intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp: Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam, thực tiễn áp dụng tại thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận nghiên cứu và làm rõ được các vấn đề lý luận và cơ sở pháp lý về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Thực tiễn áp dụng các nguyên tắc giải quyết tài sản để từ đó phát hiện những vấn đề còn tồn tại, hạn chế về phía các đương sự và phía công tác thụ lý và xét xử của các tòa án. Từ những tồn tại, hạn chế đã đưa ra, khóa luận đề xuất những phương hướng, giải pháp khắc phục nhằm đảm bảo được quyền lợi, nghĩa vụ của các đương sự trong giải quyết tài sản khi ly hôn của vợ, chồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam, thực tiễn áp dụng tại thành phố Hà Nội

  1. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM, THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Vũ Văn Tính Sinh viên thực hiện: Ngô Thị Diễm Kiều Mã sinh viên: 2005LHOB044 HÀ NỘI - 2024
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản khóa luận là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liệu được thống kê và tổng hợp được thể hiện trong khóa luận là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Sinh viên thực hiện Ngô Thị Diễm Kiều
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến thầy, cô trong khoảng thời gian làm khóa luận tốt nghiệp vừa qua, bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, sự chỉ bảo tận tình và những sự đóng góp ý kiến từ thầy, cô và bạn bè. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Vũ Văn Tính, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy tôi trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp, để tôi có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Tôi gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô trong học viện và đặc biệt là các thầy, cô thuộc khoa Nhà nước và pháp luật đã tận tình dạy cho tôi những kiến thức, những bài học quý báu để tôi có nền tảng kiến thức để hoàn thành được bài khóa luận tốt nghiệp. Trong khóa luận, do còn những thiếu sót về kiến thức cũng như kinh nghiệp, nên bài khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của các thầy, cô để khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TAND Tòa án nhân dân
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên bảng Trang Bảng 2.1. Thống kê các bản án, quyết định được thụ lý, giải quyết 22 trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Bảng 2.2. Thống kê các bản án tranh chấp về chia tài sản khi ly hôn 25 tại Thành phố Hà Nội. Bảng 2.3. Kết quả thực hiện công tác về giải quyết các vụ việc hôn 35 nhân và gia đình của các tòa án cấp huyện và cấp tỉnh tại Hà Nội.
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 4 3.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 4 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................... 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 5 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................... 5 6. Kết cấu của khóa luận................................................................................. 5 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................................................ 7 1.1. Khái niệm nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn ...... 7 1.2. Nội dung nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn......... 7 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn .......................................................................................................... 9 1.3.1. Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng..................................... 10 1.3.2. Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.................................................................... 10 1.3.3. Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập. ........................................................................................................... 11 1.3.4. Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. . 11 1.4. Vai trò của nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn ... 13 1.5. Khái quát về tài sản của vợ chồng ........................................................ 14
  7. 1.5.1. Tài sản chung của vợ chồng ........................................................... 14 1.5.1.1. Khái niệm tài sản chung .......................................................... 14 1.5.1.2. Xác định tài sản chung............................................................. 16 1.5.2. Tài sản riêng của vợ chồng ............................................................. 17 1.5.2.1. Khái niệm tài sản riêng ............................................................ 17 1.5.2.2. Xác định tài sản riêng .............................................................. 18 1.5.3. Tài sản liên quan đến ngƣời thứ ba ............................................... 19 1.5.4. Khái niệm ly hôn ............................................................................. 19 1.6. Đặc điểm và hình thức phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn................................................................................................................... 20 1.6.1. Đặc điểm của phân chia tài sản khi ly hôn ................................... 20 1.6.2. Hình thức phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn ...... 21 Tiểu kết ................................................................................................... 22 CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI . 23 2.1. Thực tiễn áp dụng các nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn .............................................................................................................. 23 2.1.1. Tình hình thụ lý và giải quyết các vụ án về tranh chấp tài sản khi ly hôn tại Hà Nội ........................................................................................ 23 2.1.2. Tình hình xét xử các vụ án ly hôn.................................................. 28 2.2. Kết quả công tác thụ lý, giải quyết vụ án ............................................. 36 2.3. Những hạn chế và thiếu sót trong công tác giải quyết các vụ án....... 38 2.3.1. Công tác thụ lý, giải quyết vụ án của các tòa án .......................... 38 2.3.2. Áp dụng các nguyên tắc về giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn............................................................................................................... 40 2.3.3. Xác định tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn .......................... 42 2.4. Nguyên nhân ........................................................................................... 47 Tiểu kết ................................................................................................... 49 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẢM BẢO NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................... 50 3.1. Giải pháp về công tác thụ lý và giải quyết vụ án của tòa án .............. 50
  8. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn ......................................................................... 51 3.2.1. Giải pháp về mâu thuẫn của vợ, chồng ......................................... 52 3.2.2. Giải pháp về nguyên tắc giải quyết tài sản theo thỏa thuận ....... 52 3.2.3. Giải pháp về phân chia tài sản bằng hiện vật và giá trị .............. 53 3.2.4. Giải pháp về yếu tố lỗi .................................................................... 54 3.3. Phƣơng hƣớng, giải pháp về xác định tài sản của vợ, chồng ............. 54 3.3.1. Phƣơng hƣớng, giải pháp về xác định tài sản chung, tài sản riêng ..................................................................................................................... 54 3.3.2. Phƣơng hƣớng, giải pháp về xác định tài sản chung, tài sản riêng là bất động sản ........................................................................................... 56 3.3.3. Phƣơng hƣớng, giải pháp về mức công sức đóng góp của vợ, chồng ........................................................................................................... 57 3.3.4. Phƣơng hƣớng, giải pháp về ngƣời thứ ba ................................... 58 3.4. Việc phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật .............. 59 Tiểu kết ................................................................................................... 60 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 62
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Người nam và người nữ trên cơ sở tình cảm, yêu thương lẫn nhau tạo nên gia đình sau khi phát sinh sự kiện đăng ký kết hôn. Sau khi kết hôn, ngoài tình yêu, họ còn có nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau trong cuộc sống. Cuộc sống có hạnh phúc, có vui vẻ thì theo đó những người thân khác trong gia đình cũng hạnh phúc và vui vẻ theo. Trong hôn nhân, người vợ và người chồng đều có nghĩa vụ tạo lập nên tài sản chung, tài sản này được sử dụng trong cuộc sống, phục vụ các nhu cầu thiết yếu của gia đình, chăm lo đời sống vợ chồng, con cái và phục vụ những nhu cầu khác khi vợ, chồng có nhu cầu. Khi người vợ và người chồng có mâu thuẫn hay xung đột xảy ra trong thời kỳ hôn nhân mà không đạt được tiếng nói chung, không thống nhất được ý kiến thì lúc này, ly hôn có thể xảy ra. Ly hôn xảy ra khi mà quan hệ hôn nhân trên mặt pháp lý và trên mặt tình nghĩa giữa vợ và chồng không còn đồng thuận, thống nhất, khi mà mục đích của hôn nhân không đạt được. Trong quá trình ly hôn giữa vợ và chồng thường xảy ra các tranh chấp khác nhau, trong đó điển hình là tranh chấp về tài sản trong hôn nhân mà hai bên đã tạo ra trong thời kỳ hôn nhân trước đó. Để ly hôn và chia tài sản khi ly hôn là một quá trình dài. Có những người vợ, chồng có thể thỏa thuận được với nhau về phân chia tài sản chung, thì lúc này, hai bên chỉ yêu cầu tòa án công nhân việc thuận tình ly hôn mà không cần đề cập đến vấn đề giải quyết tài sản chung. Nếu trong trường hợp mà mâu thuẫn gay gắt, không thể có tiếng nói chung, không thể thỏa thuận được thì hai bên có thể yêu cầu tòa án giải quyết tài sản chung kết hợp với việc ly hôn. Lúc này, tòa án sẽ là bên thứ ba tiến hành hòa giải, nếu không hòa giải được sẽ thụ lý và giải quyết ly hôn và chia tài sản khi ly hôn của hai bên. 1
  10. Việc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn sẽ được tòa án giải quyết dựa trên các quy định của pháp luật, trong đó chủ yếu căn cứ theo các nguyên tắc được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các luật khác. Trong đề tài này, tác giả chọn vấn đề liên quan đến việc giải quyết tài sản khi vợ, chồng ly hôn để làm sáng tỏ được về vấn đề lý luận việc phân chia và thực tế xảy ra tranh chấp và giải quyết tài sản theo nguyên tắc sẽ diễn ra như thế nào. Và trong thực tiễn áp dụng, những vướng mắc, bất cập sẽ được nêu và sẽ đề ra được phương hướng giải quyết các vấn đề đó. 2. Tình hình nghiên cứu Từ vai trò quan trọng của gia đình mà có các học giả, nhà nghiên cứu về vấn đề này dưới nhiều khía cạnh khác nhau, khi quan hệ hôn nhân kết thúc thì chia tài sản khi ly hôn cũng là vấn đề đáng quan tâm. Trong đó có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề hôn nhân cũng như ly hôn. Có thể chia các công trình nghiên cứu về vấn đề này thành ba nhóm như sau: Trong các sách chuyên khảo như: “Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam” của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Hồng Đức; “Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt nam” của tác giả nguyễn Văn Cừ, Nhà xuất bản Tư pháp năm 2008; “Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Điện, Nhà xuất bản trẻ năm 2004; “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật hôn nhân và gia đình năm 2000” của tác giả Nguyễn Văn Cừ - Ngô Thị Hường, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội năm 2002,… Trong các cuốn sách trên, vấn đề về giải quyết tài sản trong quá trình ly hôn được phân tích chung chung, có tính tổng quát và thuộc một nội dung nhỏ trong hôn nhân và gia đình, chưa được phân tích cụ thể, chuyên sâu. Trong các bài báo, tạp chí: “Pháp luật về chia tài sản chung của vợ, chồng khi ly hôn – một số bất cập và giải pháp hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Tùng 2
  11. năm 2022, được đăng tại tạp chí tòa án; “Nguyên tắc giải quyết tài sản vợ, chồng trong các vụ án ly hôn” của tác giả Hà Thị Khuyên năm 2022; “Xác định, phân chia tài sản khi ly hôn: Một số bất cập và kiến nghị” của tác giả Lê Hồng Hiển năm 2020 được đăng tại tạp chí luật sư; “Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn” của tác giả Nguyễn Xuân Bình và Lê Vân Anh năm 2019 được đăng tại tạp chí tòa án. Ở các văn bản trên các bài báo, tạp chí đều có quy định và phân tích về các quy định về giải quyết tài sản khi ly hôn của vợ chồng trên phạm vi cả nước, đều đưa ra được những hạn chế và có thể có một số kiến nghị để giải quyết. Tuy nhiên những bài báo này đều phân tích và nêu ra những hạn chế về tài sản khi ly hôn của vợ, chồng nhưng chưa đề cập về được những hạn chế hay kiến nghị về phía tòa án. Trong các luận văn, luận án: “Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn” của tác giả Đinh Thị Minh Mẫn, luận văn thạc sĩ luật học của trường Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014; “Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Ngọc Long, luận văn thạc sĩ luật học của Học viện Khoa học Xã hội năm 2017; “Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Lan, luận văn thạc sĩ năm 2017;…Trong các công trình nghiên cứu các tác giả cũng nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau về hôn nhân cũng như giải quyết tài sản khi ly hôn của vợ chồng theo quy định của pháp luật. Các công trình nghiên cứu này chưa đi sâu vào nghiên cứu về nguyên tắc giải quyết tài sản khi ly hôn. Trong tình hình nghiên cứu của các tác giả, nhà nghiên cứu được đề cập ở trên đều có những lý luận, nguyên tắc về giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn, tác giả khóa luận đồng tình theo những quan điểm được đề cập đến tại các công trình nghiên cứu này. Đồng thời tác giả khóa luận có nghiên cứu về khía cạnh nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn, thực tiễn và giải 3
  12. pháp trên địa bàn Thành phố Hà Nội và phân tích cụ thể về phía các đương sự và phía tòa án khi giải quyết tài sản khi ly hôn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu và làm rõ được các vấn đề lý luận và cơ sở pháp lý về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Thực tiễn áp dụng các nguyên tắc giải quyết tài sản để từ đó phát hiện những vấn đề còn tồn tại, hạn chế về phía các đương sự và phía công tác thụ lý và xét xử của các tòa án. Từ những tồn tại, hạn chế đã đưa ra, khóa luận đề xuất những phương hướng, giải pháp khắc phục nhằm đảm bảo được quyền lợi, nghĩa vụ của các đương sự trong giải quyết tài sản khi ly hôn của vợ, chồng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp là: Phân tích và khái quát được các vấn đề về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Khái quát được thực tiễn áp dụng các nguyên tắc và đưa ra được những hạn chế, bất cập khi áp dụng nguyên tắc này vào việc xét xử của tòa án. Đề xuất được những phương hướng và giải pháp khắc phục đối với việc áp dụng các nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu sử dụng chủ yếu là các quy định và nguyên tắc của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản khác có liên quan về giải quyết tài sản khi ly hôn của vợ chồng. Các vụ án về giải quyết tài sản khi ly hôn thuộc thẩm quyền của tòa án cấp 4
  13. huyện, tòa án cấp tỉnh tại Thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Thời gian: Khóa luận nghiên cứu các đối tượng từ năm 2018 đến năm 2024. Không gian: Khóa luận ngiên cứu các bản án thuộc thẩm quyền tòa án cấp huyện và tòa án cấp tỉnh thuộc Thành phố Hà Nội. Nội dung: Khóa luận nghiên cứu và khái quát về những vấn đề nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn, từ những điều đã phân tích được đưa ra những vấn đề còn tồn tại và phương hướng, giải pháp khắc phục. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Về phương pháp luận, khóa luận sử dụng chủ yếu là tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, đường lối của Đảng và Nhà nước trong pháp luật. Trên các cơ sở lý luận đổi mới này để đảm bảo được các quyền, các lợi ích hợp pháp của nhân dân mà Đảng và Nhà nước quan tâm. Từ đó đạt được sự ổn định, sử dụng những quy định, đường lối mới để củng cố và phát triển xã hội một cách tiên tiến, ổn định. Về phương pháp nghiên cứu trong khóa luận, sử dụng phương pháp mô tả, phân tích, tổng hợp, thống kê, hệ thống để làm sáng tỏ được những mục đích nghiên cứu của đề tài. Tổng hợp, phân tích các quy định của pháp luật và các văn bản liên quan về các vấn đề hôn nhân, ly hôn, tài sản trong hôn nhân, giải quyết tài sản khi ly hôn. Dùng phương pháp phân tích, bình luận, tổng hợp để nghiên cứu về thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật, đồng thời đề ra được phương hướng, giải pháp giải quyết vấn đề. 6. Kết cấu của khóa luận Khóa luận ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1. Một số vấn đề cơ bản về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ 5
  14. chồng khi ly hôn tại Thành phố Hà Nội. Chương 2. Thực tiễn áp dụng các nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Thành phố Hà Nội. Chương 3: Phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả đảm bảo nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Thành phố Hà Nội. 6
  15. CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1. Khái niệm nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn Về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn được quy định tại các Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và được hướng dẫn thi hành tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016 của Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Tư pháp về hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Trong các văn bản pháp luật trên không có quy định về khái niệm nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn, trong quá trình tìm hiểu và phân tích các quy định pháp luật về nguyên tắc này, tác giả đưa ra khái niệm về nguyên tắc: “Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn là hệ thống các nguyên tắc quy định đòi hỏi việc phải tuân thủ theo đúng trình tự trong việc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Khi áp dụng các nguyên tắc cần phải thực hiện theo đúng các trình tự và cần tuân thủ theo các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các nguyên tắc này”. 1.2. Nội dung nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn Một là, giải quyết theo chế độ tài sản của vợ chồng. Khi giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì bao giờ tài sản cũng được giải quyết theo thỏa thuận của vợ chồng trước, sau đó mới giải quyết tài sản theo luật định. Điều này được quy định tại khản 1 của Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và khản 1 của Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016, hai quy định này thể hiện việc tôn trọng quyền lựa chọn của các đương sự trong vấn đề giải quyết tài sản khi ly hôn. Khi mà văn bản thỏa thuận của vợ chồng có quy định về việc chia tài sản chung mà thỏa thuận này hợp pháp thì đương nhiên, việc giải quyết tài sản sẽ được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng. 7
  16. Nếu trong trường hợp văn bản thỏa thuận không nêu đầy đủ, nêu không rõ thì tài sản được giải quyết theo thỏa thuận đã quy định trước đó, còn về phần tài sản không được thỏa thuận thì sẽ được giải quyết theo luật định. Trong trường hợp mà vợ chồng không có văn bản thỏa thuận hoặc có văn bản thỏa thuận mà văn bản này bị tòa án tuyên bố vô hiệu thì giải quyết tài sản sẽ không được giải quyết theo thỏa thuận nữa mà sẽ được giải quyết theo luận định. Hai là, chia tài sản bằng hiện vật. Khi mà việc giải quyết tài sản theo thỏa thuận không thành thì việc giải quyết tài sản sẽ được thực hiện theo luật định. Về nguyên tắc việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn sẽ được chia đôi và được chia bằng hiện vật. Trong quá trình xét xử, tòa án sẽ tiến hành chia tài sản chung bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì sẽ chia theo giá trị của tài sản. Trước khi tiến hành chia tài sản tòa án sẽ thẩm định, đánh giá giá trị của tài sản bằng hiện vật theo giá trị của thị trường tại thời điểm giải quyết tài sản để xác định tổng giá trị tài sản cần giải quyết và sự chêch lệch giữa giá trị tài sản bằng hiện vật so với giá trị tài sản khác. Khi một bên nhận được hiện vật có giá trị lớn hơn phần giá trị tài sản còn lại thì sẽ tiến hành việc thanh toán giá trị chêch lệch cho bên còn lại nhằm đảm bảo tính công bằng khi giải quyết tài sản. Ba là, không chia tài sản riêng. Đối với tài sản riêng của vợ chồng khi tiến hành giải quyết tài sản khi ly hôn thì phần tài sản riêng này thuộc quyền sở hữu của ai vẫn sẽ thuộc quyền sở hữu của người đó mà không tiến hành chia. Trong trường hợp mà tài sản riêng được nhập vào tài sản chung theo thỏa thuận của vợ chồng thì khi giải quyết tài sản, tài sản riêng này đã là tài sản chung, tòa án tiến hành việc giải quyết tài sản theo quy định. Nếu trong trường hợp tài sản riêng bị trộn lẫn với tài sản chung mà không có thỏa thuận về việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung thì khi giải quyết tài sản mà vợ chồng có yêu cầu tách tài sản riêng và tài sản chung ra thì sẽ được giải quyết phần tài sản riêng đã trọn lẫn với tài 8
  17. sản chung. Nếu vợ chồng có thỏa thuận vẫn giữ nguyên tài sản và coi tài sản riêng trộn lẫn đó là tài sản chung thì tòa án chia tài sản chung theo quy định mà không tách tài sản riêng với tài sản chung. Bốn là, bảo vệ quyền và lợi ích hợp phá của các đối tượng khác. Khi tiến hành giải quyết tài sản của vợ chồng, tòa án cần xem xét về việc bảo vệ quyền và lợi ích của các đối tượng khác có liên quan đến vụ án, ở đây là đối tượng con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc những người phụ thuộc khác mà không có khả năng tạo ra thu nhập. Trong thời kỳ hôn nhân, đương nhiên việc chăm sóc và đảm bảo đời sống của những đối tượng này thuộc nghĩa vụ của vợ, chồng. Hai người sẽ cùng chăm sóc, bảo đảm đời sống cho những đối tượng này, tuy nhiên, khi ly hôn, tòa sẽ tiến hành việc giải quyết con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự cho vợ hoặc chồng là người trực tiến nuôi dưỡng. Khi tiến hành việc giải quyết tài sản, tòa án cần căn cứ theo việc vợ hoặc chồng là người nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên trực tiếp mà chia tài sản là bất động sản (nếu có) cho người đó để đảm bảo điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự. Nếu không có tài sản là bất động sản thì tòa án cần giải quyết tài sản khác sao cho đảm bảo được nhu cầu cơ bản về chăm sóc và nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, đồng thời bên vợ hoặc không không trực tiếp nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự cần thực hiện việc cấp dưỡng để bảo đảm điều kiện cơ bản về nuôi dưỡng. 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn Trong quá trình giải quyết tài sản khi ly hôn, tòa án sẽ cần cân nhắc đến các yếu tố khác để đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích của mỗi bên. Trong đó có các yếu tố về hoàn cảnh gia đình, công sức đóng góp, lợi ích chính đáng và lỗi 9
  18. của mỗi bên khi giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn. 1.3.1. Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng. Về hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng là tình trạng về điều kiện kinh tế, năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, sức khỏe, khả năng lao động của mỗi bên và các thành viên khác trong gia đình mà vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ về nhân thân và về tài sản. Vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân có sức khỏe, khả năng lao động, khả năng kinh tế khác nhau. Sau khi ly hôn, cuộc sống của họ có sự thay đổi nhất định. Vợ và chồng có khả năng tạo ra thu nhập để phục vụ nhu cầu cơ bản của đời sống không? Vợ, chồng có sức khỏe đảm bảo duy trì, ổn định được cuộc sống sau khi ly hôn không? Khả năng kinh tế sau khi ly hôn có đáp ứng được nhu cầu cuộc sống không? Năng lực pháp luật và năng lực hành vi có bị ảnh hưởng sau khi ly hôn không? Những yếu tố này đều gây ảnh hưởng tới quyết định của tòa án. Khi giải quyết tài sản tòa án cần cân nhắc được đúng, đầy đủ và phù hợp với với hoàn cảnh của mỗi bên để tiến hành phân chia tài sản theo tỷ lệ hợp lý. Bên có hoàn cảnh khó khăn hơn sẽ được chia phần tài sản lớn hơn bên còn lại, để đảm bảo cuộc sống sau khi ly hôn của họ được ổn định. 1.3.2. Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Về công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung là sự đóng góp về công sức lao động, mức thu nhập của vợ và chồng. Trong mỗi quan hệ hôn nhân thì mức độ, tỷ lệ đóng góp của vợ, chồng vào tài sản chung là khác nhau. Điều này phụ thuộc chủ yếu vào sức khỏe, khả năng, năng lực, trình độ của vợ, chồng. Đối với đóng góp về mức thu nhập được thể hiện bằng hình thức tiền thì việc xác định mức độ đóng góp vào tài sản chung là rất dễ, từ bảng lương, khoản tiền khác mà tòa án có thể căn cứ vào đó 10
  19. để xác định được công sức đóng góp là nhiều hay ít. Đối với đóng góp là công sức được thể hiện bằng việc chăm lo nhà của, con cái, chăm lo cho đời sống của gia đình thì việc tòa án xác định mức đóng góp vào tài sản chung sẽ gặp khó khăn nhất định. Khi xét xử, tòa án cần xác định rõ ràng, chính xác về mức độ của công sức đóng góp trong thời kỳ hôn nhân của vợ và chồng vào tài sản chung, để từ đó xác định được việc chia tài sản chung như thế nào cho phù hợp. Tất nhiên người nào có mức độ đóng góp nhiều nhất sẽ được chia tài sản chung nhiều hơn để đảm bảo được quyền lợi của mỗi bên khi giải quyết tài sản. 1.3.3. Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập. Về việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp là việc sau khi ly hôn và đã tiến hành việc chia tài sản chung thì cần đảm bảo vấn đề về hoạt động nghề nghiệp của vợ, chồng vẫn được diễn ra, vẫn được tiếp tục hành nghề; về hoạt động kinh doanh thì vợ, chồng vẫn được kinh doanh, vẫn được hoạt động đảm bảo mức thu nhập phục vụ nhu cầu cuộc sống và việc đảm bảo thanh toán phần giá trị tài sản chênh lệch của vợ, chồng (nếu có). Khi tiến hành việc giải quyết tài sản khi ly hôn, tòa án cần đảm bảo bảo vệ được lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp, không gây ảnh hưởng tới điều kiện sống tối thiểu của vợ chồng, con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự sau khi ly hôn. 1.3.4. Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. Về lỗi của vợ, chồng khi ly hôn là khi người vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình, ngoại tình, phá hoại tài sản, không đóng góp công sức vào tài sản chung. Khi vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân mà có một trong các yếu tố lỗi này thì khi ly hôn, tòa án sẽ căn cứ vào yếu tố lỗi để tiến hành việc giải quyết tài sản, đảm bảo cho bên không vi phạm lỗi nhận được phần tài sản nhiều hơn, đảm bảo 11
  20. cho quyền và lợi ích của bên không vi phạm, con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, trong quy định của điểm g, khoản 1 Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 có quy định việc phá hoại tài sản chung hay riêng thuộc hành vi bạo lực gia đình, điều này gây mâu thuẫn khi điểm d khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016 quy định hành vi phá hoại tài sản là hành vi không thuộc hành vi bạo lực gia đình, tức là hai hành vi này là hành vi riêng biệt nhằm xác định yếu tố lỗi của mỗi bên khi giải quyết tài sản đồng thời với sự kiện ly hôn. Khi xét xử, tòa án cần cân nhắc kỹ lưỡng, xác định chính xác đối với yếu tố lỗi để đảm bảo được quyền và lợi ích của mõi bên không bị xâm phạm, đảm bảo tính công lý, công bằng, bình đẳng của pháp luật. Giải quyết tài sản khi có sự tham gia của người thứ ba. Trong thời kỳ hôn nhân mà tài sản của vợ, chồng có sự tham gia của người thứ ba trong việc thực hiện vay nợ, sự tham gia góp vốn tài sản của người thứ ba. Người thứ ba có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan này được bảo vệ bởi Bộ Luật dân sự năm 2015, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản pháp luật khác. Khi tiến hành ly hôn, vợ chồng có nghĩa vụ thông báo có người thứ ba biết về sự kiện ly hôn và chia tài sản để người thứ ba có thể bảo vệ được quyền lợi của mình. Về phía người thứ ba có thể lựa chọn việc yêu cầu tòa án giải quyết vấn đề tài sản của họ đồng thời với việc giải quyết tài sản của vợ chồng hoặc có thể yêu cầu giải quyết tài sản trong một vụ án khác để có thể đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của người thứ ba. Về phía tòa án, khi tiến hành việc xét xử cần cân nhắc và xác định có người thứ ba liên quan đến tài sản chung của vợ chồng cần giải quyết không đồng thời xem xét đưa người thứ ba tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên việc này chỉ là xem xét do cần cân nhắc đến nhu cầu của người thứ ba như đã phân tích ở trên. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2