Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Ninh giai đoạn (2006 - 2016)
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về CLCS dân cư ở trong nước và trên thế giới, luận văn nhằm làm rõ nguyên nhân, thực trạng CLCS dân cư tỉnh Bắc Ninh. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao CLCS dân cư tỉnh Bắc Ninh đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Ninh giai đoạn (2006 - 2016)
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ QUÝ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2006 - 2016 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC THÁI NGUYÊN - 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ QUÝ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2006 - 2016 Ngành: Địa lí học Mã số: 8.31.05.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Dương Quỳnh Phương THÁI NGUYÊN - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì luận văn nào. Người viết luận văn Nguyễn Thị Quý i
- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Dương Quỳnh Phương đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và hoàn thiện đề tài. Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tác giả cũng trân trọng cảm ơn các cơ quan: Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh, Ủy ban Nhân dân các huyện đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Lời cuối cùng, tác giả được tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã bên cạnh động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu… Thái Nguyên, 04/2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Quý ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................................. i Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii Mục lục ........................................................................................................................ iii Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................... iv Danh mục các bảng ........................................................................................................ v Danh mục các hình ....................................................................................................... vi MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu..................................................................................................... 2 3. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn nghiên cứu .................................................................. 2 4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 5 5. Đóng góp chủ yếu của đề tài ...................................................................................... 7 6. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................... 7 NỘ DUNG ..................................................................................................................... 8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ ........................................................................................................... 8 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................... 8 1.1.1. Các quan niệm về chất lượng cuộc sống ............................................................. 8 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS ...................................................................... 9 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống dân cư ........................................... 11 1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................... 15 1.2.1. Chất lượng cuộc sống dân cư ở Việt Nam ......................................................... 15 1.2.2. Chất lượng cuộc sống dân cư vùng Đồng Bằng Sông Hồng ............................. 15 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 23 Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH BẮC NINH.................................................................................................................. 24 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Ninh ............. 24 2.1.1. Các nhân tố kinh tế - xã hội ............................................................................... 24 iii
- 2.1.2. Vị trí địa lý và lãnh thổ ...................................................................................... 35 2.1.3. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .................................................... 37 2.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Ninh ...................................... 40 2.2.1. Chỉ số phát triển con người ............................................................................... 40 2.2.2. Vấn đề môi trường ............................................................................................. 61 2.2.3. Vấn đề nhà ở ...................................................................................................... 63 2.2.4. Vấn đề sử dụng điện, nước sạch ........................................................................ 64 2.2.5. Mức độ hưởng thụ văn hóa ................................................................................ 66 2.2.6. Chỉ số HDI của tỉnh Bắc Ninh ........................................................................... 66 2.3. Đánh giá chung về chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Bắc Ninh ................... 67 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 69 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030 ........... 70 3.1. Định hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư của tỉnh Bắc Ninh ..... 70 3.1.1. Định hướng ........................................................................................................ 70 3.1.2. Mục tiêu ............................................................................................................. 71 3.2. Một số giải pháp nâng cao CLCS dân cư tỉnh Bắc Ninh ...................................... 75 3.2.1. Giải pháp về chính sách ..................................................................................... 75 3.2.2. Giải pháp về kinh tế ........................................................................................... 76 3.2.3. Giải pháp về y tế, giáo dục ................................................................................ 80 3.2.4. Về xã hội ............................................................................................................ 82 3.2.5. Nhóm giải pháp đảm bảo cuộc sống cho dân nhập cư ...................................... 82 3.2.6. Giải pháp về môi trường, an ninh và trật tự xã hội ............................................ 83 3.2.7. Giải pháp về cơ sở hạ tầng ................................................................................. 83 3.2.8. Một số giải pháp khác ........................................................................................ 85 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................ 87 KẾT LUẬN.................................................................................................................. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 90 PHỤ LỤC iv
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ 1. CLCS Chất lượng cuộc sống 2. CN - XD Công nghiệp xây dựng 3. CN - TT Công nghệ - Thông tin 4. DV Dịch vụ 5. ĐBSH Đồng Bằng Sông Hồng 6. GD - ĐT Giáo dục đào tạo 7. GDP Tổng sản phẩm quốc nội 8. GNI Thu nhập quốc dân 9. GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn 10. GTSX Giá trị sản xuất 11. GV Giáo viên 12. HDI Chỉ số phát triển con người 13. HDR Báo cáo phát triển con người của Liên Hiệp Quốc 14. HS Học sinh 15. KT - XH Kinh tế - xã hội 16. LHQ Liên Hiệp Quốc 17. NXB Nhà xuất bản 18. NGTK Niên giám Thống kê 19. PPP Sức mua tương đương 20. TCTK Tổng cục Thống kê 21. TDMNBB Trung du miền núi Bắc Bộ 22. TM Thương mại 23. TP Thành phố 24. THCS Trung học cơ sở 25. THPT Trung học phổ thông 26. UBND Ủy ban Nhân dân 27. UNDP VN Báo cáo phát triển con người Việt Nam 28. UNDP United Nations Development Programme (Chương trình phát triển LHQ) 29. VLHSS Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam 30. CNH - HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 31. N -L -TS Nông, lâm, thủy sản iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Số trường, lớp giáo viên và học sinh các bậc học ...................................... 16 Bảng 1.2. So sánh chỉ số HDI của Việt Nam với một số nước ở Châu Á ................... 20 Bảng 1.3. Thành tựu phát triển con người của các vùng ở Việt Nam 2015 ................ 21 Bảng 1.4. Thành tựu phát triển con người của các tỉnh ĐBSH năm 2015 .................. 22 Bảng 2.1. Giá trị sản xuất trên địa bàn theo giá so sánh năm 2010 phân theo khu vực kinh tế .................................................................................................. 25 Bảng 2.2. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo loại hình kinh tế ................................................................................................. 26 Bảng 2.3. Diện tích, dân số và mật độ dân số phân theo huyện, thị xã/ thành phố .... 27 Bảng 2.4. Dân số trung bình tăng nhanh ở một số khu vực hành chính giai đoạn 2006 - 2016 ................................................................................................. 27 Bảng 2.5. Dân số trung bình phân theo thành thị và nông thôn năm 2006 và 2016 của tỉnh Bắc Ninh ....................................................................................... 28 Bảng 2.6. Tỷ lệ gia tăng dân số của Bắc Ninh giai đoạn 2006 - 2016 ........................ 28 Bảng 2.7. Dân số từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính tại thời điểm 1/7 hàng 35năm giai đoạn 2006 - 2016 ..................................................................... 29 Bảng 2.8. Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở Bắc Ninh giai đoạn 2006 - 2016 .... 30 Bảng 2.9. Tổng sản phẩm trên địa bàn và tổng sản phẩm bình quân đầu người giai đoạn 2006 - 2016 ................................................................................. 40 Bảng 2.10. Thu nhập bình quân một nhân khẩu/ tháng của nhóm thu nhập thấp nhất và nhóm thu nhập cao nhất của tỉnh Bắc Ninh 2010 - 2016 .............. 43 Bảng 2.11. Bình quân thu nhập một nhân khẩu 1 tháng chia theo 5 nhóm của Bắc Ninh so với cả nước và ĐBSH năm 2014 ................................................. 43 Bảng 2.12. Bình quân chi tiêu một nhân khẩu một tháng chia theo năm nhóm thu nhập ở Bắc Ninh giai đoạn 2002 - 2010 ..................................................... 44 Bảng 2.13. Thu nhập bình quân đầu người/ tháng các huyện, thành phố tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 - 2016 ........................................................................ 46 Bảng 2.14. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Bắc Ninh phân theo các huyện, thành phố giai đoạn 2006 - 2016 ................................................................................ 47 Bảng 2.15. Số trường lớp và học sinh mẫu giáo qua các năm 2006-2016 .................. 52 Bảng 2.16. Tổng số trường, lớp, giáo viên và học sinh phổ thông của tỉnh Bắc Ninh đầu năm học giai đoạn 2006 - 2016 .................................................. 53 v
- Bảng 2.17. Số học sinh phổ thông bình quân 1 giáo viên phân theo cấp học giai đoạn 2006 - 2016 ........................................................................................ 54 Bảng 2.18. Giáo viên, học sinh phổ thông phân theo thành phố và các huyện đầu năm học 2015 - 2016)................................................................................. 56 Bảng 2.19. Tỷ lệ học sinh đi học phân theo các cấp học ở Bắc Ninh giai đoạn 2006 - 2016 ................................................................................................. 56 Bảng 2.20. Tỷ lệ nhập học của Bắc Ninh so với cả nước, ĐBSH năm 2014 .............. 57 Bảng 2.21. Chi giáo dục, đào tạo bình quân đi học trong 12 tháng qua theo thành thị và nông thôn, theo nhóm. ...................................................................... 57 Bảng 2.22. Mạng lưới y tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 - 2016 ............................... 58 Bảng 2.23. Số cán bộ y tế, số giường bệnh/ 10.000 dân theo huyện, thành phố tỉnh Bắc Ninh năm 2016............................................................................. 59 Bảng 2.24. Diện tích ở bình quân 1 nhân khẩu theo loại nhà ở Bắc Ninh giai đoạn (2010 - 2016) ................................................................................... 64 Bảng 2.25. Tiêu thụ điện sinh hoạt và bình quân/ đầu người phân theo huyện, thành phố ở Bắc Ninh năm 2016 ................................................................ 65 Bảng 2.26. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh giữa nông thôn và thành thị qua một số năm huyện xa trung tâm. ................................................... 67 Bảng 2.27. Chỉ số HDI và xếp hạng của một số tỉnh và thành phố lớn của Việt Nam ....... 67 vi
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh ................................................................ 25 Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế phân theo ngành của Bắc Ninh năm 2006 và 2016..................................................................................................... 36 Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện GRDP và GRDP/ người/ tháng tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 - 2016 .............................................................................................. 41 Hình 2.4. Biểu đồ bình quân thu nhập đầu người tỉnh Bắc Ninh so với cả nước và một số tỉnh, thành phố vùng ĐBSH năm 2014 ................................................. 40 Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện sự phân hóa về thu nhập bình quân đầu người/ tháng theo giá hiện hành ở nông thôn và thành thị của Bắc Ninh giai đoạn 2006 - 2016.................. 42 Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện chi ăn, hút, và chi tiêu khác của 01 người dân trong tỉnh Bắc Ninh giai đoạn (2002 - 2010) ............................................................. 46 Hình 2.7. Biểu đồ tỷ lệ hộ nghèo của Bắc Ninh phân theo các huyện, thành phố năm 2016 .......................................................................................................... 48 Hình 2.8. Bản đồ sự phân hóa thu nhập bình quân đầu người giữa các huyện và tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Bắc Ninh .......................................................................... 49 Hình 2.9. Biểu đồ diện tích nhà ở một số tỉnh ĐBSH năm 2014 ................................ 63 Hình 2.10. Bản đồ thể hiện một số tiêu chí của chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Ninh 2006 - 2016 ....................................................................................... 68 vi
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Con người là tài sản thực sự của mỗi quốc gia. Mục tiêu cơ bản của phát triển là tạo dựng môi trường thuận lợi cho con người được sống lâu, sống khỏe mạnh và sống sáng tạo.” (Trích báo cáo phát triển con người toàn cầu lần thứ nhất năm 1990). Vì thế mà vấn đề CLCS và nâng cao CLCS là nội dung chủ yếu trong chiến lược phát triển con người của tất cả các nước trên thế giới. Vì con người là chủ thể của xã hội, là trung tâm của mọi sự phát triển. Con người phát triển toàn diện thì kinh tế quốc gia mới bền vững và phồn thịnh.Vì vậy CLCS đã trở thành mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia. Do đó việc nâng cao CLCS của con người đã và đang trở thành mối quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới. Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam thời kỳ (2011- 2020) đã khẳng định: “Phát triển con người phải được coi là chiến lược trung tâm của Việt Nam”. Bắc Ninh tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước (822,7 km2), một tỉnh thuộc vùng ĐBSH. Nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội. Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, Hải Dương ở phía Đông Nam, Hưng Yên ở phía Nam và thủ đô Hà Nội ở phía Tây. Có nhiều đầu mối giao thông hiện đại và quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 18, quốc lộ 38, quốc lộ 3...và hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, tích cực theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Năm 2016, quy mô GRDP là 125.461 tỷ đồng, xếp thứ 3 ở ĐBSH; GRDP bình quân đầu người đạt 106,5 triệu đồng đứng thứ 1 trong vùng và được xếp vào tỉnh có thu nhập cao của cả nước. Vì vậy đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên chất lượng cuộc sống của người dân trong tỉnh còn có sự chênh lệch lớn giữa thành phố, thị xã với khu vực nông thôn và giữa các huyện. (Thu nhập bình quân tại nông thôn là 3.467 nghìn đồng/ người/ tháng trong khi đó tại thành phố khoảng 5.139,3 nghìn đồng/ người/ tháng). Mặt khác môi trường sống, không gian sinh sống của người dân quanh các khu công nghiệp, vấn đề giao thông, an ninh, vấn nạn xã hội còn nhiều phức tạp. Những nhu cầu thiết yếu về mặt tinh thần cho dân cư còn chưa được đảm bảo. Là người con sinh ra và lớn nên tại quê hương Kinh Bắc - Bắc Ninh, tôi muốn tìm hiểu thực trạng CLCS dân cư của tỉnh mình như thế nào?. Làm sao để có thể từng 1
- bước cải thiện đời sống dân cư tỉnh ngày càng cao hơn nữa để Bắc Nình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022 như định hướng của chính phủ và ủy ban nhân dân tỉnh đề ra. Do vậy tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Ninh giai đoạn (2006 - 2016)”, từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 2. Lịch sử nghiên cứu 2.1. Trên thế giới Có rất nhiều công trình nghiên cứu về chất lượng cuộc sống, trong đó phải kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: R.C.Sharma với tác phẩm: “Dân số - tài nguyên - môi trường - chất lượng cuộc sống” (1988). Trong tác phẩm này, tác giả nghiên cứu CLCS trong mối quan hệ về phát triển dân số ở mỗi quốc gia và theo ông, CLCS thể hiện sự đáp ứng đầy đủ về các yếu tố vật chất và tinh thần cho người dân. Nghiên cứu của Wiliam Bell đã mở rộng toàn diện hơn, như gắn CLCS dân cư với các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, sinh thái… Tổ chức UNDP của Liên Hiệp Quốc (LHQ) (1990) đã đưa ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá về phát triển con người. Trong đó chú trọng tới CLCS, hệ tiêu chí này được tổng hợp thành chỉ số phát triển con người (Human Delopmen Index -HDI). Gồm những chỉ tiêu về thu nhập, sức khỏe, tri thức, được coi là ba mặt cơ bản phản ảnh CLCS. Hệ thống các chỉ tiêu này đã phản ánh cách tiếp cận mới, có tính hệ thống hơn. Đã “coi phát triển con người là sự mở rộng phạm vi lựa chọn của con người để đạt đến một cuộc sống trường thọ, khỏe mạnh, có ý nghĩa và xứng đáng với con người.” Điều này bao hàm hai khía cạnh chính là mở rộng các cơ hội lựa chọn và nâng cao năng lực lựa chọn của con người nhằm hưởng thụ một cuộc sống hạnh phúc, bền vững. Những nghiên cứu này đã đề cập đến các khái niệm, chỉ tiêu và thực trạng các vấn đề về dân số, tài nguyên, môi trường và phát triển. Đây là những tiền đề lý luận và thực tiễn của nhiều công trình nghiên cứu về CLCS dân cư ở nước ta. 2.2. Ở Việt Nam Từ nhừng năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến CLCS như: “Các chỉ số và chỉ tiêu phát triển con người” của Nguyễn Quán (1995), “Mức sống trong thời kỳ bùng nổ kinh tế Việt Nam, 2001” của tập thể các tác giả Đỗ Thiên Kính, Phùng Đức Tùng, Hồ Sĩ Cúc, Nguyễn Bùi Linh, Bùi Thái Quyên, Hoàng Văn Kình, Lê Thị Thanh Loan, Nguyễn Phong. Các công trình này đã góp phần phân tích các vấn đề có liên quan đến CLCS dân cư như thu nhập của người dân, trình độ dân trí, chất lượng y tế, giáo dục…. 2
- Hiểu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu mức sống đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Tổng cục Thống kê, Ủy ban Kế hoạch hóa Nhà nước, Ngân hàng thế giới cùng sự hỗ trợ tài chính của UNDP đã tiến hành bốn cuộc điều tra về mức sống dân cư Việt Nam năm 1992 - 1993, 1997 - 1998, 2001 - 2004, 2007 - 2008. Qua mỗi cuộc điều tra cho ta một kết quả về sự thay đổi mức sống của dân cư nước ta theo thời gian và sự tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong việc xóa đói giảm nghèo và nâng cao CLCS. Tuy nhiên, các cuộc điều tra này chỉ dừng lại trong việc khảo sát mức sống của dân cư Việt Nam bằng những số liệu cụ thể, chưa đi sâu phân tích mức sống của một địa phương nào cụ thể. Công trình nghiên cứu “Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2001 - Đổi mới và sự nghiệp phát triển con người” của tập thể gồm 30 nhà khoa học do Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia (nay là Viện Khoa học xã hội) thực hiện đã tổng quan sự phát triển con người năm 2001, trong đó lưu tâm tới HDI theo vùng và tỉnh, thành phố. Cuốn “Con người và phát triển con người” (NXB Giáo dục 2007) của PGS. TS Hồ Sĩ Quý, Viện Thông tin KHXH- Viện KHXH Việt Nam với những nghiên cứu mang tính triết học chuyên sâu đã cập nhật những tri thức mới nhất của thế giới về con người, phát triển con người, trong đó có CLCS của con người. Đi theo hướng trên, công trình nghiên cứu “Con người và phát triển con người ở Hòa Bình: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (2007) do Viện Thông tin KHXH và Sở NN - CN tỉnh Hòa Bình thực hiện. Đã tổng hợp một số quan điểm về phát triển con người và CLCS, tính toán, đánh giá, phân tích thực trạng vấn đề này thông qua các chỉ số HDI. Một số nghiên cứu khác cũng đề cập đến CLCS dân cư trong mối quan hệ dân số - phát triển bền vững như: “Giáo trình dân số và phát triển” (2001) do GS.Tống Văn Đường chủ biên, “Dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội” của PGS. TS Nguyễn Minh Tuệ, “Dân số và sự phát triển bền vững ở Việt Nam” (2004) do TS. Nguyễn Thiện Trưởng chủ biên… Hiện nay, một số nghiên cứu đã bắt đầu có sự quan tâm đến mức sống của một địa phương cụ thể như “Diễn biến mức sống dân cư, phân hóa giàu nghèo và các giải pháp xóa đói giảm nghèo trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam nhìn từ thực tiễn TP. Hồ Chí Minh” của nhóm tác giả thuộc do Nguyễn Thị Cành làm chủ biên. Hay “Nghiên cứu chất lượng cuộc sống các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ - Trường hợp tỉnh Bình Thuận’’ của nhóm tác giả do TS.Phạm Xuân Thọ làm chủ biên đã đi sâu làm rõ sự chênh lệch mức sống dân cư trong một tỉnh của vùng Duyên hải 3
- Nam Trung Bộ, trong đó đặc biệt chú trọng đến CLCS dân cư tỉnh Bình Thuận. Một số luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ cũng nghiên cứu CLCS dân cư như đề tài : “Phân tích chất lượng cuộc sống dân cư thành phố Hải Phòng” - luận án tiến sĩ Địa lí (2004) của Nguyễn Thị Kim Thoa, một số đề tài thạc sĩ như: “Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Lạng Sơn” của Nông Thị Sự (1999), “Phân tích chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Hòa Bình” của Nguyễn An Tôn (2002), “Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bình Thuận - thực trạng và giải pháp” của Bùi Vũ Thanh Nhật (2006), “Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Giang” của Giáp Văn Lượng (2009), “Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận” của Phan Thị Xuân Hằng (2009). “ Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Thanh Hóa” của Lê Thị Nhâm (2010-2015). 2.3. Ở tỉnh Bắc Ninh Việc nghiên cứu CLCS dân cư tỉnh Bắc Ninh trong một giai đoạn cụ thể chưa có người nghiên cứu, mà chỉ có đánh giá chung về “Thực trạng đời sống dân cư tỉnh Bắc Ninh” (2012) của thạc sĩ Khổng Văn Thắng. Ở đây tác giả đi tìm hiểu xu hướng biến động nhân khẩu, thực trạng giáo dục đào tạo, công tác chăm sóc y tế và sức khỏe nhân dân mang tính khái quát từ đó đặt ra vấn đề cần giải quyết. Trên thực tế để đánh giá CLCS dân cư theo LHQ thì cần đánh giá chi tiết cụ thể theo các tiêu chí như: thu nhập bình quân, tuổi thọ, tỷ lệ nhập học chung các cấp, số năm đi học và một loạt các tiêu chí khác như môi trường sống, mức độ hưởng thụ văn hóa theo thời gian vì CLCS của người dân thay đổi theo thời gian cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Việc nghiên cứu CLCS của một tỉnh để tìm giải pháp nâng cao CLCS rất phổ biến. Từ những năm 90, các giải pháp nâng cao CLCS đã được một số tác giả nghiên cứu. Sau đó, từ năm 2001 - 2010 các giải pháp nâng cao CLCS của Bắc Ninh chỉ nằm ở những báo cáo chuyên đề, chưa có một bài nghiên cứu nào cụ thể. Từ thực tế đó, đề tài “Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006-2016” của tác giả kế thừa những thành quả của các công trình đi trước. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về CLCS dân cư ở trong nước và trên thế giới, luận văn nhằm làm rõ nguyên nhân, thực trạng CLCS dân cư tỉnh Bắc Ninh. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao CLCS dân cư tỉnh Bắc Ninh đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 4
- 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan những vấn đề lí luận và thực tiễn về CLCS. - Phân tích những chỉ tiêu cơ bản đánh giá CLCS, những nhân tố ảnh hưởng tới CLCS dân cư tỉnh Bắc Ninh. - Đánh giá thực trạng CLCS dân cư tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 - 2016. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao CLCS dân cư tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 3.3. Giới hạn nghiên cứu - Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung phân tích một số chỉ tiêu cơ bản về CLCS như: Thu nhập GRDP bình quân trên đầu người, thực trạng hộ nghèo, giáo dục đào tạo, y tế và chăm sóc sức khỏe, vấn đề môi trường, cùng các điều kiện sống khác về: nhà ở, tình hình sử dụng điện, nước sạch của người dân… - Giới hạn về lãnh thổ: Nghiên cứu địa bàn tỉnh Bắc Ninh bao gồm 6 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố. - Giới hạn về thời gian: Các tài liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu tập trung trong khoảng thời gian từ 2006 - 2016. 4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Các quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm hệ thống Đây là quan điểm được quán triệt rộng rãi trong quá trình nghiên cứu CLCS. Sự phát triển KT - XH và nâng cao CLCS dân cư một tỉnh, thành phố phải được đặt trong mối quan hệ cụ thể và toàn bộ của hệ thống quốc gia. Đây là cơ sở đầu tiên giúp cho việc tiếp cận và phân tích vấn đề một cách có hệ thống. Vì vậy, khi phân tích các vấn đề liên quan đến CLCS dân cư Bắc Ninh cần được xem xét trong mối liên hệ giữa các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. 4.1.2. Quan điểm tổng hợp - lãnh thỗ CLCS bao gồm cả hai mặt chính: vật chất và tinh thần, ngoài ra còn các yếu tố khác như dân trí, văn hóa, giáo dục…Vì vậy, khi nghiên cứu CLCS dân cư tỉnh Bắc Ninh cần có quan điểm tổng hợp. 4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh CLCS mang tính lịch sử, thay đổi theo thời gian. Vì vậy khi phân tích vấn đề này cần đặt vào bối cảnh lịch sử của Việt Nam, của vùn, của Bắc Ninh trong từng giai đoạn phát triển cụ thể để giải thích các nguyên nhân biến động ở hiện tại và dự báo cho tương lai. 5
- 4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Khi nghiên cứu bất kỳ một vấn đề nào cần xem xét nó trong mối quan hệ phát triển bền vững. Tiếp cận quan điểm này, các yếu tố về dân số, kinh tế, môi trường… có liên quan chặt chẽ tới CLCS. Nâng cao CLCS đồng nghĩa với việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã phải thu thập tài liệu thực tế từ cấp huyện cho đến thành phố và cấp trung ương thông qua: Niên giám Thống kê của thành phố và Cục Thống kê quốc gia. Ngoài ra, tác giả còn thu thập các tài liệu từ các bài báo cáo, các tạp chí, các văn bản thống kê CLCS trong và ngoài nước… Đây là những nguồn tài liệu quý giá để tác giả thực hiện luận văn. 4.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp Trên cơ sở tài liệu thu thập được, trong quá trình nghiên cứu phải tiến hành so sánh, phân tích, tổng hợp nhằm làm nổi bật đối tượng cần nghiên cứu và đưa ra những đánh giá chính xác. CLCS là một vấn đề phức tạp, cần nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Vì vậy phải phân tích để tìm được bản chất, so sánh các kết quả tổng hợp để rút ra những kết luận chính xác nhất về CLCS dân cư Bắc Ninh. 4.2.3. Phương pháp thực địa Đây là phương pháp có tầm quan trọng trong nghiên cứu Địa lý học. Ngoài những tài liệu thu thập được, tác giả cần có những khảo sát thực tế tại một địa bàn cụ thể. Đây cũng là công việc bắt buộc để tác giả lưu trữ lại những thông tin một cách khoa học và chính xác, là cơ sở để chứng minh cho các lập luận sau này. 4.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ và GIS Đây là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu Địa lý kinh tế - xã hội, là kênh hình quan trọng phản ảnh những kết quả nghiên cứu được vì nó trực quan, cụ thể và toàn diện hơn. Qua phương pháp này tác giả dễ dàng so sánh, phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành CLCS giữa các huyện trong tỉnh với nhau. 4.2.5. Phương pháp thống kê, toán học Từ những số liệu thu thập được, tác giả tiến hành tính toán để có thể đưa ra những nhận định, dự báo hợp lý cho vấn đề nghiên cứu như tính HDI, tính GRDP / người… 4.2.6.Phương pháp dự báo Những chỉ số, tiêu chí của CLCS luôn thay đổi theo tình hình KT- XH và theo thời gian.Vì vậy để có được những chính sách, hoạch định cũng như các giải pháp 6
- phát triển kinh tế xã hội nói chung và nâng cao CLCS của người dân Bắc Ninh trong tương lai nói riêng. Tác giả sử dụng phương pháp dự báo trong quá trình nghiên cứu thông qua việc thu thập, xử lí số liệu đã có sẵn trong quá khứ và hiện tại (phương pháp định lượng) kết hợp với phương pháp dự báo định tính để quá trình nghiên cứu đạt hiệu quả cao. 5. Đóng góp chủ yếu của đề tài - Kế thừa, bổ sung và vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về CLCS vào nghiên cứu một địa bàn cụ thể. - Làm rõ được các nhân tố chủ yếu tác động đến CLCS dân cư Bắc Ninh. - Phân tích được thực trạng CLCS dân cư Bắc Ninh và sự phân hóa về chất lượng cuộc sống giữa các đơn vị hành chính cấp huyện. - Đưa ra được một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao CLCS của cư dân Bắc Ninh đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về CLCS dân cư Chương 2: Thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư Bắc Ninh. Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư Bắc Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 7
- NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các quan niệm về chất lượng cuộc sống Trên thế giới đã xuất hiện nhiều học thuyết, quan điểm về chất lượng cuộc sống, tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước hay thời điểm lịch sử khác nhau, các quan niệm về văn hóa xã hội, truyền thống của mỗi tộc người, mỗi cộng đồng. Từ đó có các quan niệm về CLCS khác nhau giữa các dân tộc trên thế giới. Trong tác phẩm của các nhà kinh tế chính trị cổ điển như C.Mác, A.Smith, D.Ricardo...cho ta thấy các giá trị về nâng cao CLCS của con người như là một mục đích trong việc tạo thuận lợi, giúp con người có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú. Tuy nhiên, những lý luận này mới chỉ tồn tại ở dạng sơ khai, tiềm ẩn trong các khái niệm kinh tế chính trị học. Trong chuyên khảo “Dân số, tài nguyên, môi trường và chất lượng cuộc sống” của R.E Sharma - chuyên gia giáo dục dân số UNESCO cho rằng CLCS là một khái niệm đa tầng. Nó đòi hỏi sự thỏa mãn những nhu cầu tình cảm và nguyện vọng xã hội của cộng đồng cũng như những khả năng đáp ứng được các vấn đề cơ bản về lương thực, năng lượng, nhà ở, giáo dục, y tế, an ninh xã hội. Ông đã đưa ra căn cứ phương pháp luận để đánh giá chất lượng cuộc sống trên cơ sở xem xét mức độ vững bền ổn định của xã hội trong tương quan sống hài hòa với tự nhiên, không làm hại bản thân nó hoặc môi trường bao bọc nó và ông đã đưa ra khái niệm: “CLCS là sự cảm giác được hài lòng (hạnh phúc) hoặc (thỏa mãn) với những nhân tố của cuộc sống mà những nhân tố đó được coi là quan trọng nhất đối với bản thân một con người. Thêm vào đó, chất lượng cuộc sống là sự cảm giác được hài lòng với những gì mà con người có được. Nó như là cảm giác của sự đầy đủ hay trọn vẹn của cuộc sống”. [2]. Quan điểm này của ông đã được chấp nhận rộng rãi trên khắp thế giới. Theo đó mức sống của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội được coi là yếu tố quan trọng để tạo ra CLCS. Ngày nay, khái niệm CLCS thường đồng nhất với khái niệm thoải mái tối ưu. Trong đó, mối quan tâm chính của việc nâng cao CLCS là tạo ra một trạng thái thoải mái về vật chất và tinh thần, là tăng cường thời gian nghỉ ngơi, tận hưởng. Sự tối ưu hóa mức độ thoải mái được thể hiện trong sự đa dạng hóa các sản phẩm tiêu dùng mà mỗi cộng đồng xã hội, mỗi gia đình hay mỗi cá nhân có được. Sự "thoải mái tối ưu" 8
- đó "không có sự phân biệt mức độ giữa các tầng lớp người có sự ngăn cách bởi sự sang hèn, hay địa vị trong xã hội” [20]. Nội dung khái niệm CLCS đã được Wiliam Bell mở rộng toàn diện hơn, như gắn quan niệm CLCS với các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, sinh thái…Theo Ông, CLCS được đặc trưng bởi 12 điểm: "An toàn thể chất cá nhân; Sung túc về kinh tế; Công bằng trong khuôn khổ pháp luật; An ninh quốc gia; Bảo hiểm lúc già yếu và đau ốm; Hạnh phúc tinh thần; Sự tham gia vào đời sống xã hội; Bình đẳng về giáo dục, nhà ở, nghỉ ngơi; Chất lượng đời sống văn hóa; Quyền tự do công dân; Chất lượng môi trường kỹ thuật giao thông vận tải, nhà ở, thiết bị sinh hoạt, thiết bị giáo dục, y tế; Chất lượng môi trường sống và khả năng chống ô nhiễm. Liên Hiệp Quốc (LHQ) cũng đưa ra chỉ số phát triển con người - Human Development Index (HDI) để đánh giá CLCS của mỗi quốc gia. Theo tiêu chí này, CLCS được phản ánh qua ba tiêu chí: thu nhập bình quân đầu người, chỉ số giáo dục và chỉ số y tế. Quốc gia nào có chỉ số HDI lớn thì là quốc gia giàu mạnh, có đời sống cao và ngược lại. Chỉ số này của LHQ đánh giá CLCS còn ở mức hạn hẹp. Như vậy, CLCS là sự đáp ứng những nhu cầu tối thiểu, cơ bản về vật chất và tinh thần, sự đáp ứng càng cao thì CLCS càng cao và ngược lại. Ngoài ra, CLCS còn thể hiện qua môi trường sống trong sạch và cuộc sống được đảm bảo an ninh, bình đẳng. Đó chính là mối quan hệ tổng hòa giữa kinh tế, dân số, tài nguyên, môi trường và xã hội. 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS 1.1.2.1. Trình độ phát triển của nền kinh tế Trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia nói chung và từng địa phương nói riêng có ảnh hưởng đến mức sống và thu nhập của người dân. Nếu tổng thu nhập quốc dân cao thì bình quân thu nhập theo đầu người cao và ngược lại. Khi con người có mức sống cao thì sẽ có cuộc sống đầy đủ, sung túc cả về vật chất và tinh thần. Lúc đó họ sẽ hướng tới các giá trị tinh thần như vấn đề chăm sóc sức khỏe, giáo dục, du lịch thăm quan nghỉ dưỡng và giải trí... 1.1.2.2. Dân cư - Quy mô dân số: Quy mô dân số có tác động trực tiếp đến việc đáp ứng và nâng cao CLCS. Một quốc gia có dân số quá đông sẽ gây khó khăn cho việc đáp ứng các nhu cầu về vật chất và tinh thần cũng như thu nhập bình quân đầu người sẽ thấp, các vấn đề về việc làm, an ninh lương thực cũng không được đảm bảo. Ngược lại, quốc gia có quy mô dân số ít thì nguồn lao động cho hiện tại và nguồn lao động dự trữ không được đảm bảo để phục vụ cho việc phát triển kinh tế. 9
- - Tỷ lệ gia tăng dân số: Tỷ lệ gia tăng dân số không tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển kinh tế mà sẽ là sức ép lớn lên sự phát triển KT - XH. Từ đó làm cho CLCS giảm sút vì cứ tăng 1% dân số thì tốc độ tăng trưởng kinh tế phải tăng 3% đến 4% thì mới đảm bảo được cuộc sống và tích lũy vốn quốc gia. Ngược lại gia tăng dân số quá thấp thậm chí âm cũng ảnh hưởng đến CLCS như thiếu nguồn lao động trong tương lai, mà lao động có vai trò lớn trong việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Thực tế nhiều nước phát triển đang lo sợ vấn đề thiếu hụt lao động như Nhật Bản, Đức...vv - Cơ cấu dân số theo độ tuổi: Cơ cấu dân số cũng là một trong những nhân tố tác động đến CLCS. Cơ cấu dân số trẻ tạo nguồn lao động dồi dào nhưng cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp, tệ nạn xã hội, gánh nặng phụ thuộc lớn…Việc giải quyết vấn đề này sẽ làm giảm CLCS của người dân, tuy nhiên cơ cấu dân số già lại gây thiếu nguồn lao động trong tương lai, quỹ phúc lợi lớn từ đó làm CLCS giảm sút. Ngoài ra phải nói đến các nhân tố khác như thành phần dân tộc, tỷ lệ sinh tử hay tuổi thọ cũng có những ảnh hưởng đến CLCS. 1.1.2.3. Đường lối chính sách Một nước giàu mạnh hay không phụ thuộc vào đường lối phát triển kinh tế và chính sách chăm sóc nhân dân. Những chính sách đúng đắn này sẽ là động lực cho CLCS được nâng lên và không có sự chênh lệch giữa các vùng miền trong phạm vi quốc gia. Đường lối chính sách phải phù hợp với hoàn cảnh đất nước trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Hầu hết chính sách phát triển kinh tế đều nhằm mục tiêu nâng cao CLCS người dân, xóa đói giảm nghèo, hướng tới một xã hội văn minh giàu đẹp và công bằng. 1.1.2.4. Khoa học kỹ thuật và công nghệ Trong thế kỷ 21, sự tiếp nhận những thành tựu tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã làm cho năng suất lao động tăng lên rất nhiều bởi tất cả được thay thế bởi máy móc và khoa học kĩ thuật hiện đại. Điều này làm cho CLCS được nâng lên, người dân được tiếp cận với nền văn minh mới và được chăm sóc về các mặt. Những tiến bộ trong y học đã nâng cao tuổi thọ, phát hiện và chữa trị được những bệnh nan y, nguy hiểm. Trong giáo dục, các thiết bị điện tử đã giúp cho việc dạy và học được nhẹ nhàng, chất lượng giáo dục được cải thiện và ngày một nâng cao hơn. 1.1.2.5. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên có tác động rất lớn đến các hoạt động KT - XH. Nó được coi là tiền đề để phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và có tác động gián tiếp đến CLCS của người dân. Vị trí địa lý thuận lợi thu hút sự quan tâm của các nhà 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch Nha Trang (Khánh Hòa) theo hướng bền vững
130 p | 743 | 109
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
160 p | 290 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp
103 p | 225 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
103 p | 191 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận
114 p | 197 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau
109 p | 127 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Bạc Liêu
175 p | 169 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020
161 p | 149 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá các khu kinh tế cửa khẩu phía Nam dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội - Nghiên cứu trường hợp tỉnh An Giang
136 p | 122 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững
117 p | 177 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch
152 p | 175 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
139 p | 135 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tác động của quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội
195 p | 187 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phân tích kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai từ góc độ địa lí kinh tế - xã hội
115 p | 113 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long trong thời kì hội nhập
102 p | 117 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang)
126 p | 147 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh An Giang - Thực trạng và định hướng
169 p | 123 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng sử dụng lao động ở các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
151 p | 140 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn