intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển "Phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà Nội" được nghiên cứu với mục tiêu: Nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng các loại hình KTTT, nòng cốt là các HTX tại các xã xây dựng nông thôn mới tại Thành phố Hà Nội luận án đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế tập thể tại địa bàn nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà Nội

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN TIẾN PHONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9 31 01 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2024 1
  2. Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn: GS.TS. Phạm Bảo Dương PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê Phản biện 1: GS.TS. Hoàng Ngọc Việt Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Văn Huyền Viện Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Phản biện 3: PGS.TS. Trần Quang Trung Học Viện Nông nghiệp Việt Nam Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 20... Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin, Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2
  3. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Phát triển kinh tế tập thể (KTTT) mà nòng cốt là hợp tác xã (HTX), luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Ngay từ khi nước ta đang đấu tranh giành độc lập, những ngày đầu thành lập nước và trong những năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ gian khổ, Bác Hồ đã nhiều lần thể hiện tư tưởng của Người về phát triển HTX và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới đất nước, KTTT được xác định là một thành phần kinh tế có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế mà còn có đóng góp quan trọng trong phát triển văn hoá, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội khẳng định về vai trò nền tảng của kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước trong nền kinh tế quốc dân (Đảng cộng sản Việt Nam, 1991). Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ngày 04/6/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010 - 2020, các địa phương trên cả nước đã đạt được những thành tựu to lớn, các xã đã được công nhận “nông thôn mới” thời gian qua đều có sự đóng góp nhất định của thành phần KTTT. Thành phần kinh tế này đã được tổ chức hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Cùng với cả nước, thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều giải pháp cụ thể nhằm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về đổi mới và phát triển KTTT. Tính đến cuối năm 2021, toàn thành phố có trên 2.200 HTX và quỹ tín dụng nhân dân (TDND) với 602.000 thành viên tham gia, số lượng HTX đã tăng 143% so với cùng thời điểm năm 2008. Đến cuối năm 2021 đã có 1.393 THT, trong đó có 1.254 THT hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 139 THT hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Các THT hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với quy mô và nội dung hoạt động đa dạng, phong phú. Hiện nay, KTTT nói chung và HTX trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của thành phố và có vai trò quan trọng trong xây dựng NTM, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển (Phùng Thị Ngọc Loan, 2022). Các thành phần KTTT này không chỉ có vai trò tập hợp, vận động nông dân hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh (SXKD), phát triển kinh tế mà còn thay đổi nếp nghĩ, cách làm cho bà con nông dân, áp dụng công nghệ mới để nâng cao hiệu quả SXKD và đóng góp tích cực vào chương trình xây dựng NTM ở địa phương. Tuy nhiên, quá trình xây dựng, phát triển các loại hình KTTT trong xây dựng NTM vẫn còn nhiều thách thức và bộc lộ những tồn tại, hạn chế. Một là, mối liên kết và sự hợp tác giữa các tổ chức KTTT với nhau còn hạn chế, cho nên năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế còn rất yếu. Hai là, chất lượng nguồn nhân lực của các tổ chức KTTT còn thấp, chưa đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của đơn vị trong thời kỳ cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển rất nhanh như hiện nay. Ba là, sự hỗ trợ lẫn nhau giữa phát triển SXKD của tổ chức KTTT và xây dựng NTM còn nhiều bất cập. Thu nhập bình quân đầu người/tháng trong các tổ chức KTTT có được cải thiện, song vẫn ở mức thấp nhất so với các khu vực kinh tế khác. Bốn là, đa số HTX nông nghiệp số lượng thành viên thì lớn nhưng diện tích sản xuất của từng thành viên lại rất nhỏ, manh mún nên việc xây dựng các vùng nguyên liệu đủ lớn, đáp ứng yêu cầu để tham gia chuỗi liên kết gặp nhiều khó khăn. Mặc dù ở nông thôn đã nhiều lần thực hiện chủ trương "dồn điền đổi thửa" nhưng diện tích/mảnh ruộng cơ bản vẫn còn nhỏ. Năm là, các tổ chức KTTT nhất là các HTX có rất ít vốn, nguồn vốn lại không có để bổ sung kịp thời. Theo thống kê của thành phố Hà Nội, vốn SXKD của khu vực KTTT chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn, chỉ có 0,71% trong tổng vốn của tất cả các lĩnh vực kinh tế. Sáu là, chức năng quản lý nhà nước đối với khu vực KTTT, nhất là HTX ở các cấp chính quyền địa phương còn nhiều hạn chế, hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước 1
  4. đối với khu vực KTTT, HTX chưa cao, việc theo dõi, giám sát, hỗ trợ KTTT phát triển chưa thường xuyên. Thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở Thành phố Hà Nội trong thời gian qua đã khẳng định KTTT (nếu được phát triển đúng hướng) là yếu tố cơ bản cho đổi mới tư duy, nâng cao năng lực sản xuất của người nông dân, giúp cho người nông dân nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế nông thôn và đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM. Trên thế giới và ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về phát triển KTTT nói chung và HTX nói riêng (Nguyễn Văn Thạo & Bùi Thị Lý, 2022; Lê Bá Tâm & Trương Thị Minh 2020; Lại Trang Huyền & cộng sự, 2019; Đặng Kim Sơn (2022). Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu đều tập trung vào phát triển KTTT và HTX mà không đề cập đến mối quan hệ giữa phát triển KTTT với xây dựng nông thôn mới. Để giải quyết khoảng trống của lý luận và thực tiễn nêu trên, một số câu hỏi được đặt ra là: Thực trạng phát triển của khu vực KTTT, nòng cốt là HTX nông nghiệp trong xây dựng NTM hiện nay như thế nào? Mối quan hệ tác động qua lại giữa phát triển KTTT với xây dựng NTM mới ra sao? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển của KTTT trong xây dựng NTM? và giải pháp nào để thúc đẩy sự phát triển của KTTT trong xây dựng NTM ở Thành phố Hà Nội? Luận án nghiên cứu “Phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà Nội ” được lựa chọn sẽ trả lời các câu hỏi nêu trên. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng các loại hình KTTT, nòng cốt là các HTX tại các xã xây dựng nông thôn mới tại Thành phố Hà Nội luận án đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế tập thể tại địa bàn nghiên cứu. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới; - Đánh giá thực trạng hoạt động của KTTT trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phối Hà Nội - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển KTTT trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phối Hà Nội - Đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là KTTT bao gồm các THT, HTX, liên hiệp HTX trong các ngành, lĩnh vực nông nghiệp (NN), và các quỹ tín dụng nhân dân với tính chất là một quan hệ kinh tế, một hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh ở khu vực nông thôn gắn với Chương trình xây dựng NTM ở các huyện ngoại thành Hà Nội. Đối tượng khảo sát: Các tổ chức kinh tế tập thể (tổ hợp tác, HTX, Liên hiệp HTX, Quỹ TDND); Cán bộ lãnh đạo và chuyên viên Liên minh HTX Việt Nam, Cục Kinh tế hợp tác (Bộ Kế hoạch và đầu tư), Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Công thương, Liên minh HTX Thành phố, Sở Nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo phòng kinh tế huyện, lãnh đạo xã theo dõi về KTTT. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung vào phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế tập thể, mà nòng cốt là các HTX gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thành phố Hà Nội. 2
  5. Phạm vi không gian: Nghiên cứu tiến hành trên địa bàn thành phố Hà Nội, tại các huyện ngoại thành Hà Nội. Phạm vi thời gian: + Thông tin thứ cấp được thu thập và tổng hợp từ năm 2011-2022 + Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát các đối tượng liên quan vào các năm 2017 – 2022 + Các giải pháp được đề xuất đến năm 2030. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Về lý luận: Đóng góp về lý luận của luận án là đã góp phần làm sáng tỏ các nội dung của phát triển KTTT trong xây dựng nông thôn mới, đồng thời luận giải mối quan hệ biện chứng giữa phát triển KTTT và xây dựng nông thôn mới. Cụ thể là luận án đã làm rõ các nội dung mà KTTT tham gia vào thực hiện các tiêu chí của chương trình NTM và vai trò của xây dựng NTM đối với phát triển KTTT trên các khía cạnh như sự phát triển của loại hình thức tổ chức kinh tế tập thể, ứng dụng kỹ thuật tiến bộ, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị và mở rộng thị trường, gia tăng thu nhập và cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các hộ thành viên. Về phương pháp luận: Luận án sử dụng các cách tiếp cận như hệ thống, tiếp cận theo khu vực kinh tế, tiếp cận loại hình tổ chức sản xuất và tiếp cận theo vùng sản xuất. Các phương pháp thu thập thông tin và số liệu định tính kết hợp với định lượng được sử dụng trong nghiên cứu. Phương pháp phân tích số liệu truyền thống bao gồm phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh được sử dụng để phân tính thực trạng và đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới phát triển KTTT trong xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hà Nội. Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu phù hợp góp phần đề xuất những giải pháp quan trọng cho địa phương nghiên cứu và các phương pháp này có thể sử dụng cho các nghiên cứu khác cùng lĩnh vực trong gian tới. Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu chỉ ra thực trạng phát triển của khu vực KTTT mà nòng cốt là các HTX tại các xã xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hà Nội. Luận án đã chỉ ra bên cạnh những kết quả đã đạt được, khu vực KTTT mà nòng cốt là các HTX tại các xã xây dựng nông thôn mới vẫn còn yếu kém, quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội. Trên cơ sở phân tích kết quả nghiên cứu và thảo luận, luận án đề xuất một hệ thống giải pháp để phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN Ý nghĩa khoa học: Luận án sử dụng các phương pháp truyền thống trong nghiên cứu kinh tế như thống kê, so sánh, các phương pháp định tính và định lượng trên cơ sử dụng các cách tiếp cận khác nhau để phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng. Đây là những kiến thức, phương pháp có ý nghĩa khoa học trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoạch định chính sách. Ý nghĩa thực tiễn: trên cơ sở đánh giá và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển KTTT trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà Nội, tìm ra các giải pháp hữu ích cho việc phát triển KTTT, đây là vấn đề đang được quan tâm, đặc biệt là những vấn đề nóng phát sinh trong thực tiễn. PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 2.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KINH TẾ TẬP THỂ TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 2.1.1. Quan điểm về kinh tế tập thể trên thế giới và Việt Nam Theo Milhaud (1953), khu vực của nền kinh tế mà hoạt động không dựa trên việc theo đuổi 3
  6. các lợi ích cụ thể, chẳng hạn như lợi nhuận trên vốn, mà dựa trên mong muốn phục vụ lợi ích chung của một nhóm người hoặc của cộng đồng, đó được gọi là KTTT. Milhaud (1953) cũng chỉ ra rằng tổ chức kinh tế hợp tác là đại diện của KTTT. Trên thế giới, KTTT có lịch sử tồn tại lâu dài với nhiều hình thức khác nhau như HTX, THT và liên hiệp HTX, trong đó HTX đóng vai trò chủ đạo. Trong quá trình phát triển, KTTT ở các nước Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ, Israel, các nước thuộc cộng đồng chung châu Âu và Mỹ đã khẳng định là mô hình hoạt động hiệu quả, phù hợp với điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt (Nhị Lê & Nguyễn Thị Thu Huyền, 2022). Ở Việt Nam, tư tưởng về phát triển thành phần KTTT được thể hiện trong các Hiến pháp 1959, 1980, 1992, 2013 và các Nghị quyết của Đảng. Mặc dù vậy, KTTT vẫn là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, điều này đã được khẳng định trong các Nghị quyết và Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006) khẳng định: “Trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”; Đảng Cộng sản Việt Nam (2016) ghi rõ: “Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của KTTT, kinh tế HTX; đẩy mạnh liên kết và hợp tác dựa trên quan hệ lợi ích, áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước có cơ chế, chính sách hỗ trợ về tiếp cận nguồn vốn, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, hỗ trợ phát triển thị trường, tạo điều kiện phát triển kinh tế HTX trên cơ sở phát triển và phát huy vai trò của kinh tế hộ”; Ban chấp hành Trung ương Đảng (2022) cũng có quy định về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn mới. 2.1.2. Nghiên cứu về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể Do nhận thức KTTT nòng cốt là HTX nên phần lớn các nghiên cứu về KTTT ở Việt Nam tập trung vào nghiên cứu phát triển HTX và các chính sách hỗ trợ phát triển HTX trong khi các tổ chức khác như tổ hợp tác và Liên minh HTX cũng như mối quan hệ giữa chúng chưa được quan tâm đúng mức. 2.1.3. Nghiên cứu về kinh tế tập thể trong phát triển nông nghiệp nông thôn Phan Văn Hiếu (2017) nghiên cứu vai trò của KTTT trong xây dựng nông thôn mới theo cách tiếp cận thể chế. Dương Thị Vân Linh (2018) đã khẳng định rằng phát triển KTTT góp phần hoàn thành một tiêu chí của chương trình xây dựng nông thôn mới. Lê Thị Minh Châu (2020) nghiên cứu tại Sơn La đã chỉ ra mối quan hệ hai chiều giữa phát triển HTX và xây dựng nông thôn mới, trong đó ở chiều thứ nhất các tác giả đã chỉ ra vai trò của HTX đối với xây dựng NTM như nâng cao thu nhập của hộ thành viên, nâng cao nhận thức và khả năng ứng dụng công nghệ mới của hộ thành viên vào sản xuất kinh doanh và vai trò của HTX trong thực hiện 19 tiêu chí của chương trình xây dựng NTM. Các nghiên cứu trên chưa có sự phân tích sâu sắc đối với từng tiêu chí của NTM mới như hình thức tổ chức, dồn điền đổi thửa, phát triển hạ tầng nông thôn, ứng dụng công nghệ và liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy, các giải pháp đề xuất về tăng cường vai trò của KTTT trong xây dựng NTM của các tác giả chỉ chung chung cho phát triển KTTT. 2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 2.2.1. Một số khái niệm có liên quan 2.2.1.1. Khái niệm về phát triển - Khái niệm phát triển Trong từ điển tiếng Việt, phát triển được định nghĩa là quá trình vận động, tiến triển theo hướng tăng lên (Hoàng Phê, 2003). Quan niệm triết học cho rằng: “Phát triển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ chưa tốt đến hoàn hảo về mọi mặt. Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo 4
  7. đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006). - Khái niệm về phát triển kinh tế Theo Đỗ Kim Chung (2010) “Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi nền kinh tế để đạt được ở mức độ cao hơn về cơ cấu, chủng loại bao gồm cả lượng và chất. Nền kinh tế phát triển không những có nhiều hơn về đầu ra, đa dạng hơn về chủng loại và phù hợp hơn về cơ cấu, thích ứng hơn về tổ chức và thể chế, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội về sản phẩm và dịch vụ." 2.2.1.2. Khái niệm và phân loại kinh tế tập thể Kinh tế tập thể là một quan hệ kinh tế, một hình thức tổ chức trong đó người lao động, hộ gia đình, pháp nhân hình thành các mối liên kết, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho thành viên, đóng góp nhiều của cải cho sự phát triển kinh tế, xã hội. * Nghị quyết số 20-NQ/TW có nêu: KTTT là thành phần quan trọng của nền kinh tế, do vậy phát triển KTTT là xu thế tất yếu. KTTT cần phải được phát triển dựa trên nhu cầu thiết thực của các thành viên, phải hoạt động vì lợi ích của các thành viên, thúc đẩy sản xuất kinh doanh hiệu quả và bền vững. Trong quá trình phát triển, KTTT vừa giữ vững bản chất song vừa phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. “Kinh tế tập thể với nhiều hình thức tổ chức kinh tế hợp tác đa dạng, phát triển từ thấp đến cao (tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã…) trong đó hợp tác xã là nòng cốt. Về bản chất, KTTT dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, được hình thành và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện góp vốn, góp sức để giải quyết có hiệu quả hơn những vấn đề sản xuất, kinh doanh và đời sống của những người lao động, tổ chức tham gia (Ban chấp hành Trung ương Đảng, 2002). Như vậy, KTTT là một quan hệ kinh tế, một hình thức tổ chức trong đó người lao động, hộ gia đình, pháp nhân hình thành các mối liên kết, tương trợ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tạo của cải đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Về bản chất, KTTT dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, được hình thành và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện góp vốn, góp sức để giải quyết có hiệu quả hơn những vấn đề sản xuất, kinh doanh và đời sống của những người, tổ chức tham gia. KTTT ở nước ta được thể hiện dưới ba hình thức chính là: Tổ hợp tác, HTX và liên hiệp HTX, trong đó HTX là bộ phận “nòng cốt” của KTTT. Nó có nghĩa là những nguyên tắc và hoạt động của các HTX cũng là nguyên tắc hoạt động chính của KTTT. a. Tổ hợp tác Theo Nghị định số 77/2019/NĐ-CP ngày 10/10/2019 của Chính phủ về tổ hợp tác (Thay thế Nghị định số 151/2007): Tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm (Chính phủ, 2019). b. Hợp tác xã Luật Hợp tác xã năm 2012 khẳng định: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã” (Quốc hội, 2012). c. Liên hiệp HTX “Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức KTTT, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất bốn hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của các hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã” (Quốc hội, 2012). d. Quỹ tín dụng nhân dân Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình tổ chức tín dụng được tổ chức theo mô hình hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nhằm mục đích chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên 5
  8. thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống (Quốc hội, 2010). 2.2.1.3. Khái niệm về phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới - Khái niệm về xây dựng nông thôn mới Theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ban hành ngày 5 tháng 8 năm 2008, đã khẳng định: xây dựng xây dựng NTM là chương trình phát triển nông thôn toàn diện và bền vững từ kinh tế đến văn hóa – xã hội và môi trường để bảo đảm nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ theo đúng quy hoạch; bảo đảm xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ (Ban chấp hành trung ương Đảng, 2008). Phát triển KTTT trong xây dựng nông thôn mới bao gồm cả số lượng và chất lượng, trong đó phát triển về số lượng thể hiện ở sự gia tăng số lượng các tổ chức KTTT và số lượng thành viên tham gia vào KTTT, phát triển về chất lượng thể hiện việc nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động của KTTT, gia tăng sự đóng góp của khu vực KTTT cho thực hiện các tiêu chí của NTM, đồng thời tận dụng lợi thế của chương trình NTM cho phát triển quy mô, năng lực hoạt động, hiệu quả hoạt động của KTTT, qua đó nâng cao thu nhập và mức sống của thành viên. 2.2.2. Đặc điểm phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới Phát triển KTTT và xây dựng NTM có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nếu phát triển KTTT là phát triển một hình thức tổ chức kinh tế - xã hội, nó có thể có mặt ở cả nông thôn và thành thị, thì xây dựng NTM là việc làm chỉ diễn ra ở khu vực nông thôn. Tuy có sự khác nhau, nhưng phát triển KTTT và xây dựng NTM có điểm chung: cả hai cùng một hướng đích là phát triển bền vững. KTTT có mục tiêu tự thân là đi đến một sự phát triển bền vững vì lợi ích của những người tham gia; còn mục tiêu của xây dựng NTM lại do quyết sách của Nhà nước và cam kết mạnh mẽ của người dân. Trong chính sách của Đảng và Nhà nước ta, việc phát triển KTTT cũng không nằm ngoài nội dung xây dựng NTM. Với mục tiêu chung nêu trên, việc phát triển KTTT chính là quá trình tạo ra một hình thức tổ chức kinh tế làm cơ sở thúc đẩy xây dựng NTM. 2.2.3. Vai trò phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, khu vực KTTT không chỉ có vai trò hết sức quan trọng trong việc cơ cấu lại sản xuất, liên kết sản xuất, bao tiêu nông sản, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân mà còn góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn...Các HTX đã biết phát huy tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ để hoàn thiện hạ tầng nông thôn, ngoài hệ thống điện, trường, giao thông được đầu tư đồng bộ, sản xuất nông nghiệp tại xã phát triển theo hướng hàng hóa, mang lại giá trị kinh tế cao. Thực tế xây dựng NTM thời gian qua cho thấy, kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX nếu phát triển đúng hướng sẽ là động lực thúc đẩy quá trình xây dựng NTM. Trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hình thức tổ chức sản xuất là một trong những tiêu chí quan trọng. Muốn xây dựng nông thôn mới thì địa phương đó phải có tổ hợp tác hoặc HTX hoạt động có hiệu quả. Do đó, các tổ chức kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX nông nghiệp được coi là quan trọng, vừa là hỗ trợ để thực hiện những tiêu chí cần đạt được và là điều kiện phát huy nội lực rất hiệu quả trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới. 2.2.4. Nội dung nghiên cứu về phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới 2.2.4.1. Nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới Về thực chất, các nội dung xây dựng NTM đã được xác định chính là những giải pháp hướng đến phát triển hài hòa về kinh tế, xã hội và môi trường, tức là các giải pháp hướng đến một sự phát triển bền vững ở khu vực NT nước ta trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. Các tiêu chí xây dựng NTM chính là các tiêu thức đo lường mức độ đạt được của quá trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đó. 6
  9. 2.2.4.2. Nghiên cứu phát triển các tổ chức kinh tế thuộc khu vực kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, nội dung phát triển các tổ chức KTTT hoạt động có hiệu quả không chỉ là yêu cầu, mà còn là định hướng, là căn cứ huy động các nguồn lực để phục vụ cho quá trình đổi mới và phát triển. Phát triển các hình thức tổ chức KTTT trong xây dựng NTM được thể hiện bằng số lượng và cơ cấu các tổ chức thuộc loại hình KTTT cũng như đóng góp của chúng vào việc thực hiện các tiêu chí của chương trình NTM. Như đã chỉ ra ở phần trên, KTTT bao gồm các tổ chức như HTX, THT, Liên hiệp HTX và quỹ TDND. Việc có hay không một tổ chức KTTT tồn tại và hoạt động là tiêu chí quan trọng (tiêu chí số 13) để xác định một xã có đạt chuẩn NTM hay không. 2.2.4.3. Nghiên cứu thực hiện dồn điền đổi thửa và quy hoạch trong xây dựng nông thôn mới Trong xây dựng nông thôn mới, dồn điền đổi thửa không phải là một tiêu chí. Tuy nhiên, với những xã xây dựng nông thôn mới có diện tích đất nông nghiệp manh mún, khi bước vào xây dựng NTM nếu thực hiện tốt nội dung này sẽ là tiền đề tạo ra những “cánh đồng mẫu lớn” và là giải pháp tiền đề cho thực hiện quy hoạch sản xuất nhằm nâng cao giá trị trong canh tác nông nghiệp nói chung và các hình thức tổ chức kinh tế dựa trên đa dạng hóa nguồn vốn và xã hội hóa sản xuất, nên sự phát triển của KTTT là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và thực hiện công tác dồn điền đổi thửa và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. 2.2.4.4. Nghiên cứu mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chủ lực của các hình thức kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới Cùng với sự phát triển của kinh tế hộ nông dân, phát triển các HTX, phát triển các loại hình doanh nghiệp trong nông nghiệp, sự phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, quá trình liên kết sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp giữa các chủ thể cũng đã có bước phát triển tích cực, với đa dạng các hình thức và cấp độ: Để tăng sức cạnh tranh và đảm bảo sản phẩm có nguồn gốc xuất sứ, và an toàn, Tổ chức sản xuất, cung ứng dịch vụ của HTX phải theo: chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một số giá trị nào đó, như sơ đồ 2.1. Sơ đồ 2.1. Mô hình liên kết sản xuất kinh doanh của lĩnh vực kinh tế tập thể Với việc tổ chức hoạt động của các HTX sản xuất theo chuỗi giá trị sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức nông dân liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp cung ứng đầu vào và đầu ra, với mục tiêu nâng cao chuỗi giá trị nông sản. Đây cũng chính là tiền đề quan trọng góp phần thực hiện củng cố, phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới của Thủ đô Hà Nội. 2.2.4.5. Nghiên cứu kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới “Cần xác định rõ phát triển kinh tế tập thể, HTX là nội hàm của tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Hợp tác xã chính là liên kết của các hộ nông dân, phát triển kinh tế tập thể, HTX không làm mất đi vai trò của kinh tế hộ mà còn nâng đỡ, phát huy sức mạnh cho kinh tế hộ phát triển”,… Khuyến khích thành lập mới HTX, mở rộng quy mô, số lượng thành viên, tỷ lệ vốn góp của thành viên, tài sản chung không chia”. Nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX tạo doanh thu, lợi nhuận tăng, góp phần nâng cao thu nhập của người lao động và thành viên HTX. 7
  10. 2.2.5. Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới - Thể chế, chính sách - Đầu tư công và dịch vụ công cho phát triển kinh tế tập thể - Nhận thức của lãnh đạo và thành viên kinh tế tập thể - Quản lý nhà nước về kinh tế tập thể - Ảnh hưởng của mức độ hoàn thành các tiêu chí của chương trình nông thôn mới ở từng địa phương 2.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới - Mô hình hoạt động của hợp tác xã tại Nhật Bản - Mô hình hoạt động của hợp tác xã Hàn Quốc - Mô hình hoạt động của Hợp tác xã tại CHLB Đức 2.3.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới của một số địa phương trong nước - Kinh nghiệm tại tỉnh Quảng Ninh - Kinh nghiệm của tỉnh Ninh Bình - Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định 2.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới của Hà Nội Một là, KTTT mà nòng cốt là HTX không chỉ là mô hình kinh tế đơn thuần, không chỉ là phong trào có tính thời điểm. Hơn hết KTTT là hành trình đổi mới tư duy bền bỉ, không ngừng, là triết lý cấp tiến của nhân loại về giá trị của tinh thần liên kết, hợp tác. Hai là, phát triển KTTT phải tuân thủ các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của KTTT đã được Liên minh các HTX thế giới khẳng định và đã được quy định trong Luật HTX của Việt Nam năm 2012; Ba là, nâng cao vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ phát triển KTTT, gắn với việc phát triển đời sống của người dân trên địa bàn nông thôn. Thực tế đã chứng minh, địa phương nào có người đứng đầu cấp ủy, chính quyền quan tâm đến KTTT, sâu sát với HTX thì nơi đó phong trào HTX phát triển, hoạt động có hiệu quả. UBND Thành phố và các Sở, ngành, UBND các quận huyện dành nhiều nguồn lực của thành phố để hỗ trợ KTTT… Bốn là, để phát triển KTTT, cần thường xuyên coi trọng việc bảo đảm kết hợp lợi ích chung của tập thể và lợi ích của các thành viên tham gia. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ nhận thức về sự cần thiết của phát triển KTTT trong xây dựng NTM. Năm là, tập chung nguồn lực để xây dựng các mô hình điểm “ Hoàn thiện mô hình HTX kiểu mới hiệu quả” phù hợp với điều kiện, đặc thù của từng địa phương, đáp ứng xu thế thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Sáu là, cần đẩy mạnh tuyên truyền, đề cao vai trò hệ thống chính trị trong phát triển kinh tế tập thể, nhất là các mô hình HTX có quy mô và sức cạnh tranh lớn; từng bước nắm bắt và định hướng dư luận xã hội để hiểu rõ hơn bản chất, vai trò, vị trí đồng thời có giải pháp tháo gỡ về cơ chế chính sách trong phát triển; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cấp ủy, chính quyền, đổi mới mô hình quản trị hệ thống kinh tế tập thể, HTX phù hợp thực tế của Hà Nội; PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH - Tiếp cận thể chế - Tiếp cận hệ thống - Tiếp cận theo khu vực kinh tế - Tiếp cận theo loại hình kinh tế tập thể 8
  11. - Khung phân tích Khung phân tích phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới là hình thức sơ đồ hóa tất cả các mối quan hệ tương quan trong hoạt động của KTTT, là cơ sở để nghiên cứu, phân tích các vấn đề để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu của luận án. Yếu tố Các tổ chức Quy Giải pháp ảnh hưởng KTTT hoạch phát triển 1.Thể chế 1.Thúc đẩy chính sách thành lập 2.Đầu tư cho mới phát triển Số Dồn điền lượng đổi thửa 2.Thúc đẩy KTTT dồn điền đổi 3.Nhận thức của thành viên Quy hoạch, thửa Mối 4.Vai trò của quan hệ CSHT, Tổ 3.Tăng chức SX, Ứng cường quản lý nhà KTTT & Thu nhập KTTT Công dụng chuyển giao nước NTM CNC nghệ 5.Trình độ của KHCN cán bộ quản lý 4.Thúc đẩy 6.Mức độ Thành viên, Hình hợp tác và hoàn thành vốn, trụ sở, thức liên kết các tiêu chí SX, Hiệu liên kết 5.Nâng cao xây dựng quả chất lượng NTM nhân lực cho khu vực Kết quả phát 6. Nâng cao triển KTTT Liên kết nhận thức của người dân Sơ đồ 3.1. Khung phân tích phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới 3.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU - Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế - xã hội Tốc độ tăng trưởng GRDP của Hà Nội giai đoạn 2011-2020 đạt bình quân 6,83%/năm, gấp 1,15 lần mức tăng chung của cả nước. Năm 2022, quy mô GRDP đạt 1.196 nghìn tỷ đồng, gấp 3,36 lần so với năm 2010. Hà Nội là Thành phố có GRDP cao thứ hai trong năm thành phố trực thuộc Trung ương trong năm 2022 (Thành ủy Hà Nội, 2022). Dân số khoảng 10,33 triệu người đang cư trú và công tác, học tập; trên 3 triệu người trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn và trên 600.000 hộ nông dân. - Thuận lợi, khó khăn của đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Tính đến 31/12/2020, Hà Nội có tổng số 2164 HTX, với kết quả đánh giá phân loại HTX của các quận, huyện, thị xã năm 2020 cho thấy số HTX đạt loại tốt và khá, chiếm gần 62%; HTX xếp loại trung bình là chiếm 35,3%; và HTX thuộc loại yếu chiếm 2,8%. Trong đó, huyện: Hoài Đức, Ðông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Mê Linh, Thạch Thất, Ba Vì, Thường Tín, Ứng Hòa, là các địa phương có nhiều HTX, được xếp loại tốt, và trung bình, và cũng có nhiều HTX xếp loại yếu kém nhất. 9
  12. 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập thông tin thứ cấp - Thu thập thông tin sơ cấp Bảng 3.1. Bảng phân bố mẫu điều tra Đối tượng Số đơn vị Số người/đơn vị Tổng số HTX 90 1 90 Tổ hợp tác 30 1 30 Quỹ TDND 10 2 20 Liên minh HTX 3 1 3 Cán bộ cơ quan Trung ương 3 2 6 Cán bộ cấp sở 3 2 6 Cán bộ cấp huyện 5 2 10 Cán bộ cấp xã 20 1 20 3.3.3. Phương pháp tổng hợp thông tin và xử lý dữ liệu Dữ liệu sau khi được thu thập được tiến hành kiểm tra lại nhằm đảm bảo các yêu cầu đặt ra về tính đại diện, tính chính xác và khách quan trong quá trình thu thập. Các hiệu chỉnh và bổ xung là cần thiết theo yêu cầu của khảo sát. Toàn bộ dữ liệu thô được nhập vào máy tính, xử lý và lưu giữ phục vụ cho quá trình phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau. Các dữ liệu định tính được tổng hợp, hệ thống lại theo từng chủ đề. Các dữ liệu định lượng sẽ được mã hóa, nhập và xử lý bằng phần mềm Excel, SPSS theo yêu cầu đã đặt ra. 3.3.4. Phương pháp phân tích thông tin Luận án sử dụng các phương pháp: Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp phân tích so sánh; Phương pháp nghiên cứu trường hợp (Case study) để làm cơ sở thu thập, phân tích các dự liệu phục vụ cho việc viết và hoàn thiện luận án 3.3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Sự phát triển của loại hình KTTT trong xây dựng NTM được thể hiện thông qua các chỉ tiêu phản ánh số lượng và chất lượng, cụ thể là: - Các chỉ tiêu phản ánh số lượng: (1) Số lượng và cơ cấu các tổ chức KTTT (HTX, tổ hợp tác, liên hiệp HTX và quỹ TDND); (2) Số lượng thành viên tham gia các loại hình KTTT được tính trong thời gian 5 năm; - Các chỉ tiêu phản ảnh chất lượng: (1) Mức độ tham gia của KTTT vào thực hiện tiêu chí quy hoạch sản xuất, dồn điền, đổi thửa, xây dựng và vận hành cánh đồng lớn: Số lượng và diện tích cánh đồng lớn được hình thành có sự tham gia của tổ chức KTTT; Số lượng và diện tích cánh đồng lớn được vận hành bởi tổ chức KTTT; Diện tích đất nông nghiệp được dồn điền đổi thửa có sự tham gia của tổ chức KTTT; (2) Các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có sự tham gia và dẫn dắt của các tổ chức KTTT, gồm: Số lượng chuỗi liên kết được hình thành có sự tham gia của tổ chức KTTT; Số lượng chuỗi được dẫn dắt bởi đợn vị thuộc loại hình KTTT; Lợi ích của các liên kết mang lại. (3) Mức độ ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh: Số đơn vị KTTT có ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. (4) Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của loại hình KTTT: Quy mô hoạt động của các tổ chức KTTT bao gồm: diện tích đất các loại, số lượng và chất lượng lao động, số lượng và cơ cấu nguồn vốn; Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, gồm: Sản lượng, doanh thu; Hiệu quả sản xuất kinh doanh, gồm: lợi nhuận, thu nhập. 10
  13. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 4.1.1. Khái quát về quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội Sau hơn mười ba năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân” khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn được nâng lên; kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng khá; quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được đổi mới; cơ cấu kinh tế được chuyển dịch đúng hướng; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; các hoạt động văn hóa xã hội; chính trị xã hội và quốc phòng an ninh được đảm bảo; an sinh xã hội được chăm lo, đời sống nhân dân được cải thiện; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được quan tâm; khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố vững chắc, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ ngày càng nâng lên, tạo thế và lực mới cho Thành phố phát triển nhanh và bền vững hơn trong những năm tới. Các mục tiêu đề ra cơ bản hoàn thành và đạt kết quả: - Về huyện nông thôn mới: Tính đến 30/6/2023, toàn Thành phố có 16/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới gồm: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Quốc Oai, Gia Lâm, Thạch Thất, Thường Tín, Thanh Oai, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Chương Mỹ, Mê Linh và thị xã Sơn Tây; còn 02 huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức chưa đạt chuẩn nông thôn mới; - Về xây dựng xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao và xã nông thôn mới kiểu mẫu: Đến 30/6/2023 toàn thành phố có 382/382 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 111 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình 13 triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn Thành phố cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế và chưa thực sự bền vững. Nhiều công trình cơ sở hạ tầng sau mười ba năm đầu tư xây dựng đang có dấu hiệu xuống cấp; phát triển kinh tế nông thôn chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của Thành phố, thu nhập của người dân nông thôn chưa bền vững; công tác xã hội hóa huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng NTM lâu dài cũng đặt ra nhiều thách thức, tình hình an ninh nông thôn còn tiềm ẩn nhiều phức tạp (Thành ủy Hà Nội, 2023). 4.1.2. Thực trạng phát triển các hình thức tổ chức kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới của Hà Nội 4.1.2.1. Số lượng và cơ cấu hợp tác xã Tính đến 31/12/2021, số lượng HTX và Quỹ TDND ở Hà Nội có 2.174 HTX, là địa phương có số lượng HTX dẫn đầu cả nước (chiếm 9,9%). Tốc độ phát triển bình quân của các HTX trên địa bàn thành phố là 6,29%/năm, trong đó số lượng HTX phát triển trong lĩnh vực phi nông nghiệp tăng hơn so với lĩnh vực nông nghiệp, đối với sự phát triển của các Quỹ TDND không có gì thay đổi, do từ phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không có chủ trương phát triển các quỹ TDND mới mà tập chung chỉ đạo củng cố các Quỹ đang hoạt động đảm bảo an toàn, hiệu quả. Bảng 4.1. Số lượng hợp tác xã và Quỹ tín dụng nhân dân từ 2010-2021 Thực hiện năm Tốc độ Chỉ tiêu 2010 2018 2019 2020 2021 PTBQ (%) Tổng số HTX 1644 1872 1986 2066 2174 102,83 HTX Nông nghiệp 960 1134 1214 1262 1337 103,37 HTX phi nông nghiệp 586 738 772 804 837 103,63 Quỹ TDND 98 98 98 98 98 100,00 Nguồn: UBND Thành phố Hà Nội (2021) 11
  14. 4.1.2.2. Số lượng Tổ hợp tác Đến 31/12/2021, trên địa bàn thành phố Hà Nội ước có: 1593 THT; hầu hết các THT không có có đăng ký chứng thực hợp đồng hợp tác; Trong đó: Lĩnh vực Nông nghiệp có: 1099 THT; Lĩnh vực phi nông nghiệp có 494 THT. Bảng 4.2. Số lượng tổ hợp tác giai đoạn 2010-2021 Thực hiện năm Tốc độ PTBQ Chỉ tiêu 2010 2018 2019 2020 2021 (%) Tổng số THT, chia ra: 698 1393 1493 1543 1593 108,60 THT Nông nghiệp 498 951 1006 1049 1099 108,24 THT CN, TTCN 200 442 487 494 494 109,46 Nguồn: UBND Thành phố Hà Nội (2021) 4.1.2.3. Số lượng Liên hiệp hợp tác xã Do nhu cầu liên kết để phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ, các HTX của Hà Nội đã liên kết lại với nhau để thành lập Liên hiệp HTX để tăng tính cạnh tranh và mở rộng hình thức kinh doanh dịch vụ. Biểu đồ 4.3. Số lượng Liên hiệp hợp tác xã giai đoạn 2010 -2021 Nguồn: UBND Thành phố Hà Nội (2021) Tính đến 31/12/2021, trên địa bàn thành phố có 18 liên hiệp HTX (tăng 13 liên hiệp so với cùng kỳ năm 2010), trong đó số lượng liên hiệp đang hoạt động là 11, ngừng hoạt động là 07. Liên hiệp HTX đang hoạt động chủ yếu được thành lập từ năm 2016 trở lại đây. Liên hiệp HTX trên địa bàn Thành phố đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, có kết quả hoạt động tốt, đồng thời tạo cơ hội cho các đơn vị thành viên phát triển. Mặc dù vậy, một số liên hiệp HTX chưa được tổ chức lại theo Luật HTX năm 2012 đã phải ngừng hoạt động. Nguyên nhân là do trình độ cán bộ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu phương án SXKD hiệu quả, khả năng ứng dụng công nghệ mới hạn chế. 4.1.2.4. Tổng hợp các loại hình kinh tế tập thể Khu vực kinh tế tập thể của Hà Nội đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của Thành phố, hàng năm đóng góp 0,7% trong tổng sản phẩm trên địa bàn Thành phố (GRDP); tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển. 12
  15. Bảng 4.3. Tổng hợp các loại hình kinh tế tập thể giai đoạn 2010-2021 Thực hiện năm Tốc độ PTBQ Chỉ tiêu 2010 2018 2019 2020 2021 (%) 1) Tổng số HTX: 1644 1970 2084 2164 2272 106,29 - HTX Nông nghiệp 960 1134 1214 1262 1337 106,13 - HTX Phi nông nghiệp 586 738 772 804 837 107,45 - Quỹ TDND 98 98 98 98 98 100,00 2) Tổ hợp tác 698 1393 1493 1543 1593 105,54 3) Tổng số Liên hiệp HTX 5 10 13 16 18 115,83 Nguồn: UBND Thành phố Hà Nội (2021) 4.1.3. Kết quả dồn điền đổi thửa và thực trạng quy hoạch phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội Theo báo của Ban chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU, ngay từ cuối năm 2012 Thành phố đã có 100% số xã hoàn thành việc lập quy hoạch xây dựng NTM. Chất lượng, nội dung và tiến độ lập, thẩm định, trình duyệt lập quy hoạch, lập đề án xây dựng NTM cơ bản đáp ứng yêu cầu và mục tiêu đề ra. Tính đến hết năm 2020, 386/386 xã (100%) duy trì kết quả đạt chuẩn tiêu chí Quy hoạch; đã thực hiện dồn điền, đổi thửa được hơn 79.454,3ha/75.980,1ha , đạt 104,6% so với kế hoạch đề ra; 100% các HTX (386 HTX/386 xã) tham gia xây dựng nông thôn mới đều phối hợp với chính quyền địa phương tham gia công tác dồn điền, đổi thửa toàn bộ diện tích đất nông nghiệp. Các HTX đã phát huy vai trò của mình trong việc thống kê, kiểm đếm và động viên thành viên HTX tham gia công tác dồn điển, đổi thửa. Thông qua đó tạo điều kiện cho các hộ dân có diện tích đất lớn hơn để tổ chức trồng trọt; hình thành 75 cánh đồng mẫu lớn do 53 HTX đứng ra tổ chức sản xuất, với diện tích canh tác lớn từ 5 – trên 200 ha. Tích tụ, tập trung đất đai thông qua HTX để ứng dụng CNC vào sản xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho thu nhập cao được xem điểm sáng về tập trung ruộng đất xây dựng cánh đồng lớn hiệu quả. Đất đai của các thành viên HTX vẫn do cá nhân hộ sở hữu nhưng được các thành viên cam kết góp chung vào HTX theo thời hạn quy định (không dưới 10 năm) để HTX xây dựng kế hoạch đầu tư và sản xuất chung. 4.1.4. Thực trạng ứng dụng công nghệ trong sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hà Nội Để nâng cao giá trị trên diện tích đất canh tác, các HTX trên địa bàn Thành phố đang dần đổi mới phương thức canh tác, đưa cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Đặc biệt là cùng với chính sách dồn điền đổi thửa của Thành phố, các hợp tác xã đã và đang hình thành các cánh đồng mẫu lớn để tổ chức áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và thực hiện liên kết với doanh nghiệp nhằm hỗ trợ sản xuất sản phẩm đến tiêu thụ sản phẩm của các thành viên. Tuy nhiên số HTX ứng dụng công nghệ vào sản xuất chưa được nhiều, hiện nay mới có 68 HTX tổ chức ứng dụng công nghệ vào sản xuất, chủ yếu là các HTX được thành lập sau khi có luật HTX năm 2012. Với việc các HTX đang áp dụng truy xuất nguồn gốc đã cho thấy hiệu quả trong việc hội nhập vào các chuỗi bán lẻ lớn như Big C, Vinmart, Saigon Coopmart… trên 134 chủ thể là HTX có sản phẩm chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên, 60 HTX áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất như Vietgap, hữu cơ; 43 HTX nông nghiệp gắn sản xuất với chuỗi giá trị bền vững và ứng dụng công nghệ cao; một số HTX đã đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu tập thể như: gạo chất lượng cao T10 tại HTX Đại Thắng (Phú Xuyên), gạo nếp cái hoa vàng của HTX Liên Hà (Đông Anh), khoai lang Hoàng Long của HTX Đồng Thái (Ba Vì). 13
  16. Bảng 4.4. Số hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp Quy mô Diện tích Chỉ tiêu Số HTX thực hiện (ha) nhà lưới (m2) Tổng số HTX UDCNC 68 1. Trồng trọt: 35 - Giống chất lượng cao, thuốc BVTV sinh học 11 938 - Tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap 24 1038,58 2. Hệ thống tưới tự động 19 20,4 Thủy canh, nhà màng, nhà lưới 90.390 3. Sử dụng phương tiện bay (Drone) 1 200 4. Chăn nuôi 9 5. Nuôi trồng thủy sản 4 Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội (2022) 4.1.5. Thực trạng phát triển các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chủ lực của các hình thức tổ chức kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội Tính đến 31/12/2021, theo báo cáo của Ban chỉ đạo Chương trình 04-CTr/TU, toàn Thành phố có 141 mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp (trong đó có 78 mô hình HTX). Các mô hình HTX liên kết chuỗi hiện nay đã tạo ra chuyển biến tích cực, giúp người dân phát triển sản xuất bền vững và tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu, bước đầu các mô hình đã tạo nền tảng liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân, đảm bảo đầu ra cho nông sản có thị trường tiêu thụ ổn định. Bảng 4.5. Các chuỗi liên kết sản xuất sản phẩm nông nghiệp ở Hà Nội Đơn vị tổ chức thực hiện chuỗi liên kết đứng ra Tổng số chuỗi Loại sản phẩm Tỷ lệ Doanh Tỷ lệ liên kết HTX (%) nghiệp (%) Chăn nuôi gia cầm (gà, vịt) 14 11 78,57 3 21,43 Thịt lợn 25 7 28,00 18 72,00 Trứng gia cầm 7 3 42,86 4 57,14 Thịt bò 1 0 0,00 1 100,00 Sữa bò 3 1 33,33 2 66,67 Gạo 6 4 66,67 2 33,33 Hoa quả 11 11 100,00 0 0,00 Rau 58 42 72,41 16 27,59 Thủy sản 6 0 0,00 6 100,00 Củ, quả 6 5 83,33 1 16,67 Dược liệu 1 1 100,00 0 0,00 Chè khô 3 3 100,00 0 0,00 Tổng số 141 78 55,32 63 44,68 Nguồn: UBND Thành phố (2022 ) Một số mô hình Hợp tác xã thành công theo phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị (trong đó có 27 chuỗi có nguồn gốc động vật và có 51 chuỗi có nguồn gốc thực vật gồm các chuỗi: gạo, chè, rau an toàn, bưởi, chuối tiêu hông, nhãn chín muộn...và xây dựng được trên 20 cửa hàng, điểm bán và giới thiệu các sản phẩm của chuỗi trên địa bàn Thành phố. Có trên 20 chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi đã hoàn thiện nhãn hiệu và bộ nhận diện thương nhiệu. Đặc biệt đã có 9 nhãn hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng bảo hộ, trong đó có 5 nhãn hiệu được cấp bằng bảo hộ "nhãn hiệu tập thể"Gà Mía Sơn Tây, chuỗi gà đồi Sóc Sơn, chuỗi gà đồi Ba Vì, Vịt Vân Đình và trứng vịt Liên Châu). Việc tổ chức liên kết 14
  17. từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị có vai trò rất quan trọng quyết định tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Các HTX này đã tổ chức sản xuất theo quy mô tập trung, đảm bảo về chất lượng tiêu chuẩn an toàn của Sở NN và PTNT, sản phẩm của HTX có chỗ đứng trong các cửa hàng, siêu thị của Thành phố. Một số HTX đã ký kết hợp đồng giữa các doanh nghiệp và người sản xuất trong tiêu thụ nông sản hàng hóa và mối liên kết “ 4 nhà ” trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản; Thực tế cho thấy, chỉ khi nào HTX ký kết hợp đồng với doanh nghiệp đã làm dịch vụ cung ứng, chế biến tiêu thụ nông sản và thực hiện chọn gói đầu vào – đầu ra thì HTX mới mang lại nhiều lợi ích cho thành viên HTX và nông dân. Tuy nhiên, số lượng HTX đứng ra làm đầu mối liên kết và tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị còn ít so với nhu cầu của người dân và của thành phố, chiếm 7,1% trên tổng số các HTX đang hoạt động; phần còn lại vẫn tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản theo phương thức truyền thống, chất lượng sản phẩm nông nghiệp thấp và an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát triệt để, giá cả bấp bênh, kém bền vững, sản xuất không ổn định. Trong đó có các nguyên nhân như: - Thói quen tâm lý của người tiêu dùng vẫn mua các sản phẩm tại các chợ truyền thống với giá rẻ hơn. - Các hộ sản xuất có quy mô nhỏ lẻ, phân tán, chưa thực sự nhận được ý nghĩa, lợi ích của sản phẩm nông nghiệp an toàn, sản phẩm không có truy suất nguồn gốc... - Bên cạnh đó việc góp đất, thuê đất để sản xuất, việc tiếp cận nguồn vốn, mối liên kết 4 nhà (nhà nông nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà băng) trong thời gian qua chưa thực sự chặt chẽ và chưa có sự phối hợp nhịp nhàng…Có nhiều doanh nghiệp muốn tiêu thụ sản phẩm cho người dân nhưng không thể trực tiếp ký hợp đồng bao tiêu với từng hộ dân vì không nắm được quy trình sản xuất sản phẩm, hơn nữa giá cả bấp bênh… Vì vậy, việc tổ chức, phát triển các HTX đứng ra tổ chức sản xuất, liên kết theo chuỗi giá trị là nhu cầu thiết yếu và đòi hỏi của người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4.1.6. Kết quả, hiệu quả phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội 4.1.6.1. Quy mô kinh tế tập thể a. Quy mô về thành viên Số thành viên tham gia KTTT trên địa bàn Thành phố có xu hướng tăng, do KTTT nói chung và HTX nói riêng đã làm tốt hơn việc cung cấp đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp; làm khâu trung gian trong việc chuyển giao, hướng dẫn, đào tạo, tư vấn kỹ thuật và đầu ra thu mua sản phẩm nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân là thành viên HTX. Ngoài ra, hàng năm có trên 100 HTX được thành lập mới; Bảng 4.6. Số thành viên của khu vực kinh tế tập thể từ 2010-2021 Tốc độ Thực hiện năm (thành viên) PTBQ Chỉ tiêu 2010 2018 2019 2020 2021 (%) Thành viên Tổ hợp tác 2094 4181 4485 4629 4779 107,78 Số thành viên/THT 3 3 3 3 3 100 Thành viên Hợp tác xã 1.141.276 564.173 566.380 568.980 601.856 94,35 Số thành viên/HTX 694 301 285 275 276 91,96 Thành viên Liên hiệp HTX 24 49 77 91 104 114,26 Số thành viên/LHHTX 5 5 6 6 6 101,67 Thành viên Quỹ TDND 114.194 120.329 112.599 123.500 130.527 101,22 Số thành viên/quỹ TDND 1.165 1.228 1.148 1.260 1.332 101,23 Nguồn: UBND Thành phố Hà Nội (2021) 15
  18. b. Quy mô về vốn Đa số các HTX chuyên ngành đã huy động được nhiều thành viên tham gia góp vốn, với số vốn tham gia điều lệ cao; cùng với đó huy động các nguồn vốn đầu tư vào khu vực kinh tế tập thể càng ngày càng tăng, đặc biệt là các HTX thành lập mới trong những năm qua đã thu hút được rất nhiều nguồn vốn cho hoạt động của các HTX. Bảng 4.7. Tổng số vốn trong hoạt động của khu vực kinh tế tập thể Thực hiện năm (triệu đồng) Tốc độ PTBQ Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2021 (%) Tổng số vốn hoạt động của 13.729.632 13.923.432 14.008.432 14.243.832 101 các HTX Vốn bình quân/HTX 7.334,205 7.010,791 6.780,460 6.551,900 96 Tổng giá trị tài sản HTX 2.791.754 3.126.000 3.201.000 3.404.500 107 Giá trị tài sản/HTX 1.491,321 1.574,018 1.549,370 1.566,007 102 Tổng số vốn hoạt động của 30.200 133.500 143.158 168.500 177 Liên hiệp HTX Vốn hoạt động/LHHTX 16.850 10.269 8.947 9.361 82 Nguồn: UBND Thành phố Hà Nội (2021) b. Quy mô đất đai làm trụ sở Theo số liệu khảo sát, số HTX có trụ sở riêng để hoạt động là 34/90 HTX, đây đất được chính quyền xã giao (cho mượn) với diện tích 19.684 m2; đa số các HTX đều không có trụ sở riêng, đa phần được bố trí một phòng tại trụ sở UBND xã, hoặc ở nhà văn hóa thôn. Quỹ đất dành cho khu vực KTTT làm trụ sở không nhiều, chủ yếu tập chung tại các HTX quy mô toàn xã, và hầu hết đều do UBND xã cho mượn và nằm trong khuôn viên của UBND xã, chỉ một số ít HTX được bố trí quỹ đất để làm trụ sở nằm ngoài khuôn viên của UBND xã, và hầu hết không có giấy chứng nhận quyền sự dụng đất. 4.1.6.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tập thể Tổng số vốn hoạt động của HTXNN năm 2021 là 1.522.600 triệu; Trong đó nguồn vốn hoạt động của HTX chủ yếu là vốn điều lệ (chiếm 74,6%), ngoài ra HTX còn huy động thêm thành viên đóng góp vốn ngoài vốn điều lệ để sản xuất kinh doanh (chiếm 14,4%) và huy động từ các nguồn khác (chiếm 11%). Bảng 4.8. Kết quả hoạt động kinh doanh của khu vực kinh tế tập thể Thực hiện năm (triệu đồng) Tốc độ PTBQ Chỉ tiêu 2010 2018 2019 2020 2021 (%) Doanh thu bình quân/đơn vị HTX 1.340 2.263 2.495 2.750 2000 104,55 Quỹ TDND 2.685 2.719 2.938 3.087 3.083 101,55 Tổ hợp tác - 200 200 220 220 103,23 Lãi bình quân/đơn vị HTX 150 168 178 190 192 102,78 Quỹ TDND 474 680 698 780 800 105,98 Tổ hợp tác - 30 30 35 35 105,27 Thu nhập bình quân/lao động thường xuyên/năm HTX 24 45 48 50 54 109,43 Quỹ TDND 65 110 125 128 130 108 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư (2021) 16
  19. 4.1.6.3. Hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới a. Kết quả đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị kinh tế tập thể đang hoạt động Hoạt động xếp loại chất lượng hoạt động của khu vực kinh tế tập thể hàng năm được thực hiện với HTXNN. Các HTXNN được xếp loại năm 2020 theo 04 mức quy định tại Thông tư số 01/2020/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT, kết quả như sau: Theo báo cáo của các quận, huyện trong tổng số 1005 HTX nông nghiệp đánh giá phân loại HTX, trong đó: loại tốt 180 HTX (chiếm 17,9%), khá 360 HTX (chiếm 35,8 %), trung bình 433 HTX (chiếm 43,1%) và yếu 32 HTX (chiếm 3,2%). b. Thực trạng thành lập mới và đăng ký lại của các hợp tác xã Từ khi thực hiện Luật HTX đến 31/12/2021 đã thành lập mới 270 HTX (bình quân mỗi năm thành lập mới 34 HTX). Số HTX nông nghiệp được thành lập mới giai đoạn 2013-2021 chủ yếu là trong lĩnh vực chuyên ngành. Số lượng HTX thành lập mới tăng mạnh từ năm 2016 trở lại đây do: c. Thực trạng hợp tác xã nông nghiệp ngừng hoạt động Đến thời điểm 31/12/2021, trên địa bàn thành phố có 225 HTX ngừng hoạt động tại 19/23 quận, huyện thị xã trên địa bàn thành phố. Trong đó một số địa phương có số HTX nông nghiệp ngừng hoạt động nhiều như: huyện Sóc Sơn 58 HTX, Ba Vì 20 HTX, huyện Mê Linh 14 HTX, huyện Đông Anh 11 HTX. 4.1.6.4. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế tập thể với xây dựng nông thôn mới ở Thành phố Hà Nội Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một Chương trình lớn của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, được triển khai nhằm phát triển nông thôn một cách toàn diện. Theo báo cáo của Thành ủy Hà Nội; đến hết năm 2021, toàn thành phố có 12/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Quốc Oai, Gia Lâm, Thạch Thất, Thường. Còn 06 huyện chưa đạt nông thôn mới, trong đó: huyện Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mê linh, Phú Xuyên, Ba Vì, Mỹ Đức. Huyện nông thôn mới nâng cao: Huyện Đan Phượng là huyện đi đầu của Thành phố về xây dựng nông thôn mới, Đến nay đã có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Đến hết năm 2021, có 382 xã/382 xã (100%) đạt chuẩn nông thôn mới, 47 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới của Thành phố Hà Nội, khu vực KTTT của Thành phố cũng đã đóng góp rất lớn vào quá trình triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về Xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và PTNT, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2010-2020; Phát triển KTTT mà nòng cốt là HTX trong nông nghiệp đã cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất của các thành viên, tập trung vào chức năng thực hiện cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho thành viên và nhân dân, đưa cơ giới hóa, giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng, giá trị cao vào sản xuất; nâng cao năng lực tổ chức kinh tế sản xuất đã có được sức cạnh tranh trong thị trường, hầu hết các khâu dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp được thành viên sử dụng. 4.1.7. Đánh giá chung thực trạng phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội 4.1.7.1. Những kết quả chủ yếu đạt được Kể từ khi thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà Nội, khu vực KTTT của Thủ đô Hà Nội ngày càng ổn định, tiếp tục phát triển theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ; Tổ chức bộ máy, tư cách thành viên đảm bảo theo quy định của Luật, các HTX đã đảm bảo các dịch vụ cho các thành viên, hộ gia đình; Nhiều tổ chức KTTT đã nêu cao tinh thần tự chủ, chủ động khắc phục khó khăn, mở rộng sản xuất kinh doanh, ứng dụng khoa học kỹ thuật, áp 17
  20. dụng các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vào sản xuất; năng suất và hiệu quả được nâng lên. Tạo công ăn, việc làm và tăng thu nhập cho thành viên, góp phần từng bước cải thiện nâng cao đời sống cho nhân dân, người lao động. Hoạt động của của KTTT đã góp phần phát triển văn hóa cộng đồng dân cư, đề cao tinh thần đoàn kết, tương thân, tương trợ lẫn nhau trong đời sống, đóng góp tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo, đóng góp quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Các mô hình HTX kiểu mới, gắn sản xuất với chuỗi giá trị sản phẩm ngày càng nhiều. Các HTX đã quan tâm tới các hoạt động liên kết thông qua việc: tăng cường trao đổi kinh nghiệm về quản lý điều hành, xúc tiến thương mại; tham gia hội chợ, hội nghị giao thương, nhiều HTX đã mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là liên kết trong tiêu thụ sản phẩm giữa các HTX nhằm đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa cung cấp ra thị trường. Các HTX ở địa bàn nông thôn đã tạo sự chuyển biến tích cực, giúp người dân phát triển sản xuất bền vững và tạo ra sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu, thị trường tiêu thụ ổn định, nâng cao giá trị sản xuất và đời sống nông dân; đa dạng dịch vụ hoạt động; thực hiện liên kết chuỗi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; hình thành HTX đã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm nông nghiệp; 4.1.7.2. Tồn tại, hạn chế Hoạt động của khu vực KTTT mặc dù có những chuyển biến nhất định, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế như: Vai trò của HTX nông nghiệp ở địa bàn nông thôn còn mờ nhạt, lợi ích mang lại cho thành viên chưa cao, chưa thiết thực nên thành viên thiếu tin tưởng vào HTX. Mối quan hệ giữa hội đồng quản trị và thành viên còn lỏng lẻo, thiếu gắn bó với nhau, chưa có sự liên kết hệ thống về kinh tế và tổ chức. HTX chưa khai thác hết năng lực nội tại của các thành viên cả về vốn và cơ sở vật chất. Phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ của HTX chậm đổi mới, chủ yếu kinh doanh dịch vụ truyền thống, tính cạnh tranh không cao (như dịch vụ khuyến nông, bảo vệ thực vật, bảo vệ đồng ruộng), chế biến, tiêu thụ sản phẩm … còn hạn chế) nên hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTX thấp. Những HTX nông nghiệp thành lập từ những năm 1960, tư duy chậm đổi mới, thụ động trong kinh doanh dịch vụ, chưa chủ động, sáng tạo tìm ra hướng phát triển, mở thêm các khâu dịch vụ, liên doanh, liên kết trong sản xuất chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Trình độ năng lực của đại đa số cán bộ quản lý HTX còn yếu cả về chuyên môn và quản lý, chưa xây dựng được kế hoạch sản xuất kinh doanh. Các HTX chuyên ngành mới được thành lập đang hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, việc phát triển về số lượng còn hạn chế do khó tích tụ, tập trung ruộng đất để hình thành khu sản xuất tập trung, quy mô lớn cho HTX, dẫn đến sản xuất nông nghiệp còn nhiều bấp bênh, rủi ro vì biến động của giá cả thị trường, diện tích đất sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, nông dân sản xuất theo truyền thống (tự sản, tự tiêu), nên chưa tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị dẫn đến sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp, thiếu ổn định. Tuy nhiên, dù vai trò của các hình thức tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới đã được khẳng định, trên thực tế, con đường phát triển của kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố vẫn đang gặp không ít khó khăn, trở ngại. Trước tiên, đó là nhận thức từ các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể về các loại hình kinh tế tập thể vẫn còn nhiều hạn chế. Đặc biệt trong giai đoạn 2011-2015, Bộ tiêu chí nông thôn mới của Trung ương quy định khá “thoáng” để các xã đạt tiêu chí về Hình thức tổ chức sản xuất là: có Tổ hợp tác hoặc Hợp tác xã. Từ đó, phần lớn các địa phương lựa chọn việc thành lập các Tổ hợp tác để “đối phó” trong quá trình xây dựng nông thôn mới mà không nhận thức được tầm quan trọng của tiêu chí này trong quá trình tác động lên sản xuất, thu nhập của người dân nông thôn. Qua đó, góp phần hoàn thiện nhiều tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, do tập tục sản xuất nhỏ lẻ của người dân nên khi tham gia vào Hợp tác xã, đa số bà con chưa thực sự mạnh dạn trong việc 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2