hoá, tập trung thu gom các sản phẩm, hàng hoá phân tán, nhỏ lẻ để cung ứng cho các thị trường tiêu thụ lớn trong và ngoài nước, vừa là nơi cung ứng hàng công nghiệp tiêu dùng cho nông dân và một số loại vật tư cho sản xuất nông nghiệp ở nông thôn. - Ở khu vực thành thị: Chợ cũng là nơi cung cấp hàng hoá tiêu dùng, lương thực thực phẩm chủ yếu cho các khu vực dân cư. Tuy nhiên hiện nay đã xuất hiện khá nhiều hình thức thương mại cạnh tranh trực tiếp với chợ, vì thế ai bên cạnh việc mở rộng hay tăng thêm số lượng chợ chúng ta sẽ đầu tư nâng cấp H chất lượng hoạt động của chợ và đầu tư nâng cấp chất lượng dịch vụ của chợ. by Hoạt động của các chợ làm tăng ý thức về kinh tế hàng hoá của người dân, rõ nét nhất là ở miền núi, vùng cao từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần ed tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, miền núi. Trong các phiên chợ, các buổi chợ là cơ hội của người dân giao lưu trao đổi, mua bán, lưu ct thông hàng hoá của mình, cập nhật thông tin, ý thức xã hội, nó làm tăng khả le năng phản ứng của người dân với thị trường, với thời thế và tự mình có thể ý ol thức được công việc làm ăn buôn bán của mình trong công cuộc đổi mới. C Chợ là một nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước. Mặc dù Nhà nước chưa có thể nâng cấp đủ hệ thống chợ ở nước ta, chưa đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển, nhưng các chợ trong cả nước đã đem lại cho Ngân sách Nhà nước khoảng 300.000 triệu đồng mỗi năm (chưa kể các nguồn thu từ thuế trực tiếp). Sự hình thành chợ kéo theo sự hình thành và phát triển các ngành nghề sản xuất. Đây chính là tiền đề hội tụ các dòng người từ mọi miền đất nước tập trung để làm ăn, buôn bán. Chính quá trình này làm xuất hiện các trung tâm thương mại và không ít số đó trở thành những đô thị sầm uất.
  11. 3.2. Về giải quyết việc làm Chợ ở nước ta đã giải quyết được một số lượng lớn việc làm cho người lao động. Hiện nay trên toàn quốc có hơn 2,3 triệu người lao động buôn bán trong các chợ và số người tăng thêm có thể tới 10%/năm. Nếu mỗi người trực tiếp buôn bán có thêm 1 đến 2 người giúp việc (phụ việc bán hàng, tổ chức nguồn hàng để đưa về chợ, đưa hàng tới các mối tiêu thụ theo yêu cầu của khách…) thì số người lao động có việc tại chợ sẽ gấp đôi, gấp ba lần số lượng người chỉ buôn bán ở chợ, và như thế chợ giải quyết được một số lượng lớn công việc cho người lao động khi hoạt động. 3.3. Về việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Có thể nói, chợ là một bộ mặt kinh tế - xã hội của một địa phương và là nơi ai phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của một vùng H dân cư. Tính văn hoá ở chợ được thể hiện rõ nhất là ở miền núi, vùng cao, vùng by sâu, vùng xa. - Đối với người dân: Đồng bào đến chợ ngoài mục tiêu mua bán còn lấy ed chợ làm nơi giao tiếp, gặp gỡ, thăm hỏi người thân, trao đổi công việc, kể cả việc dựng vợ gả chồng cho con cái. Chợ còn là nơi hò hẹn của lứa đôi, vì vậy ct người dân miền núi thường gọi là đi "chơi chợ" thay cho từ đi chợ mua sắm như le là người dưới xuôi thường gọi. Các phiên chợ này thường tồn tại từ rất lâu đời, ol và nó là những bản sắc văn hoá vô cùng đặc trưng của các dân tộc ở nước ta. C - Đối với chính quyền: ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa chợ là địa điểm duy nhất hội tụ đông người. Tại chợ có đại diện của các lứa tuổi, tất cả các thôn bản và các dân tộc. Vì thế, đã từ lâu, Chính quyền địa phương đã biết lấy chợ là nơi phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, là nơi tuyên truyền cảnh giác và đấu tranh với những phần tử xuyên tạc đường lối của Đảng. Từ phong trào kế hoạch hoá gia đình đến kỹ thuật chăm sóc cây trồng vật nuôi, vệ sinh phòng dịch… đều có thể được phổ biến một cách hiệu quả ở đây. Chính vì lý do đó, chợ miền núi hay miền xuôi đều được bố trí ở
  12. trung tâm cụm, xã (nhất là miền núi). Trong mỗi chợ đều giành vị trí trung tâm làm công tác tuyên truyền. Trên thực tế, một số chợ truyền thống có từ rất lâu đời đang trở thành một địa điểm thu hút khách du lịch (như Chợ Tình Sa Pa, chợ Cầu Mây ở Nam Định…). Nếu được đầu tư thoả đáng cả về cở sở vật chất cũng như sự quan tâm quản lý của Nhà nước, đây sẽ là các địa danh hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước, và nó sẽ là tiềm năng về kinh tế du lịch quốc gia. Hiện nay, khi mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ đã hình thành và phát triển mạnh, mặc dù vẫn có tầm quan trọng trong sinh hoạt của người dân, nhưng không vì thế mà chợ mất đi vai trò của mình mà có thể nói chợ đã hoàn thành vai trò lịch sử của mình và sự phát triển mạng lưới chợ chính ai là sự hỗ trợ cho sự hình thành và phát triển của các loại hình kinh doanh mới, đó H là siêu thị và trung tâm thương mại. by II. Một số mô hình tổ chức quản lý chợ hiện nay ở nước ta 1. Tổ chức, quản lý chợ theo mô hình Ban quản lý ed 1.1. Khái niệm: Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 về phát triển và quản ct lý chợ: "Ban quản lý chợ là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải các chi phí le hoạt động thường xuyên, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có tài ol khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước, thực hiện chức năng quản lý các hoạt động C của chợ và tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ theo quy định của pháp luật". Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và quy mô của chợ, Uỷ Ban Nhân Dân các cấp có thẩm quyền quyết định lập và giao cho Ban quản lý chợ quản lý một hoặc một số chợ (liên chợ) trên địa bàn theo phân cấp quản lý. Trường hợp lập Ban quản lý liên chợ thì ở từng chợ có thể lập Ban hay tổ điều hành chợ. Ban quản lý chợ có trách nhiệm quản lý tài sản Nhà nước và các hoạt động trong phạm vi chợ của một hoặc một số chợ; thực hiện ký kết hợp đồng với thương nhân về thuê, sử dụng điểm kinh doanh; kinh doanh các dịch vụ tại chợ; tổ chức bảo đảm công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh
  13. trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ; xây dựng Nội quy của chợ trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý chợ; tổ chức thực hiện Nội quy chợ và xử lý các vi phạm về Nội quy chợ; điều hành chợ hoạt động và tổ chức phát triển các hoạt động tại chợ; tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Thương mại. Trưởng BQL chợ ai Bộ phận tổng hợp Phó BQL H by Đội Tổ vệ Tổ Tổ bốc Đội Tổ ed Các quản lý sinh điện xếp bảo tổ dịch kiểm môi ngành nước vận vệ vụ tra ct trường hàng chuyển le ol C Tổ cung Tổ kiểm Tổ trông cấp thông định số giữ bảo Tổ tin thị lượng quản tài y tế chất trường sản lượng 1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý chợ: Theo thông tư số 06/2003/TT-BTM ngày 15 tháng 8 năm 2003 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban quản lý chợ, Ban quản lý chợ có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
  14. - Trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý chợ quyết định: • Phê duyệt Phương án sử dụng địa điểm kinh doanh và bố trí, sắp xếp các ngành nghề kinh doanh tại chợ. • Quy định cụ thể việc sử dụng, thuê, thời hạn với các biện pháp quản lý điểm kinh doanh tại chợ. • Phê duyệt Nội quy chợ. • Phê duyệt Phương án bảo đảm Phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ. • Phê duyệt Kế hoạch sửa chữa lớn, nâng cấp cơ sở vật chất và phát triển các hoạt động của chợ khi có nhu cầu. ai - Quyết định việc tổ chức đấu thầu theo quy định của Pháp luật để lựa H chọn thương nhân sử dụng hoặc thuê địa điểm kinh doanh tại chợ theo Phương by án đã được duyệt. Trong trường hợp số thương nhân đăng ký ít hơn số điểm kinh doanh hiện có, Ban quản lý chợ được quyền quyết định việc lựa chọn ed thương nhân, không phải tổ chức đấu thầu. - Ký hợp đồng với thương nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại ct chợ theo Phương án đã được duyệt. le - Tổ chức quản lý, điều hành chợ hoạt động, tổ chức thực hiện Nội quy ol chợ và xử lý các vi phạm Nội quy chợ. C - Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn tổ chức đảm bảo phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ. - Tổ chức kinh doanh, phát triển các dịch vụ hỗ trợ như: trông giữ phương tiện vận chuyển, bốc xếp hàng hoá, cho thuê kho bảo quản cất giữ hàng hoá, cung cấp thông tin thị trường, kiểm định số lượng, chất lượng hàng hoá, vệ sinh môi trường ăn uống, vui chơi, giải trí và các hoạt động khác trong phạm vi chợ phù hợp với các quy định của pháp luật và theo hướng ngày càng văn minh hiện đại.
  15. - Tổ chức thu, nộp tiền thuê, sử dụng điểm kinh doanh của thương nhân và các loại phí, lệ phí về chợ theo quy định của pháp luật. - Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan, đoàn thể tổ chức thông tin kinh tế - xã hội, phổ biến hướng dẫn việc thực hiện các chính sách, các quy định của pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nước của thương nhân kinh doanh tại chợ; tổ chức các hoạt động văn hoá xã hội tại chợ. - Chịu trách nhiệm quản lý tài sản và kết quả tài chính của Ban quản lý chợ theo quy đinh của pháp luật. - Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định của Bộ Thương mại. 1.3. Về tổ chức ai Ban quản lý chợ có Trưởng ban và có một đến hai Phó trưởng ban. Trưởng H ban, Phó trưởng ban do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định by việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. Trưởng Ban quản lý chợ chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân cấp có ed thẩm quyền về toàn bộ hoạt động của chợ và của Ban quản lý chợ. Phó trưởng ban có trách nhiệm giúp trưởng ban và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban thực ct hiện một hoặc một số nhiệm vụ do Trưởng ban phân công. le Căn cứ tính chất, đặc điểm, khối lượng công việc và khả năng tài chính, ol Trưởng ban quản lý chợ quyết định việc tổ chức các bộ phận chuyên môn C nghiệp vụ giúp việc quản lý, điều hành chợ hoạt động và tổ chức các dịch vụ tại chợ; ký hợp đồng tuyển dụng lao động, các hợp đồng khác với các cơ quan, doanh nghiệp về đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự… trong phạm vi chợ theo quy định của pháp luật. 1.4. Các khoản thu từ hoạt động của chợ Ban quản lý chợ được thu các khoản sau: 1. Thu về cho thuê, sử dụng địa điểm kinh doanh tại chợ; cung cấp dịch vụ, hàng hoá:
  16. - Thu tiền thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ theo hợp đồng sử dụng, thuê điểm kinh doanh; - Thu từ việc cung cấp các dịch vụ bốc xếp hàng hoá, kho bãi để lưu giữ hàng hoá, dịch vụ bảo vệ theo hợp đồng cụ thể và các dịch vụ khác; - Thu khác: Thu được trích để lại theo hợp đồng uỷ nhiệm thu (thu phí, thu tiền điện, nước và các khoản có liên quan đến hoạt động kinh doanh tại chợ); thu tiền phạt, tiền bồi thường hợp đồng (nếu có) đối với các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh tại chợ do vi phạm các quy định trong hợp đồng kinh tế ký kết với Ban quản lý chợ. 2. Các loại phí theo quy định của Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001, bao gồm: ai - Phí chợ; H - Phí trông giữ xe; by - Phí vệ sinh. Mức thu các loại phí trên thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân ed dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo hướng dẫn chung của Bộ Tài chính ct - Phí phòng cháy, chữa cháy. le 1.5. Quản lý, sử dụng các khoản thu, chi ở chợ ol Ban quản lý chợ được sử dụng các khoản thu ở trên để chi cho các nội dung C sau: 1.5.1. Đối với chợ loại 1 và loại 2: - Chi hoàn trả vốn đầu tư xây dựng chợ. - Chi cho người lao động: Chi tiền lương, tiền công, tiền ăn ca, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định. - Chi quản lý hành chính: Vật tư văn phòng, điện, nước, thông tin liên lạc, họp bàn, hội nghị tổng kết, sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất: nhà cửa, máy móc, thiết bị…
  17. - Chi cho các hoạt động tổ chức thu (kể cả thu theo hợp đồng uỷ nhiệm thu). - Chi cho các hoạt động cung ứng dịch vụ (kể cả chi nộp thuế, trích khấu hao tài sản cố định). - Chi khác. Ban quản lý chợ được thực hiện chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu 1.5.2. Đối với chợ loại 3: - Chi trả hoàn vốn đầu tư xây dựng chợ. - Chi tiền công cho người lao động. - Chi quản lý hành chính: Vật tư văn phòng, điện, nước, thông tin liên lạc, ai sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất: nhà cửa, máy móc, thiết bị… H - Chi cho các hoạt động tổ chức thu (kể cả các hoạt động thu theo hợp by đồng uỷ nhiệm thu). - Chi cho các hoạt động cung ứng dịch vụ (kể cả chi nộp thuế, khấu hao tài ed sản cố định). - Chi khác. ct Ban quản lý chợ được sử dụng số thu để chi các khoản theo quy định, số le thu còn lại nộp ngân sách Nhà nước theo quy định phân cấp quản lý ngân sách ol hiện hành. C 1.6. Quyết toán các khoản thu, chi hoạt động của Ban quản lý chợ - Hàng năm, Ban quản lý chợ xây dựng dự toán, lập báo cáo quyết toán thu, chi kinh phí hoạt động trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo sự phân cấp quản lý chợ. - Ban quản lý chợ thực hiện công tác kế toán, thống kê và báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước về chế độ kế toán, thống kê áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp. 2. Tổ chức quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp (Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ)
  18. 2.1. Khái niệm: Để hiều được doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ là gì trước hết cần phải định nghĩa khái niệm doanh nghiệp. Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp là một danh từ chung để chỉ các đơn vị kinh doanh thuộc các loại hình khác nhau như doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp hợp tác xã, công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ… Theo Luật doanh nghiệp được Quốc hội khoá X thông qua năm 1999 thì doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực ai hiện các hoạt động kinh doanh. H Vậy tổ chức quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp (doanh nghiệp kinh by doanh, khai thác và quản lý chợ) là gì? Ta coi chợ như một tổ chức hoạt động kinh doanh bình thường, các công ed ty, các cá nhân, các tổ chức có mong muốn đều có thể tham gia đầu tư và tiến hành xây dựng chợ, các cấp chính quyền địa phương thông báo mời thầu. Các tổ ct chức, các cá nhân có khả năng có thể tham gia đấu thầu. Thông qua đấu thầu có le thể chọn ra được một tổ chức, một cá nhân có năng lực nhất để tiến hành đầu tư, ol kinh doanh, khai thác, tổ chức và quản lý chợ đó. Khi đó, địa phương trên cơ sở C là chủ sở hữu đất cho thuê, có thể thu phí hàng năm, ngoài ra còn có thể thu thêm Thuế Doanh nghiệp theo quy định của pháp luật (vì đây là doanh nghiệp đầu tư để kinh doanh chợ). Doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh chợ sẽ có doanh thu từ các khoản phí cho thuê địa điểm chợ, các sạp chợ, các dịch vụ ở chợ… và cũng phải hoạt động độc lập như các doanh nghiệp kinh doanh khác, vẫn chịu ảnh hưởng điều chỉnh của Luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, các tổ chức, cá nhân khi tiến hành kinh doanh phải thu phí với một mức phí hợp lý, để đảm bảo cho các hộ kinh doanh có thể buôn bán được tại
  19. chợ. Ngoài ra còn có thể yêu cầu phía đơn vị kinh doanh lấy lao động trực tiếp ở các địa phương nhằm giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Vậy: Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ là một doanh nghiệp được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh chợ, đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc ai H by Phòng Phòng Phòng Hành Phòng Kế toán chính - tổ chức Quản lý chợ Kinh doanh ed ct Đội Tổ Đội Các Đội Tổ Tổ le vệ sinh quản lý tổ bảo bốc kiểm điện dịch vệ môi ngành xếp nước ol tra trường vụ hàng C 2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và quản lý chợ Doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và quản lý chợ là đơn vị kinh tế hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các văn bản quy định của pháp luật, có trách nhiệm và quyền hạn tổ chức thực hiện các quy định dưới sau: - Được tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ trong phạm vi doanh nghiệp quản lý.
  20. - Đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong phạm vi chợ. - Xây dựng Nội quy trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý chợ, tổ chức điều hành chợ hoạt động theo Nội quy chợ và xử lý các vi phạm về Nội quy chợ. - Bố trí, sắp xếp khu vực kinh doanh đảm bảo các yêu cầu về trật tự, vệ sinh, văn minh thương mại và phù hợp với yêu cầu của thương nhân kinh doanh tại chợ. - Ký kết hợp đồng với các thương nhân về việc thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật. - Tổ chức thông tin kinh tế, phổ biến chính sách, quy định của pháp luật và ai nghĩa vụ đối với Nhà nước của thương nhân kinh doanh tại chợ theo hướng dẫn H của cơ quan chức năng. by - Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Thương mại. ed 2.3. Các khoản thu từ hoạt động chợ Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ được thu các khoản ct giống như Ban quản lý chợ, bao gồm: le 1. Thu về cho thuê, sử dụng địa điểm kinh doanh tại chợ; cung cấp dịch vụ, ol hàng hoá: C - Thu tiền thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ theo hợp đồng sử dụng, thuê diểm kinh doanh. - Thu từ việc cung cấp các dịch vụ bốc xếp hàng hoá, kho bãi để lưu giữ hàng hoá, dịch vụ bảo vệ theo hợp đồng cụ thể và các dịch vụ khác. - Thu khác: Thu được trích để lại theo hợp đồng uỷ nhiệm thu (thu phí, thu tiền điện, nước và các khoản có liên quan đến hoạt động kinh doanh tại chợ); thu tiền phạt, tiền bồi thường hợp đồng (nếu có) đối với các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh tại chợ do vi phạm các quy định trong hợp đồng kinh tế ký kết với Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0