Đề tài: Tài sản
lượt xem 16
download
Đề tài: Tài sản nhằm phân tích những loại tài sản đã được đề cập và một số vấn đề lí luận và thực tiễn về tài sản theo quy định tại điều 163_BLDS năm 2005 để góp phần hoàn thiện hơn nữa về cách hiểu tài sản trong luật dân sự Việt Nam. Mời các bạn tham khảo tài liệu để nắm bắt nội dung cụ thể.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Tài sản
- LỜI MỞ ĐẦU Tài sản là vấn đề trung tâm, cốt lõi của mọi quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật nói riêng. Khái niệm tài sản đã được đề cập rất lâu trong trong thực tiễn cũng như trong khoa học pháp lý. Tài sản trên thực tế tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau, vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, mỗi loại tài sản lại có những đặc tính khác biệt cần thiết phải có quy chế pháp lí điều chỉnh riêng. Chính vì vậy, việc phân loại tài sản là cần thiết không chỉ có ý nghĩa trong hoạt động lập pháp mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong việc áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, ở mỗi góc độ khác nhau, một sự vật được nhìn nhận và đánh giá một cách khác nhau. Bởi vậy, ở mỗi tiêu chí khác nhau, tài sản cũng sẽ được phân thành các loại cụ thể khác nhau. Do đó, Điều 163_BLDS năm 2005 quy định:“Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Đây là cách phân loại cũng đồng thời là cách định nghĩa về tài sản của Bộ luật. Theo quy định này thì tài sản được liệt kê khép kín chỉ tồn tại ở một trong bốn loại: Vật, tiền, giấy t ờ có giá hoặc quyền tài sản. Bài viết dưới đây nhằm phân tích những loại tài sản đã được đề cập và một số vấn đề lí luận và thực tiễn về tài sản theo quy định tại điều 163_BLDS năm 2005 để góp phần hoàn thiện hơn nữa về cách hiểu tài sản trong luật dân sự Việt Nam. NỘI DUNG I. Một số vấn đề lý luận về tài sản 1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của Tài sản và pháp luật về tài sản Tài sản là công cụ của đời sống xã hội. Từ hàng nghìn năm nay, pháp luật về tài sản của các quốc gia đã hình thành dựa trên các tập quán, lối suy nghĩ và 1
- hành động khác nhau. Luật tài sản Phương Tây có khởi nguồn từ cổ luật La Mã. Từ cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỉ XVII, người ta đã tạo ra các quy định và thiết chế mới về tài sản đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế tư bản, mà vẫn dựa trên tư duy cổ xưa, mang đậm dấu ấn của luật tục. Hiện nay, luật tư được các học giả thừa nhận là một ngành luật cơ bản và Luật dân sự_nền tảng căn bản của luật tư mà ở đó, Nhà nước chỉ đóng vai trò là trọng tàicó liên quan tới con người và quan hệ của con người với nhau liên quan đến tài sản. Trong các hệ thống pháp luật, thông thường người ta mượn khái niệm tài sản và các giải pháp của luật La Mã để giải quyết các mối quan hệ đó. Các nước khác nhau có sự nhìn nhận và quan điểm luật học về tài sản khác nhau. Luật học Việt Nam trên cơ sở vận dụng có chọn lọc những thành tựu của các hệ thống luật tiên tiến và kế thừa có sáng tạo tinh thần luật học cổ điển của nước nhà. Qua các thời kì từ Trong luật cổ và tục lệ cho đến thời cận đại và cuối cũng là thời hiện đại, pháp luật Việt Nam về tài sản đã dần từng bước cải thiện và nâng cao. Cùng với sự phát triển của nền kinh tếxã hội, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, tài sản được xác định với tính cách là khách thể của quyền sở hữu và phạm vi này là không hạn chế. Trong chế định quyền sở hữu thì tài sản giữ một vai trò quan trọng, vừa là đối tượng của quyền sở hữu, vừa là khách thể trong quan hệ pháp luật dân sự. Tài sản với tư cách là đối tượng của sở hữu được đề cập lần đầu tiên trong các quy định về tài sản và quyền sở hữu của Bộ luật dân sự Việt Nam. Bộ luật dân sự năm 1995 trước đây cũng như Bộ luật dân sự năm 2005 hiện hành dựa vào tiêu chí tài sản là đối tượng của quyền sở hữu phải trị giá được bằng tiền và có thể đưa vào giao lưu dân sự. Theo Điều 172 Bộ luật dân sự 1995, “Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản”. Đến Bộ luật dân 2
- sự năm 2005 khái niệm tài sản đã được hoàn thiện thêm một bước góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình áp dụng pháp luật. Theo Điều 163 BLDS 2005: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Mặc dù, BLDS 2005 đã quy định cụ thể khái niệm tài sản tuy nhiên trên thực tế xoay quanh vấn đề tài sản vẫn còn nhiều vướng mắc. 2. Khái niệm tài sản theo Bộ luật dân sự 2005 Khái niệm tài sản chắc đã cổ xưa như chính lịch sử loài người và ngày nay, tài sản có thể được hiểu là bất cứ thứ gì có giá trị nằm trong sự chiếm hữu của một chủ thể, một khái niệm rộng và không có giới hạn, luôn được bồi đắp thêm bởi những giá trị mới mà con người nhận thức ra. Tuy nhiên, theo cách hiểu chung nhất thì tài sản chính là của cải vật chất được sử dụng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng có dụng ích, luôn luôn được con người hướng tới làm chủ: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Dưới góc độ pháp lí, tài sản là một chế định quan trọng của của Luật dân sự. Trong bối cảnh hệ thống pháp luật Việt Nam đang có nhiều thay đổi để theo kịp với tiến trình hội nhập quốc tế, các khảo cứu mang tính lí luận về tài sản về cơ bản đã bao quát và tương đối. Bộ luật dân sự năm 1995 tại Điều 172 quy định: “Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.”. Có thể thấy rằng quy định này có phần chưa phù hợp với lí luận và thực tiễn về tài sản. Bộ luật dân sự 2005 trên cơ sở kế thừa và phát huy Bộ luật dân sự 1995 cũng đã có sự thay đổi điều chỉnh mới về khái niệm tài sản phù hợp hơn: Điều 163_BLDS năm 2005 quy định :“ Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Theo quy định này thì tài sản được liệt kê khép kín chỉ tồn tại ở một trong bốn loại: Vật, tiền, giấy tờ có giá hoặc quyền tài sản. 3
- II. Các loại tài sản theo quy định tại điều 163 BLDS năm 2005_Một số vấn đề lí luận và thực tiễn Như trên đã nêu rõ tài sản theo quy định tại Điều 163_BLDS năm 2005 bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Để hiểu rõ hơn nữa về quy định này của pháp luật dân sự em xin lần lượt đi qua các vấn đề về các loại tài sản như sau: 1. Vật Vật là bộ phận của thế giới vật chất, tồn tại khách quan mà con người có thể cảm nhận được bằng các giác quan của mình. Vật chỉ có ý nghĩa khi nó trở thành đối tượng trong quan hệ pháp luật nên nếu bộ phận của thế giới vật chất mà con người không thể kiểm soát, chiếm hữu được nó thì cũng đồng nghĩa với việc con người không thể tác động được vào nó. Hơn nữa, là đối tượng trong quan hệ pháp luật nên vật phải đáp ứng được lợi ích của các bên chủ thể trong quan hệ. Bộ luật Dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005 đều quy định tài sản gồm có vật. Tuy nhiên, Điều 163_BLDS 2005 quy định tài sản là “vật” mà không quy định là “vật có thực” như quy định tại Điều 172_BLDS 1995. Điều 163 _BLDS 2005 quy định tài sản gồm vật, bỏ quy định vật có thực đã mở rộng nội hàm của khái niệm vật. Vật có thể đang tồn tại hiện thực và vật chắc chắn được hình thành trong tương lai. Như vậy, Quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 về vật phù hợp hơn với đời sống thực tế và các giao lưu dân sự trong cơ chế thị trường hiện nay. Theo đó, các bên chủ thể tham gia giao dịch có thể thỏa thuận về đối tượng của giao dịch là vật được hình thành trong tương lai. Vậy vật là gì ? Và khi nào vật được coi là tài sản? Sự cần thiết phải xác định nhằm làm rõ để có cơ sở khi giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản, có được các căn cứ pháp lí để 4
- quyết định đúng đắn, không gây sự nhầm lẫn. Trong thực tế, có nhiều cách hiểu về vật khác nhau: Với nghĩa vật lí: vật là một bộ phận của thế giới vật chất nhưng không phải mọi vật của thế giới vật chất đều được coi là vật (tài sản) trong quan hệ pháp luật dân sự. Xét theo tiêu chuẩn lí học: vật trước hết là một vật thể tồn tại xác định được bằng các đơn vị đo lường về khối lượng. Hình dáng, tính chất hóa, lí, sinh, những thuộc tính khác của vật trong mối tương quan với thế giới khách quan cả về mặt tự nhiên và xã hội,… Vật xét theo tiêu chuẩn pháp lí dân sự: vật phải tồn tại, có thực, con người phải chiếm hữu được, chi phối được, xác định được và phải sử dụng được trong sản xuất kinh doanh, sinh hoạt tiêu dùng nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần của con người. Vật xét theo chế độ pháp lí: vật đó theo quy định của pháp luật là vật cấm lưu thông, hạn chế lưu thông và vật được tự do lưu thông. Chế độ pháp lí đối với vật không phải là bất biến, mà có tính chất khả biến; một mặt nó phụ thuộc vào sự phát triển chung về kinh tếxã hội trong từng giai đoạn nhất định, mặt khác nó còn phụ thuộc vào quan điểm lập pháp của mỗi quốc gia trong giai đoạn lịch sử nhất định đó. Vật xét theo quan niệm xã hội : vật được nhiều người sử dụng và vật được số ít người sử dụng, vật mang giá trị kinh tế lớn, giá trị tinh thần cao và vật mang giá trị kinh tế thấp, giá trị tinh thần không cao,… 5
- Vật còn được xét theo nhiều tiêu chuẩn khác tùy thuộc vào tâm lí, thẩm mĩ và văn hóa sử dụng của mỗi cá nhân và toàn xã hội trong từng thời kì phát triển lịch sử nhất định và phần lớn phụ thuộc vào trình độ, chuyên môn sản xuất vật chất và lưu thông hàng hóa của thời kỳ lịch sử đó,… Vậy vật khi nào là tài sản ? Để giải quyết vấn đề đặt ra cần căn cứ vào những tiêu chí của quan hệ pháp luật dân sự cụ thể để xác định. Điều 163 BLDS năm 2005 quy định về vật phải được hiểu như thế nào cho đúng? Không phải bất kì vật nào của thế giới vật chất cũng đều được coi là tài sản. Xét theo quan hệ này thì một vật nhất định được coi là tài sản nhưng nếu xét theo quan hệ cụ thể khác thì vật đó không thể được coi là tài sản. Để xác định một vật có được coi là tài sản hay không phải đặt vật đó trong từng quan hệ cụ thể và không thể lập luận theo một chiều, có vật là có tài sản được. Bởi vậy, vật là tài sản khi thỏa mãn các điều kiện sau: Vật đó phải tồn tại khách quan hoặc vật đó chắc chắn được hình thành trong tương lai xác định được; Vật đó con người phải chi phối được, phải kiểm soát được, phải chiếm hữu được; Vật đó phải xác định được giá trị thanh toán hay giá trị trao đổi, vật đó phải khai thác được về tài sản (thương mại, dân sự, tiêu dùng), đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người; Vật đó là vật được phép lưu thông dân sự và mang giá trị tài sản, có thể trao đổi được cho nhau dưới dạng vật chất hay quy đổi được bằng tiền. 6
- Như vậy, vật được hiểu theo khía cạnh vật lí khác về ý nghĩa so với vật được hiểu theo góc độ pháp lí. Vật được hiểu theo góc độ pháp lí là những vật được dùng trong quan hệ pháp luật cụ thể đồng thời vật là đối tượng của quan hệ pháp luật đó. Từ nhận định này thì tài sản bao gồm vật nhưng không phải mọi vật của thế giới vật chất đều được coi là tài sản trong quan hệ về quyền sở hữu và các quan hệ pháp luật dân sự khác. Việc xác định vật khi nào là tài sản có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp về tài sản. Khi xác định một vật là tài sản, để có căn cứ pháp lí xác định các quyền và nghĩa vụ về tài sản của các chủ thể trọng quan hệ pháp luật dân sự. Việc xác định vật là tài sản đồng thời là căn cứ để xác định quyền sở hữu đối với tài sản đó của chủ thể nhất định. Từ đó có thể kết luận rằng, vật chỉ có thể được coi là tài sản khi nó được sử dụng vào mục đích xác lập quyền và nghĩa vụ tài sản của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật nhất định và vật được xác định là đối tượng của quan hệ pháp luật đó. 2. Tiền Tiền, theo kinh tế chính trị học là vật ngang giá chung được sử dụng làm thước đo giá trị của các loại tài sản khác. Một tài sản được coi là tiền hiện nay khi nó đang có giá trị và lưu hành trên thực tế. Có thể nói rằng việc sử dụng tiền là một phát minh vĩ đại của loài người. Một trong những chức năng cơ bản nhất của tiền là nhằm vào mục đích sử dụng trong giao dịch mua bán. Hợp đồng mua bán là hệ quả trực tiếp nhất của việc sử dụng tiền. Với việc phát minh ra tiền thì giao dịch mua bán được xác lập, tức là việc trao đổi vật để lấy một số tiền có giá trị tương đương. Với số tiền do bán được vật, người bán lại có thể trở thành người mua trong quan hệ mua bán khác, dùng số tiền do bán vật có được để lại mua lấy 7
- các tài sản cần thiết cho bản thân. Từ thời điểm đó, hợp đồng mua bán đã trở thành loại hợp đồng thông dụng nhất cho đến ngày nay. Pháp luật Việt Nam coi tiền là một loại tài sản riêng biệt. Loại tài sản này có những đặc điểm pháp ký khác với vật. Có thể liệt kê một số điểm khác biệt giữa vật và tiền như sau: Đối với vật, chúng ta có thể khai thác công dụng hữu ích từ chính vật đó( dùng nhà để ở, dùng xe mấy để đi,…) còn đối với tiền thì không thể khai thác công dụng hữu ích từ chính tờ tiền hay đồng tiền xu đó. Tiền thực hiện ba chức năng chính là : công cụ thanh toán đa năng, công cụ tích lũy tài sản và công cụ định giá các loại tài sản khác. Khái niệm “quyền sử dụng” chỉ được áp dụng một cách trọn vẹn cho vật chứ không áp dụng được cho tiền; Các vật thông thường có thể do rất nhiều chủ thể khác nhau tạo ra nhưng tiền chỉ do nhà nước độc quyền phát hành. Việc phát hành tiền được coi là một trong những chủ quyền của mỗi quốc gia. Vật được xác định số lượng bằng những đơn vị đo lường thông dụng còn tiền lại được xác định số lượng thông qua mệnh giá của nó. Chủ sở hữu vật được toàn quyền tiêu hủy vật thuộc sở hữu của mình, còn chủ sở hữu của tiền thì lại không được tiêu hủy tiền ( không được xé, đốt, sửa chauwx , thay đổi kích thước, hình dạng, làm giả …) Như vậy, từ việc so sánh trên, có thể thấy rõ được một số điểm khác biệt về mặt pháp lí giữa vật và tiền. Dưới góc độ kinh tế thì việc sử dụng tiền được hiểu thông qua hành vi đầu tư tiền vào các loại hoạt động kinh doanh ( mua bán thiết bị, cho vay lấy lãi, góp vốn…) hay tiêu dùng nhưng dưới góc độ luật dân sự 8
- thì các hành vi hay tiêu dùng đó lại phải được hiểu là các hành vi thực hiện quyền định đoạt tiền (chuyển giao quyền sở hữu tiền cho chủ thể khác) chứ không phải là quyền sử dụng. Dưới góc độ kinh tế, việc gửi tiền vào các tổ chức tín dụng ( gửi tiền vào tài khoản của mình trong ngân hàng ) thường được coi là hành vi cất giữ tiền, còn dưới góc độ luật dân sự thì việc gửi tiền vào ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác lại phải luôn được hiểu là hợp đồng cho vay tài sản. Bởi lẽ, sau khi gửi vào ngân hàng thì chính ngân hàng là chủ sở hữu khoản tiền đó và phải chịu rủi ro đối với khoản tiền đó. Người gửi khi ấy chấm dứt quyền sở hữu đối với số tiên vừa gửi, trở thành bên cho vay, có quyền yêu cầu ngân hàng thanh toán khoản tiền tương đương theo thời hạn. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà hợp đồng vay đó có thể có thời hạn hoặc không thời hạn, có thể có lãi hoặc không có lãi. Nói cách khác, dưới góc độ kinh tế thì không có sự khác biệt cơ bản về bản chất của tiền mặt và tiền trong tài khoản nhưng dưới góc độ luật dân sự thì “tiền trong tài khoản” lại được hiểu là quyền tài sản (quyền yêu cầu ) – một loại tài sản khác chứ không phải là tiền. Trong pháp luật dân sự, tiền có tính năng đặc biệt ( khác với vật) là khi chuyển giao tiền thì bao giờ cũng kèm theo chuyển giao quyền sở hữu, trừ trường hợp khi chuyển giao ta đặc định hóa gói tiền thông qua việc niêm phong gói tiền lại. Chúng ta cũng nên phân biệt giữa nội tệ và ngoại tệ. Dưới góc độ kinh tế, nội tệ hay ngoại tệ cũng đều là tiền cả. Cách phân loại tiền thành nội tệ và ngoại tệ hoàn toàn phụ thuộc vào góc độ nhìn nhận của một quốc gia: Một loại tiền được coi là nội tệ của quốc gia phát hành và là ngoại tệ đối với các quốc gia khác. Trước đây, khi chưa có bộ luật dân sự năm 2005 thì ngoại tệ không được coi là tiền bởi lẽ ngoại tệ không được coi là công cụ thanh toán đa năng _ một tính năng quan trọng nhất của tiền. Ngoại tệ được coi là một loại tài sản đặc biệt, thuộc 9
- nhóm hàng hóa hạn chế lưu thông. Chỉ nhữn chủ thể nhất định ( ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác, các tổ chức có chức năng hoạt động ngoại thương ) mới được phép xác lập giao dịch với nó. Theo đó, vấn đề khó giải quyết nhất khi ấy là nếu ngoại tệ không phải là tiền thì nó sẽ được xếp vào loại tài sản nào theo quy định tại điều 172 BLDS năm 1995 ( vật có thực, tiền, giấy tờ giá trị được bằng tiền, các quyền tài sản). Ngoại lệ cũng không nên coi là vật, bởi lẽ cũng không thể khai thác công dụng hữu ích từ chính tờ ngoại tệ được. Ngoại tệ cũng không nên coi là giấy tờ trị giá được bằng tiền hay quyền tài sản, bởi lẽ không thể xác định được ai là chủ thể nghĩa vụ trong đó. Phải chăng khó khăn đó xuất phát từ chính nguyên nhân khái niệm tài sản ( theo cách liệt kê khép kín được quy định tại điều 172 BLDS năm 1995) còn quá hạn hẹp. Nhưng giờ đây, với sự ra đời của Bộ luật dân sự năm 2005 đã bỏ quy định tiền thanh toán là tiền Việt Nam như quy định tại BLDS năm 1995 thì về mặt pháp lí Tiền có thể được hiểu là nội tệ hoặc ngoại tệ. Tuy nhiên, ngoại tệ là loại tài sản hạn chế lưu thông chứ không được lưu hành rộng rãi như tiền Việt Nam. 3. Giấy tờ có giá Giấy tờ có giá là lọai tài sản rất phổ biến trong giao lưu dân sự hiện nay, đặc biệt là trong ngân hàng và trong các tổ chức tín dụng khác. Nhưng trong Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ quy định nó là một loại tài sản mà không có quy định cụ thể về cách hiểu đối với giấy tờ có giá. Vậy phải hiểu Giấy tờ có giá là như thế nào cho đúng với ý nghĩa là một loại tài sản trong quan hệ pháp luật dân sự? Trong quy chế phát hành giấy tờ có giá của Tổ chức tín dụng để huy động vốn trong nước ( Ban hành kèm theo quyết định số 02/2005/QĐNHNN ngày 4/1/2005 của Thống đốc Ngân hàng nhag nước ), giấy tờ có giá được hiểu là chứng nhận của Tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ 10
- một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, được trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa Tổ chức tín dụng và người mua. Giấy tờ có giá ngắn hạn được hiểu là giấy tờ có giá cờ thời hạn dưới 1 năm bao gồm: kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Giấy tờ có giá dài hạn là giấy tờ có thời hạn 1 năm trở nên kể từ khi phát hành đến khi hết hạn bao gồm: trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các giấy tờ có giá dài hạn khác. Giấy tờ có giá ghi danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có ghi tên người sở hữu. Giấy tờ có gía vô danh thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ giấy tờ có giá đó. Theo nghĩa rộng, giấy tờ có giá nói chung được hiểu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, trong đó xác nhận quyền tài sản của một chủ thể nhất định ( tổ chức hoặc cá nhân) xét trong mối quan hệ pháp lý với các chủ thể khác. Tuy nhiên trong số giấy tờ minh chứng cho quyền tìa sản đó, có một số giấy tờ đặc biệt có thể chuyển giao được, ai đánh mất nó là mất quyền mà ai có nó thì có quyền, thì những giấy tờ này mới được coi là giấy tờ có giá với tư cách là một loại tài sản trong quan hệ pháp luật dân sự. Dưới góc độ pháp luật dân sự, những loại giấy tờ có giá ghi danh và cấm chuyển nhượng không được coi là giấy tờ có giá với tư cách là một loại tài sản trong giao lưu dân sự bởi lẽ mất chúng không phải là mất tiền, chứng chỉ đơn giản là những loại giấy tờ có giá trị minh chứng cho quyền sử dụng, quyền yêu cầu, quyền sử dụng, quyền định đoạt hoặc quyến sở hữu nói chung mà thôi. Chỉ những giấy tờ có giá không ghi danh có thể chuyển giao, cầm cố, thế chấp,…và mất nó coi như mất tiền mới được coi là giấy tờ có giá với tư cách là một loại tài sản theo quy định tại Điều 163 BLDS năm 2005. Qua đó có thể thấy được rằng: Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được 11
- trong giao lưu dân sự. Vậy dưới góc độ pháp lý trong quan hệ pháp luật dân sự giấy tờ có giá có những đặc điểm nào ? Đặc điểm của giấy tờ có giá bao gồm : Thứ nhất về mặt hình thức thì giấy tờ có giá là một chứng chỉ được lập theo hình thức, trình tự luật định; thứ hai là nội dung thể hiện trên giấy tờ có giá là thể hiện quyền tài sản, giá của giấy tờ có giá là giá trị quyền tài sản và quyền này được pháp luật ghi nhận và bảo hộ; thứ ba là giấy tờ có giá có tính thanh khoản và là công cụ có thể chuyển nhượng với điều kiện chuyển nhượng toàn bộ, một lần, việc chuyển nhượng một phần giấy tờ có giá là vô hiệu. Ngoài ra còn có thể kể thêm một số đặc điểm khác như có tính thời hạn, tính có thể đưa ra yêu cầu, tính rủi ro…. Giấy tờ có giá hiện nay tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như séc, cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, hối phiếu, công trái…khác với tiền chỉ do cơ quan duy nhất là Ngân hàng nhà nước ban hành thì giấy tờ có giá có thể do rất nhiều các cơ quan khác ban hành như Chính phủ, Kho bạc, các công ty cổ phần…. Nếu tiền luôn có mệnh giá nhất định thể hiện thước đo giá trị của những loại tài sản khác, luôn lưu hành không có thời hạn, không ghi danh thì giấy tờ có giá có thể có mệnh giá hoặc không có mệnh giá, có thể có thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng, có thể ghi danh hoặc không ghi danh và việc thực hiện quyền định đoạt về số phận thực tế đối với giấy tờ có giá không thể xác định bằng những đơn vị đo lường thông dụng mà nó được xác định giá trị thông qua giá trị ghi trên loại giấy tờ đó ( ví dụ như hối phiếu nhận nợ, hối phiếu đòi nợ, séc,…) nhưng có loại giấy tờ giá trị của nó có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị bề mặt của nó ( chẳng hạn như cổ phiếu) … và ta không thể khai thác công dụng hữu ích từ chính loại giấy tờ có giá đó. Và một điều quan trọng là giấy tờ có giá không chỉ trị giá được bằng tiền mà còn chuyển giao được trong giao lưu dân sự. Nó là một tài sản hữu hình và 12
- đối với loại tài sản này ta có thể thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt chúng. Cần lưu ý là các loại gấy tờ xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà, giấy đăng kí ô tô, sổ tiết kiệm,…không phải là giấy tờ có giá. Nếu cần phải xem xét thì đó chỉ đơn thuần được coi là một vật và thuộc sở hữu của người đứng tên trên giấy tờ đó. 4. Quyền tài sản Quyền tài sản là một trong các loại tài sản được liệt kê tại điều 163 BLDS năm 2005. Theo quy định tại điều 181 BLDS năm 2005 thống nhất viết tắt được là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. Có thể rút ra được gì từ định nghĩa đó ? Rõ ràng, một mặt, quyền tài sản là tài sản; mặt khác, một quyền tài sản phải có đủ hai yếu tố: trị giá được bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu dân sự. Theo đó thì quyền tài sản trước tiên phải được hiểu là xử sự được phép của chủ thể mang quyền. Quyền tài sản trước hết là quyền của chủ thể xác định được trong quan hệ pháp luật nhất định. Quyền ở đây chính là một quyền năng dân sự chủ quan của chủ thể được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Quyền này phải trị giá được thành tiền hay nói cách khác là phải tương đương với một đại lượng vật chất nhất định. Quyền tài sản được xác định dưới góc độ luật dân sự, là quan hệ về tài sản. Các căn cứ xác lập quyền tài sản, chủ thể của quyền tài sản đều dựa trên những quy định của pháp luật và các giao dịch dân sự. Quyền tài sản thì có rất nhiều nhưng chỉ những quyền tài sản nào có thể trở thành đối tượng trong các giao dịch dân sự thì mới được coi là tài sản theo quy định tại Điều 163 BLDS năm 2005. 13
- Hiện nay, pháp luật dân sự Việt Nam công nhận một số quyền tài sản là tài sản như quyền sử dụng đất, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản bị xâm hại, quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng. Đây là cách phân loại mang nhiều ý nghĩa trong luật dân sự cũng như trong các ngành luật khác. Trong luật dân sự, có nhiều trường hợp đối tượng của quan hệ không thể là tiền hoặc giấy tờ có giá ví dụ như hợp đồng thuê, hợp đồng mượn. Hơn nữa, khi đối tượng của giao dịch là các loại tài sản khác nhau thì phương thức thực hiện cũng sẽ được áp dụng khác nhau ( ví dụ: phương thức thực hiện nghĩa vụ giao vật khác với thực hiện nghĩa vụ có đối tượng là tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Đối với tiền khi thực hiện chậm sẽ bị tính lãi tương ứng với thời gian chậm trả còn đối với vật chỉ có thể là buộc phải giao vật và/hoặc bồi thường thiệt hại. Đối với quyền tài sản thì vấn đề cung cấp thông tin và chuyển giao giấy tờ là yêu cầu bắt buộc ). Trong luật hình sự, việc xác định được đúng loại tài sản theo Điều 163 BLDS năm 2005 sẽ có ý nghĩa trong việc xác định đúng một số tội danh như tội vận chuyển trái phép hang hóa, tiền tệ qua biên giới; tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác; tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có… III. Thực trạng pháp luật về tài sản theo quy định tại điều 163_BLDS 2005 và một số phương hướng hoàn thiện: 1. Thực trạng pháp luật về tài sản theo quy định tại điều 163_BLDS 2005 14
- Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước, pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật Dân sự nói riêng ngày càng được hoàn thiện dần để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong thời kì đổi mới. Tuy nhiên pháp luật về tài sản bên cạnh những ưu điểm nhưng vẫn còn thể hiện nhiều điểm khiếm khuyết. Bộ luật dân sự năm 2005 đưa ra khái niệm tài sản với tư cách là đối tượng trong giao lưu dân sự: “ Tài sản gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản ” ( Điều 163 ). Đây là khái niệm chỉ mang tính liệt kê mà không có giải thích cụ thể về từng loại và dấu hiệu để xác định các loại tài sản đó trong quy định của Bộ luật dân sự. Đây là một thiếu sót quan trọng mà chúng ta cần phải hết sức quan tậm. Bên cạnh vấn đề này thì thực trạng về các loại tài sản được quy định tại Điều 163 của bộ luât cũng có nhiều vấn đề cần bàn luận. Tiền là một loại tài sản, nó là một loại tài sản có đặc điểm pháp lý đặc trưng nhưng trong BLDS không quy định cụ thể chi tiết về tiền dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về tiền. Theo quan điểm của C.Mác thì tiền là vật ngang giá có gá trị thay thế cho vàng, bạc vì nó dễ lưu thông trên thị trường. Nhưng hiên nay, vàng, bạc, đá quý lại không được lưu thông, thanh toán hàng hóa, không được cho là tiền. Trong cơ chế thị trường với quan hệ hang hóa – tiền tệ ngày càng phong phú và sôi động, nhà nước lần lượt ban hành ra các đạo luật, pháp lệnh, văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế, dân sự phát sinh trong cơ chế thị trường. Tuy hiên giấy tờ có giá mới quy định một cách tản mạn dưới góc độ kinh tế ở một số văn bản. Các quy định về chứng khoán đều là những văn bản có giá trị pháp lí dưới luật và mới chỉ dừng lại ở những quy định mang tính nguyên tắc chung, chưa đầy đủ, giá trị pháp lí chưa cao. Tuy nhiên, mặc dù cho tới thời điểm này, pháp luật về giấy tờ có giá đã được hoàn thiện thêm một bước nữa song một 15
- vấn đề hết sức quan trọng là Điều khoản quy định về giấy tờ có giá trong Bộ luật Dân sự của chúng ta quá đơn giản. Tại điều 163_BLDS 2005, Giấy tờ có giá được ghi nhận với tư cách là một loại tài sản, tuy nhiên có phải tất cả các loại giấy tờ có giá đều được coi là tài sản hay không ? Nếu không phải là tất cả thì trong số giấy tờ có giá đã được pháp luật chuyên ngành quy định, loại giấy tờ có giá nào được coi là tài sản và chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật dân sự khi xảy ra tranh chấp? Chính vì sự thiếu rõ ràng của pháp luật dân sự về giấy tờ có giá đã làm cho việc áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp trên thực tế là rất khó. Hơn nữa, như trên đã đề cập, trong BLDS năm 2005, Điều 163 liệt kê: “ tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản ”, trong đó quyền tài sản đươc giải thích tiếp trong Điều 181 nhưng giấy tờ có giá không được giải thích. Điều này có thể hiểu là giấy tờ có giá một khái niệm đã quá quen thuộc, được hiểu thống nhất trong cộng đồng nên không cần thiết phải giải thích thêm hay đây chính là một lỗ hổng mà các nhà làm luật cần bổ cung và có giải thích tiếp trong các văn bản hướng dẫn thực hiện. Cũng chính vì việc không quy định chi tiết cụ thể này dẫn tới việc nhiều người lầm tưởng rằng giấy tờ có giá vơi tư cách tài sản là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay giấy đăng kí ô tô, xe máy hay giấy chứng nhận sở hữu nhà ở vì nó gắn liền với các tài sản khác của chủ sở hữu…Như vậy, quy định về giấy tờ trong bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 chưa rõ ràng, cụ thể, khó áp dụng trong thực tế cũng như chưa có quy định hướng dẫn, định nghĩa về giấy tờ có giá trong Bộ luật này. Sự mâu thuẫn không đồng bộ trong các quy định về giấy tờ có giá trong pháp luật dân sự, ngân hàng, chứng khoán và các lĩnh vực có liên quan. Cụ thể là trong Quyết định số 02/2005/QĐNHNN ngày 04/1/2005 về ban hành quy chế giấy 16
- tờ có giá để huy động vốn trong nước, Điều 4 giải thích từ ngữ có định nghĩa : “ giấy tờ có giá là giấy chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác định nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa các tổ chức tín dụng và người mua ”. Như vậy giấy tờ có giá được hiểu theo nghĩa hẹp là những phiếu nợ do ngân hàng phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, trong đó xác định quyền chủ nợ của người sở hữu phiếu nợ và nghĩa vụ trả nợ một số tiền nhất định của ngân hàng. Trong Điều 4 Luật các công cụ chuyển nhượng, không có định nghĩa giấy tờ có giá nhưng công cụ chuyển nhượng trong luật này được hiểu là “ giấy tờ có giá ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm xác định ”. Như vậy, việc thiếu một cách hiểu thống nhất, cụ thể, thiếu tính đồng bộ giữa luật chung và luật chuyên ngành hoặc các văn bản pháp luật khác nên giấy tờ có giá trong BLDS 2005 không mặc nhiên loại trừ giấy tờ có giá ghi danh hoặc cấm chuyển nhượng. 2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về tài sản theo quy định tại Điều 163_BLDS năm 2005 2.1 Yêu cầu của việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về tài sản : Trong tiến trình cải cách hệ thống pháp lí này, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự và kinh tế liên quan đến tài sản được quan tâm đặc biệt bởi nó có vai trò to lớn trong quá trình toàn cầu hóa đời sống kinh têxã hội của đất nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Tiến trình cải cách hệ thống pháp lí nói chung để phù hợp với thời kì hội nhập, về pháp luật kinh tế và dân sự nói riêng trong đó có pháp luật về tài sản là một đòi hỏi khách quan nhằm củng cố hệ thống pháp luật của đất nước . Việc hoàn thiện pháp luật về tài 17
- sản một mặt phải phù hợp với tình hình thực tiễn ở nước ta mặt khác vẫn tiếp tục kế thừa các quy định trước đó mà thực tế đã kiểm nghiệm là phù hợp và tiến bộ. Đồng thời cũng cần thiết nghiên cứu, tìm hiểu và học tập kinh nghiệm lập pháp của một số nước tiến bộ về vấn đề này. Việc xác định chính xác các mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật diều chỉnh các quan hệ dân sự liên quan đến giấy tờ có giá là công việc hệ trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến tính hiệu quả của quá trình hoàn thiện hệ thống pháp lí cho một nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam. Đối với việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh các quan hệ về tài sản và các quan hệ về nhân thân liên quan đến giấy tờ có giá một loại tài sản trong pháp luật dân sự, một cách khái quát, việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh các quan hệ trong giao dịch dân sự liên quan đến giấy tờ có giá cần thể hiện những tư tưởng cơ bản mang tính nguyên tắc, đó là đảm bảo các quyền của công dân, tổ chức đối với tài sản thược sở hữu của mình. 2.2 Một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về tài sản: Qua quá trình nghiên cứu về tài sản theo quy định tại điều 163 BLDS 2005 dưới hai góa độ : cơ sở lí luận và các quy định pháp luật thực định, em xin đưa ra một số đề xuất nhỏ của bản thân để góp phần hoàn thiện thêm về tài sản trong pháp luật dân sự như sau: Cần xây dựng khái niệm tài sản cụ thể hóa hơn nữa và đối với Vật, Tiền, Giấy tờ có giá và các quyền tài sản_ với tư cách là một loai tài sản trong pháp luật dân sự cũng như các thuộc tính của chúng cần có hướng dẫn cụ thể trong văn bản hướng dẫn để giúp cho việc áp dụng pháp luật được dễ dàng, người dân cũng dễ tiếp cận, làm tăng tính khả thi của các quy định pháp luật về vấn đề này. 18
- Ví dụ như việc quy định khái niệm về giấy tờ có giá là một trong những vấn đề cấp thiết. Trên cơ sở đồng quan điểm với các nhà luật học khác, khái niệm này có thể được xây dựng theo hướng : Giấy tờ có giá với tư cách là một loại tài sản trong quan hệ pháp luật dân sự được hiểu là chứng chỉ xác nhận quyền tài sản của một chủ thể xét trong mối quan hệ pháp lí vói các chủ thể khác, trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự . Bên cạnh đó pháp luật cần tạo cho thị trường nhiều loại giấy tờ có giá có thể trao đổi, mua bán, song bên cạnh đó cần có những chế tài phù hợp để giải quyết tranh chấp, đồng bộ hóa các thể chế và chế định liên quan . V. Mở rộng vấn đề : Tài sản ảo cần được xem là một dạng tài sản theo quy định tại điều 163 _BLDS Tài sản ảo bao gồm tên miền, địa chỉ email, các đối tượng ảo trong thế giới ảo. Tài sản ảo là dữ liệu, phần mềm do các chương trình máy tính tạo ra. Chúng có những đặc tính của tài sản như: có thể chiếm hữu được; là kết quả của sự đầu tư công sức, thời gian và tiền bạc; có thể định giá được bằng tiền và có thể chuyển giao. Về thực chất xét theo đúng bản chất tự nhiên, tài sản ảo trong game là dữ liệu máy tính có giá trị mà người chơi có được qua một quá trình tìm kiếm khó khăn trong game hay nói cách khác tài sản ảo trong online games là những đoạn mã lập trình thể hiện hình ảnh và công dụng của một vật phẩm trong trò chơi online games. Vấn đề đang có nhiều vướng mắc hiện nay là: có nên thừa nhận tài sản ảo là một loại tài sản hay không và cơ chế pháp lý điều chỉnh những giao dịch phát sinh từ đối tượng này như thế nào. Vì vậy , cần xem tài sản ảo là một dạng tài sản và pháp luật cần công nhận, bảo hộ quyền sở hữu tài sản ảo. Nhưng theo quy định tại điều 163 BLDS 2005 thì tài sản gồm vật, tiền, giấy tờ có 19
- giá và các quyền tài sản. Trong khi đó, tài sản ảo không phải là vật, tiền, giấy tờ có giá, cũng không phải tài sản vô hình tồn tại trong thế giới thực, thuộc sở hữu người bán, người đưa tài sản vào giao dịch. Tài sản ảo có hình ảnh nhưng không tồn tại trong thế giới thực, không thuộc sở hữu của người bán ( game thủ ). Tài sản ảo cũng không phải là quyền tài sản vì người chơi không có quyền chiếm hữu ( tài sản ảo nằm trong máy chủ của nhà cung cấp, máy chủ có thể bị hack, bị hỏng, người chơi có thể bị khóa nick nếu vi phạm ), không có quyền định đoạt ( có thể bị khóa nick, tuổi thọ của trò chơi không phụ thuộc vào người chơi). Vậy tài sản ảo là gì? Trong quan hệ giữa nhà cung cấp với người chơi thì đó là một loại dịch vụ. Còn khi người chơi bán tài sản ảo là họ bán quyền sử dụng phần tính năng của trò chơi, là đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản ảo giữa hai người chơi là việc chuyển giao quyền sử dụng dịch vụ trò chơi. Như vậy, khái niệm tài sản ảo không cùng nội hàm với khái niệm tài sản trong BLDS 2005 hiện hành. Tuy nhiên, thực tế đã hình thành thị trường mua bán tài sản ảo và thực tế cho thấy chúng ta cần thừa nhận điều đó. Bởi vậy, vấn đề đặt ra là cần sửa đổi, bổ sung BLDS 2005 theo hướng công nhận tài sản ảo là một loại tài sản và pháp luật cũng cần phải có chế định bảo hộ đối với loại tài sản này để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các game thủ cũng như nhà cung cấp. Thực tế hiện nay, ngoài vấn đề về tài sản ảo ra còn có một vấn đề nữa là việc mua bán nội tạng người. Vậy bộ phận cơ thể con người có phải là tài sản không. Bộ phận cơ thể người nằm trong cơ thể người khi đó thì đã gắn liền chặt chẽ với sự chiếm hữu, sở hữu của mình vì vậy họ có quyền định đoạt với tài sản của mình. Như vậy thể hiện rõ các tính năng của quyền tài sản. Nhưng nếu công nhận bộ phân cơ thể người là tài sản thì sẽ xâm phạm nghiêm trọng đến quyền nhân thân khác hoàn toàn với quyền tài sản. Không thể có a cầm giao đâm bạn và 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo thực tập: Nghiên cứu tình hình tài chính doanh nghiệp và một số giải pháp nhằm nâng cao doanh thu lợi nhuận tại công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị GTVT
17 p | 1128 | 487
-
Đề tài: Tài liệu giới thiệu sản phẩm dầu gọi dành cho nam giới X - men
13 p | 1022 | 221
-
Đề án: “tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành”
20 p | 421 | 94
-
đề tài: TÁI CHẾ THU HỒI CHÌ TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT AC-QUY
30 p | 237 | 68
-
ĐỀ TÀI: HỆ SAN HÔ BIỂN VIỆT NAM
18 p | 173 | 66
-
Thuyết trình: Các sản phẩm huy động vốn và lãi suất của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần
25 p | 342 | 58
-
Đề tài: Sinh sản của động vật có xương sống
33 p | 461 | 58
-
Đề tài : Tài sản cố định tại Cty TNHH vận tải hoàng long
54 p | 166 | 52
-
Luận văn tốt nghiệp: ngành chế biến thủy sản
65 p | 469 | 42
-
ĐỀ TÀI TÀI SẢN BẢO ĐẢM CÁC VẤN ĐỀ VƯỚNG MẮC VỀ TÀI SẢN BẢO ĐẢM
15 p | 127 | 26
-
ĐỀ TÀI "Ngành sản xuất các sản phẩm cao su tại Việt Nam hiện nay - Tình hình và triển vọng "
67 p | 124 | 22
-
Đồ án tốt nghiệp Kỹ sư Kỹ thuật công trình xây dựng: Khách sạn Hùng Vương P. Tân Bình, Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
99 p | 22 | 15
-
Báo cáo tổng hợp đề tài: Tư sản Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa với nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa
230 p | 109 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Marketing sản phẩm in ấn logo giày da tại Công ty TNHH Patel Việt Nam
115 p | 31 | 12
-
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Khách sạn Hòn Dáu
31 p | 64 | 7
-
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Khách sạn Hoa Phượng - Đồ Sơn
14 p | 47 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Di sản văn hóa cố đô Luông Pha Bang với sự phát triển du lịch
157 p | 19 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn