Đề tài " THỰC TẾ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG (QLCL) TRONG KHU VỰC CÔNG Ở VIỆT NAM "
lượt xem 33
download
Chất lượng là một khái niệm quá quen thuộc với loài người ngay từ những thời cổ đại, tuy nhiên chất lượng cũng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi. Tùy theo đối tượng sử dụng, từ "chất lượng" có ý nghĩa khác nhau. Người sản xuất coi chất lượng là điều họ phi làm để đáp ứng các qui định và yêu cầu do khách hàng đặt ra, để được khách hàng chấp nhận. Chất lượng được so sánh với chất lượng của đối thủ cạnh tranh và đi kèm theo các chi phí, giá cả. Do con người và nền văn hóa...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài " THỰC TẾ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG (QLCL) TRONG KHU VỰC CÔNG Ở VIỆT NAM "
- PHẦN NỘI DUNG A. THỰC TẾ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG (QLCL) TRONG KHU VỰC CÔNG Ở VIỆT NAM I. Khái quát chung về chất lượng và quản lý chất lượng 1.1 Chất lượng Chất lượng là một khái niệm quá quen thuộc với loài người ngay từ những th ời c ổ đại, tuy nhiên chất lượng cũng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi. Tùy theo đ ối t ượng s ử dụng, từ "chất lượng" có ý nghĩa khác nhau. Người sản xuất coi chất l ượng là đi ều h ọ phi làm để đáp ứng các qui định và yêu cầu do khách hàng đặt ra, để đ ược khách hàng ch ấp nhận. Chất lượng được so sánh với chất lượng của đối thủ cạnh tranh và đi kèm theo các chi phí, giá cả. Do con người và nền văn hóa trên thế gi ới khác nhau, nên cách hi ểu c ủa h ọ v ề chất lượng và đảm bảo chất lượng cũng khác nhau. Nói như vậy không phải chất lượng là một khái niệm quá trừu tượng đến mức người ta không thể đi đến một cách diễn giải tương đối thống nhất, m ặc dù sẽ còn luôn luôn thay đổi. Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự th ảo DIS 9000:2000, đã đ ưa ra đ ịnh nghĩa sau: Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính c ủa m ột sản ph ẩm, h ệ th ống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan". Ở đây yêu c ầu là các nhu cầu và mong đợi được công bố, ngụ ý hay bắt buộc theo tập quán. Từ định nghĩa trên ta rút ra một số đặc điểm sau đây của khái niệm chất lượng: - Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu. N ếu m ột sản ph ầm vì lý do nào đó mà không được nhu cầu chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng kém, cho dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại. Đây là m ột k ết lu ận then ch ốt và là c ơ sở để các nhà chất lượng định ra chính sách, chiến lược kinh doanh của mình. - Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn bi ến đ ộng nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian, điều kiện sử dụng. - Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phi xét và ch ỉ xét đ ến m ọi đ ặc tính của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu c ầu c ụ th ể. Các nhu c ầu này không chỉ từ phía khách hàng mà còn từ các bên có liên quan, ví d ụ như các yêu c ầu mang tính pháp chế, nhu cầu của cộng đồng xã hội. - Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các qui đ ịnh, tiêu chuẩn nh ưng cũng có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử d ụng ch ỉ có th ể c ảm nh ận chúng, hoặc có khi chỉ phát hiện được trong chúng trong quá trình sử dụng. - Chất lượng không phi chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa mà ta vẫn hiểu hàng ngày. Chất lượng có thể áp dụng cho một hệ thống, một quá trình. Khái ni ệm chất l ượng trên đây được gọi là chất lượng theo nghĩa hẹp. Rõ ràng khi nói đ ến ch ất l ượng chúng ta không thể bỏ qua các yếu tố giá cả và dịch vụ sau khi bán, vấn đề giao hàng đúng lúc, đúng
- thời hạn đó là những yếu tố mà khách hàng nào cũng quan tâm sau khi th ấy s ản ph ẩm mà h ọ định mua thỏa mãn nhu cầu của họ. 1.2 Quản lý chất lượng Chất lượng không tự sinh ra; chất lượng không phải là m ột kết q ủa ngẫu nhiên, nó là kết qủa của sự tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này.Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi là qu ản lý ch ất l ượng.Ph ải có hiểu biết và kinh nghiệm đúng đắn về quản lý chất lượng m ới gi ải quyết t ốt bài toán ch ất lượng. Quản lý chất lượng đã được áp dụng trong mọi ngành công nghi ệp, không ch ỉ trong sản xuất mà trong mọi lĩnh vực, trong mọi loại hình công ty, qui mô l ớn đ ến qui mô nh ỏ, cho dù có tham gia vào thị trường quốc tế hay không. Quản lý chất l ượng đ ảm b ảo cho công ty làm đúng những việc phải làm và những vi ệc quan tr ọng.N ếu các công ty mu ốn c ạnh tranh trên thị trường quốc tế, phải tìm hiểu và áp dụng các khái niệm về quản lý chất lượng có hiệu quả. Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng. Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng thường bao gồm lập chính sách, mục tiêu, hoạch định, kiểm soát, đảm bảo và cải tiến chất lượng 1.3 Các nguyên tắc của quản lý chất lượng Nguyên tắc 1: Định hướng bởi khách hàng Doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng của mình và vì th ế c ần hi ểu các nhu c ầu hiện tại và tương lai của khách hàng, để không chỉ đáp ứng mà còn phấn đấu vượt cao h ơn sự mong đợi của họ. Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất đồng bộ gi ữa mục đích và đ ường l ối c ủa doanh nghiệp.Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì môi trường nội bộ trong doanh nghiệp để hoàn toàn lôi cuốn mọi người trong việc đạt được cắc mục tiêu của doanh nghiệp. Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người Con người là nguồn lực quan trọng nhất của một doanh nghi ệp và s ự tham gia đầy đủ với những hiểu biết và kinh nghiệm của họ rất có ích cho doanh nghiệp. Nguyên tắc 4: Quan điểm quá trình Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn và các ho ạt động có liên quan được quản lý như một quá trình. Nguyên tắc 5: Tính hệ thống Việc xác định, hiểu biết và quản lý một hệ thống các quá trình có liên quan lẫn nhau đối với mục tiêu đề ra sẽ đem lại hiệu quả của doanh nghiệp. Nguyên tắc 6: Cải tiên liên tục Cải tiến liên tục là mục tiêu, đồng thời cũng là phương pháp của m ọi doanh nghiệp.Muốn có được khả năng cạnh tranh và mức độ chất lượng cao nhất, doanh nghi ệp phải liên tục cải tiến.
- Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên sự kiện Mọi quyết định và hành động của hệ thống quản lý hoạt động kinh doanh mu ốn có hiệu quả phải được xây đựng dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin. Nguyên tắc 8. Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng Doanh nghiệp và người cung ứng phụ thuộc lẫn nhau, và mối quan hệ tương hỗ cùng có l ợi sẽ nâng cao năng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị. 1.4 Một số phương pháp quản lý chất lượng 1.4.1 Kiểm tra chất lượng Một phương pháp phổ biến nhất để đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với qui định là bằng cách kiểm tra các sản phẩm và chi tiết bộ phận nhằm sàng l ọc và lo ại ra b ất c ứ một bộ phận nào không đảm bảo tiêu chuẩn hay qui cách kỹ thuật. Đầu thế kỷ 20, việc sản xuất với khối lượng lớn đã trở nên phát triển rộng rãi, khách hàng bắt đầu yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và sự cạnh tranh gi ữa các c ơ s ở s ản xu ất về chất lượng càng ngày càng mãnh liệt.Các nhà công nghiệp dần dần nhận ra rằng kiểm tra không phải là cách đảm bảo chất lượng tốt nhất. Theo định nghĩa, ki ểm tra ch ất l ượng là hoạt động như đo, xem xét, thử nghiệm, định cỡ một hay nhi ều đặc tính c ủa đ ối t ượng và so sánh kết quả với yêu cầu nhằm xác định sự phù hợp của m ỗi đặc tính. Nh ư v ậy ki ểm tra ch ỉ là một sự phân loại sản phẩm đã được chế tạo, một cách xử lý "chuyện đã rồi". Nói theo ngôn ngữ hiện nay thì chất lượng không được tạo dựng nên qua kiểm tra. Vào những năm 1920, người ta đã bắt đầu chú trọng đến những quá trình tr ước đó, hơn là đợi đến khâu cuối cùng mới tiến hành sàng lọc sản phẩm. Khái ni ệm ki ểm soát ch ất lượng (Quality Control - QC) ra đời. 1.4.2. Kiểm soát chất lượng Theo định nghĩa, Kiểm soát chất lượng là các ho ạt động và k ỹ thu ật mang tính tác nghiệp được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu chất lượng. Đ ể ki ểm soát ch ất l ượng, công ty phi kiểm soát được mọi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo ra chất lượng. Việc kiểm soát này nhằm ngăn ngừa sản xu ất ra s ản phẩm khuyết tật. Nói chung, kiểm soát chất lượng là kiểm soát các yếu tố sau đây: con người; phương pháp và quá trình; đầu vào; thiết bị; môi trường. QC ra đời tại Mỹ, nhưng rất đáng tiếc là các phương pháp này chỉ được áp d ụng mạnh mẽ trong lĩnh vực quân sự và không được các công ty Mỹ phát huy sau chi ến tranh.Trái lại, chính ở Nhật Bản, kiểm soát chất lượng mới được áp dụng và phát tri ển, đã đ ược hấp thụ vào chính nền văn hóa của họ. 1.4.3. Kiểm soát Chất lượng Toàn diện
- Các kỹ thuật kiểm soát chất lượng chỉ được áp dụng hạn chế trong khu vực sản xuất và kiểm tra. Để đạt được mục tiêu chính của quản lý chất l ượng là th ỏa mãn ng ười tiêu dùng, thì đó chưa phải là điều kiện đủ, nó đòi hỏi không ch ỉ áp d ụng các ph ương pháp này vào các quá trình xảy ra trước quá trình sản xuất và kiểm tra, như khảo sát th ị tr ường, nghiên cứu, lập kế hoạch, phát triển, thiết kế và mua hàng, mà còn phải áp d ụng cho các quá trình xảy ra sau đó, như đóng gói, lưu kho, vận chuyển, phân phối, bán hàng và dịch vụ sau khi bán hàng. Phương thức quản lý này được gọi là Kiểm soát Chất l ượng Toàn di ện. Thu ật ng ữ Kiểm soát chất lượng toàn diện (Total quality Control - TQC) được Feigenbaum đ ịnh nghĩa như sau: Kiểm soát chất lượng toàn diện là một hệ thống có hi ệu quả để nhất th ể hoá các n ỗ lực phát triển, duy trì và cải tiến chất lượng của các nhóm khác nhau vào trong m ột t ổ ch ức sao cho các hoạt động marketing, kỹ thuật, sản xuất và dịch vụ có thể tiến hành một cách kinh tế nhất, cho phép thảo mãn hoàn toàn khách hàng. Kiểm soát chất lượng toàn diện huy động nỗ lực của mọi đơn vị trong công ty vào các quá trình có liên quan đến duy trì và cải tiến chất lượng. Đi ều này sẽ giúp ti ết ki ệm t ối đa trong sản xuất, dịch vụ đồng thời thỏa mãn nhu cầu khách hàng. II. Thực trạng quản lý chất lượng trong khu vực công ở Việt Nam hiện nay 1. Các cơ quan nhà nước Trong những năm qua, nhằm xây dựng m ột nền hành chính dân ch ủ, trong s ạch, v ững mạnh, chuyên nghiệp hóa và hoạt động thật sự có hiệu quả theo mục tiêu chương trình c ải cách hành chính, Chính phủ và các cơ quan liên quan, đã ban hành m ột s ố văn bản quy ph ạm về việc áp dụng hệ thống QLCL trong các cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm: - Quyết định số144-2006-QD-TTg ngày 20/06/2006 của Thủ tướng Chính phủvề việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 trong các cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm các nội dung liên quan đến việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng - Thông tư của Bộ Tài chính số111/2006/TT-BTCngày 06 tháng 12 năm 2006 hướng dẫn công tác quản lý tài chính đối với việc áp dụng hệ th ống qu ản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. - Văn bản2401-BNN-VPngày 19/09/2006 của Bộ NN-PTNT về việc triển khai Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg về áp dụng TCVN ISO 9001-2000 Theo đó, các cơ quan nhà nước đang tích cực đẩy mạnh việc thực hiện Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; Quyết định 118/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 144/2006/QĐ-TTg.
- Quá trình triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chu ẩn ISO trong các cơ quan hành chính nhà nước, nhìn chung, trong những năm qua đã đ ạt đ ược k ết qu ả rõ nét, đó là: Bước đầu tạo thói quen làm việc khoa học, hi ệu quả hơn thông qua vi ệc tuân th ủ nghiêm ngặt các quy trình đã xây dựng; việc tổ chức, thu thập, sắp xếp, lưu trữ các loại văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên, hồ s ơ tài liệu đ ược sắp xếp ngăn nắp và có hệ thống theo từng lĩnh vực công việc. Thông qua áp dụng ISO, lãnh đạo đơn vị điều hành công việc có hiệu quả hơn nhờ thiết lập cơ chế giải quyết công việc rành mạch và thống nh ất. Cán b ộ, công ch ức đ ược phân công trách nhiệm rõ ràng trong quá trình xử lý công việc, được đánh giá năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm khách quan hơn, thực hiện được trách nhiệm, quyền lợi c ủa mình đúng nơi, đúng người có thẩm quyền phê duyệt. Cán bộ công chức còn được đào tạo, tập huấn nâng cao về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, được làm việc trong môi tr ường ngày càng tốt hơn. Việc áp dụng HTQLCL theo ISO làm giảm đáng kể hiện tượng nhũng nhiễu, gây phiền hà của cán bộ, công chức. Các thủ tục hành chính đều có quy trình xử lý công vi ệc niêm yết công khai, minh bạch. Người dân đến cơ quan nhà n ước được hướng dẫn tận tình, trả kết quả xử lý đúng hẹn. Chất lượng, hiệu quả công tác quản lý và cung cấp dịch vụ hành chính công được nâng cao, tạo được lòng tin và sự hài lòng của người dân. Tuy nhiên, trình độ dân trí không đồng đều, vi ệc thấu hi ểu các yêu c ầu c ủa tiêu chuẩn ISO đối với từng lĩnh vực hoạt động tại các đ ơn v ị hi ện nay còn nhi ều h ạn ch ế, ph ần nào ảnh hưởng đến hiệu quả của việc áp dụng. Để phát huy tốt tính ưu việt của hệ thống quản lý chất lượng, rất cần có sự quan tâm đúng mức c ủa lãnh đ ạo các c ấp, các ngành; s ự hiểu biết, thực thi tốt nhiệm vụ của cán bộ công chức và sự tham gia, giám sát ch ặt ch ẽ c ủa nhân dân để việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chu ẩn ISO vào ho ạt đ ộng của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước thực sự có hiệu quả, góp phần đắc lực đẩy nhanh công cuộc cải cách hành chính. Từ những kết quả trên, quá trình triển khai áp dụng ISO trong các cơ quan hành chính nhà nước trong thời gian qua có những thuận lợi và khó khăn sau: Thuận lợi: Ban Lãnh đạo, cán bộ, công chức c ơ quan nhận th ức đ ược tầm quan tr ọng c ủa vi ệc thực hiện ISO, trong thực hiện chú trọng nhiều ở khâu ứng dụng và xem đó là công c ụ qu ản lý hữu hiệu trong công việc. Các cơ quan triển khai áp dụng ISO: Thực hiện tốt về nhiệm vụ áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008, tạo điều kiện thuận l ợi và ph ối h ợp ch ặt ch ẽ v ới t ổ chức tư vấn áp dụng ISO. Chuyên gia tư vấn nhiệt tình, luôn đảm bảo th ời gian tư vấn h ợp lý cho vi ệc h ướng dẫn áp dụng, vận hành HTQLCL, đặc bi ệt là các quy trình manh tính h ệ th ống, đ ảm b ảo cho việc duy trì và cải tiến thường xuyên hệ thống. Khó khăn:
- Trong quá trình triển khai các đơn vị phải dành chi phí, th ời gian và công s ức đ ể xây dựng, thực hiện, duy trì cải tiến liên tục; phải có sự quyết tâm và n ỗ lực cao t ừ phía lãnh đạo cũng như cán bộ, công chức khi thực hiện; tuy nhiên m ột số đ ơn v ị ch ưa th ực s ự có s ự ủng hộ cao nhất của lãnh đạo cũng như sự nhiệt tình vào cuộc của cán bộ, công chức. Nhận thức trong cán bộ, công chức về áp dụng hệ thống ISO còn mới mẻ, do vậy khi thực hiện theo một quy trình mới bắt buộc thì phải có th ời gian m ới đi vào n ề n ếp, m ới v ận hành theo đúng quy định. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ, thay đổi liên tục khiến các th ủ tục hướng dẫn, biểu mẫu cũng phải thay đổi, gây không ít khó khăn trong quá trình th ực hiện. Ban chỉ đạo công tác ISO của cơ quan vừa phải thực hi ện nhi ệm v ụ chuyên môn v ừa kiêm nhiệm thêm các công việc của HTQLCL, thời gian tập trung chỉ đạo, ki ểm tra giám sát chưa liên tục nên hiệu quả công việc áp dụng hệ thống chưa cao. Có thể khẳng định rằng, việc áp dụng hệ thống quản lý chất l ượng theo tiêu chu ẩn ISO 9001:2008 trong hoạt động của các cơ quan hành chính là m ột ch ủ tr ương đúng đ ắn, hướng tới phục vụ nhân dân một cách công khai, đúng đắn và hiệu qu ả, xóa b ỏ các quy đ ịnh mang tính quan liêu, gây phiền hà cho cá nhân và tổ chức. Ví dụ: QLCL ở Đà Nẵng Từ năm 2006 đến năm 2007, thành phố Đà Nẵng triển khai thí đi ểm vi ệc áp dụng h ệ thống QLCL tại 5 đơn vị: sở Nội vụ, sở Thông tin Truyền thông, Ủy ban nhân dân qu ận Hải Châu, trường Cao đẳng nghề , sở Khoa học và Công nghệ. Ngày 26/9/2006, Ủy ban nhân dân thành phố ra QĐ số 6781/QĐ-UBND phê duyệt danh sách một lộ trình triển khai áp d ụng. Theo đó, từ năm 2006-2010, có 67 đơn vị áp dụng hệ thống QLCL. Qua quá trình xác nh ận của các cơ quan chuyên môn, hiện nay còn 60 đơn vị. Tính đ ến nay đã có 58/60 đ ơn v ị(chi ếm 96,7% )triển khai áp dụng, trong đó có 34 đơn vị đã được cấp giấy chứng nhận. Bên cạnh các mục tiêu trên, thành phố đã dự kiến thực hiện trực tuyến tại 5 sở tri ển khai hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn đến 5 phường trên địa bàn thành ph ố. Xây d ựng c ơ ch ế tuyên dương những đơn vị thực hiện tốt, đồng thời, thành ph ố cũng x ử lý nghiêm minh những trường hợp làm sai hoặc cố ý không hợp tác Ngoài việc xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn thì cũng c ần có những bi ện pháp cụ thể đi kèm. Như tại Quận 1, TP.HCM từ ngày áp d ụng ph ương th ức “ch ấm đi ểm” cán bộ bằng màn hình cảm ứng điện tử, ngày 20/6, sau 18 ngày th ực hi ện trong t ổng s ố 1.864 lượt người giao dịch giải quyết hồ sơ, có 1.074 lượt người tham gia nhận xét, đánh giá. Trong đó, có 1.063 ý kiến đánh giá hài lòng (chiếm 57%) và 11 th ể hi ện ý ki ến đánh giá không hài lòng (còn lại là những người không thể hiện ý kiến). 2. Các đơn vị sự nghiệp Tinh hinh triên khai xây dựng hệ thông quan lý chât lượng tại các đơn vị ̀ ̀ ̉ ́ ̉ ́ sự nghiệp công lập trên cả nước đã được chú trọng và triển khai theo tiêu chuân TCVN ISO 9001:2000 từ năm 2007. Đên nay, một số đơn vị đã được ̉ ́
- Tông cuc Tiêu chuân đo lường chât lượng câp giây chứng nhân đat tiêu chuân. ̉ ̣ ̉ ́ ́ ́ ̣ ̣ ̉ Tiêu biểu là từ ngày 23/3 đến 26/3/2009, Trung tâm Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn (QUACERT) thuộc Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã ti ến hành đánh giá chứng nhận cho 3 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp t ỉnh Cà Mau: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước, Phòng Công ch ứng số l và Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản. Qua đánh giá đã kết luận phù hợp với tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng . Đây là 3 đơn vị sự nghiệp đầu tiên của tỉnh Cà Mau đạt tiêu chuẩn này. Bên cạnh đó, một số đơn vị sự nghiệp như các trường học và b ệnh vi ện cũng bước đầu áp dụng hệ thống quản lý ch ất lượng trong công tác gi ảng d ạy và khám chữa bệnh. Về phía giáo dục, tiêu biểu là trường Đại học Dân lập Hoa Sen. Ngay từ khi mới thành lập trường, Ban Lãnh đạo trường đã chú trọng công tác quản lý chất lượng thông qua các hình thức nh ư đ ể sinh viên tham gia đánh giá, xếp loại giảng viên vào cuối mỗi học kỳ; đa dạng hóa ph ương pháp gi ảng dạy và kiểm tra giữa kỳ như cho sinh viên đóng kịch, thể hiện năng khiếu và nhận thức cá nhân liên quan đến chủ đề môn học; cơ s ở v ật ch ất đ ược trang b ị đầy đủ tiện nghi… Về lĩnh vực y tế, một số bệnh viện trên địa bàn thành ph ố Hồ Chí Minh đã hiện đại hóa trang thiết bị cũng như tiến hành điện tử hóa quy trình khám chữa bệnh như việc xây dựng hế thống cổng thông tin điện tử để giúp người dân dễ dàng tra cứu bệnh tình cũng như thuận lợi trong việc quản lý bệnh án của bệnh nhân. Ngoài những thành tựu đạt được như kể trên, các đơn vị s ự nghiệp công lập trong quá trình áp dụng hệ thống QLCL cũng gặp phải một s ố v ướng m ắc như không có kinh phí để thực hiện; chưa nhận được sự quan tâm đứng mức của cán bộ lãnh đạo; trình độ cũng như thái độ của đội ngũ nhân viên ch ưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình này… 3. Các doanh nghiệp nhà nước. Trên con đường hội nhập sâu rộng nền kinh tế quốc tế, m ỗi tổ chức doanh nghi ệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, phải có chính sách thích h ợp đ ể t ạo ra nh ững th ương hiệu riêng cho mình. Quản lý chất lượng được coi là m ột biện pháp thi ết th ực nhằm đ ẩy mạnh thương mại hóa toàn cầu, nâng cao năng lực cạnh tranh c ủa t ổ ch ức, doanh nghi ệp cũng như sức cạnh tranh của nền kinh tế của mỗi quốc gia. Đối với các doanh nghiệp nhà nước như tổng công ty xăng d ầu, t ổng công ty l ương thực, tổng công ty chế tạo và lắp ráp tàu bi ển...cũng đã áp d ụng tiêu chu ẩn ISO 9001:2005
- trong quy trình chế biến và sản xuất sản phẩm; các trang thi ết b ị đầu t ư v ới quy mô l ớn; đ ội ngũ nhân viên lành nghề…Song trong quá trình quả lý chất l ượng theo tiêu chu ẩn này, đã xuất hiện một số bất cập dẫn đến các hậu quả như xăng dầu kém chất lượng-là m ột trong những nguyên nhân gây ra các vụ cháy nổ xe máy hiện nay… Hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước đã và đang nhận đ ược sự h ỗ tr ợ r ất l ớn t ừ phía nhà nước và công tác thanh tra, giám sát cũng chưa được chặt chẽ đ ối v ới các đ ơn v ị này. Do đó, trong thời gian tới, để việc áp dụng hệ thống QLCL đi vào hi ệu qu ả, c ần có s ự n ỗ l ực rất lớn từ phía doanh nghiệp và nhà nước để tạo được lòng tin n ơi khách hàng và h ội nh ập tốt với thế giới. Một số giải pháp đề xuất. III. Đứng trước những tồn tại trên, nhóm xin đề xuất một số giải pháp sau: Thứ nhất, tăng cường sự cam kết của lãnh đạo cơ quan, b ởi s ự cam k ết c ủa lãnh đ ạo là yếu tố then chốt trong quản lý chất lượng.Suy cho cùng, chỉ khi lãnh đạo quan tâm đ ến chất lượng, cũng như công tác quản lý chất lượng thì mới có thể hướng mọi người đ ến v ới nó, truyền cảm hướng để mọi người hướng đến chất lượng. Thứ hai, tuyên truyền, khuyến khích nhằm nâng cao nhận th ức, v ận đ ộng s ự tham gia tích cực của các cán bộ, công chức, viên chức của các đơn vị trong việc áp dụng quản lý chất lượng trong khu vực công Thứ ba, tăng cường năng lượng tư vấn của các tổ chức, chuyên gia t ư vấn vi ệc qu ản lý chất lượng trong khu vực công. Cụ thể hóa các mục tiêu bằng hành động, việc làm cụ thể, trong đó chú trọng đến các khâu: tuyên truyền phổ biến có hi ệu quả đến các đ ơn v ị, c ơ quan về một số điểm sửa đổi, bổ sung của pháp luật trong vấn đ ề qu ản lý ch ất l ượng nh ằm nâng cao hiệu quả quản lý trong khu vực này. Thứ tư, đổi mới công tác kiểm tra, giám sát việc xây dựng áp dụng và duy trì h ệ thống quản lý chất lượng của các đơn vị, cơ quan theo hướng gắn với vi ệc phát hi ện nh ững điểm yếu của các đơn vị cơ quan. Trên cơ sở đó để ra các giải pháp để khắc phục. Thứ năm, có cơ chế khen thưởng, tuyên dương những đơn vị th ực hi ện t ốt.đ ồng th ời, phải xử lý nghiêm những trường hợp còn chưa có thái độ hợp tác, thực hiện. Có thể nói, tính hiệu quả của việc áp dụng hệ th ống quản lý chất lượng vào qu ản lý tư đã được chứng minh rõ nét nhưng trong khu vực công còn nhi ều mới mẻ. Nh ững k ết qu ả khả quan ban đầu đã được thể hiện nhưng vẫn còn nhiều điểm cần khắc phục. Vi ệc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng là một chủ trương đúng đắn nh ưng c ần m ột s ự cam k ết từ các nhà lãnh đạo để tránh việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ch ỉ d ừng l ại ở vi ệc bỏ ra nhiều chi phí chỉ để nhận một bảng chứng nhận phù h ợp tiêu chu ẩn mà không mang lại hiệu quản thiết thực B. SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUAN TÂM QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG KHU VỰC CÔNG. Hệ thống quản lý chất lượng trong hoạt động của các c ơ quan hành chính Nhà n ước theo tiêu chuẩn quốc tế ISO là mô hình về phương pháp quản lý, nó là công c ụ h ỗ tr ợ đ ể các
- cơ quan kiểm soát và đạt hiệu quả cao trong ho ạt động của mình; Tạo d ựng m ột ph ương pháp làm việc khoa học: Xác định rõ việc (làm gì); rõ người (ai làm), và rõ cách làm (theo trình tự nào, theo quy trình nào, theo biểu mẫu nào…) nhằm khắc ph ục nhược đi ểm ph ổ biến lâu nay của quản lý hành chính là làm theo thói quen, kinh nghiệm, tuỳ tiện. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong ho ạt đ ộng c ủa c ơ quan hành chính nhà nước, qua các đơn vị đã thực hi ện đều khẳng đ ịnh hi ệu qu ả thi ết th ực của việc áp dụng: Công việc được cải tiến tốt hơn, đáp ứng yều c ầu c ủa khách hàng (t ổ chức, cá nhân) tốt hơn, uy tín của cơ quan đ ược nâng cao h ơn. T ạo ti ền đ ề, c ơ s ở cho m ột phương pháp làm việc khoa học qua việc xây dựng và thực hiện thống nhất các thủ tục - quy trình hướng dẫn, biểu mẫu cho từng công việc.Các thủ tục - quy trình này là c ơ s ở đ ể th ực hiện tốt cơ chế "một cửa" trong xem xét và giải quyết công vi ệc. Giúp xác đ ịnh rõ h ơn nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn từ người lãnh đạo tới cán bộ - công ch ức; ranh gi ới trách nhiệm và các mối quan hệ giữa các đơn vị trong c ơ quan và c ả đ ối v ới các bên liên quan ngoài đơn vị qua việc xây dựng "Sổ tay chất lượng" và viết các mô tả công vi ệc cá nhân, qua đó điều chỉnh một số nhiệm vụ giữa các đơn vị và bố trí công vi ệc h ợp lý h ơn cho m ột s ố cán bộ - công chức. Qua thực hiện các thủ tục - quy trình của hệ thống quản lý chất lượng rút ngắn h ơn thời gian theo quy định trước đây trong xem xét, gi ải quyết các yêu c ầu c ủa nhân dân. Ki ểm soát công việc được tốt hơn; giảm đáng kể các sai sót và t ồn đ ọng công vi ệc th ường x ảy ra trước đây, các sai sót trong công việc gi ảm nhiều. Tinh th ần cán b ộ - công ch ức đ ược nâng cao; quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với dân được cải thi ện qua thái đ ộ ti ếp xúc có văn hoá hơn và xem xét, giải quyết công việc nhanh hơn; tính th ờ ơ, lãnh đ ạm, hách d ịch, nhũng nhiễu khách hàng giảm nhiều. Công tác lưu trữ hồ sơ, tài li ệu đ ược thu th ập, s ắp x ếp l ưu giữ chặt chẽ hơn; thuận tiện cho việc tra cứu, sử dụng. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong ho ạt đ ộng c ủa các cơ quan hành chính Nhà nước là tạo ra phương pháp làm vi ệc khoa h ọc, rõ ng ười, rõ vi ệc, tăng cường trách nhiệm cá nhân, đây chính là đòi hỏi trong quá trình c ải cách hành chính, do vậy việc áp dụng tiêu chuẩn ISO trong các cơ quan hành chính nhà n ước là rất c ần thi ết để tăng cường trách nhiệm của cán bộ - công chức. Từ những ưu điểm trên của việc áp dụng hệ thống QLCL đã chứng minh đ ược sự cần thiết của việc áp dụng công tác này trong quả lý khu vực công nhằm nâng nao ch ất lượng hoạt động và hình ảnh của bộ máy nhà nước trong lòng người dân.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Thực tế công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần Ngọc Anh.
50 p | 431 | 187
-
Đề tài: Thực tế hướng dẫn du lịch 1 ở các tỉnh phía bắc gồm Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Lào Cai, Hà Nội
34 p | 543 | 123
-
Đề tài " Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len Mùa Đông"
162 p | 328 | 122
-
Báo cáo thực tập Công ty cổ phần thủy sản Gò Đàng-Tiền Giang
96 p | 956 | 115
-
Đề tài: Hoàn thiện công tác tổ chức lực lượng bán hàng tại công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu Dệt may
57 p | 554 | 90
-
Đề tài " THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG HỢP NHẤT "
84 p | 239 | 90
-
Đề tài : chuyển giao công nghệ
22 p | 226 | 67
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Thực tế công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Kiên Cường
211 p | 288 | 63
-
Đề tài " THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH VPBANK TRẦN XUÂN SOẠN THỜI GIAN QUA "
59 p | 174 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực tiễn công tác khiếu nại và bồi thường trong bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu ở Việt Nam
88 p | 193 | 42
-
Đề tài: Thực trạng hoạt động liên kết kinh tế trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
28 p | 168 | 40
-
Đề tài " Thực trạng công tác hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty công trình đường thuỷ "
50 p | 171 | 35
-
Báo cáo đề tài thực tập công tác kế toán ở Công ty Kho vận và dịch vụ thương mại VINATRANCO
32 p | 183 | 31
-
Đề tài “Thực tế triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử tại Công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện”
92 p | 161 | 26
-
Đề tài: Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn nước ta hiện nay
23 p | 113 | 24
-
Đề tài Kinh tế phát triển: Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến vấn đề xóa đói giảm nghèo và công bằng xã hội thời kỳ 2001 - 2007
48 p | 222 | 23
-
Đề tài: Thực trạng công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn của nước ta trong giai đoạn hiện nay và các giải pháp của quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông
32 p | 102 | 20
-
Báo cáo kết quả thực hiện đề tài: Ứng dụng công nghệ kiềm co trong điều kiện tận dụng các thiết bị hiện có của công ty để nâng cao chất lượng khăn bông - KS. Trần Thị Ái Thi
109 p | 136 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn