Đề tài:" THỰC CHẤT CỦA CUỘC CÁCH MẠNG TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC DO C.MÁC THỰC HIỆN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN Ở THỜI ĐẠI NGÀY NAY "
lượt xem 79
download
Thực chất của cuộc cách mạng trong lịch sử triết học do C.Mác thực hiện là ở chỗ, khắc phục sự tách rời giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng để tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng; sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử; đưa triết học trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới; thiết lập mối liên minh giữa triết học và các khoa học cụ thể....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài:" THỰC CHẤT CỦA CUỘC CÁCH MẠNG TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC DO C.MÁC THỰC HIỆN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN Ở THỜI ĐẠI NGÀY NAY "
- Nghiên cứu triết học Đề tài:" THỰC CHẤT CỦA CUỘC CÁCH MẠNG TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC DO C.MÁC THỰC HIỆN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN Ở THỜI ĐẠI NGÀY NAY "
- THỰC CHẤT CỦA CUỘC CÁCH MẠNG TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC DO C.MÁC THỰC HIỆN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN Ở THỜI ĐẠI NGÀY NAY TRẦN VĂN PHÒNG (*) Thực chất của cuộc cách mạng trong lịch sử triết học do C.Mác thực hiện là ở chỗ, khắc phục sự tách rời giữa thế giới quan duy vật v à phương pháp biện chứng để tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng; sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử; đưa triết học trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới; thiết lập mối liên minh giữa triết học và các khoa học cụ thể. Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng đó vẫn giữ nguyên ý nghĩa to lớn của nó trong việc phát triển triết học Mác - Lênin, bởi nó là một hệ thống mở, gắn bó hữu cơ với thực tiễn cách mạng của quần chúng nhân dân, với các khoa học cụ thể. 1. Sự ra đời của triết học Mác vào những năm 40 của thế kỷ XIX đã được thừa nhận là một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học. Cuộc cách mạng này đã đưa triết học nhân loại từ thời kỳ chủ yếu là “giải thích thế giới” sang thời kỳ không chỉ “giải thích thế giới”, mà còn “cải tạo thế giới”. Rõ ràng là, với sự ra đời của triết học Mác, lịch sử triết học của nhân loại đ ã chuyển sang một thời kỳ mới về chất. Thực chất của cuộc cách mạng này được thể hiện ở những điểm cơ bản sau: Thứ nhất, khắc phục sự tách rời giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng trong lịch sử triết học trước đó, C.Mác đã tạo nên sự thống nhất hữu cơ không thể tách rời giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng - đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng.
- Trước khi triết học Mác ra đời, trong suốt chiều dài lịch sử triết học, chủ nghĩa duy vật thường tách khỏi phương pháp biện chứng. Trong triết học Hy Lạp cổ đại, có thể nói, đã có sự thống nhất nhất định giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng ở một số nhà triết học duy vật. Sự thống nhất này được thể hiện rõ nhất trong triết học của Hêraclít. Tuy nhiên, sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng trong triết học của Hêraclít còn ở trình độ thấp. Hơn nữa, cả chủ nghĩa duy vật lẫn phương pháp biện chứng của Hêraclít đều còn ở trình độ thô sơ, chất phác, đúng như Ph.Ăngghen đã đánh giá: "Cái thế giới quan ban đầu, ngây thơ, nhưng xét về thực chất thì đúng đó là thế giới quan của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và lần đầu tiên đã được Hêraclít trình bày một cách rõ ràng: mọi vật đều tồn tại và đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đang trôi đi, mọi vật đều không ngừng thay đổi, mọi vật đều không ngừng phát sinh và tiêu vong"(1). Ở thời kỳ Phục hưng và Cận đại, chủ nghĩa duy vật đã có bước phát triển về chất so với chủ nghĩa duy vật thời Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên, chủ nghĩa duy vật thời kỳ này, về cơ bản, vẫn là chủ nghĩa duy vật siêu hình. Nghĩa là chủ nghĩa duy vật vẫn tách rời phương pháp biện chứng. Các nhà triết học cổ điển Đức, nhất là Hêghen, đã đối lập phương pháp biện chứng với phương pháp siêu hình, tạo ra một giai đoạn phát triển về chất trong phương pháp nhận thức. Tuy nhiên, phương pháp biện chứng của Hêghen lại dựa trên nền thế giới quan duy tâm. Nói khác đi, phương pháp biện chứng của Hêghen không gắn kết hữu cơ với chủ nghĩa duy vật, mà gắn kết hữu cơ với chủ nghĩa duy tâm. Cho nên, phương pháp biện chứng đó không thực sự trở thành khoa học, mặc dù nó có đóng góp nhất định cho sự phát triển tư duy nhân loại. Đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật trước Mác là chủ nghĩa duy vật nhân bản của L.Phoiơbắc. Nhưng, chủ nghĩa duy vật nhân bản của L.Phoiơbắc lại là chủ nghĩa duy vật siêu hình, nghĩa là nó vẫn
- tách khỏi phương pháp biện chứng. Trong triết học của C.Mác, chủ nghĩa duy vật gắn kết, thống nhất hữu c ơ với phương pháp biện chứng. Chủ nghĩa duy vật được C.Mác làm giàu bằng phương pháp biện chứng, còn phương pháp biện chứng được ông đặt trên nền chủ nghĩa duy vật. Đồng thời, cả chủ nghĩa duy vật lẫn ph ương pháp biện chứng đều được C.Mác phát triển lên một trình độ mới về chất. Do vậy, sự thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng trong triết học Mác hơn hẳn về chất so với sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại. Vì vậy, đây chính là bước phát triển cách mạng trong triết học do C.Mác thực hiện. Thứ hai, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử là biểu hiện vĩ đại nhất của cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác thực hiện. Chủ nghĩa duy vật trước C.Mác đã đóng một vai trò to lớn đối với sự phát triển của xã hội, của khoa học và triết học. Tuy nhiên, đó là chủ nghĩa duy vật không triệt để. Nghĩa là nó chỉ duy vật trong giải thích thế giới tự nhiên, nhưng còn duy tâm trong giải thích xã hội, lịch sử, tinh thần. Do vậy, chủ nghĩa duy vật trước C.Mác đã không đánh đổ được chủ nghĩa duy tâm một cách hoàn toàn. Chủ nghĩa duy tâm vẫn còn nơi ẩn trú của nó là lĩnh vực xã hội, lịch sử, tinh thần. Chủ nghĩa duy vật của C.Mác đã giải thích một cách duy vật, khoa học không chỉ thế giới tự nhiên, mà cả lĩnh vực xã hội, lịch sử, tinh thần. Do vậy, chủ nghĩa duy vật của C.Mác l à chủ nghĩa duy vật triệt để nhất, hoàn bị nhất. Không phải ngẫu nhiên mà V.I.Lênin đã khẳng định: “Triết học của Mác là một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị”(2). Rằng, “chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học. Một lý luận khoa học hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ đã thay cho sự lộn xộn và sự tùy tiện, vẫn ngự trị từ trước đến nay trong các quan niệm về lịch sử và chính trị”(3). Như vậy, với quan
- niệm duy vật về lịch sử, C.Mác đã kết thúc thời kỳ nghiên cứu xã hội, lịch sử một cách tùy tiện, lộn xộn, mở ra một thời kỳ mới trong nghiên cứu xã hội, lịch sử bằng việc chỉ ra quy luật hình thành, vận động và phát triển của xã hội, của lịch sử. Ph.Ăngghen đã so sánh phát minh này của C.Mác như phát minh của Đácuyn trong khoa học tự nhiên: “Giống như Đácuyn đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ, Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người”(4). Chủ nghĩa duy vật lịch sử của C.Mác “chỉ cho ta thấy rằng, do chỗ lực lượng sản xuất lớn lên, thì từ một hình thức tổ chức xã hội này, nảy ra và phát triển lên như thế nào một hình thức tổ chức đời sống xã hội khác, cao hơn; chẳng hạn, chủ nghĩa tư bản đã nảy sinh ra như thế nào từ chế độ phong kiến”(5). Về bản chất, chủ nghĩa duy vật lịch sử của C.Mác - quan niệm duy vật về lịch sử - cũng là chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhưng thể hiện được tính đặc thù của lĩnh vực lịch sử – lĩnh vực hoạt động của con người. Chính chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng đã trở thành cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho C.Mác nghiên cứu kinh tế, phát hiện ra học thuyết giá trị thặng dư, hiểu được sự phát sinh, phát triển, diệt vong tất yếu của hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa. Do vậy, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử là biểu hiện vĩ đại nhất của cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác thực hiện. Thứ ba, với sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, C.Mác đã khắc phục được sự đối lập giữa triết học với hoạt động thực tiễn của con người. Trên cơ sở đó, triết học của ông đã trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của nhân loại tiến bộ. Trước khi triết học Mác ra đời, các nhà triết học thường tập trung chủ yếu vào giải thích thế giới, mà ít chú ý tới cải tạo thế giới. Đúng như C.Mác đã từng nhận định: “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới”(6). Cũng đã có một số nhà triết học muốn cải tạo thế giới nhưng lại bằng con đường không tưởng -
- dựa vào các lực lượng siêu nhiên, bằng “khai sáng”, mở mang dân trí, bằng con đường giáo dục đạo đức,v.v.. Có thể nói, không một nhà triết học nào trước C.Mác hiểu được thực tiễn và vai trò của nó đối với cải tạo thế giới. Các nhà triết học Khai sáng Pháp muốn thay thế các quan hệ xã hội phong kiến lạc hậu, lỗi thời bằng các quan hệ xã hội tiến bộ hơn cũng không hiểu được rằng, phải thông qua hoạt động thực tiễn của đông đảo quần chúng mới thực hiện được điều này. Ngay cả L.Phoiơbắc - đại biểu lớn nhất của chủ nghĩa duy vật trước C.Mác - “cũng chỉ coi hoạt động lý luận là hoạt động đích thực của con người, còn thực tiễn thì chỉ được ông xem xét và xác định trong hình thức biểu hiện Do Thái bẩn thỉu của nó mà thôi”(7). Không phải ngẫu nhiên mà sau này, C.Mác đã nhận định: “Khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước đến nay – kể cả chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc – là sự vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ không được nhận thức là hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn”(8). Trung tâm chú ý của triết học Mác không chỉ l à giải thích thế giới, mà quan trọng hơn là cải tạo thế giới. Khác với các nhà triết học trước đó, C.Mác đã chỉ ra rằng, chỉ có thể cải tạo được thế giới thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Với việc đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận nhận thức nói riêng, vào triết học nói chung, C.Mác đã làm cho triết học của ông hơn hẳn về chất so với toàn bộ triết học trước đó. Trong triết học Mác, không có sự đối lập giữa triết học với hoạt động thực tiễn của con người, trước hết là hoạt động thực tiễn của giai cấp vô sản. Hoạt động thực tiễn của giai cấp vô sản được soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo, định hướng bởi chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngược lại, hoạt động thực tiễn của giai cấp vô sản lại là cơ sở, động lực cho sự phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Giữa triết học Mác với hoạt động thực tiễn của giai cấp vô sản có sự thống nhất hữu cơ với nhau.
- Đúng như C.Mác đã khẳng định: “Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình”(9). Do vậy, triết học Mác đã trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của giai cấp vô sản và của toàn thể nhân loại tiến bộ. Thứ tư, với việc sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, C.Mác đã khắc phục được sự đối lập giữa triết học với các khoa học cụ thể. Trước khi triết học Mác ra đời, triết học hoặc là hòa tan, ẩn giấu đằng sau các khoa học khác, hoặc đối lập với chúng. Chẳng hạn, ở phương Đông cổ đại, triết học thường ẩn giấu đằng sau các học thuyết về chính trị, tôn giáo, đạo đức,v.v.. Ở Hy Lạp cổ đại, triết học được coi là “khoa học của các khoa học”. Trong thời kỳ Trung cổ, triết học được coi là “bộ môn” của thần học, có nhiệm vụ chứng minh sự tồn tại của Thượng đế. Ở thời kỳ Cận đại, triết học được coi là mêthaphisica với nghĩa là nền tảng thế giới quan của con người, như quan niệm của R.Đêcáctơ; hoặc triết học được coi là tổng thể tri thức của con người trong quan niệm của Ph.Bêcơn, v.v.. Trong triết học cổ điển Đức, triết học lại được coi là “khoa học của các khoa học”. Quan hệ giữa triết học Mác với các khoa học cụ thể là quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Các khoa học cụ thể cung cấp cho triết học Mác các tư liệu, dữ kiện, thông số khoa học để triết học Mác khái quát. Ngay sự ra đời của triết học Mác cũng không thể thiếu những tiền đề khoa học tự nhiên. Chính những thành tựu của khoa học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX đã làm bộc lộ những hạn chế, sự bất lực của phương pháp siêu hình trong nhận thức thế giới; đồng thời cung cấp cơ sở khoa học cho sự ra đời của phương pháp biện chứng. Trong quan hệ với các khoa học cụ thể, triết học Mác đóng vai trò thế giới quan, phương pháp luận chung nhất. Thực tiễn phát triển mạnh mẽ của các khoa học cụ thể càng làm tăng vai trò thế giới
- quan, phương pháp luận của triết học Mác. Đúng như một nhà khoa học tự nhiên ở thế kỷ XX đã nhận xét: “Các khái quát hóa triết học cần dựa trên các kết quả khoa học. Tuy nhiên, một khi đã xuất hiện và được truyền bá rộng rãi, chúng thường rất ảnh hưởng đến sự phát triển tiếp tục của tư tưởng khoa học, khi chúng chỉ ra một trong rất nhiều phương hướng phát triển có thể có”(10). Như vậy, sự ra đời của triết học Mác đã chấm dứt mâu thuẫn giữa triết học với các khoa học cụ thể. Cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác thực hiện có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng to lớn đối với thời đại. Chính cuộc cách mạng này đã làm cho chủ nghĩa xã hội không tưởng có cơ sở để trở thành khoa học. Cuộc cách mạng này cũng làm cho triết học thay đổi cả về vai trò, chức năng và nhiệm vụ. Triết học Mác đã trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của nhân loại tiến bộ. 2. Kể từ khi triết học Mác ra đời cho đến nay, thực tiễn đã có nhiều đổi thay, nhưng triết học Mác vẫn giữ nguyên ý nghĩa lý luận cũng như giá trị thực tiễn trong thời đại ngày nay. Có thể nói, cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác thực hiện vào những năm 40 của thế kỷ XIX vẫn giữ nguyên ý nghĩa to lớn trong việc phát triển triết học Mác - Lênin ở thời đại ngày nay. Điều này thể hiện ở chỗ: Một là, với tinh thần của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chúng ta phải thấy rằng, triết học Mác - Lênin là một hệ thống mở chứ không phải là hệ thống khép kín; nó đòi hỏi luôn phải được bổ sung, hoàn thiện, phát triển. Đối với phương pháp biện chứng duy vật, không có gì là bất biến. Bản thân C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin không bao giờ tự coi lý luận của các ông là “bất khả xâm phạm”, là khép kín, là chân lý tuyệt đích cuối cùng. Trái lại, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin luôn đòi hỏi những người cộng sản sau này phải biết vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của triết học Mác - Lênin sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn và phải biết bổ
- sung, hoàn thiện, phát triển chúng. Trên tinh thần ấy mà lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần quan điểm học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là “phải học tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin; học tập lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta”(11); “học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng một cách sán g tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta. Học để mà làm”(12). Đồng thời, Người cũng yêu cầu lý luận phải thường xuyên được “bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động”(13). Do vậy, chúng ta phải xuất phát từ điều kiện thực tiễn mới, trên cơ sở lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta để thường xuyên bổ sung, hoàn thiện, phát triển triết học Mác - Lênin. Tinh thần duy vật biện chứng đòi hỏi chúng ta phải xuất phát từ điều kiện thực tiễn khách quan để bổ sung, hoàn thiện, phát triển triết học Mác - Lênin, nhưng phải biết tổng kết thực tiễn một cách khách quan, biện chứng, có chắt lọc, có lý luận. Đồng thời, phải tránh siêu hình, rơi vào chủ nghĩa duy vật tầm thường, thô thiển, chỉ biết căn cứ từ thực tiễn vụn vặt, cục bộ để bổ sung, hoàn thiện, phát triển triết học Mác - Lênin. Không chỉ thế, còn phải luôn bảo đảm sự thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng, tránh mắc phải sai lầm của các nhà triết học trước Mác. Trên tinh thần duy vật biện chứng, để bổ sung, hoàn thiện, phát triển triết học Mác - Lênin có hiệu quả, cần tiếp tục tinh thần duy vật triệt để. Nghĩa là phải giải quyết tốt những vấn đề của xã hội, của lịch sử trên tinh thần duy vật và biện chứng. Hai là, sự ra đời của triết học Mác gắn bó chặt chẽ với thực tiễn phong trào công nhân những năm 30 - 40 của thế kỷ XIX. Bản thân triết học Mác cũng
- gắn bó hữu cơ với thực tiễn cách mạng của quần chúng nhân dân. Chính C.Mác, trong quá trình sáng tạo triết học, đã khắc phục sự đối lập giữa triết học với hoạt động thực tiễn của con người. Bởi vậy, bổ sung, hoàn thiện, phát triển triết học Mác - Lênin phải theo hướng gắn bó với thực tiễn, bảo đảm sự thống nhất giữa triết học với thực tiễn. Thực tiễn luôn vận động, biến đổi và phát triển, do vậy, nhận thức của con người cũng luôn cần được bổ sung, hoàn thiện và phát triển cho phù hợp với thực tiễn đó. Triết học Mác - Lênin cũng không nằm ngoài quy luật này. V.I. Lênin và Hồ Chí Minh là những tấm gương sáng về việc bổ sung, hoàn thiện và phát triển triết học Mác - Lênin trong những điều kiện mới của thực tiễn. Sự thống nhất giữa triết học Mác - Lênin với thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải tìm lời giải đáp cho những vấn đề của ngày hôm nay từ chính thực tiễn ngày hôm nay chứ không thể chỉ tìm trong lịch sử. Tuy nhiên, trong quá trình bổ sung, hoàn thiện và phát triển triết học Mác - Lênin cần tránh hai thái cực sai lầm: hoặc là không thấy được những đổi thay của thực tiễn, bảo thủ không muốn bổ sung, hoàn thiện và phát triển những nguyên lý của triết học Mác - Lênin; hoặc là quá nhấn mạnh, tuyệt đối hóa sự đổi thay của thực tiễn dẫn đến đòi xét lại triết học Mác - Lênin. Ba là, ngay từ khi mới ra đời, triết học Mác đã gắn bó hữu cơ với các khoa học cụ thể. Do vậy, ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, triết học Mác - Lênin không thể không được bổ sung, hoàn thiện, phát triển lý luận của mình. Ph.Ăngghen đã từng nhấn mạnh: “Mỗi lần có một phát minh mang ý nghĩa thời đại ngay cả trong lĩnh vực khoa học lịch sử - tự nhiên thì chủ nghĩa duy vật lại không tránh khỏi thay đổi hình thức của nó; và từ khi bản thân lịch sử cũng được giải thích theo quan điểm duy vật chủ nghĩa thì ở đây, cũng mở ra một con đường phát triển mới”(14). Rõ ràng, mỗi khi khoa học tự nhiên có những phát minh vạch thời đại thì chủ nghĩa duy vật không thể không thay đổi hình thức để phát
- triển. Cũng vì vậy, sự hợp tác giữa những người nghiên cứu triết học Mác - Lênin với các nhà khoa học tự nhiên trong điều kiện hiện nay là hết sức cần thiết. Nếu triết học Mác - Lênin không được bổ sung, hoàn thiện và phát triển trên cơ sở khái quát những thành tựu mới của các khoa học cụ thể thì sẽ trở nên lạc hậu, nghèo nàn, khô cứng, không thể đáp ứng được vai trò thế giới quan, phương pháp luận chung nhất cho các khoa học cụ thể, cũng như cho quần chúng nhân dân trong hoạt động cải tạo thế giới. Đ ương nhiên, nếu không đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phương pháp biện chứng duy vật thì trước những phát minh mới của khoa học, người ta dễ mất phương hướng, dễ mắc phải sai lầm trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn. Ph.Ăngghen đã từng phê phán một số nhà khoa học tự nhiên khi cho rằng, họ không cần tới tư duy lý luận. Theo Ph.Ăngghen, những nhà khoa học tự nhiên ấy, trên thực tế, lệ thuộc rất nhiều vào tư duy lý luận, nhưng thường lại là tư duy sai lầm được rút ra từ những học thuyết triết học “tồi tệ nhất”. Trong Biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăngghen viết: “Những nhà khoa học tự nhiên tưởng rằng họ thoát khỏi triết học bằng cách không để ý đến nó hoặc phỉ báng nó. Nhưng vì không có tư duy thì họ không thể tiến lên được một bước nào và muốn tư duy thì họ cần có những phạm trù lôgíc, mà những phạm trù ấy thì họ lấy một cách không phê phán, hoặc lấy trong cái ý thức chung, thông thường của những người gọi là có học thức, cái ý thức bị thống trị bởi những tàn tích của những hệ thống triết học đã lỗi thời, hoặc lấy trong những mảnh vụn của các giáo trình triết học bắt buộc trong các trường đại học (đó không chỉ là những quan điểm rời rạc, mà còn là một mớ hổ lốn những ý kiến của những người thuộc các trường phái hết sức khác nhau và thường là những trường phái tồi tệ nhất), hoặc lấy trong những tác phẩm triết học đủ các loại mà họ đọc một cách không có hệ thống và không phê phán - cho nên dù sao, rút cục lại, họ vẫn bị lệ thuộc vào triết học… Những ai phỉ báng triết
- học nhiều nhất lại chính là những kẻ nô lệ của những tàn tích thông tục hoá, tồi tệ nhất của những học thuyết triết học tồi tệ nhất”(15). Do vậy, Ph.Ăngghen cho rằng, “dù các nhà khoa học tự nhiên có làm gì đi nữa thì họ vẫn bị triết học chi phối. Vấn đề chỉ ở chỗ họ muốn bị chi phối bởi một thứ triết học tồi tệ hợp mốt, hay họ muốn được hướng dẫn bởi một hình thức tư duy lý luận dựa trên sự hiểu biết về lịch sử tư tưởng và những thành tựu của nó”(16). Và, không phải ngẫu nhiên mà trong Lời tựa viết cho ba lần xuất bản tác phẩm Chống Đuyrinh, Ph.Ăngghen đã viết: “Chỉ có khi nào khoa học tự nhiên tiếp thu được những kết quả của hai nghìn năm trăm năm phát triển của triết học thì nó mới có thể, một mặt, thoát khỏi mọi thứ triết học tự nhiên đứng tách riêng, đứng ngoài và đứng trên nó, và mặt khác, thoát khỏi cái phương pháp tư duy hạn chế của chính nó, do chủ nghĩa kinh nghiệm Anh để lại”(17). Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chỉ cần nắm được triết học Mác - Lênin thì con người sẽ giải quyết được mọi vấn đề cụ thể do thực tiễn đặt ra. Triết học Mác - Lênin không phải bảo bối chứa sẵn mọi cách giải quyết những vấn đề do cuộc sống cũng nh ư nhận thức đặt ra. Để tìm được lời giải đáp cho những vấn đề nảy sinh, bên cạnh những tri thức triết học Mác - Lênin, còn phải cần đến những tri thức của các khoa học cụ thể, kinh nghiệ m sống và hoạt động thực tiễn của mỗi người. Thiếu những điều đó, chúng ta không thể hiểu và vận dụng đúng những nguyên lý của triết học Mác - Lênin. Do vậy, trong việc bổ sung, hoàn thiện và phát triển triết học Mác - Lênin, cần phải chống cả hai thái cực sai lầm: hoặc coi thường triết học Mác - Lênin, tuyệt đối hóa các khoa học cụ thể; hoặc chỉ thấy có triết học Mác - Lênin, không thấy vai trò của các khoa học cụ thể. Đồng thời, cũng cần phải nhận thức đúng rằng, bản thân triết học Mác - Lênin cũng cần được đổi mới, bổ sung, hoàn thiện và phát triển. Như vậy, có thể khẳng định lại rằng, hơn một thế kỷ rưỡi đã trôi qua, kể từ
- khi cuộc cách mạng trong triết học được C.Mác thực hiện, ý nghĩa của cuộc cách mạng này vẫn giữ nguyên tính thời sự và tính thực tiễn cho việc phát triển triết học Mác - Lênin trong thời đại hiện nay.r (*) Phó giáo sư, tiến sĩ, Phó viện trưởng Viện Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. (1) C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.20. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 35. (2) V.I.Lênin. Toàn tập, t.23. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr.54.s (3) V.I.Lênin. Sđd., t.23, tr.53. (4) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.19, tr.499. (5) V.I.Lênin. Sđd., t.23, tr.53. (6) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.3, tr.12. (7) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.3, tr.9. (8) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.3, tr.9. (9) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.1, tr.589. (10) A.Anhxtanh và Inpheđơ. Sự tiến triển của vật lý học. Mátxcơva, 1965, tr.48, (tiếng Nga); Xem: Lê Hữu Nghĩa (chủ biên). Thời đại chúng ta và sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.90. (11) Hồ Chí Minh. Toàn tập, t.8. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.497. (12) Hồ Chí Minh. Sđd., t.9, tr.292. (13) Hồ Chí Minh. Sđd., t.8, tr.496.
- (14) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.21, tr.409. (15) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.20, tr.692 - 693. (16) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.20, tr. 693. (17) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.20, tr.28.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Phân tích thực chất của cuộc Cách Mạng trên lĩnh vực triết học do Mác - Ănghen thực hiện - Ý nghĩa của vấn đề đó
23 p | 470 | 159
-
Tiểu luận triết học - Phân tích thực chất của cuộc cách mạng trên lĩnh vực triết học do Mác - Ăngghe
18 p | 446 | 153
-
Đề tài “Phân tích thực chất của cuộc cách mạng trên lĩnh vực triết học do Mác - Ăngghen thực hiện – ý nghĩa của vấn đề đó”
17 p | 416 | 134
-
Tiểu luận triết học "Phân tích thực chất của cuộc cách mạng trên lĩnh vực triết học do Mác - Ăngghen thực hiện – ý nghĩa của vấn đề đó”
14 p | 349 | 111
-
Tiểu luận: Tăng trưởng kinh tế và vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống ở Việt Nam
136 p | 413 | 73
-
Đề tài triết học " TƯ TƯỞNG CỦA V.I. LÊNIN VỀ TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐÓ ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY "
11 p | 176 | 31
-
Tiểu luận Triết học Mác: Phân tích thực chất của cuộc cách mạng trên lĩnh vực triết học do Mác - Ăngghen thực hiện – ý nghĩa của vấn đề đó
18 p | 234 | 29
-
Tiểu luận: Phân tích thực chất của cuộc cách mạng trên lĩnh vực triết học do Mác - Ăngghen thực hiện – ý nghĩa của vấn đề đó
18 p | 244 | 28
-
Tiểu luận Triết học số 24 - Phân tích thực chất của cuộc cách mạng trên lĩnh vực triết học do Mác - Ăngghen thực hiện – ý nghĩa của vấn đề đó
19 p | 147 | 21
-
Luận án Tiến sĩ y học: Chất lượng cuộc sống của nạn nhân, người nhà nạn nhân chất độc da cam dioxin và hiệu quả giải pháp can thiệp
244 p | 83 | 14
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu chất lượng cuộc sống người cao tuổi và thử nghiệm giải pháp can thiệp ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương
14 p | 43 | 9
-
Tiểu luận Triết học số 32 - Phân tích thực chất của cuộc cách mạng trên lĩnh vực triết học do Mác - Ăngghen thực hiện – ý nghĩa của vấn đề đó
19 p | 114 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống nơi làm việc đến sự gắn kết nhân viên tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM
108 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tăng trưởng GDP và vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống ở Việt Nam
117 p | 33 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Ninh giai đoạn (2006 - 2016)
108 p | 27 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Dược học: Thực trạng chất lượng cuộc sống của thai phụ và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2022
71 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống nơi làm việc đến kết quả làm việc cá nhân tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
133 p | 22 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn