intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án: “tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành”

Chia sẻ: Phạm Văn Trọng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:20

424
lượt xem
95
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ khi xuất hiện con người với tư cách là một thực thể người chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có những cơ sở vật chất nhất định. Con người không thể tồn tại nếu không được đáp ứng những xã hội con nhu cầu vật chất cơ bản đó. Khi xã hôi cộng sản nghuyên thủy tan rã một phần nguyên nhân là do dư thừa sản phẩm lao động dẫn đến tư hữu tài sản, sự phân hóa giàu ngèo phân hóa giai cấp đến phân hóa xã hội. Như vậy có thể khẳng định vấn đề về tư hữu tài...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án: “tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành”

  1. TRƯỜNG ……………. Khoa………….. ----- ----- ĐỀ ÁN Tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành       
  2. M C L C  LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................... 2  B. Những vấn đề lý luận và nội dung cơ bản về tài sản theo luật dân sự 2005. ................................................................. 4  1. Khái niệm tài sản. ........................................................... 4  2. Một số cách phân chia tài sản theo pháp luật hiện hành ưu điểm và hạn chế của các cách phân loại. ....................... 6  2.1 Tài sản gồm động sản và bất động sản. ........................ 6  2.3 Tài sản xác định được chủ sở hữu, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản vô chủ............................... 10  3. Một số bất cập và hạn chế của bộ luật dân sự 2005 về vấn đề tài sản..................................................................... 18  3.1 Vấn đề tài sản ảo trên mạng. ....................................... 18  C. Kết luận. ....................................................................... 20      L I M  Đ U 
  3. Từ khi xuất hiện con người với tư cách là một thực thể người chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có những cơ sở vật chất nhất định. Con người không thể tồn tại nếu không được đáp ứng những xã hội con nhu cầu vật chất cơ bản đó. Khi xã hôi cộng sản nghuyên thủy tan rã một phần nguyên nhân là do dư thừa sản phẩm lao động dẫn đến tư hữu tài sản, sự phân hóa giàu ngèo phân hóa giai cấp đến phân hóa xã hội. Như vậy có thể khẳng định vấn đề về tư hữu tài sản đã xuất hiện từ rất sớm mà là một trong những nguyên nhân sâu xa hàng đầu cho việc hình thành nhà nước. Các nhà nước được sinh ra đều sinh ra để bảo vệ tuyệt đối quyền này. Mọi người bất kỳ ai cũng có quyền có tài sản riêng. Nhà nước CHXHCN Việt Nam không là ngoại lệ trong số đó. Mặc dù vậy vấn đề tư hữu tài sản ở nước ta cũng có một số điểm đặc biệt nhất định qua các bản hiến pháp, bắt nguồn từ bản chất giai cấp của nhà nước ta là nhà nước của dân do dân vì dân nhân dân là chủ nhân dân làm chủ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân cho nên những tài sản đăc biệt như đất đai sông hồ rừng núi thuộc sở hữu của nhà nước “ điều 17 và điều 18 hiến phápm1992”. Để có một cách nhìn khách quan và toàn diện hơn về vấn đề tài sản hiện nay em xin phân tích đề tài “tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành” Do đây là một đề tài rất rộng cũng như do trình độ hiểu biết vấn đề này còn hạn chế nên bài làm chắc chắn xẽ có những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được những ý kiến đánh giái của thầy cô và các bạn để bài viết này hoàn thiện hơn và đem lại cho em những hiểu biết sâu sắc hon về vấn đề này. Em xin chân thanhg cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa đã giảng trong các giờ lên lớp và trong các giờ tư vấn để giúp em hoàn thành tốt bài tập này.
  4. B. Nh ng v n đ  lý lu n và n i dung c  b n v  tài s n theo  lu t dân s  2005.  1. Khái ni m tài s n. Theo bộ luật dân sự 2005 khái niệm tài sản được mở rộng hơn theo đó không chỉ những vật có thực mới được gọi là tài sản mà cả những vật được trong tương lai cũng được gọi là tài sản. Tài sản như thế nào là tài sản ở nước ta lần hình thành đầu tiên được quy định tại điều 172 trong bộ luật dân sự 1995 theo đó “tài sản bao gồm vật có thực, tiền giấy tờ trị giái được bằng tiền và các quyền tài sản” tiếp đó điều 163 bộ luật dân sự 2005 quy định “tài sản bao gồm tiền giấy tờ có giái và các quyền tài sản” Theo em đây được hiểu là luật quy định tài sản là gì chứ không phải là một khái niệm theo đúng nghĩa về tài sản. Mà theo cách hiểu thì tài sản là dạng thức có thể đem lại một lợi ích vật chất cho chủ thể bao gồm tiền giấy tờ có giá và các quyền tài sản, vật muốn trở thành tài sản cần phải có một số đặc trưng nhất định như phải tồn tại trong tự nhiên xã hội là kết quả quá trình lao động của con người đem lại lợi ích nào đó cho chủ thể. Những quy định trong bộ luật dân sự luôn được coi là chính thống, nhưng cũng có một bất cập và không phù hợp với thực tiễn về vấn đề tài sản ảo trong game online khoảng không hệ thống khách hàng có được coi là tài sản trong pháp luật dân sự hay không? Điều này dòi hỏi các cơ quan lập pháp phải có những quy định về tài sản trong bộ luật dân sự theo hướng khái quát hơn và đưa ra các tiêu chí nhất định để phân biệt đâu là tài sản và đâu không là tài sản. Đã có rất nhiều quan điểm trái chiều nhau về vấn đề này. Quan điểm thứ nhất cho rằng : tài sản là đối tượng của quyền sở hữu như vậy theo quan điểm này muốn hiểu tài sản là gì thì trước hết chúng ta phải hiểu quyền sở hữu là gì? Tuy nhiên tại điều 164 bộ luật dân sự 2005 khái niệm về quyền sở hữu cũng chỉ đưa ra theo hướng liệt kê theo đó “quyền sở
  5. hữu bao gồm quyền chiếm hữu quyền sủ dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật” Do đó nếu áp dụng khái niệm này thì chúng ta lại rơi vào vòng luẩn quẩn định nghĩa tài sản thông qua một khái niệm quyền sở hữu trong khi đó bản thân khái niệm quyền sở hữu cũng chưa giải quyết được một cách triệt để. Mặc dù vậy quan điểm này vẫn có nhiều người ủng hộ vì khái niệm quyền sở hữu là một trong những khái niệm cơ bản của luật dân sự. Quan điểm thứ hai cho rằng: tài sản là của cải vật chất tồn tại dưới dạng cụ thể được con người sử dụng và được nhận biết bằng giác quan trực tiếp như sách vở tiền bạc xe cộ …Như vậy theo quan điểm này chỉ những gì thuộc về thế giới vât chất hiện đang tồn tại và chúng ta có thể cầm nắm được thì mới được coi là tài sản do đó quyền tài sản không được coi là tài sản. Quan điểm thứ ba cho rằng: tài sản bao gồm động sản và bất động sản. Đây thực chất là một cách phân loại tài sản dựa trên tính chất vật lý không di rời được về mặt cơ học và nó cũng rơi vào vòng luẩn quẩn khi định nghĩa tài sản thông qua khái niêm động sản và bất động sản trong khi khái niệm động sản và bất động sản cũng chưa được làm rõ thậm chí muốn hiểu thế nào là động sản phải hiểu thế nào là bất động sản trước. Hơn thế nữa theo quan điểm này quyền tài sản không là động sản cũng không là bất động sản. Quan điểm thứ tư cho rằng: tài sản là những gì định giá được, quan điểm này cũng có nhiều diểm chưa hợp lý. Thứ nhất tài sản là những gì định giá được có thể hiểu tài sản là những gì trị giá được bằng tiền và tiền ở đây chỉ được hiểu là nội tệ. Như vậy tiền xẽ được định giá bằng gì? Và nó có được coi là tài sản không? Thứ hai nếu cứ cái gì định giá được thì coi là tài sản vậy tài sản nợ - nghĩa vụ trả nợ cũng xẽ được xem là tài sản vì nó có thể định giá được .Trong khi
  6. đó tài sản thì có thể để lại thừa kế còn nghĩa vụ trả nợ thì không để lại thừa kế được “trừ nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi di sản do người chết để lại” Quan điểm thứ năm cho rằng : tài sản là sản nghiệp của một người bởi những gì người đó bỏ sức lao động ra đều coi là tài sản. Vậy những vật vô chủ có được coi là tài sản không và tài sản trong trường hợp này không thể đem chia thừa kế cũng như không thể giao dịch dân sự được. Quan điểm thứ sáu cho rằng: tài sản là những gì đem lại lợi ích cho con người gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. Vậy chiếc quạt có phải là tài sản không hay là gió nó mang lại mới là tài sản cây bút đối với người học sinh thì được coi là tài sản còn đối với người nông dân lại không, quan điểm này cố nhiều điểm vô lý. Trên đây là sáu trong số rất nhiều quan điểm định nghĩa về tài sản dưới góc độ pháp lý tuy nhiên các quan điểm trên như đã phân tích đều bộc lộ những bất cập và chưa đưa ra được tiêu chí chính xác để xác định những gì được gọi là tài sản. 2. M t s  cách phân chia tài s n theo pháp lu t hi n hành  u đi m và h n ch  c a các cách phân lo i.  2.1 Tài s n g m đ ng s n và b t đ ng s n.  Theo bộ luật dân sự năm 2005 thì bất động sản gồm đất và các tài sản khác gắn liền với đất. Cắn cứ theo tính chất vật lý của tài sản có dịch chuyển được tài sản đó hay không để mà phân chia. Cũng có nhiều người hiểu bất động sản là những gì không thể dịch chuyển tương đối được nghĩa là nó đúng yên. Tuy nhiên do trình độ khoa học ngày càng phát triển nên việc phân chia tài sản thành động sản và bất động sản càng trở nên có quá nhiều kễ hở. Ví dụ như ông Nguyễn Cẩm Lũy có thể chuyển nhà nặng hàng ngìn tấn đi xa hằng
  7. trăm mét nhờ công nghệ mai rùa nên nói bất động sản là những gì không dịch chuyển được là không có cơ sở nữa. Tiếp theo người ta lại định nghĩa động sản là tài sản không phải là bất động sản.lại trở lại một vòng luẩn quẩn định nghĩa cái này thông qua tính chất của cái kia và ngược lại. Tuy nhiên theo pháp luật Việt Nam đặc biệt là pháp luật dân sự Việt Nam việc phân loại tài sản thành động sản và bất động sản có rất nhiều ý nghĩa có thể liệt kê một vài ý nghĩa như sau. - Xẽ xác lập thủ tục đăng ký đối với tài sản: Theo quy định hiện tại điều 167 BLDS thì quyền sở hữu đối với bất động sản được đăng ký theo quy định của luật dân sự và pháp luật về đăng ký bất động sản còn quyền sở hữu đối với động sản không phải đăng ký trừ trường hợp pháp luật quy định khác. - Xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản. Khoản 1 điều 168 BLDS quy định về việc chuyển giao quyền sơ hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký sở hữu, trừ trường hợp pháp luật quy định khác. Còn khoản 2 quy định việc chuyển quyền sở hữu đối với động sản có hiệu lực kể từ thời điểm động sản được chuyển giao trừ trường hợp pháp luật quy định khác. - Xác định cả quyền năng của chủ thể quyền đối với từng tài sản nhất định: Đối với bất động sản do đặc tính chất vật lý của nó là khó di rời nên việc thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu đối với loại tài sản này là gặp những hạn chế nhất định. Chính bởi vậy pháp luật đã ghi nhân cho chủ thể những quyền năng nhất định đối với tài snar của người khai để bất động sản có thể khai thác được công dụng một cách tốt nhất quyền sử dụng bất động sản liền kê từ ( Điều 273 – 278 BLDS ).
  8. - Xác định căn cứ xác lập quyền sở hữu. VD nếu vật vô chủ vật không xác định được ai là chủ sở hữu là động sản sẽ thuộc sở hữu của người phát hiện còn nếu là bất động sản thì sẽ thuộc quyền sở hữu của nhà nước ( Điều 239 BLDS ) hoặc theo điều 247 BLDS thì một người chiếm hữu được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời gian 10 năm đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài san đó kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu. - Xác định phương pháp kiện dân sự. Điều 257,258 BLDS thì điều kiện chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu kiện đòi tài sản đối với động sản và bất động sản là khác nhau. Do đó, nếu không áp dụng phương thức kiện đòi tài sản thì chủ thể phải áp dụng phương thức yêu cầu khác như yêu cầu bồi thường thiệt hại - Xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự. Theo điều 35 bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 thì tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là tòa án nới có bất động sản đó. 2.2 Tài s n hi n có và tài s n hình thành trong t ng lai.  Có thể có khái niệm tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai chỉ được pháp luật đề cập trong phần liên quan đến giao dịch bảo đảm mặc dù cả lý luận và thực tiễn đều thừa nhận rằng loại tài sản này có thể trở thành đối tượng của nhiều loại giao dịch như hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê….. Căn cứ vào thời điểm hình thành tài sản và thời điểm xác lập quyền sở hữu cho chủ sở hữu, tài sản được phân loại thành tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Tài sản hiện có là tài sản đã tồn tai vào thời điểm hiện tại và được xác lập quyền sở hữu cho chủ sở hữu của
  9. tài sản đó. Ví dụ nhà đang được xây, dây chuyền sản xuât đã được lắp đặt hoàn thiện. Tài sản được hình thành trong tương lai được hiểu là tài sản chưa tồn tại hoặc chưa hình thành đồng bộ vào thời điểm xem xét( thường là thời điểm xác lập nghĩa vụ hoặc giao dịch được giao kết) nhưng chắc chắn sẽ có hoặc được hình thành trong tương lai. Ví dụ tiền lương sẽ được hưởng, vụ mùa sẽ được thu hoạch , nhà công trình xây dựng đang được hình thành theo hồ sơ, dự án, thiết kế bản vẽ thi công và tiến đọ cụ thể … ngoài ra tài sản hình thành trong tương lai còn bao gồm cả tài sản đang được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch tài sản đó mới thuộc sở hữu các bên, ví dụ như sau thời điểm giao kết giao dịch tài sản có được do mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, thừa kế chưa hoàn thành thủ tục chuyển giao quyền sở hữu. Việc xác dịnh được đúng tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai có một ý nghĩa nhất định. Xác định được đối tượng được phép giao dịch. Chỉ những tài sản có hoặc những tài sản hình thành trong tương lai được xác định ở trên mới trở thành đối tượng của giao dịch còn những tài sản các chr thể nghĩ rằng nó có thể có trong tương lai mà không có căn cứ để xác dịnh chắc chắn sẽ có thì không được coi là đối tương của bất kì giao dịch cũng như quan hệ nghĩa vụ nào. Điều 411 BLDS thì trong trường hợp ngay từ khi kí kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được vì lí do khách quan thì hợp đồng này bị vô hiệu. Xác định hình thức thủ tục xác lập vào thời điểm xem xét thì tài sản trong tương lai chưa tồn tại, chưa hoàn thiện hoặc chủ sở hữu chưa xác lập quyền sở hữu. Chính vì vậy, về tính chất, vào thời điểm hiện tại thì quyền sở hữu
  10. của người sở hữu đối với tài sản đã hình thành trong tương lai và thực chất là quyền tài sản. Do đó việc xác lập giao dịch liên quan đến đối tượng là tài sản sẽ có trong tương lai buộc các bên phải bàn giao giấy tờ chứng minh mình là người có quyền sở hữu đối với tài sản sẽ được hình thành trong tương lai đó . 2.3 Tài s n xác đ nh đ c ch   s  h u, tài s n không xác   đ nh đ c ch  s   h u, tài s n vô ch .  Căn cứ vào mối liên hệ với đối tượng với quyền chủ thể, tài sản được phân thành Tài sản xác định được chủ sở hữu, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản vô chủ - Tài sản xác định được chủ sở hữu là tài sản vào thời điểm xen xét có chủ sở hữu đối với tài sản đó. - Tài sản không xác định được chủ sở hữu là tài sản mà tại thời điểm xem xét không xác định được chủ sở hữu và không có căn cứ chứng minh rằng chủ sở hữu đã từ bỏ quyền đối với tài sản đó. - Tài sản vô chủ là tài sản mà tại thời điểm xem xét thì chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản đó và chưa có ai xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó. Hiện nay trong BLDS việt nam không đề cập các loại tài sản kể trên mà phân loại chỉ được hiểu qua gián tiếp. Thông qua các quy định về vật vô chủ, vật không xác định được ai là chủ sở hữu. Chính vì vậy mà hiện nay pháp luật việt nam cụ thể là BLDS chỉ quy định xác lập quyền sở hữu đối vật vô chủ, vật không xác định ai là chủ sở hữu , vật đánh rơi, vật bỏ quên,chôn giấu, chìm đắm mà không xác định đối với tài sản nói chung điều
  11. 239, điều 240, điều 241 BLDS. Quy định đó đã dẫn đến những cách hiểu khác nhau như sau : Trong trường hợp tiền giấy tờ có giá hoặc quyền tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu của mình hoặc khỗng xác minh ai là chủ sở hữu thì người phát hiện có thể xác lập quyền sở hữu theo các điều luật kể trên hay không? Hay đối với những loại tài sản thuộc sở hữu nhà nước? Có thể nói vật vô chủ, vật không xác định được ai là chủ sở hữu là một loại tài sản và trong và trong trường hợp này các tài sản khác vô chủ không xác định không xác định được chủ sở hữu cung mang bản chất giống như vậy. Do đó, đối với tài sản khác cũng nên áp dụng quy định này làm căn cứ xác lập quyền sở hữu cho người phát hiện được. 2.4 Tài s n chia đ c, tài s n không đ c chia.  Bộ luật dân sự Việt Nam hiện nay chỉ phân loại vật thành chia được mà không nhận xem xét việc chia được hay không chia được đối với các loại tài sản khác như giấy tờ có giá và quyền tài sản. Chính vì vậy khi phải phân chia những tài sản đó sẽ dẫn đến câu hỏi là có cần phải bán đi và tính bằng tiền để chia hay không ? Trên thực tế thì trường hợp này nếu chia được bằng tài sản đó thì tòa sẽ phân chia luôn chứ không nhất thiết phải bán để chia (ví dụ chia quyền sử dụng đất có diện tích lớn ). Hơn nữa trong BLDS tại điều 300 có quy định về thực hiện nghĩa vụ dân sự phân chia được hoặc công việc thể chia thành nhiều phần để thực hiện , bên có nghĩa vụ có thể thực hiện từng phần nghĩa vụ trừ trường hợp có thỏa thuận khác.“ Điều 301 quy định nghĩa vụ dân sự không thể phân chia được theo phần là nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ là vật không thể phân chia hoặc là công việc phải thực hiện cùng lúc. Trong trường hợp nhiều người thực hiện cùng phải thực hiện nghĩa vụ không phân chia được thì họ phải
  12. thực hiện thì họ phải thực hiện cùng một lúc”. Vậy nếu đối tượng của nghĩa vụ không phải là vật mà là các tài sản khác thì trong trường hợp này có được xem xét là nghĩa vụ dân sự phân chia theo phần hay không? Nếu câu trả lời là không thì nghĩa vụ đó luôn được hiểu là nghĩa vụ dân sự không phân chia được theo phần và nếu có nhiều chủ thể nghĩa vụ thì các chủ thể đó phải thực hiện nghĩa vụ đó cùng một lúc hay không? Việc BLDSđịnh nghĩa cả hai loại nghĩa vụ và không dung phương pháp loại trừ dẫn đến sự không thuận lợi cho các chủ thể trong khi thực hiện nghĩa vụ nếu nghĩa nếu nghĩa vụ ở đây là nghĩa vụ trả tiền hay giao giấy tờ có giá. Như vậy trong pháp luật việt nam đặc biệt trong bộ luật dân sự thì trong thời gian tới cũng cần xem xét lại đến cách phân loại này. Ta có thể hiểu là trong trường hợp này tài sản chia được có thể được hiểu là những vật khi chia thành nhiều vật nhỏ nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng tính năng sử dụng ban đầu là những tài sản khác mà khi cần chia thì có thể chia được bằng chính tài sản đó mà không cần trị giá băng tiền đẻ chia. 2.5 Tài s n chung, tài s n riêng.  Căn cứ vào số lượng chủ sở hữu đối với tài sản mà tài sản có thể được phân chia thành tài sản chung tài và tài sản riêng. Tài sản riêng là tài sản của một chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình. Chủ sở ở đây có thể là cá nhân hoặc các chủ thể khác như nhà nước, hợp tác xã, tổ chức chính trị, chính trị xã hội … Tài sản chung là tài sản của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản. Sở hữu của các chủ sở hữu đối với các tài sản có thể tồn tại dưới dạng hình thức sở hữu chung hợp nhất hoặc sở hữu chung theo phần.
  13. Việc xác định tài sản riêng hay tài sản chung có ý nghĩa trong việc xác định được các quyền năng của chủ sở hữu, quyền ưu tiên của chủ thể cũng như xác định hiệu lực của các giao dịch dân sự: - Trong việc thực hiện các quyền năng của chủ thể cũng như xác định hiệu lực của các giao dịch dân sự Quyền sở hữu. Đối với tài sản riêng thì chủ sở hữu có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình theo quy định của pháp luật. Còn đối với tài sản thuộc sở hữu chung của nhiều chủ sở hữu thì việc thực hiện các quyền năng của quyền sở hữu đối với mỗi loại sở hữu chung là khác nhau. Đối với sở hữu chung theo phần thì mỗi chủ sở hữu chung có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình trừ trường hợp có thỏa thuân khác. Đối tài sản chung hợp nhất thì các bên đều có quyền ngang nhau đối với tài sản chung nên khi thực hiện các quyền sở hữu chung thì các bên phải thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật hay tập quán. - Trong việc xác định hiệu lực của giao dịch. Vì tài sản chung khi đưa vào giao dịch cần phải có sự thống nhất ý chí của các chủ sở hữu chung nên nếu không thỏa mãn điều kiện này thì thì giao dịch dân sự sẽ không phát sinh hiệu lực. ví dụ thế chấp mua bán tài sản chung của vợ chồng mà không có sự đồng ý của một bên vợ hoặc chồng thì giao dich sẽ vô hiệu. - Xác định quyền ưu tiên cho các chủ thể “ điều 223 BLDS quy định …” 2.6 Tài sản cấm lưu thông, hạn chế lưu thông, tự do lưu thông.
  14. Căn cứ vào chế độ pháp lý đối với tài sản, người ta phân chia tài sản thành 3 loại : Tài sản cấm lưu thông, tài sản hạn chế lưu thông, và tài sản tự do lưu thông. - Tài sản cấm lưu thông là tài sản mà vì lợi ích của nó đối với nền kinh tế quốc dân, an ninh quốc phòng lợi ích quốc gia mà nhà nước cấm giao dịch như vũ khí quân dụng, ma tuý, chấ phóng xạ động vật quý hiếm… - Tài sản hạn chế lưu thông là tài sản khi dịch chuyển trong giao dịch dân sự nhất thiết phải tuân theo những quy định riêng của pháp luật. Trong một số trường hợp phải được sự đồng ý cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. ví dụ vũ khí thể thao, thanh toán bằng ngoại tệ với số lượng lớn … - Tài sản tự do lưu thông là những tài sản mà không có quy định nào của pháp luật hạn chế việc dịch chuẩn đối với tài sản đó. Nếu có sự dịch chuyển thì các chủ thể không cần phải xin phép. Hầu hết các tài sản tồn tại trên thực tế hiện nay đều là tài sản tự do lưu thông như xe máy, ti vi, tủ lạnh, lương thực, thực phẩm… Việc xác định đúng loại tài sản này cũng có ý nghĩa pháp lý rất lớn trong việc xác định của hiệu lực pháp lí của giao dịch dân sự, cụ thể : Tài sản cấm lưu thông không thể trở thành đối tượng trong giao dịch dân sự. Chính vì vậy nếu các bên vẫn xác lập giao dịch này thì giao dịch đó sẽ là những giao dịch vô hiệu tuyệt đối do có nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật; và khi đó tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được sẽ bi tịch thu sung quỹ nhà nước. Còn đối với tài sản hạn chế lưu thông thì khi xác lập giao dịch các bên phải tuân thủ chặt chẽ về điều kiện giao dịch, nếu pháp luật có quy định phải đăng kí hoặc xin phép thì các bên phải tuân theo thủ tục đó.
  15. 2.7 Tài sản có đăng kí quyền sở hữu, tài sản không đăng kí quyền sở hữu. Căn cứ vào giá trị của tài sản, vai trò của tài sản đối với chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng quản lí nhà nước mà ppháp luật có quy định. Tài sản có đăng kí quyền sở hữu là tài sản mà pháp luật quy định bắt buộc phải đăng kí, nếu không đăng kí sẽ không được công nhận quyền sở hữu đối với tài sản đó. Tài sản có đăng kí quyền sở hữu hiện nay như nhà, máy bay, tàu biển, ô tô, súng săn, súng thể thao…Tài sản không đăng kí quyền sở hữu là tài sản theo quy định của pháp luật không phải đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc phân loại tài sản thành tài sản có đăng kí quyền sở hữu và tài sản không đăng kí quyền sở hữu có những ý nghĩa cơ bản sau: - Xác định thời điểm phát sinh, chuyển giao quyền sở hữu. Đối với tài sản có đăng kí quyền sở hữu thì theo quy định của pháp luật quyền sở hữu chỉ phát sinh khi hoàn thành thủ tục đăng kí, không phụ thuộc vào tài sản đó là động sản hay bất động sản (điều 439 BLDS). - Xác định phương thức kiện dân sự. Đối với động sản là tài sản phải đăng kí quyền sở hữu thì chủ thể có quyền kiện đòi lại tài sản từ người chiếm hữu ngay tình trừ trường hợp người đó có được tài sản thông qua đấu giá hoac với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nứơc có thẩm quyền là chủ sở hữu của tài sản nhưng sau đó ngừơi này không phải là chủ sở hữu do bản án, quyết định bi huỷ, sửa (điều 258 BLDS).Còn đối với tài sản là động sản không phải đăng kí quyền sở hữu thì chủ thể có quyền đòi lại từ người chiếm hữu ngay tình trong trưòng hợp người chiếm hữu ngay tình có
  16. được tài sản thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản trong trường hợp hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm đoạt ngoài ý chí của chủ sở hữu (điều 257 BLDS). - Xác định hình thức của hợp đồng. Theo quy định của điều 467 BLDS thì tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng kí, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng kí quyền sở hữu. 2.8 Tài sản gốc và hoa lợi, lợi tức. Dựa vào nguồn gốc và cách thức hình thành tài sản mà tài sản có thể phân chia thành tài sản gốc và hoa lợi, lợi tức. Tài sản gốc được hiểu là tài sản khi sử dụng , khai thác công dụng thì sinh ra lơi ích vật chất nhất định. Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại như con bê con do con bò đẻ ra, hoa quả thu hoach từ cây cối …Lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản. Như vậy cả hoa lợi và lợi tức đều là những tài sản được sinh ra từ việc khai thác tài sản gốc. Khi xem xét tài sản là hoa lợi, lợi tức hay tài sản gốc chung chúng ta cần chú ý một số điểm sau đây: - Cần phải sử dụng phương pháp so sánh vì tài sản sẽ là tài sản gốc so với tài sản này nhưng lại là hoa lợi hoặc lợi tức của tài sản khác . Ví dụ con ngựa có thể được xem là hoa lợi được sinh ra từ con ngựa mẹ và trở thành tài sản gốc nếu nó sinh ra ngưa con. - Cần phân biệt giữa hoa lợi, lợi tức với một bộ phận của tài sản: Chỉ khi tài sản đựoc tách khỏi tài sản gốc nó mới đựoc coi là hoa lợi, lợi tức của tài
  17. sản đó nếu mó vẫn nó vẫn gắn liền với tài sản gốc thì xem nó là một bộ phận không tách rời của tài sản đó . Ví dụ Hoa quả vẫn ở trên cây, con bê vẫn còn trong bụng bò mẹ… - Cần phân biệt hoa lợi , lợi tức với sản phẩm : Chỉ được gọi là hoa lợi, lợi tức những tài sản được sinh ra từ tai sản gốc mà không làm giảm sút , ảnh hưởng đến trang thái ban đầu của tài sản gốc . Trong trường hợp để thu được lợi ích vật chất mà tài sản gốc bi giảm sút không thể tái tạo bằng cách khai thác khả năng sinh sản của tài sản gốc hoặc chỉ có thể tái tạo bằng cách lặp lai chu kỳ đầu tư nhằm khôi phục trang thái ban đầu của tài sản gốc thì lợi ích vật chât thu được gọi là sản phẩm chứ không phải là hoa lợi. ví dụ : Trồng cây trên đất thì cây được thu hoạch là sản phẩm chứ không phải là hoa lợi. Quả của cây được xem là hoa lợi. Việc phân loại tài sản thành tài sản gốc và hoa lợi có ý nghĩa pháp lý trong một số trường hợp nhất định: - Có ý nghĩa trong việc xác định chủ sở hữu của tài sản: Về nguyên tắc thì hoa lợi sẽ thuộc chủ sở hữu của tài sản , lợi tức sẽ thuộc về người có người có quyền sở hữu hợp pháp tài sản đó .Do đó khi thuê mướn tài sản thì hoa lợi, lợi tức thuộc về quyền sở hữu của chủ tài đó , lợi tức thuộc về người sử dụng tài sản đó . Xác định trong một số trường hợp người chiếm hữu tài sản gốc chỉ được hưởng hoa lợi sinh ra từ tài sản mà không được khai thác công dụng của tài sản để thu lợi tức, ví dụnhư trường hợp chiếm hữu hợp pháp gia súc, gia cầm bị thất lạc người chiếm hữu được hưởng một nửa hoặc toàn bộ số gia cầm được sinh ra (điều 242, 243 BLDS); trường hợp cầm giữ tài sản trong hợp
  18. đồng song vụ thì bên cầm giữ có quyền thu hoa lợi từ tài sản cầm giữ và được dùng để bù trừ nghĩa vụ (Điều 416BLDS). 3. M t s  b t c p và h n ch  c a b  lu t dân s  2005 v   v n đ  tài s n.  3.1 V n đ  tài s n  o trên m ng.  Theo bô luật dân sự 2005 thì không có một điều luật cụ thể nào quy đinh về vấn đề tài sản ảo. Pháp luật việt Nam không công nhận tài sản ảo, vì thực tế cũng không có căn cứ nào để xác nhận được sự tồn tại của nó. Đã có rất nhiều vụ trộm cắp, cướp giật liên quan đến tài sản ảo cũng đã được người bị hại báo cho công an, nhưng tất cả đều phải lắc đầu bởi không thể có chứng cứ cụ thể để kết luận. Còn nhà phát hành game thì cũng không công nhận cũng như bảo hộ tài sản ảo, người đứng đầu của công ty VinaGame ông Lê Hồng Minh, cũng như các đại diện truyền thông, giám đốc sản phẩm game Võ lâm truyền kỳ, khi được hỏi về vấn đề tài sản ảo trong game nhà phát hành có công nhận hay không? Đều luôn khẳng định: “Tài sản ảo chỉ là một đoạn code trong game và đều thuộc về game. VinaGame không công nhận cũng như khuyến khích các game thủ thực hiện các giao dịch những tài sản này bằng tiền thật”. Thế nhưng nhu cầu là có thật và vẫn có những người bỏ ra cả tỉ đồng để mua các tài sản ảo như trên. Phải cần một thời gian nữa để các nhà làm luật việt nam mới có thể đưa vấn đề này vào luật được nhung vấn đề tài sản ảo thì lại nóng lên từng ngày. Báo cáo của ông Trần Hữu Linh phó cục trưởng cục thương mại điện tử và công nghệ tin học thuộc bộ công thương cho rằng “với việc công nghệ thay đổi thì khái niệm tài sản cũng phải thay đổi từ hữu hình tới vô hình. Tài
  19. sản ảo lúc đó cũng được coi là tài sản có được do lao động hợp pháp thì nên thừa nhận pháp lý tài sản ảo để hỗ trợ phát triển thế giớ ảo với nhiều lợi ích to lớn. Trong game online cũng vậy người chơi bỏ công sức để luyện game và nhận được những vật phẩm có giá trị đó là lao động chính đáng mà người chơi mua bán trao đổi những vật phẩm này với nhau vì thế những tài sản ảo cần được công nhận.” Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Vân, thuộc Vụ Pháp luật Dân sự Kinh tế của Bộ Tư Pháp, lại đưa ra ý kiến hoàn toàn trái ngược. Theo bà, tài sản ảo chỉ là thuật ngữ mà các phương tiện thông tin đại chúng dùng để chỉ hình ảnh đồ vật, nhân vật, vũ khí,…trong trò chơi. Chúng không nhận biết được bằng giác quan cảm giác, không tồn tại trong thế giới thực, những đồ vật ấy chỉ có giá trị trong trò chơi ấy, không có giá trị ở nơi khác. Với những đặc điểm như trên thì theo điều 163 Bộ luật dân sự 2005, thì tài sản ảo không phải là tài sản. Bà Vân còn phân tích tài sản ảo ở khía cạnh quyền tài sản theo điều 181 Bộ luật dân sự 2005, nhưng cũng đi đến kết luận do thiếu thuộc tính sở hữu, dù giá trị được bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu dân sự, cũng khó có thể quy tài sản ảo vào một loại quyền tài sản. Do quá nhiều ý kiến khác nhau như thế cho nên đại diện của Bộ Thông tin và Truyền thông, Thứ trưởng Đỗ Qúy Doãn kết luận: “ Đến thời điểm này vẫn chưa thể đưa ra việc công nhận hay bác bỏ tài sản ảo được, Bộ vẫn còn phải chờ lấy các ý kiến đóng góp từ nhiều phía cũng như kết hợp với các nhà làm luật trong nước và trên thế giới để đưa ra một cái nhìn nhận tốt nhất về tài sản ảo”. Ông cũng cho biết, Thông tư 60 về việc quản lý game online trước đây đưa ra chỉ là cơ sở, bởi do game online phát triển quá nhanh nên đã tạo ra một khoảng trống trong việc quản lý. Sẽ có một văn bản cao hơn để
  20. thay thế thông tư này nhưng cần có một thời gian để xem xét và xây dựng, lúc đó vấn đề tài sản ảo mới được giải quyết. Như vậy, mặc dù hiện nay tài sản ảo trong game online đang trở thành một vấn đề bức xúc cho xã hội khi có hàng loạt cuộc mua bán có giá trị tiền tỷ đã diễn ra, những vụ tranh chấp dẫn đến vi phạm pháp luật... Nhưng vẫn chưa thể kết luận được nó là tài sản hay không là tài sản theo như pháp luật quy định. Tất cả vẫn còn phải chờ Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, lấy ý kiến từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức,… trong xã hội, sau đó tiến hành xem xét và đưa ra kết luận cuối cùng. 3.2 V n đ  khách v  h  th ng hàng. Theo bộ luật dân sự 2005 thì hệ thống khách hàng của các công ty không được xem là tài sản của các doanh nghiệp đó. Cụ thể là không có một điều khoản nào trong bộ luật dân sự 2005 quy định hệ thống khách hàng là tài sản. Tuy nhiên trên thực tế khi định giá các công ty các doanh nghiệp người tai lại định giá hệ thống khách hàng của một công ty các mối quan hệ làm ăn các giao dịch điều này có nghĩa là trên thực tế thì người ta vẫn xem hệ thống khách hàng là tài sản mặc dù nó chưa được thừa nhận. Thiết nghĩ luật dựa trên cơ sở là các hoạt động thực tiễn và khi các hoạt động đó thay đổi phát triển thì luật cũng phải thay đổi theo một quy luật tất yếu đê có thể tồn tại được. nhưng thực tiễn đời sống thay đổi quá nhanh trong khi luật thay đổi chậm hơn. Trên đây chỉ là hai trong số rất nhiều hạn chế của bô luật dân sự 2005 về vấn đề tài sản có vướng mắc trên thực tế gây không ít khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nươc. C. K t lu n. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2