Bài tập thảo luận môn Kinh tế Phát triển<br />
<br />
Nhóm 2 – Cao học 16G<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
Tính cấp thiết của đề tài<br />
Thương mại quốc tế là một trong những hình thái phổ quát nhất của các quan hệ<br />
kinh tế quốc tế, phản ánh quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế thế giới<br />
trong nhiều thế kỷ qua. Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, mặc dù quan hệ kinh tế<br />
quốc tế có nhiều biến đổi cả về quy mô và cấu trúc, với sự xuất hiện nhiều hình thức<br />
quan hệ kinh tế quốc tế mới, song thương mại quốc tế vẫn là một trong những hình thái<br />
quan hệ kinh tế quốc tế đặc trưng.<br />
Thương mại quốc tế vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng<br />
trưởng GDP thế giới và là một trong những nội dung quan trọng của toàn cầu hóa kinh<br />
tế thế giới. Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, các nước phát triển vẫn chiếm tỷ<br />
trọng và có vai trò to lớn trong thương mại quốc tế, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò đầu<br />
tầu trong tiến trình tự do hóa thương mại toàn cầu và khu vực và sẽ trở thành hạt nhân<br />
của các thị trường khu vực liên kết trong tương lai. Các nền kinh tế phát triển vẫn chi<br />
phối thị trường thế giới, tuy nhiên, tương quan của chúng trong thương mại quốc tế đã<br />
thay đổi. Các nước đang phát triển đang ngày càng có vị trí đáng kể trong thương mại<br />
quốc tế.<br />
Bằng việc mở cửa nền kinh tế và xã hội để tham gia các giao dịch thương mại<br />
toàn cầu, các nước đang phát triển không chỉ thu hút được hàng hóa, dịch vụ và nguồn<br />
tài chính quốc tế mà còn phải chấp nhận cả những ảnh hưởng có lợi và bất lợi đối với sự<br />
phát triển của việc chuyển giao công nghệ sản xuất, thói quen tiêu dùng, cấu trúc thể<br />
chế, hệ thống giáo dục, y tế và những thói quen về giá trị đạo đức và phong cách sống<br />
của các nước phát triển.<br />
Để thấy được vai trò quan trọng và tìm hiểu tác động của thương mại quốc tế đến<br />
sự tăng trưởng kinh tế của các nước trong thời gian qua, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài<br />
“Trong suốt hơn 30 năm qua, thương mại quốc tế mang lại ít lợi ích cho hầu hết các<br />
nước đang phát triển hơn là các nước phát triển. Giải thích và cho ví dụ minh hoạ”.<br />
Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Có khá nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả nổi tiếng nghiên cứu nhiều<br />
khía cạnh của thương mại quốc tế ví dụ như bài viết của tác giả Phạm Quang Diệu với<br />
đề tài “NAFTA sau 10 năm : những mảng màu sáng tối”, trong bài viết tác giả đã đi<br />
phân tích để thấy được ban đầu các thành viên tham gia là : Mexico, Mỹ và Canada đều<br />
thu được lợi ích từ NAFTA(Hiệp định tự do Thương Mại Bắc Mỹ) . Tuy nhiên,sau 10<br />
1<br />
<br />
Bài tập thảo luận môn Kinh tế Phát triển<br />
<br />
Nhóm 2 – Cao học 16G<br />
<br />
năm nhìn lại ông đã chứng minh rằng bức tranh không phải hoàn toàn là màu hồng đối<br />
với Mexico-nước đang phát triển. Sự xâm nhập ngày càng sâu rộng của giới đầu tư Hoa<br />
Kỳ dẫn đến nền kinh tế Mexico ngày càng phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Jorge Castaneda,<br />
ngoại trưởng của Mexico đã phát biểu: “NAFTA đó là một hiệp ước cho những kẻ giàu<br />
và quyền lực, không đảm bảo quyền lợi cho người lao động của ba nước thành viên”.<br />
Khi nghiên cứu về thương mại quốc tế có rất nhiều nghiên cứu trái ngược nhau<br />
ví dụ như trong tác phẩm” Thế giới phẳng” của Thomas L.Friedman thì ông lại rất ủng<br />
hộ thương mại quốc tế. Nhưng trong tác phẩm “ Toàn cầu hóa và những mặt trái” tác<br />
giả Joseph E. Stiglitz, một nhà kinh tế của thời hiện đại, đoạt giải Nobel kinh tế năm<br />
2001, ông phê phán cách thức tiến hành toàn cầu hóa như hiện nay. Bởi vì cách thức<br />
hiện nay thường chỉ phù hợp với lợi ích của các nước đã phát triển và các tầng lớp có<br />
quyền lực, khiến cho hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng rộng trên phạm vi toàn cầu.<br />
“Những người chỉ trích toàn cầu hóa buộc tội các nước phương Tây là đạo đức<br />
giả và họ hoàn toàn đúng. Các nước phương Tây đã ép buộc nhiều nước nghèo xóa bỏ<br />
hàng rào thương mại, nhưng lại giữ lại hàng rào thương mại của chính họ.” Các chính<br />
sách như duy trì chế độ hạn ngạch đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước đang phát<br />
triển, hay tiếp tục trợ cấp nông nghiệp khiến cho hàng nông sản của các nước đang phát<br />
triển khó cạnh tranh, dẫn đến hậu quả là “nhiều nước nghèo nhất thế giới thực ra còn bị<br />
làm cho nghèo hơn”.<br />
Trước những nghiên cứu chuyên chuyên sâu của các tác giả nổi tiếng thế giới.<br />
Thì nghiên cứu của nhóm chúng tôi chỉ là một đề tài nghiên cứu nhỏ nhưng thông qua<br />
đề tài chúng tôi thể hiện quan điểm về thương mại quốc tế và giải thích sự những<br />
nguyên nhân khiến cho có sự bất cân đối trong lợi ích của thương mại quốc tế giữa các<br />
nước phát triển và các nước đang phát triển.<br />
Mục đích nghiên cứu của đề tài<br />
Đề tài của chúng tôi chú trọng vào việc sử dụng phân tích những nguyên nhân tại<br />
sao trong 30 năm qua thương mại quốc tế mang lại nhiều lợi ích hơn cho các nước phát<br />
triển so với các nước đang phát triển. Và chúng tôi sử dụng các số liệu thực tế để chứng<br />
minh cho những nguyên nhân đó, từ đó đi tìm một số giải pháp để giúp các nước đang<br />
phát triển đặc biệt là Việt Nam phát huy được lợi thế của mình nhằm cân bằng lại cán<br />
cân lợi ích khi tham gia sân chơi thương mại quốc tế với các nước phát triển.<br />
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhóm các nguyên nhân khiến cho các<br />
nước đang phát triển thu được ít lợi ích hơn so với các nước phát triển trong sân chơi<br />
thương mại quốc tế.<br />
2<br />
<br />
Bài tập thảo luận môn Kinh tế Phát triển<br />
<br />
Nhóm 2 – Cao học 16G<br />
<br />
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu cán cân thương mại xuất<br />
nhập khẩu , cơ cấu sản phẩm xuất nhập khẩu, qui luật trên sân chơi thương mại quốc tế,<br />
trình độ phát triển của hai nhóm nước phát triển và các nước đang phát triển.<br />
Phương pháp nghiên cứu của đề tài<br />
Trong quá trình nghiên cứu, bài thảo luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu<br />
chủ yếu trong nghiên cứu kinh tế như phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch<br />
sử, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê.<br />
Bài thảo luận sử dụng các phương pháp thu thập thông tin truyền thống, phương pháp<br />
chuyên gia, phương pháp phân tích ngành sản phẩm, phương pháp phân tích kinh doanh<br />
để tập hợp và phân tích lý luận chung và các số liệu thực tiễn liên quan đến những lợi<br />
ích khiến cho các nước phát triển thu được nhiều lợi ích hơn so với các nước đang phát<br />
triển trong thương mại quốc tế.<br />
Bố cục của đề tài<br />
Ngoài các trang bìa, mục lục, danh mục các bảng số liệu,và các hình, các phần<br />
mở đầu và kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được chia thành<br />
3 chương, với 13 bảng và 4 hình vẽ.<br />
Chương 1: Thương mại quốc tế và các lý thuyết về lợi ích thương mại quốc tế<br />
Chương 2: Trong suốt hơn 30 năm qua, thương mại quốc tế mang lại ít lợi ích cho hầu<br />
hết các nước đang phát triển hơn là các nước phát triển. Giải thích và cho ví dụ minh<br />
họa.<br />
Chương 3: Giải pháp nâng cao lợi ích của các nước đang phát triển khi tham gia vào<br />
thương mại quốc tế<br />
Do thời gian nghiên cứu không nhiều và hạn chế về nguồn tài liệu nên nghiên<br />
cứu này không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhóm chúng tôi rất mong nhận được sự<br />
góp ý quý báu của thầy cô và bạn đọc để bài viết được hoàn thiện hơn.<br />
Trân trọng cảm ơn!<br />
<br />
3<br />
<br />
Bài tập thảo luận môn Kinh tế Phát triển<br />
<br />
Nhóm 2 – Cao học 16G<br />
<br />
CHƯƠNG 1: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ CÁC LÝ THUYẾT VỀ LỢI<br />
ÍCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ<br />
1. Khái niệm thương mại quốc tế.<br />
Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ qua biên giới quốc gia<br />
hoặc lãnh thổ. Đối với phần lớn các nước, nó tương đương với một tỷ lệ lớn trong GDP.<br />
Mặc dù thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người, tầm quan trọng<br />
kinh tế, xã hội và chính trị của nó mới được để ý đến một cách chi tiết trong vài thập kỷ<br />
gần đây. Thương mại quốc tế phát triển mạnh cùng với sự phát triển của công nghiệp<br />
hoá, giao thông vận tải, toàn cầu hoá, công ty đa quốc gia và xu hướng thuê nhân lực<br />
bên ngoài. Việc tăng cường thương mại quốc tế thường được xem như ý nghĩa cơ bản<br />
của “ toàn cầu hoá”.<br />
2. Các lý thuyết về lợi ích thương mại quốc tế.<br />
<br />
2.1 Lý thuyết thương mại quốc tế cổ điển:<br />
* Adam Smith và Ricardo đều cho rằng thương mại quốc tế làm tăng trưởng kinh tế do<br />
thực hiện chuyên môn hoá sản xuất khai thác lợi thế tương đối và tính kinh tế nhờ quy<br />
mô.<br />
* Lý thuyết của David Ricardo:<br />
Tập trung nghiên cứu lợi thế so sánh, một khái niệm được coi là quan trọng nhất<br />
trong lý thuyết thương mại quốc tế. Trong mô hình Ricardo, các nước tập trung chuyên<br />
môn hoá sản xuất vào mặt hàng mà họ có thể sản xuất hiệu quả nhất. Không giống như<br />
các lý thuyết khác, mô hình Ricardo dự đoán rằng các nước sẽ chuyên môn hoá hoàn<br />
toàn vào một loại hang hoá thay vì sản xuất nhiều loại hàng hoá khác nhau. Thêm vào<br />
đó, mô hình Ricardo không xem xét trực tiếp đến các nguồn lực, chẳng hạn như quan hệ<br />
tương đối giữa lao động và vốn trong phạm vi một nước.<br />
* Lý thuyết Heckscher- Ohlin:<br />
Được xây dựng thay thế cho mô hình cơ bản về lợi thế so sánh của Ricardo. Mặc<br />
dù nó phức tạp hơn và có khả năng dự đoán chính xác hơn, nó vẫn có sự lý tưởng hoá.<br />
Đó là việc bỏ qua lý thuyết giá trị lao động và việc gắn cơ chế giá tân cổ điển vào lý<br />
thuyết thương mại quốc tế. Mô hình Hechscher- Ohlin lập luận rằng cơ chế thương mại<br />
quốc tế được quyết định bởi sự khác biệt giữa các yếu tố nguồn lực. Nó dự đoán rằng<br />
một nước sẽ xuất khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố nguồn lực mà nước đó có<br />
thế mạnh, và nhập khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố nguồn lực mà nước đó<br />
khan hiếm.<br />
4<br />
<br />
Bài tập thảo luận môn Kinh tế Phát triển<br />
<br />
Nhóm 2 – Cao học 16G<br />
<br />
2.2 Lý thuyết thương mại quốc tế của Solow:<br />
Mô hình Solow còn có tên gọi khác là mô hình tăng trưởng ngoại sinh vì theo mô<br />
hình này, không liên quan đến các nhân tố bên trong, rốt cục tăng trưởng của một nền<br />
kinh tế sẽ hội tụ về một tốc độ nhất định ở trạng thái bền vững. Chỉ các yếu tố bên<br />
ngoài, đó là công nghệ và tốc độ tăng trưởng lao động mới thay đổi được tốc độ tăng<br />
trưởng kinh tế ở trạng thái bền vững.<br />
<br />
2.3 Lý thuyết thương mại quốc tế của mô hình tăng trưởng nội sinh:<br />
Mô hình tăng trưởng nội sinh (hay còn gọi là mô hình các yếu tố ngoại lai của<br />
tiến bộ công nghệ ) nhờ các ngoại ứng đầu tư dựa trên quan điểm cho rằng đầu tư cho<br />
phép đưa công nghệ mới vào sử dụng.<br />
<br />
5<br />
<br />