TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC<br />
<br />
<br />
THẢO LUẬN<br />
MÔN: KINH TẾ PHÁT TRIỂN<br />
<br />
Đề tài:<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM ĐẾN VẤN ĐỀ<br />
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI THỜI KỲ 2001 -2007<br />
<br />
Nhóm 3 - Lớp CH16G<br />
Danh sách các thành viên của Nhóm:<br />
1/ Phạm Thị Bảo Oanh - Trưởng nhóm<br />
2/ Nguyễn Ngọc Bích<br />
3/ Nguyễn Ngọc Mạnh<br />
4/ Phạm Thanh Nga<br />
5/ Lê Thị Minh Ngọc<br />
6/ Nguyễn Thị Hồng Nhung<br />
7/ Nguyễn Thu Phương (Mã SV: 160244)<br />
8/ Vũ Ngọc Quang<br />
<br />
Hà Nội, 02/2009<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Phát triển bền vững hiện đang là vấn đề được tất cả các quốc gia hướng tới và<br />
coi đó là phương châm cho mọi hành động của mình trong việc quản lý kinh tế, xã<br />
hội, chính trị của quốc gia.<br />
Trong xu thế hiện nay, Việt Nam coi việc bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế ổn<br />
định trong mối quan hệ với thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội, gia tăng chất<br />
lượng, số lượng trong công tác xoá đói giảm nghèo là một nhiệm vụ cấp thiết và nó<br />
phải được tiến hành đồng thời với nhau để đảm bảo sự công bằng cho tất cả các<br />
thành viên trong xã hội.<br />
Tuy nhiên, để có thể nhận thức một cách đúng và đầy đủ mức độ ảnh hưởng<br />
của tăng trưởng kinh tế tới việc xoá đói, giảm nghèo và công bằng xã hội để từ đó<br />
giúp cho các cơ quan quản lý đưa ra được những quyết định tốt, có hiệu quả là một<br />
việc không đơn giản và cần phải nghiên cứu kỹ.<br />
Vì những lý do trên mà nhóm thực hiện đã lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của<br />
tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến vấn đề xoá đói giảm nghèo và công bằng xã hội<br />
thời kỳ 2001 - 2007” để nghiên cứu.<br />
2. Mục đích của đề tài<br />
Thông qua việc nghiên cứu tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong<br />
giai đoạn từ năm 2001 – 2007, nhóm thực hiện hướng tới hai mục tiêu chính như<br />
sau :<br />
<br />
<br />
Tìm ra mối liên hệ giữa sự tăng trưởng kinh tế với vấn đề xoá đói,<br />
giảm nghèo và công bằng xã hội của Việt Nam, và ảnh hưởng của tăng<br />
trưởng kinh tế đến vấn đề xoá đói, giảm nghèo và tạo công bằng xã hội<br />
của các vùng, miền của Việt Nam trong thời gian qua.<br />
<br />
<br />
<br />
Đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, song đồng<br />
thời phải kết hợp chặt chẽ và góp phần tích cực trong công tác xoá đói,<br />
giảm nghèo và tăng cường công bằng xã hội.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Nhóm thực hiện hướng tới hai vấn đề cần nghiên cứu sau:<br />
<br />
Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế của Việt Nam góp phần thúc đẩy<br />
xoá đói giảm nghèo và tạo công bằng xã hội: thông qua việc nghiên cứu, phân tích<br />
các số liệu thống kê từ các nguồn đáng tin cậy như: số liệu của Tổng cục thống kê,<br />
2<br />
<br />
Báo cáo phát triển Thế giới, Báo cáo phát triển Việt Nam,… Kết hợp với việc tính<br />
toán, phân tích các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế và các thước đo về sự phát<br />
triển con người, thước đo nghèo khổ và bất bình đẳng xã hội..<br />
<br />
Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến vấn đề gia tăng khoảng cách<br />
giàu nghèo giữa các vùng miền trong cả nước trong giai đoạn qua và xu hướng của<br />
nó trong thời gian tới.<br />
4. Phạm vi nghiên cứu.<br />
Chúng tôi tập trung nghiên cứu tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam<br />
trong giai đoạn từ năm 2001 – 2007. Đồng thời, nhóm cũng xem xét mối liên hệ và<br />
ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế tới công tác xoá đói, giảm nghèo và công bằng xã<br />
hội của Việt Nam, cũng như ảnh hưởng của nó tới việc làm gia tăng phân hoá giàu<br />
nghèo giữa các vùng miền trong cả nước.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Trong đề tài nghiên cứu sử dụng tổng hợp các Phương pháp, song chủ yếu là<br />
hai phương pháp :<br />
Phương pháp phân tích và tổng hợp: là phương pháp phân tích các yếu tố cấu<br />
thành nội dung đối tượng theo mục tiêu nghiên cứu và tổng hợp để cấu trúc hoá kết<br />
quả phân tích theo tính mục tiêu.<br />
Phương pháp thống kê: là phương pháp thu thập các số liệu trong các kỳ kinh<br />
doanh, từ đó tiến hành phân tích, so sánh và đưa ra nhận xét, kết luận.<br />
6. Kết cấu của đề tài.<br />
Tên đề tài: “Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến vấn đề xoá đói<br />
giảm nghèo và công bằng xã hội thời kỳ 2001 - 2007.”<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của báo<br />
cáo gồm ba phần chính:<br />
Chương 1: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với vấn đề xoá đói giảm nghèo<br />
và công bằng xã hội.<br />
Chương 2: Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến vấn đề xoá đói, giảm nghèo<br />
và công bằng xã hội thời kỳ 2001 – 2007.<br />
Chương 3: Giải pháp góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo chất<br />
lượng xoá đói giảm nghèo, công bằng xã hội tại Việt Nam<br />
<br />
3<br />
<br />
CHƯƠNG I<br />
MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ,<br />
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI<br />
1.1. Tăng trưởng kinh tế<br />
1.1.1. Khái niệm<br />
Tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự tăng thêm (hay gia tăng) về<br />
quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kì nhất định. Đó là kết quả của tất<br />
cả các hoạt động sản xuất dịch vụ của nền kinh tế tạo ra. Do vậy, để biểu thị sự tăng<br />
trưởng kinh tế người ta sử dụng mức tăng thêm của tổng sản lượng của nền kinh tế<br />
(tính toàn bộ hay tính bình quân đầu người) của thời kì sau so với thời kì trước. Như<br />
vậy tăng trưởng kinh tế được xem xét trên hai mặt biểu hiện: đó là tăng tuyệt đối hay<br />
mức tăng phần trăm (%) hàng năm, hoặc bình quân trong một giai đoạn.<br />
Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm liên tục trong một giai đoạn<br />
nhất định, sẽ cho ta khái niệm tốc độ tăng trưởng. Đó là sự tăng thêm sản lượng<br />
nhanh hay chậm so với thời điểm gốc.<br />
<br />
1.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế<br />
- Tổng giá trị sản xuất<br />
<br />
: GO<br />
<br />
- Tổng sản phẩm quốc nội<br />
<br />
: GDP<br />
<br />
- Tổng thu nhập quốc dân<br />
<br />
: GNI<br />
<br />
- Thu nhập quốc dân<br />
<br />
: NI<br />
<br />
- Thu nhập được quyền chi<br />
<br />
: GDI<br />
<br />
1.2. Nghèo, đói và công bằng xã hội<br />
1.2.1. Bản chất của nghèo, đói<br />
Nghèo được hiểu là bị bần cùng hóa về phúc lợi. Theo quan niệm truyền<br />
thống, nghèo được hiểu trước hết là sự thiếu thốn về vật chất, sống với mức thu nhập<br />
và tiêu dùng thấp, điển hình là tình trạng dinh dưỡng kém và điều kiện sống thiếu<br />
thốn.<br />
<br />
4<br />
<br />
Định nghĩa rộng hơn coi nghèo như một hiện tượng đa chiều đưa đến sự hiểu<br />
biết rõ ràng hơn về nguyên nhân của nghèo và một chính sách toàn diện hơn hướng<br />
tới xóa đói giảm nghèo<br />
Đói là biểu hiện cùng cực nhất của nghèo khó và người ta có thể cho rằng đó<br />
là điều không thể chấp nhận được trên phương diện đạo đức. Trên thực tế, nghèo vừa<br />
là nguyên nhân, vừa là hậu quả của nạn đói.<br />
<br />
1.2.2. Thước đo nghèo<br />
Thước đo nghèo về thu nhập khác nhau ở các nước khác nhau là không giống<br />
nhau. Nói chung, quốc gia càng giàu thì chuẩn nghèo quốc gia đó càng cao. Để có<br />
được sự so sánh quốc tế, Ngân hàng Thế giới đã thiết lập một chuẩn nghèo quốc tế<br />
theo thu nhập và theo sức mua tương đương<br />
<br />
Thu<br />
nhập<br />
thấp<br />
Năng<br />
suất<br />
thấp<br />
<br />
Tiêu<br />
dùng<br />
thấp<br />
<br />
Tiết<br />
kiệm<br />
thấp<br />
<br />
Đầu tư<br />
thấp<br />
Hình 1: Vòng luẩn quẩn của đói nghèo<br />
<br />
1.2.3. Công bằng xã hội<br />
Công bằng xã hội là một khái niệm có tính lịch sử cụ thể, có nội hàm khác<br />
nhau trong những hoàn cảnh, điểu kiện khác nhau. Hiểu một cách khái quát, “công<br />
bằng xã hội nói tới một xã hội có thể cho phép mọi cá nhân và nhóm xã hội được đối<br />
xử công bằng và hưởng thụ công bằng những lợi ích của xã hội” (từ điển Wikipedia)<br />
Hai khái niệm về công bằng, gồm:<br />
- Công bằng theo chiều ngang, tức là đối xử như nhau với người có đóng góp như<br />
nhau; và:<br />
<br />
5<br />
<br />