intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Dược học: Thực trạng chất lượng cuộc sống của thai phụ và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2022

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Thực trạng chất lượng cuộc sống của thai phụ và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2022" nghiên cứu mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của thai phụ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2022 - 2023; phân tích một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của thai phụ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2022 - 2023

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Dược học: Thực trạng chất lượng cuộc sống của thai phụ và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2022

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HỒ THỊ LAN THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA THAI PHỤ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2022 - 2023 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Hà Nội – 2023
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC Người thực hiện: HỒ THỊ LAN THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA THAI PHỤ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2022 - 2023 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (NGÀNH DƯỢC HỌC) Khóa: QH.2018.Y Người hướng dẫn: 1. ThS. DS. Nguyễn Xuân Bách 2. ThS. BSCK II. Nguyễn Thị Minh Thanh Hà Nội - 2023
  3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ vô cùng quý báu của Ban giám hiệu, các thầy cô giáo của Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trước tiên, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Xuân Bách – Giảng viên Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, dành nhiều thời gian, quan tâm chỉ bảo tận tình và đóng góp ý kiến cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới BSCK II. Nguyễn Thị Minh Thanh – Trưởng khoa khám chuyên gia B1, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em để nghiên cứu được tiến hành thuận lợi. Em xin chân thành cảm ơn Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã đồng ý để em được phép tiến hành đề tài tại bệnh viện. Bên cạnh đó, em xin cảm ơn đội ngũ cán bộ nhân viên trong bệnh viện đã hỗ trợ hết mình, tạo điều kiện cho em thu thập các thông tin cần thiết để có thể hoàn thành nghiên cứu. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, những người đã luôn đồng hành, ủng hộ, động viên, cổ vũ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2023 Sinh viên Hồ Thị Lan
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt CLCS Chất lượng cuộc sống ĐTNC Đối tượng nghiên cứu Bộ câu hỏi Chất lượng cuộc Quality of Life-Five EQ – 5D – 5L sống của châu Âu 5 chiều – Dimension-Five Level Scale 5 cấp độ NVVP Nhân viên văn phòng Bộ câu hỏi Khảo sát về sức SF – 36 36-Item Short Form Survey khỏe rút gọn – 36 câu hỏi THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông WORLD HEALTH WHO Tổ chức Y tế Thế giới ORGNIZATION WORLD HEALTH Đánh giá chất lượng cuộc WHOQOL- ORGNIZATION QUALITY sống theo Tổ chức Y tế Thế BREF OF LIFE – BREF FORM giới – Bản rút gọn
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các lĩnh vực của bộ câu hỏi SF - 36 ..........................................................5 Bảng 2.1. Giá trị các biến số sử dụng trong nghiên cứu...........................................23 Bảng 3.1. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu ...............................................29 Bảng 3.2. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu ............................................30 Bảng 3.3. Trình độ học vấn của chồng đối tượng nghiên cứu..................................31 Bảng 3.4. Nghề nghiệp của chồng đối tượng nghiên cứu ........................................31 Bảng 3.5. Đặc điểm sản khoa của đối tượng nghiên cứu .........................................31 Bảng 3.6. Sự hài lòng về giới tính thai nhi của đối tượng nghiên cứu .....................32 Bảng 3.7. Điểm câu hỏi chung trong thang điểm WHOQOL - BREF .....................33 Bảng 3.8. Điểm chất lượng cuộc sống của thai phụ .................................................34 Bảng 3.9. Mối liên quan giữa đặc điểm chung của thai phụ và CLCS.....................34 Bảng 3.10. Mối liên quan giữa đặc điểm sản khoa của thai phụ và CLCS ..............36 Bảng 3.11. Mối liên quan giữa sự hài lòng về giấc ngủ của thai phụ và CLCS .......37 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa mức độ căng thẳng của thai phụ và CLCS .............37 Bảng 4.1. So sánh điểm CLCS của thai phụ đo bằng bộ câu hỏi WHOQOL ở các nghiên cứu khác nhau ................................................................................................40
  6. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ Biểu đồ 3.1. Phân bố nơi sinh sống của đối tượng nghiên cứu (n = 190) ................29 Biểu đồ 3.2. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (n = 190) ...............................30 Biểu đồ 3.3. Mức độ hài lòng về giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu (n = 190) ......32 Biểu đồ 3.4. Mức độ căng thẳng của đối tượng nghiên cứu (n = 190) .....................33
  7. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN ...................................................................................3 1.1. Chất lượng cuộc sống ....................................................................................3 1.1.1. Khái niệm Chất lượng cuộc sống............................................................3 1.1.2. Lý do đo lường Chất lượng cuộc sống ...................................................3 1.1.3. Bộ công cụ đo lường Chất lượng cuộc sống ...........................................4 1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của thai phụ ................9 1.2.1. Đặc điểm của thai phụ ............................................................................9 1.2.2. Đặc điểm sản khoa ................................................................................10 1.2.3. Các đặc điểm tâm lý..............................................................................11 1.3. Một số nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của thai phụ ..........................13 1.3.1. Trên thế giới ..........................................................................................13 1.3.2. Tại Việt Nam ........................................................................................17 1.4. Khung lý thuyết ...........................................................................................18 1.5. Thông tin về địa điểm nghiên cứu ...............................................................21 CHƯƠNG 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................22 2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................22 2.1.1. Tiêu chí lựa chọn ..................................................................................22 2.1.2. Tiêu chí loại trừ ....................................................................................22 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................22 2.3. Thiết kế nghiên cứu: ......................................................................................22 2.4. Cỡ mẫu ...........................................................................................................22 2.5. Phương pháp chọn mẫu .................................................................................23 2.6. Các biến số nghiên cứu ..................................................................................23 2.7. Phương pháp thu thập số liệu.........................................................................26 2.8. Cách tính điểm chất lượng cuộc sống ............................................................27
  8. 2.9. Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................27 2.10. Đạo đức trong nghiên cứu ...........................................................................28 CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ .......................................................................................29 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ..............................................................29 3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................29 3.1.2. Đặc điểm sản khoa của đối tượng nghiên cứu .....................................31 3.2. Chất lượng cuộc sống của thai phụ ................................................................33 3.3. Một số yếu tố liên quan đến CLCS của thai phụ ...........................................34 3.3.1. Mối liên quan giữa đặc điểm chung của thai phụ và CLCS ................34 3.3.2. Mối liên quan giữa đặc điểm sản khoa của thai phụ và CLCS ............36 3.3.3. Mối liên quan giữa sự hài lòng về giấc ngủ của thai phụ và CLCS.....37 CHƯƠNG 4 – BÀN LUẬN .....................................................................................38 4.1. Đặc điểm chung của thai phụ.........................................................................38 4.2. Đánh giá về chất lượng cuộc sống của thai phụ ............................................40 4.3. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của thai phụ ...................42 4.3.1. Mối liên quan giữa đặc điểm chung của thai phụ và CLCS ................42 4.3.2. Mối liên quan giữa đặc điểm sản khoa của thai phụ và CLCS ............44 4.3.3. Mối liên quan giữa sự hài lòng về giấc ngủ của thai phụ và CLCS.....45 4.3.4. Mối liên quan giữa mức độ căng thẳng của thai phụ và CLCS ...........46 KẾT LUẬN ..............................................................................................................48 KIẾN NGHỊ .............................................................................................................49 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. ĐẶT VẤN ĐỀ Quá trình mang thai là một sự kiện thú vị và mong muốn với tất cả phụ nữ nhưng nó cũng kéo theo nhiều sự bất tiện, khó chịu đáng kể; đôi khi những biến đổi về thể chất, sinh lý rất dễ khiến thai phụ thay đổi tâm trạng và dễ trầm cảm. Những thay đổi này có xu hướng tăng lên theo thời gian và có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của thai phụ [1]. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong năm 2017, ước tính có khoảng 295 000 phụ nữ tử vong trên toàn cầu trong quá trình mang thai và sinh nở, tỷ lệ tử vong mẹ là 211/100 000 trẻ đẻ sống. Tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong mẹ được thống kê là 43/100 000 trẻ đẻ sống trong năm 2017 [2]. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của thai phụ như nghiên cứu của Fatemeh Estebsari [3], của Huailiang Wu [1], của G Daglar [4] và Justyna Krzepota [5], … Mỗi nghiên cứu đều mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của các thai phụ tại mỗi vùng và những yếu tố liên quan như tuổi mẹ, nghề nghiệp, nơi sống, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, mối quan hệ xã hội,… Nhưng hiện nay, tại Việt Nam có rất ít những nghiên cứu về chủ đề chất lượng cuộc sống của thai phụ. Năm 2018, Trần Thị Hằng và Tôn Nữ Minh Đức đã thực hiện một cuộc khảo sát về chất lượng cuộc sống của các thai phụ đến khám tại tại Khoa Sản, Bệnh viện Trường Đại học Y dược Huế từ tháng 6/2018 đến tháng 2/2019 và một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống [6]. Vì vậy, để hướng tới mục đích cải thiện chất lượng cuộc sống của thai phụ điều cần thiết phải thực hiện thêm các nghiên cứu khác để tìm hiểu thực trạng chất lượng cuộc sống cũng như xác định các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của thai phụ. Điều này sẽ góp phần cung cấp các thông tin hữu ích, giúp hiểu rõ hơn các khó khăn mà người phụ nữ gặp phải trong thai kỳ, cũng như phát hiện các yếu tố làm giảm chất lượng cuộc sống của thai phụ để từ đó có can thiệp điều dưỡng thích hợp nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người phụ nữ, tăng cường sức khỏe cho bà mẹ và thai nhi. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là một bệnh viện chuyên khoa hạng I có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ y bác sĩ có trình độ tay nghề cao nên có nhiều thai phụ đến đây khám và điều trị. Nhằm đánh giá thực trạng chất lượng cuộc sống của thai phụ tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng như tìm hiểu yếu tố liên quan, nên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng chất lượng cuộc sống của thai phụ và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2022”. 1
  10. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của thai phụ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2022 - 2023 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của thai phụ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2022 - 2023 2
  11. CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN 1.1. Chất lượng cuộc sống 1.1.1. Khái niệm Chất lượng cuộc sống Chất lượng cuộc sống đã trở thành một khái niệm và mục tiêu quan trọng cho nghiên cứu và thực hành trong lĩnh vực y tế và sức khỏe. Theo truyền thống, kết quả y sinh và không phải CLCS là tiêu chí chính trong nghiên cứu y tế và sức khỏe. Tuy nhiên, trong những thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu tập trung hơn vào CLCS của bệnh nhân và việc sử dụng các đánh giá CLCS đã tăng lên [7]. Hiện nay, trong lĩnh vực sức khỏe và y tế vẫn còn những cuộc tranh luận về khái niệm và phương pháp luận về ý nghĩa của CLCS và về những gì nên được đo lường. Không có định nghĩa thống nhất về khái niệm; tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), CLCS được định nghĩa là: “nhận thức của mỗi cá nhân về vị trí của họ trong cuộc sống, trong bối cảnh của nền văn hóa và hệ thống giá trị mà họ đang sống và liên quan đến mục tiêu, kỳ vọng, tiêu chuẩn và mối quan tâm của họ” [7]. Đây là một khái niệm rất rộng và có thể bị ảnh hưởng một cách phức tạp bởi trạng thái sức khỏe thể chất, trạng thái tâm lý hay mức độ độc lập, những mối quan hệ xã hội và môi trường sống của mỗi cá nhân. Định nghĩa này phản ánh quan điểm rằng CLCS đề cập đến một đánh giá chủ quan, được gắn trong bối cảnh văn hóa, xã hội và môi trường sống. Như vậy, CLCS không thể được đánh đồng đơn giản với các thuật ngữ “tình trạng sức khỏe”, “phong cách sống”, “sự hài lòng trong cuộc sống”, “trạng thái tinh thần” hoặc “hạnh phúc” [8]. 1.1.2. Lý do đo lường Chất lượng cuộc sống Chất lượng cuộc sống có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, khiến cho việc đo lường và kết hợp vào nghiên cứu khoa học trở nên khó khăn. Vì bệnh tật và các phương pháp điều trị có sự ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý, xã hội và kinh tế, cũng như tính toàn vẹn về mặt sinh học của các cá nhân, thế nên bất kỳ định nghĩa nào về CLCS cũng phải bao hàm tất cả những lĩnh vực thể chất, hoạt động chức năng, tâm lý, cảm xúc, xã hội. Điều này cho phép đánh giá cụ thể các lĩnh vực thành phần và từ đó có thể đánh giá tác động của bệnh tật, phương pháp điều trị, chăm sóc bệnh một cách tổng quát hoặc ở từng lĩnh vực của CLCS [9]. Trong thực hành lâm sàng, đo lường CLCS cung cấp thông tin có giá trị có thể chỉ ra những khía cạnh mà một người bị ảnh hưởng nhiều nhất và giúp nhân viên y tế 3
  12. đưa ra lựa chọn tốt nhất trong việc chăm sóc bệnh nhân, đồng thời cũng đánh giá sự thay đổi CLCS trong suốt quá trình điều trị [10]. Bên cạnh đó, đo lường CLCS góp phần cải thiện mối quan hệ giữa nhân viên y tế và bệnh nhân, nhân viên y tế sẽ hiểu rõ hơn tác động của bệnh tật, phương pháp điều trị đối với CLCS của bệnh nhân, mối liên hệ giữa nhân viên y tế và bệnh nhân sẽ được thay đổi, cải thiện, điều này giúp nhân viên y tế thực hiện tốt công việc của mình một cách hiệu quả hơn, có ý nghĩa hơn và giúp bệnh nhân có nhận thức tốt hơn về sức khỏe, bệnh tật, về việc tự chăm sóc sức khỏe, từ đó góp phần cải thiện CLCS [10]. Trong nghiên cứu, đo lường CLCS giúp cung cấp những hiểu biết mới về bản chất của bệnh tật bằng cách đánh giá mức độ ảnh hưởng của bệnh tật đến sức khỏe chủ quan của một người trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó, việc đo lường CLCS còn giúp đánh giá các phương pháp điều trị, bằng cách xem xét những thay đổi trong tình trạng sức khỏe của bệnh nhân khi điều trị, có thể thu được một bức tranh đầy đủ hơn [10]. Trong đánh giá định kỳ tính đầy đủ và chất lượng của dịch vụ y tế, mối quan tâm của bệnh nhân rất là quan trọng. Bằng cách đưa ra thước đo về mối quan hệ giữa dịch vụ chăm sóc sức khỏe và CLCS của bệnh nhân hay là trình bày trực tiếp thước đo cảm nhận của bệnh nhân về chất lượng và sự sẵn có của dịch vụ chăm sóc sức khỏe để đánh giá về các dịch vụ y tế [10]. Trong hoạch định chính sách, khi các nhà cung cấp dịch vụ y tế thực hiện những chính sách mới, điều quan trọng là phải đánh giá tác động của những thay đổi chính sách đối với chất lương cuộc sống của những người tiếp xúc với các dịch vụ y tế [10]. Ngoài các công dụng như đã kể ở trên, đo lường CLCS cũng có thể được sử dụng để đánh giá sự khác biệt về CLCS giữa các nền văn hóa khác nhau, để so sánh các nhóm người trong cùng một nền văn hóa và đo lường sự thay đổi theo thời gian để đáp ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh sống [8]. 1.1.3. Bộ công cụ đo lường Chất lượng cuộc sống Trong các thập kỷ qua, nhiều công cụ đã được phát triển để đo lường CLCS trong các quần thể bệnh nhân khác nhau, với 2 cách cơ bản: tổng quát và chuyên biệt. Trong khi bộ công cụ đo lường chất lường cuộc sống tổng quát có ứng dụng rộng rãi 4
  13. trên các loại bệnh và mức độ nghiêm trọng khác nhau của bệnh thì bộ công cụ đo lường chất lường cuộc sống chuyên biệt được thiết kế để đánh giá các bệnh hoặc quần thể bệnh nhân cụ thể. Trước khi một công cụ được phát triển và đưa vào sử dụng thì cần phải được kiểm tra để đảm bảo tính hợp lệ, độ tin cậy và khả năng đáp ứng cao. Tính hợp lệ đảm bảo rằng công cụ có thể đo lường những cái được cho là để đo lường. Các bộ công cụ đáng tin cậy có thể tạo ra sự khác biệt giữa các đối tượng. Các biện pháp đánh giá đáp ứng có thể phát hiện những thay đổi quan trọng trong CLCS trong một khoảng thời gian, ngay cả những thay đổi nhỏ [11]. ❖ Bộ công cụ đo lường chất lượng cuộc sống tổng quát Bộ công cụ SF-36 (36-Item Short Form Survey) Bộ công cụ SF-36 được thiết kế để sử dụng trong thực hành và nghiên cứu lâm sàng, đánh giá chính sách y tế và khảo sát dân số chung. Bộ công cụ gồm 36 câu hỏi được chia thành 8 lĩnh vực [12]. Bảng 1.1. Các lĩnh vực của bộ câu hỏi SF - 36 Hoạt động thể chất 10 câu Hoạt động xã hội 2 câu Giới hạn vai trò do sức khỏe thể chất 4 câu Hạn chế về vai trò do các vấn đề tình cảm 3 câu Sức sống (năng lượng/mệt mỏi) 4 câu Tình cảm hạnh phúc 5 câu Đau đớn 2 câu Sức khỏe tổng quát 5 câu Tám lĩnh vực của SF-36 cho thấy có hai khái niệm riêng biệt: một chiều vật lý được thể hiện bởi Thành phần Vật lý (PCS) và một chiều tinh thần được thể hiện bởi Thành phần Tinh thần (MCS).Tất cả các thang đo đều đóng góp theo tỷ lệ khác nhau vào việc cho điểm của các biện pháp PCS và MCS [13]. Đối với PCS, các trọng số tích cực được đặt trên các thang đo Chức năng thể chất, vai trò thể chất, đau đớn về cơ thể và sức khỏe tổng quát trong khi các trọng số tiêu cực được đặt trên các thang đo vai trò tình cảm và sức khỏe tâm thần [14]. Đối với MCS, các trọng số tích cực được đặt trên các thang đo sức khỏe tinh thần, cảm xúc, chức năng xã hội và sức sống, 5
  14. trong khi các trọng số tiêu cực được đặt trên các thang đo chức năng thể chất và vai trò thể chất [15]. Bộ công cụ EQ-5D-5L (European Quality of life – 5 Dimensions – 5 Level) Bảng câu hỏi CLCS châu Âu 5 chiều – 5 cấp độ (EQ-5D-5L) do EuroQol Group phát triển đã được dịch sang nhiều phiên bản ngôn ngữ khác nhau và được sử dụng rộng rãi trong cả dân số nói chung cũng như mẫu bệnh nhân.[16] Bộ công cụ này dùng để mô tả và đánh giá sức khỏe, bao gồm 5 khía cạnh: Khả năng vận động (MO), Tự chăm sóc (SC), Hoạt động thông thường (UA), Đau/khó chịu (PD) và Lo lắng/trầm cảm (AD). Mỗi chiều có 5 cấp độ. Phản hồi cấp độ 1 thể hiện “không có vấn đề gì”, cấp độ 2 “vấn đề nhẹ”, cấp độ 3 “vấn đề trung bình”, cấp độ 4 “vấn đề nghiêm trọng” và cấp độ 5 “vấn đề vô cùng nghiêm trọng” hoặc “không thể thực hiện” – đây là phản hồi tồi tệ nhất trong chiều. Bộ công cụ EQ-5D-5L cũng yêu cầu người trả lời đánh giá sức khỏe của họ trên thang điểm tương tự trực quan, từ 0 (sức khỏe tồi tệ nhất) đến 100 (sức khỏe tốt nhất). Điểm chỉ số EQ-5D-5L được tính toán bằng cách sử dụng một thuật toán cho điểm, được lấy từ dữ liệu thu thập được thông qua các cuộc phỏng vấn bằng cách sử dụng các kỹ thuật dựa trên sự lựa chọn như đánh đổi thời gian và các nhiệm vụ thử nghiệm lựa chọn rời rạc [17]. Năm 2017 – 2018, tại Việt Nam, nghiên cứu xây dựng thang điểm đo lường CLCS được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu Trường Đại học Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội và Trường Đại học Umea, Thụy Điển. Nghiên cứu được thực hiện theo quy định, tiêu chuẩn và dưới sự giám sát của các chuyên gia của Euroqol. Kết quả nghiên cứu và thang điểm đo lường CLCS tại Việt Nam đã được Euroqol phê chuẩn. Kết quả của nghiên cứu là cơ sở quan trọng cho các nghiên cứu, đánh giá CLCS cũng như các đánh giá công nghệ y tế tại Việt Nam [18]. Bộ công cụ WHOQOL – BREF (World Health Orgnization Quality Of Life- Bref Form) Bộ câu hỏi về CLCS của WHO, WHOQOL – BREF, là một trong những bảng câu hỏi chung được biết đến nhiều nhất để đánh giá CLCS ở nhóm dân số khỏe mạnh và bị bệnh. Trong hơn 20 năm qua, đã có khoảng 100 bản dịch WHOQOL – BREF phù hợp với văn hóa của các dân tộc [19]. Bộ công cụ WHOQOL – BREF gồm 26 câu hỏi được rút gọn từ bộ công cụ WHOQOL-100, đánh giá trên 4 khía cạnh: Sức khỏe thể chất, Sức khỏe tâm thần, Mối quan hệ xã hội, Môi trường sống [20]. 6
  15. Trong nghiên cứu dịch tễ học, các đánh giá của WHOQOL – BREF sẽ cho phép thu thập dữ liệu chi tiết về CLCS trên một nhóm dân số cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hiểu biết về bệnh tật và phát triển các phương pháp điều trị. Bộ công cụ WHOQOL – BREF sẽ giúp thực hiện nghiên cứu CLCS ở nhiều trung tâm và so sánh kết quả thu được ở các trung tâm khác nhau [8]. Trong thực hành lâm sàng, đánh giá WHOQOL – BREF sẽ hỗ trợ các bác sĩ đưa ra đánh giá về các lĩnh vực mà bệnh nhân bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bệnh tật và trong việc đưa ra quyết định điều trị. Cùng với các biện pháp khác, WHOQOL – BREF sẽ cho phép các chuyên gia y tế đánh giá những thay đổi về CLCS trong quá trình điều trị. Theo dự đoán rằng, trong tương lai WHOQOL – BREF sẽ tỏ ra hữu ích trong nghiên cứu chính sách y tế và sẽ tạo nên một khía cạnh quan trọng của việc đánh giá định kỳ các dịch vụ y tế và xã hội [8]. ❖ Bộ công cụ đo lường chất lượng cuộc sống chuyên biệt Các công cụ dành riêng cho bệnh tật tập trung vào các mối quan tâm liên quan đến một bệnh cụ thể. Các công cụ này đo lường sự thay đổi CLCS theo thời gian hoặc khi điều trị. Một số bộ công cụ đo lường CLCS chuyên biệt phổ biến được sử dụng: Bộ công cụ ASQoL là thước đo CLCS cụ thể cho bệnh viêm cột sống dính khớp và đã được xác nhận để sử dụng cho bệnh nhân thấp khớp viêm mãn tính [21]. Bảng câu hỏi gồm 18 mục, mỗi mục có tùy chọn trả lời “Có/Không” được chấm điểm tương ứng là “1” và “0”. Tổng số điểm nằm trong khoảng từ 0 – 18, với điểm số cao hơn cho thấy CLCS kém. Bộ công cụ ASQoL được phát triển bằng cách kết hợp thống kế và chẩn đoán của mô hình Rasch với lý thuyết của mô hình CLCS dựa trên nhu cầu. Việc áp dụng mô hình Rasch đảm bảo rằng bộ công cụ này là một chiều và nó có các thuộc tính tâm lý tuyệt vời. ASQoL được sử dụng thường xuyên nhất trong các nghiên cứu bệnh viêm cột sống dính khớp và đã được điều chỉnh để sử dụng ở 46 quốc gia trên toàn thế giới [22]. Bộ công cụ PsAQoL dùng cho người bị bệnh viêm khớp vẩy nến. Mc Kenna và cộng sự đã phát triển và xác nhận bảng câu hỏi về CLCS của bệnh viêm khớp vẩy nến (PsAQoL). Thay vì đo lường các triệu chứng và hạn chế chức năng, PsAQoL đánh giá mức độ mà bệnh nhân có thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người họ. Bảng câu hỏi PsAQoL là thước đo kết quả duy nhất lấy bệnh nhân làm trung tâm có thể đánh giá tác động thực sự của bệnh viêm khớp vẩy nến và các điều trị đối với cuộc sống chung của bệnh nhân [23]. 7
  16. Bộ công cụ RAQoL được phát triển trực tiếp từ các bệnh nhân viêm khớp dạng thấp ở Vương quốc Anh và Hà Lan dùng để đo lường CLCS. Bảng câu hỏi đã được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng, bên cạnh đó, còn được điều chỉnh để sử dụng bằng 24 ngôn ngữ khác [24]. Bộ công cụ RAQoL có độ tin cậy và độ nhạy tốt để phân biệt giữa các nhóm với mức độ nghiêm trọng khác nhau của hoạt động bệnh. Bảng câu hỏi này được cho điểm từ 0 – 30 dựa trên các khía cạnh bao gồm năng lượng, khả năng vận động, khả năng tự chăm sóc bản thân, cảm xúc, tâm trạng và tiếp xúc cơ thể, với điểm số thấp hơn cho thấy CLCS tốt hơn [25]. Bộ công cụ KDQOL-36 là thước đo đánh giá CLCS dành riêng cho bệnh nhân bị bệnh thận [26]. Bộ công cụ khảo sát gồm 36 câu hỏi về 5 khía cạnh: Thể chất, Tâm lý, Gánh nặng của bệnh thận, Các triệu chứng và vấn đề của bệnh thận, Ảnh hưởng của bệnh thận. Hai khía cạnh đầu là thước đo chung của CLCS, trong khi 3 khía cạnh tiếp theo dùng để đánh giá các vấn đề cụ thể đối với bệnh nhân thận mạn giai đoạn cuối hoặc các giai đoạn sớm hơn của bệnh thận mạn tính [27]. Bộ công cụ AQLQ là thước đo đánh giá CLCS dành cho bệnh nhân bị hen suyễn được phát triển để đo lường những suy giảm chức năng mà người lớn từ 17 tuổi trở lên gặp phải. Bộ công cụ gồm 32 câu hỏi trong 4 lĩnh vực (Triệu chứng, Hạn chế hoạt động, Chức năng cảm xúc và Kích thích môi trường) [28]. IBDQ-32– Bảng câu hỏi đánh giá CLCS dành cho bệnh nhân bị viêm ruột. Bộ công cụ gồm 32 câu hỏi về 4 lĩnh vực hoạt động và sức khỏe: các triệu chứng về ruột và toàn thân; chức năng cảm xúc và xã hội. Đánh giá về các thuộc tính đo lường của IBDQ-32 đã tìm thấy bằng chứng hỗ trợ tin cậy, tính hợp lệ của nội dung, tính hợp lệ của cấu trúc và khả năng đáp ứng. Ngoài ra, các đánh giá đã kết luận rằng IBDQ-32 có hồ sơ đo lường mạnh nhất trong số các công cụ được sử dụng để đánh giá CLCS dành riêng cho bệnh nhân viêm ruột. Một số nhà phê bình đã khuyến nghị rằng IBDQ- 32 nên được đưa vào làm điểm cuối trong tất cả thử nghiệm lâm sàng viêm loét đại tràng, trong đó CLCS của bệnh nhân là một kết quả có liên quan [29]. Các bộ công cụ cũng có thể được xem xét trong một số bối cảnh rộng hơn, cụ thể là các bộ công cụ dành riêng cho hệ thống hoặc cơ quan. Ví dụ, công cụ được sử dụng thường xuyên nhất để đánh giá CLCS ở bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến là Chỉ số chất lượng cuộc sống Da liễu – DLQI. Đây không phải là một công cụ chung chung (nó tập trung vào da) cũng không phải là một công cụ cụ thể cho bệnh. Ưu điểm của 8
  17. loại bảng câu hỏi này là ứng dụng để đánh giá các bệnh da liễu khác; các bác sĩ không tham gia vào nghiên cứu thích sử dụng và giải thích 10 hoặc 20 bảng câu hỏi cụ thể về bệnh khác nhau. Tuy nhiên, nó cũng có những nhược điểm. Ví dụ, một số bệnh ngoài da cũng liên quan đến các cơ quan khác (bệnh vẩy nên liên quan đến da và khớp) và DLQI không đánh giá ảnh hưởng của thành phần khớp đối với CLCS [11]. 1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của thai phụ Trong quá trình phát triển của thai nhi, cơ thể của thai phụ cũng dần trải qua những thay đổi nhất định. Các yếu tố nội tiết, cảm xúc, tâm lý và thể chất đặc trưng cho quá trình mang thai gây ra những thay đổi về tinh thần, thể chất, xã hội và sức khỏe tổng thể của thai phụ trong thời kỳ mang thai và dễ ảnh hưởng, đe dọa đến CLCS của họ. Vì vậy, giai đoạn này thường là giai đoạn căng thẳng [3]. 1.2.1. Đặc điểm của thai phụ Các đặc điểm của thai phụ có mối liên quan chặt chẽ đến CLCS: Tuổi, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, nghề nghiệp,… Theo nghiên cứu của Fatemeh Estebsari và cộng sự, một số yếu tố ảnh hưởng đến CLCS của thai phụ như tuổi mẹ, trình độ học vấn, nghề nghiệp và các chỉ khối cơ thể. Kết quả này cũng đã được xác nhận bởi các nghiên cứu khác ở Iran [30, 31] và các quốc gia khác [32, 33]. Tuổi của mẹ là một yếu tố quan trọng đối với CLCS. Phụ nữ trải qua thời kỳ mang thai trong độ tuổi từ 18 đến 35 ít gặp các vấn đề về thai kỳ hơn và khi đối mặt với các vấn đề mang thai, họ sẽ có khả năng thích nghi tốt hơn. Các bà mẹ trẻ, có học thức và đang đi làm, do họ có tình trạng kinh tế xã hội tốt hơn nên có khả năng hiểu biết nhiều hơn về tầm quan trọng của sức khỏe và tác động của chúng đối với sức khỏe thai nhi cũng như việc kiểm soát cân nặng và các chỉ số cơ thể. Trong nghiên cứu này, nghề nghiệp của vợ/chồng cũng được xem là một trong những yếu tố liên quan đến CLCS của các bà mẹ mang thai. Các nghiên cứu tương tự trước đấy cũng khẳng định rằng những yếu tố này có mối quan hệ đáng kể đến CLCS của thai phụ [34-36]. Ngoài ra, nhận thức giáo dục của vợ/chồng cao thì hỗ trợ nhiều cho thai phụ về mặt tinh thần cũng như vật chất, điều này cũng tác động đến CLCS của thai phụ [3]. Trong nghiên cứu của Trần Thị Hằng và Tôn Nữ Minh Đức cho thấy, những thai phụ sống ở nông thôn có CLCS thấp hơn so với những phụ nữ sống ở thành thị. Thai phụ sống ở nông thôn sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ 9
  18. chăm sóc sức khỏe, đồng thời chủ yếu làm các công việc lao động chân tay như nông – lâm – ngư nghiệp, nội trợ. Ngoài ra, nghề nghiệp và trình độ học vấn của chồng có liên quan đến CLCS của thai phụ. Nghiên cứu này cho thấy, những thai phụ có chồng có trình độ học vấn thấp thì CLCS của thai phụ càng thấp. Và những thai phụ có chồng có công việc lao động chân tay như làm nông nông – lâm – ngư nghiệp hay công nhân thì sẽ có CLCS thấp hơn so với những thai phụ có chồng làm công việc trí óc như kinh doanh, cán bộ, nhân viên văn phòng… Người chồng có một ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe và tâm lý của thai phụ [6]. Một đánh giá có hệ thống được thực hiện với Lagadec và cộng sự năm 2018 cho thấy các yếu tố liên quan đến CLCS của phụ nữ mang thai, các yếu tố như tuổi mẹ, vấn đề kinh tế thiếu thốn, giáo dục đại học, việc làm, kết hôn, sống chung với gia đình có mối quan hệ mạnh mẽ và quan trọng đối với CLCS [37]. 1.2.2. Đặc điểm sản khoa Giới tính của thai nhi, một trong những mối quan tâm chính của thai phụ và người thân của họ. Giới tính quan trọng đối với phụ nữ mang thai do tầm quan trọng của nó đối với chồng và những người thân khác và cũng do sở thích cá nhân của họ đối với việc sinh con. Trong nghiên cứu của Farideh Kazemi và cộng sự, trước khi xác định giới tính thai nhi, những người tham gia trong nghiên cứu đó đã lo sợ về việc có thai nhi là nữ và bị người khác khiển trách. Khi giới tính của thai nhi được xác định là đi ngược lại với sở thích của mình, họ cảm thấy không vui và thậm chí tìm cách che đậy điều đó. Một trong những lý do chính đằng sau những cảm giác tiêu cực đó là thực tế, khi giới tính của thai nhi không phù hợp với sở thích của người khác, điều này khiến người mẹ bị áp lực phải mang thai thêm. Một phụ nữ 29 tuổi đang mang thai 37 tuần cho biết: “Vào thời điểm siêu âm để xác định giới tính thai nhi, tôi đã căng thẳng và khiến tình trạng buồn nôn của tôi trở nên tồi tệ hơn. Sau khi siêu âm và trong vài ngày, tôi không muốn nói với bất kỳ ai rằng tôi đã được siêu âm.” [38]. Ở nghiên cứu của Trần Thị Hằng và Tôn Nữ Minh Đức cho thấy, những thai phụ sinh từ 2 con trở lên có tỷ lệ CLCS không tốt cao hơn so với các thai phụ chưa sinh con lần nào hoặc sinh 1 con với tỷ lệ 66,7%. Gia đình đông con sẽ ảnh hưởng đến kinh tế gia đình đồng thời làm cho người phụ nữ mất nhiều thời gian hơn để chăm sóc con cái, giới hạn thời gian chăm sóc sức khỏe bản thân từ đó ảnh hưởng đến CLCS của thai phụ. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Danielle Mourady và 10
  19. cộng sự, phụ nữ có 3 con trở lên có điểm ở lĩnh vực sức khỏe tâm lý và môi trường thấp [39]. Bên cạnh đó, sự hài lòng về giới tính của thai nhi có thể liên quan đến CLCS của thai phụ. Những thai phụ cảm thấy không hài lòng về giới tính của thai nhi có tỷ lệ CLCS không tốt cao hơn so với những thai phụ khác. Việt Nam là một quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo với nhiều phong tục, tập quán, trong đó có tư tưởng “trọng nam khinh nữ” gắn liền với thực hành thờ cúng tổ tiên, nối dõi tông đường,.. dẫn đến việc thai phụ bị trọng trách nặng nề đặt lên vai, nên khi giới tính thai nhi không đúng như ý muốn của người thân sẽ dẫn đến áp lực, căng thẳng, làm giảm CLCS của thai phụ [6]. Ở nghiên cứu của Ashraf Kazemi và cộng sự cho thấy sự gia tăng của tuổi thai có thể làm giảm CLCS của phụ nữ mang thai. Đánh giá sự thay đổi của CLCS trong các khoảng thời gian đã xác nhận ảnh hưởng của thời gian đến tổng điểm CLCS và các khía cạnh khác nhau của nó. Điểm CLCS giảm trong giai đoạn 3 tháng đầu trong thai kỳ, sau đó, duy trì mức ổn định trong 3 tháng giữa thai kỳ và cuối cùng, bắt đầu giảm trở lại ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Sự thay đổi này phù hợp với tình trạng của thai phụ trong các thời kỳ mang thai khác nhau. Các vấn đề thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ như ốm nghén, dẫn đến CLCS thấp hơn trong giai đoạn này. Trong 3 tháng giữa thai kỳ, các triệu chứng khi mang thai giảm nên ít vấn đề hơn cho các thai phụ, giải thích việc CLCS không thay đổi trong thời kỳ này. Tỷ lệ mắc các vấn đề khi mang thai ngày càng tăng sau khi bụng to lên, hạn chế vận động và rối loạn giấc ngủ trong giai đoạn này cũng có liên quan đến CLCS [40]. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Manar Nabolsi và cộng sự cho thấy mối tương quan hai chiều giữa CLCS với các biến số xã hội học được kiểm tra. Quan trọng nhất, bộ câu hỏi khảo sát SF-36 đã làm rõ mối liên hệ tiêu cực đáng kể với số năm kết hôn, số con và số lần sinh. Có nghĩa là số năm kết hôn, số con và số lần sinh trước càng lớn có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến CLCS của thai phụ [41]. 1.2.3. Các đặc điểm tâm lý Trong quá trình mang thai, các thai phụ đều trải qua các rối loạn tâm lý như khó ngủ và cáu kỉnh. Các thai phụ cho rằng các vấn đề về giấc ngủ của họ là do các yếu tố như tư thế ngủ, tần suất đi vệ sinh, các vấn đề về đường tiêu hóa, đau đớn về thể chất, khó đi vào giấc ngủ và khó ngủ. Hơn nữa, nhiều thai phụ còn bày tỏ rằng trong quá trình mang thai, họ trở nên nhạy cảm, cáu kỉnh và phản ứng mạnh mẽ với chồng cũng như những hành vi của người khác [38]. 11
  20. Rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống hàng ngày, bao gồm tâm trạng, sức chịu đựng tinh thần, hiệu suất làm việc, mức năng lượng và CLCS [42]. Elham Rezaei và cộng sự sử dụng bộ câu hỏi khảo sát WHO- BREF để nghiên cứu CLCS của thai phụ bị rối loạn giấc ngủ. Nghiên cứu này chỉ ra rằng CLCS của phụ nữ mang thai có liên quan đến chất lượng giấc ngủ của họ, Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến các lĩnh vực như Sức khỏe tâm lý, Xã hội, Môi trường [43]. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Deborah Da Costa và cộng sự (2010), cho thấy phụ nữ mang thai có vấn đề về giấc ngủ, suy giảm chức năng thể chất và sức khỏe xã hội, tăng đau nhức cơ thể và hạn chế trong việc thực hiện các công việc hàng ngày do các vấn đề về thể chất [44]. Bên cạnh đó, rối loạn giấc ngủ khi mang thai có thể là một yếu tố nguy cơ gây ra các triệu chứng trầm cảm, trầm cảm có thể phát triển sau khi trải qua chứng mất ngủ. Nghiên cứu của Nacar G và cộng sự đã được thực hiện để kiểm tra mối quan hệ giữa giấc ngủ của thai phụ và các triệu chứng trầm cảm, những thai phụ gặp vấn đề về mất ngủ có biểu hiện trầm cảm gấp 1,64 lần so với những phụ nữ không gặp vấn đề về mất ngủ [42]. Wolynczyk-Gmaj và cộng sự (2017) cũng có cuộc nghiên cứu tương tự, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng trầm cảm có liên quan đáng kể đến chứng mất ngủ khi mang thai [45]. Ngoài ra, Dorheim SK và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu theo dõi phụ nữ mang thai và cho thấy rằng, các triệu chứng trầm cảm có liên quan chặt chẽ với chứng mất ngủ trong giai đoạn mang thai, đặc biệt với thời lượng ngủ < 5 hoặc > 10 giờ, hiệu quả giấc ngủ < 75%, suy giảm vào ban ngày và thời gian ngủ dài bắt đầu. Bên cạnh đó, đau vùng chậu và lưng dưới có liên quan đến chứng mất ngủ [46]. Ở trong thời kỳ này, sự căng thẳng và lo lắng của thai phụ có liên quan tiêu cực đến CLCS [47]. Căng thẳng khi mang thai được định nghĩa là “sự mất cân bằng mà phụ nữ mang thai cảm thấy khi cô ấy không thể đối phó với các nhu cầu, được thể hiện cả về hành vi và sinh lý”. Ngoài ra, lo lắng khi mang thai đã được xác định là những lo lắng về việc mang thai, sợ hãi khi sinh con, lo lắng về sức khỏe của thai nhi và trẻ sơ sinh và việc nuôi dạy con trong tương lai. Có nhiều tài liệu chứng minh rằng căng thẳng khi mang thai có thể gây ra nhiều tác động bất lợi cho bà mẹ cũng như trẻ sơ sinh, cảm xúc của người mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Lo lắng của người mẹ và căng thẳng chính là hai cảm xúc tiêu cực gây ra sảy thai tự nhiên, chuyển dạ sinh non, sinh con nhẹ cân. Bên cạnh đó, căng thẳng của người mẹ 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0