![](images/graphics/blank.gif)
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội
lượt xem 2
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển "Phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội" trình bày các nội dung chính sau: Hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản phẩm du lịch; Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội; Đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ THÁI THỊ NHUNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN CỤM DU LỊCH SƠN TÂY - BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP – 2025
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ THÁI THỊ NHUNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN CỤM DU LỊCH SƠN TÂY - BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9 31 01 05 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Phạm Thị Mỹ Dung HÀ NỘI - 2025
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2025 Tác giả luận án Thái Thị Nhung i
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo; sự giúp đỡ, động viên của gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Phạm Thị Mỹ Dung đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Khoa Kinh tế và Quản lý, Bộ môn Kinh tế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi, động viên tôi trong quá trình học tập, thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của tập thể lãnh đạo và cán bộ Sở Du lịch Hà Nội, Viện Khoa học phát triển nông thôn, UBND huyện Ba Vì, UBND thị xã Sơn Tây, Ban quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm, Ban Quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, Trang trại đồng quê Ba Vì, các khu, điểm du lịch trên địa bàn cụm, tập thể lãnh đạo UBND các xã và hộ dân tại các xã Yên Bài, Tản Lĩnh, Vân Hòa, Đường Lâm, Kim Sơn đã nhiệt tình cung cấp thông tin, số liệu, hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu, trao đổi thông tin để thực hiện luận án. Qua đây, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Quản lý dự án Việt – Bỉ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã hỗ trợ một phần kinh phí để tôi thực hiện một số nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án này. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên và khuyến khích tôi hoàn thành luận án./. Hà Nội, ngày tháng năm 2025 Nghiên cứu sinh Thái Thị Nhung ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................................ iii Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục hình ................................................................................................................. ix Danh mục hộp .................................................................................................................. ix Danh mục biểu đồ ............................................................................................................. x Trích yếu luận án ............................................................................................................. xi Thesis abstract................................................................................................................ xiii Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3 1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4 1.4. Những đóng góp mới của luận án ......................................................................... 4 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................................. 5 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản phẩm du lịch ............................ 6 2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan ................................................... 6 2.1.1. Nghiên cứu về khái niệm và bản chất sản phẩm du lịch....................................... 6 2.1.2. Nghiên cứu về cụm du lịch ................................................................................... 7 2.1.3. Nghiên cứu về phát triển sản phẩm du lịch........................................................... 9 2.2. Cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm du lịch ...................................................... 11 2.2.1. Một số khái niệm trong nghiên cứu .................................................................... 11 2.2.2. Phân loại sản phẩm du lịch ................................................................................. 19 2.2.3. Đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch .............................................................. 20 2.2.4. Vai trò của phát triển sản phẩm du lịch .............................................................. 22 2.2.5. Nội dung nghiên cứu về phát triển sản phẩm du lịch ......................................... 23 iii
- 2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch ...................................... 29 2.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản phẩm du lịch ................................................... 36 2.3.1. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch ở một số quốc gia trên thế giới ......... 36 2.3.2. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch ở một số địa phương của Việt Nam ............................................................................................................. 40 2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì ........................................................................................... 43 Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................ 44 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 45 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 45 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................... 45 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì..................................... 46 3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn của đặc điểm địa bàn đối với phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì .................................... 50 3.2. Cách tiếp cận ....................................................................................................... 51 3.2.1. Tiếp cận theo cụm và tài nguyên du lịch ............................................................ 51 3.2.2. Tiếp cận có sự tham gia ...................................................................................... 51 3.2.3. Tiếp cận theo thể chế, chính sách ....................................................................... 52 3.3. Khung phân tích .................................................................................................. 52 3.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 53 3.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................... 53 3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin .......................................................................... 54 3.4.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin .......................................................... 58 3.4.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................. 63 Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 65 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 66 4.1. Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn Cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội .................................................................................. 66 4.1.1. Thực trạng phát triển số lượng sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm .................... 66 4.1.2. Thực trạng phát triển chất lượng sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm ................. 86 4.1.3. Kết quả, hiệu quả phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm ........................ 97 iv
- 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn Cụm Du lịch Sơn Tây - Ba Vì ................................................................................... 111 4.2.1. Tài nguyên du lịch trên địa bàn cụm................................................................. 111 4.2.2. Chính sách, cơ chế phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm .................... 112 4.2.3. Nguồn nhân lực cho phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm .................. 116 4.2.4. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn cụm ............................................... 120 4.2.5. Nguồn vốn cho phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm.......................... 122 4.2.6. Hoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm ................... 124 4.2.7. Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm ................................................................................................ 127 4.2.8. Liên kết vùng trong phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm................... 129 4.2.9. Nhu cầu của khách du lịch về sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm ................... 131 4.2.10. Kết quả phân tích hồi quy về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch ..................................................................................................... 132 4.3. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn Cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì ................................................................................................................. 135 4.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ................................................................................... 135 4.3.2. Giải pháp thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì ................................................................................................ 139 Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 148 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 148 5.2. Kiến nghị........................................................................................................... 149 Danh mục các công trình công bố có liên quan đến luận án ........................................ 151 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 152 Phụ lục .......................................................................................................................... 165 v
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BVHTTDL Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch CNTT Công nghệ thông tin DLST Du lịch sinh thái DVDL Dịch vụ du lịch EFA Phân tích nhân tố khám phá GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) GRDP Tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn (Gross Regional Domestic Product) HDVDL Hướng dẫn viên du lịch IUOTO Tổ chức Liên hợp quốc tế của các cơ quan lữ hành NVPVDL Nhân viên phục vụ du lịch OCOP Mỗi xã (phường) một sản phẩm (One Commune One Product) SPDL Sản phẩm du lịch SXKD Sản xuất kinh doanh TMCP Thương mại cổ phần TNDL Tài nguyên du lịch TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân UN Liên hợp quốc (United Nations) UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên Hợp Quốc (United Nations World Tourism Organization) USAID Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (United States Agency for International Development) VQG Vườn quốc gia WTTC Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (World Tourism and Travel Council) vi
- DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 3.1. Diện tích đất đai, dân số và lao động của cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì năm 2020 và 2023 ............................................................................................... 47 3.2. Cơ cấu kinh tế và tổng giá trị sản xuất địa phương của cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì năm 2020 và năm 2023 ............................................................ 49 3.3. Nguồn số liệu, tài liệu và thông tin thu thập ....................................................... 54 3.4. Đối tượng, số lượng, cách thức thu thập thông tin sơ cấp .................................. 55 3.5. Thống kê các điểm điều tra trên địa bàn cụm ..................................................... 56 3.6. Một số chỉ tiêu sử dụng thang đo Likert ............................................................. 59 3.7. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch về sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì ..................................... 61 3.8. Ma trận SWOT trong nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì .................................................................. 63 4.1. Số lượng các sản phẩm du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì giai đoạn 2017 - 2022 .................................................. 66 4.2. Tổng hợp một số lễ hội tiêu biểu trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì .................................................................................................. 75 4.3. Mức độ phát triển các sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm giai đoạn 2017 - 2022 ......................................................................................................... 78 4.4. Số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn cụm giai đoạn 2015 - 2022 ......................... 81 4.5. Số lượng phương tiện vận chuyển khách du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì giai đoạn 2018 - 2022 .................................................. 82 4.6. Số lượng cơ sở ăn uống trên địa bàn cụm giai đoạn 2017 - 2022 ....................... 83 4.7. Tour, tuyến du lịch chính trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây -Ba Vì .................. 84 4.8. Chất lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn cụm năm 2020 và 2022 ........................... 87 4.9. Đặc điểm nhân khẩu học và hành vi du lịch của khách du lịch .......................... 91 4.10. Lượng khách du lịch nội địa và quốc tế đến Hà Nội và cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì giai đoạn 2014 - 2022.................................................................... 100 4.11. Thị trường khách ứng với loại sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm .................. 103 4.12. Kết quả, hiệu quả phát triển sản phẩm du lịch cụm du lịch Sơn Tây – Ba Vì giai đoạn 2015 - 2022................................................................................... 106 vii
- 4.13. Ý kiến của người dân địa phương về ảnh hưởng của phát triển du lịch đến chất lượng môi trường tại các khu, điểm du lịch .............................................. 110 4.14. Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì giai đoạn 2020 - 2022 ................................................ 117 4.15. Đánh giá của cán bộ địa phương về công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo nguồn lao động cho phát triển du lịch ................................... 119 4.16. Tổng hợp chủ đề lễ hội khai trương du lịch cụm Sơn Tây – Ba Vì .................. 125 4.17. Tình hình xúc tiến, quảng bá du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì giai đoạn 2020 - 2022 ............................................................................. 126 4.18. Sự tham gia của các hộ điều tra vào các hoạt động du lịch .............................. 128 4.19. Liên kết phát triển sản phẩm du lịch giữa doanh nghiệp lữ hành với đơn vị kinh doanh du lịch (n = 40) ........................................................................... 130 4.20. Các nhu cầu của du khách về sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì (n = 400) ................................................................................ 131 4.21. Hệ số Cronbach Alpha của các nhân tố (n = 400) ............................................ 132 4.22. Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy đa biến............................ 133 4.23. Kết quả mô hình phân tích hồi quy tương quan đa biến về các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách du lịch ........................................................... 134 4.24. Ma trận SWOT về phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội ...................................................... 137 viii
- DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1. Mô hình sản phẩm du lịch ..................................................................................... 7 2.2. Mô hình HOLSAT .............................................................................................. 27 3.1. Bản đồ hành chính cụm du lịch Sơn Tây – Ba Vì, thành phố Hà Nội ................ 45 3.2. Khung phân tích của luận án ............................................................................... 52 DANH MỤC HỘP 4.1. Giá phòng homestay có nhiều mức cho khách du lịch lựa chọn ......................... 89 4.2. Phát triển du lịch đã giúp nhà tôi thoát nghèo................................................... 108 4.3. Nhiều dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch chậm triển khai...................... 114 4.4. Người dân rất muốn tham gia phát triển sản phẩm du lịch ............................... 129 ix
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang 2.1. Tổng thu du lịch của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2023 ....................................... 40 4.1. Đánh giá của khách du lịch về mức độ hấp dẫn của sản phẩm du lịch sinh thái trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì.................................................... 71 4.2. Sự hài lòng của khách du lịch về tài nguyên du lịch........................................... 92 4.3. Sự hài lòng của khách du lịch về cơ sở hạ tầng du lịch ...................................... 93 4.4. Sự hài lòng của khách du lịch về năng lực phục vụ của hướng dẫn viên du lịch và nhân viên phục vụ du lịch ....................................................................... 94 4.5. Sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ ăn uống ............................ 94 4.6. Sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ lưu trú .............................. 95 4.7. Sự hài lòng của khách du lịch về sự hợp lý của chi phí du lịch .......................... 96 4.8. Mức độ hài lòng chung của khách du lịch về sản phẩm du lịch tại các khu, điểm du lịch điều tra ........................................................................ 97 4.9. Tổng lượt khách du lịch và tổng thu du lịch của thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2023................................................................................................. 98 4.10. Đóng góp của ngành Du lịch vào GRDP của thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2022 ......................................................................................................... 99 4.11. Tổng thu và lượng khách du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì giai đoạn 2014 - 2022................................................................................... 101 4.12. Tỷ lệ khách quốc tế đến cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì (n = 100) ..................... 102 4.13. Các thị trường khách nội địa đến cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì (n=300) ......... 104 4.14. Tỷ lệ hộ tham gia hội, nhóm, câu lạc bộ du lịch ............................................... 109 4.15. Số lượng lớp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức du lịch trên địa bàn cụm giai đoạn 2020 - 2022 ................................................................... 118 4.16. Đánh giá của khách du lịch về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn cụm Sơn Tây - Ba Vì.................................................................... 122 4.17. Tỷ lệ khách du lịch tiếp cận các kênh thông tin về sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm ....................................................................................................... 127 x
- TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Thái Thị Nhung Tên Luận án: Phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội. Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9 31 01 05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội, từ đó, đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận: Đề tài sử dụng 3 phương pháp tiếp cận là: (i) Tiếp cận theo cụm và tài nguyên du lịch; (ii) Tiếp cận có sự tham gia; (iii) Tiếp cận theo thể chế, chính sách. - Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng để đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển SPDL trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội. Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các nguồn tài liệu đã được công bố trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua một số kênh: (1) Quan sát địa bàn nghiên cứu; (2) Thảo luận nhóm; (3) Phỏng vấn sâu cán bộ quản lý nhà nước về du lịch cấp thành phố, thị xã, huyện, và các xã; (4) Phỏng vấn 400 khách du lịch, 250 hộ dân ở các cộng đồng dân cư nơi có tài nguyên du lịch, khảo sát 40 doanh nghiệp lữ hành và đơn vị kinh doanh du lịch. Phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh là hai phương pháp chủ yếu được sử dụng để phân tích số liệu bên cạnh phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến. Kết quả chính và kết luận Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển SPDL, từ đó xây dựng khung phân tích để làm cơ sở nghiên cứu đề tài. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các SPDL lợi thế trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì bao gồm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch vui chơi giải trí và du lịch nông nghiệp. Số lượng các SPDL có sự gia tăng qua các năm, tuy vậy, mức gia tăng SPDL không nhiều. Các SPDL chủ yếu vẫn là tham quan, ngắm cảnh, ít sản phẩm mang xi
- tính trải nghiệm. Trong giai đoạn từ 2014 - 2022, tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch của cụm là 97,5%. Trong đó, phần lớn là khách du lịch nội địa, tỷ lệ khách quốc tế đến cụm vẫn rất khiêm tốn so với toàn thành phố Hà Nội. Tổng thu du lịch của cụm còn ít so với tiềm năng. Số lượng tour, tuyến du lịch chưa nhiều, thiếu các tuyến liên tỉnh. Số cơ sở lưu trú đã xếp hạng vẫn chiếm tỷ lệ thấp. Ngoài ra, mức độ hài lòng của khách du lịch về TNDL chưa cao; cơ sở hạ tầng du lịch ít được đầu tư, cải tạo; hướng dẫn viên du lịch và nhân viên phục vụ du lịch thiếu tính chuyên nghiệp; số lượng món ăn chưa đa dạng; chi phí du lịch vẫn chủ yếu chi tiêu cho lưu trú và ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí còn ít. Ngoài ra, tổng thu du lịch tính bình quân trên một khách du lịch là rất thấp. Tỷ lệ tổng thu du lịch so với tổng giá trị sản xuất địa phương vẫn còn rất khiêm tốn. Mặc dù vậy, phát triển du lịch đã góp phần giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo tại các xã miền núi của huyện Ba Vì (0,69%), số lao động tham gia ngành Du lịch xu hướng tăng, thu nhập bình quân đầu người của 2 địa phương được cải thiện nhiều hơn so với trước đây. Đồng thời, cảnh quan môi trường sinh thái, TNDL được tôn tạo, bảo tồn, tuy nhiên, cần lưu ý đến việc tránh khai thác quá đà nhằm phục vụ du lịch. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển SPDL trên địa bàn cụm. Ngoài các yếu tố thuộc về cụm như tài nguyên du lịch, chính sách, cơ chế phát triển SPDL, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nguồn vốn, xúc tiến, quảng bá SPDL, sự tham gia của cộng đồng địa phương, liên kết vùng trong phát triển SPDL, nhu cầu của du khách thì còn các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch về SPDL. Các yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp đến phát triển SPDL trên địa bàn cụm. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển SPDL trên địa bàn cụm trong thời gian tới, bao gồm: (1) Tăng cường nhận thức và vai trò của cộng đồng trong bảo tồn TNDL; (2) Huy động nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và công nghệ; (3) Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng SPDL; (4) Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; (5) Đẩy mạnh liên kết vùng trong phát triển SPDL; (6) Tăng cường truyền thông, xúc tiến, quảng bá SPDL; (7) Tăng cường vai trò của cộng đồng trong quản lý và phát triển SPDL. xii
- THESIS ABSTRACT PhD candidate: Thai Thi Nhung Thesis title: Developing tourism products in the Son Tay - Ba Vi tourism cluster, Hanoi city. Major: Development Economics Code: 9 31 01 05 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives The study aims to assess the current situation and analyze factors affecting the development of tourism products in the Son Tay - Ba Vi tourism cluster, Hanoi city, and thereby proposing solutions to promote the development of tourism products in the cluster in the coming time. Materials and Methods - Approaches: The study employed three approaches: (i) Cluster and tourism resource-based approach; (ii) Participatory approach; (iii) Institutional and policy-based approach. - The study utilized a combination of qualitative and quantitative analysis methods to assess the situation and factors influencing the development of tourism products in the Sơn Tây - Ba Vì tourism cluster, Hanoi city. Secondary data was collected through published sources related to the content of the study. Primary data was collected through several sources: (1) Field observations; (2) Group discussions; (3) In-depth interviews with state tourism management officials at city, town, district, and commune levels; (4) Interviews with 400 tourists, 250 households in communities with tourism resources, and surveys of 40 travel agencies and tourism businesses. Descriptive statistics and comparative statistics were the two main methods, along with exploratory factor analysis (EFA) and multivariate linear regression analysis used to analyze data. Main findings and conclusions The study has systematized and clarified the theoretical and practical basis of tourism product development, thereby constructing an analytical framework as the basis for the research topic. The research results indicate that the advantageous tourism products (TPs) within the Son Tay-Ba Vi tourism cluster encompass ecotourism, cultural tourism, spiritual tourism, entertainment tourism, and agritourism. Although the quantity of tourism products has increased over the years, the growth rate of TPs is not substantial. xiii
- Predominantly, tourism products still revolve around sightseeing with few experiential products. During the period from 2014 to 2022, the average annual growth rate of tourists to the cluster was 97.5%. However, domestic tourists constitute the majority, while the proportion of international tourists visiting the cluster remains modest compared to the overall Hanoi city. The total tourism revenue of the cluster is still relatively low compared to its potential. The number of tours and tourist routes is limited, with insufficient inter- provincial routes. The number of ranked accommodation establishments is still low. In addition, the level of tourist satisfaction with tourism resources is not high; tourism infrastructure is inadequately invested and renovated; tour guides and tourism service staff lack enthusiasm; the variety of food is limited; accommodation lacks modern amenities; and the majority of travel expenses are spent on accommodation, dining, and entertainment services. The average revenue per tourist is very low. The ratio of tourism revenue to the total production value remains very low, not fully tapping into the potential and strengths of the two localities, significantly reducing the poverty rate in mountainous communes of Ba Vi district (0.69%), and the trend of increasing labor force participation in the tourism sector, with improved average income per capita in both localities compared to before. Additionally, the ecological environment landscape, with many tourism and natural resources, is conserved and preserved, but attention must be paid to avoid overexploitation for tourism purposes. The research results also identify several factors influencing the development of tourism products in the Son Tay - Ba Vi tourism cluster, including: Tourism resources; Mechanisms, policies for TPs development; Resources for TPs development (human resources, socio-economic infrastructure, financial resources); Promotion, advertising of TPs; Participation of the local community; Regional linkages; Tourist need; and Tourist satisfaction. Based on these findings, the study proposes several solutions to promote the development of TPs within the Son Tay - Ba Vi tourism cluster in the future, including: (i) Enhancing awareness and the role of the community in conserving natural and cultural tourist attractions; (ii) Mobilizing resources for investing in tourism technical infrastructure and technology; (iii) Diversifying and improving the quality of TPs; (iv) Strengthening training, development, and enhancing the quality of tourism human resources; (v) Enhancing regional linkages in TPs development; (vi) Strengthening communication, promotion, and advertising of TPs; (vii) Enhancing the role of the community in the management and development of TPs. xiv
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong bối cảnh hội nhập sâu và toàn diện vào nền kinh tế thế giới, du lịch đã trở thành một ngành dịch vụ ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế - xã hội ở các nước (Silveira, 2002; García-Rosell & cs., 2007; Nguyễn Quyết Thắng, 2012). Du lịch đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội thông qua tạo việc làm, tăng thu nhập, đem lại nguồn thu ngoại tệ và góp phần làm giảm sự chênh lệch giữa các quốc gia trên thế giới (Santos & cs., 2008; Khosrojerdi & Nooripoor, 2017; Haid & Albrecht, 2021). Theo WTTC (2018) ngành du lịch đã tạo ra hơn 330 triệu việc làm và đóng góp 10,4% GDP toàn cầu trong năm 2017. Tuy nhiên, theo Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên Hợp Quốc (UNWTO), trong giai đoạn dịch COVID-19, ngành du lịch đã bị ảnh hưởng nặng nề đến GDP toàn cầu. Cụ thể, năm 2020, số lượng khách du lịch giảm khoảng 60-80%, thiệt hại khoảng 3,3 nghìn tỷ USD, tương đương 4,2% tổng GDP toàn cầu. Năm 2021, lượng khách du lịch đạt 415 triệu lượt khách, tăng 4% so với năm 2020, đóng góp 1,9 nghìn tỷ USD, nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với mức 3,5 nghìn tỷ USD trước đại dịch (UNWTO, 2022). Tuy nhiên, năm 2025 ngành Du lịch toàn cầu được dự báo sẽ phục hồi hoàn toàn với tốc độ tăng trưởng đạt 101% so với năm 2019, tương đương khoảng 1,5 tỷ lượt di chuyển quốc tế (Đỗ An, 2022). Trong đó, khách du lịch có xu hướng trải nghiệm thực tế nhiều hơn, yêu cầu các dịch vụ du lịch (DVDL) được cá nhân hóa, kết hợp giữa du lịch kinh doanh và du lịch giải trí, đồng thời có nhu cầu về các trải nghiệm xanh, thiên nhiên trong sạch và bảo vệ môi trường (Phạm Thị Thúy Nguyệt, 2016; Đỗ Thị Vân Hương, 2023; Vũ Đình Hòa, 2024). Ở Việt Nam, tình hình chính trị, xã hội ổn định, kinh tế vĩ mô dần giữ vững cân đối đã mở ra những cơ hội lớn cho ngành Du lịch. Đây cũng là ngành đã và đang được Đảng, Chính phủ quan tâm đầu tư hỗ trợ cơ sở hạ tầng, phát triển các cụm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch. Điều này được thể hiện trong Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới; Quyết định số 2714/QĐ-BVHTTDL về phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch (SPDL) Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030. Đặc biệt, Quốc hội đã ban hành Luật du lịch số 09/2017/QH14. Điều này đã tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi và có những hỗ trợ cụ thể nhằm khích lệ, thúc đẩy và tạo bước chuyển biến đột phá trong phát triển du lịch đồng thời đã đem lại diện mạo mới cho ngành, tăng sức hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế và nội địa. 1
- Cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì là một trong sáu cụm du lịch trọng điểm của thành phố Hà Nội được UBND thành phố phê duyệt trong Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 4597/QĐ- UBND ngày 16/10/2012. Theo đó, cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì bao gồm thị xã Sơn Tây, huyện Ba Vì và các phụ cận dọc theo đại lộ Thăng Long, quốc lộ 21 và quốc lộ 32 như Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ. Sản phẩm du lịch chính mà cụm hướng tới là du lịch tâm linh, du lịch văn hóa làng Việt Cổ, du lịch sinh thái (DLST), nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch vui chơi giải trí, du lịch thể thao cao cấp (UBND thành phố Hà Nội, 2012). Vấn đề đặt ra là, mặc dù cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì đã được quy hoạch từ cuối năm 2012 nhưng cho đến nay, sau gần 12 năm, cụm du lịch này vẫn chưa trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong số các địa danh nổi tiếng của Việt Nam. Việc phát triển du lịch trên địa bàn cụm đang gặp nhiều hạn chế, khó khăn và chưa đạt được như kỳ vọng. Một trong những nguyên nhân đó là cụm chưa có các SPDL đặc trưng, hấp dẫn du khách, mang tính kết nối vùng; tiềm năng và thế mạnh từ các sản phẩm du lịch (SPDL) trên địa bàn cụm chưa được khai thác hợp lý (Vũ Nam, 2013); SPDL manh mún, nhỏ lẻ và đơn điệu, khả năng cạnh tranh thấp; số lượng SPDL kém đa dạng, chất lượng SPDL chưa được du khách đánh giá cao dẫn đến số ngày lưu trú, tần suất quay trở lại và chi tiêu của khách du lịch ở mức thấp kéo theo tổng thu du lịch thấp; việc tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá SPDL còn rất khiêm tốn. Đặc biệt, sự phối hợp, liên kết giữa các địa phương trong phát triển SPDL còn thiếu và yếu (Sở Du lịch Hà Nội, 2024). Trước thực trạng đó, đòi hỏi phải có các chiến lược, giải pháp tăng cường, thúc đẩy sự phát triển về số lượng SPDL; đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng SPDL trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì nhằm tạo bước đột phá cho cụm và nâng cao mức độ hài lòng của khách du lịch, đảm bảo tính bền vững trong phát triển SPDL trên địa bàn cụm thời gian tới. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, có nhiều nghiên cứu xoay quanh chủ đề về phát triển du lịch. Các nghiên cứu nước ngoài đã được triển khai từ rất sớm và thường tập trung vào phát triển du lịch bền vững, trong đó phát triển SPDL là một nội dung nhỏ (Smith, 1994; Rosenfeld, 1995). Chỉ tính đến năm 1999, thống kê của UNWTO cho biết đã có trên 100 cuốn sách và 250 bài báo công bố quốc tế nói về du lịch bền vững (Lê Đức Viên, 2017). Ở Việt Nam, trong những năm gần đây cũng có rất nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này (Dương Hoàng Hương, 2017; Lê Đức Viên, 2017, Lâm Thị Hồng Thắm & Lê Đức Thọ, 2019; Nguyễn Công Đệ, 2022; Vũ Văn Đông, 2023; Vũ Đình Hòa, 2024). Một số tác giả khác thì tập trung nghiên cứu phát triển du lịch ở cấp độ liên kết vùng (Nguyễn Quyết Thắng, 2012; Bùi Thị Lan Hương, 2016; Trần Thị Yến Anh, 2022; Dương Thị Thủy & cs., 2023; Đỗ Thị Vân Hương, 2023; Bùi Trọng Tiến Bảo, 2024), mới có một số ít tác giả đi sâu nghiên cứu phát triển SPDL như Đoàn Mạnh Cương (2018) về phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh tiếp cận dưới góc nhìn của doanh nghiệp; Đoàn Thị Như Hoa (2020) về phát triển SPDL đặc thù tỉnh Phú Yên tiếp cận dưới góc độ địa lý học; và nghiên cứu của Ngô Xuân Hào (2023) tập 2
- trung lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển SPDL có trách nhiệm tại điểm đến Phú Quốc. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Hương (2019); Nguyễn Minh Triết & cs. (2019); Hoàng Thanh Liêm (2020); Nguyễn Thị Thanh Hoa (2023) cũng có đề cập đến thực trạng phát triển một số SPDL cụ thể. Trong đó, khá ít nghiên cứu triển khai tại các điểm du lịch thuộc địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì như nghiên cứu của Bùi Thị Minh Nguyệt (2012); Lê Thị Tuyết & cs. (2014); Nguyễn Thị Trang Nhung & cs. (2015); Nguyễn Phương Thảo & Nguyễn Thị Ngọc Anh (2022); Đoàn Thị Ngọc Thúy & cs. (2023), và hầu như chưa có nghiên cứu nào triển khai trên địa bàn toàn bộ cụm này. Ngoài ra, các nghiên cứu kể trên chủ yếu thực hiện trên phạm vi một địa phương, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng hoặc định tính hoặc kết hợp, song chưa có nghiên cứu nào xây dựng được khung lý thuyết để phát triển SPDL trên địa bàn một cụm cụ thể như cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì. Do đó, tác giả nhận thấy cần thiết phải nghiên cứu đề tài: “Phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội” để trả lời một số câu hỏi nghiên cứu như sau: (1) Thực trạng phát triển SPDL trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì hiện nay như thế nào? (2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển SPDL trên địa bàn cụm? (3) Giải pháp nào phù hợp nhằm phát triển SPDL trên địa bàn cụm trong thời gian tới? 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản phẩm du lịch; - Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội; - Đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản phẩm du lịch. 3
- Đối tượng khảo sát, thu thập số liệu bao gồm: (1) Khách du lịch (nội địa và quốc tế); (2) Cán bộ, công chức quản lý nhà nước liên quan đến du lịch; (3) Các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch; (4) Cộng đồng dân cư địa phương nơi có tài nguyên du lịch (TNDL). 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển SPDL trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển SPDL trên địa bàn cụm trong thời gian tới. Căn cứ vào đặc điểm địa bàn nghiên cứu, đề tài tập trung vào các SPDL thuộc 4 loại hình du lịch chính bao gồm: (1) Du lịch sinh thái; (2) Du lịch văn hóa, tâm linh; (3) Du lịch vui chơi giải trí; và (4) Du lịch nông nghiệp. - Về không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây – Ba Vì, thành phố Hà Nội. Cụ thể, trong Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 4597/QĐ-UBND ngày 16/10/2012, cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì bao gồm thị xã Sơn Tây, huyện Ba Vì và các phụ cận dọc theo đại lộ Thăng Long, quốc lộ 21 và quốc lộ 32 như Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ. Nghiên cứu này tập trung vào 2 trọng điểm du lịch chính trên địa bàn cụm là thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì. Trong đó, luận án tập trung khảo sát số liệu tại 11 điểm du lịch trọng điểm đại diện cho 4 loại SPDL đặc trưng của cụm. - Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ 2014 - 2023 để thấy rõ sự phát triển các SPDL tại địa bàn nghiên cứu và đề xuất một số định hướng và giải pháp phát triển SPDL trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì đến năm 2030. Dữ liệu sơ cấp thu thập từ các đối tượng khảo sát được thực hiện trong một số tháng tại các năm 2019, 2020, 2021, 2022. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Về lý luận, luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về phát triển SPDL, cụm du lịch. Cụ thể, luận án đã làm rõ nội hàm của phát triển SPDL theo cụm và không bị hạn chế về không gian hành chính, làm rõ góc độ liên kết giữa các điểm du lịch ở các địa phương. Các nội dung phát triển SPDL cũng được tiếp cận theo hướng cụm du lịch tổng hợp, chứ không riêng rẽ từng điểm du lịch hay từng địa phương. Đây là điểm mới so với các đề tài và công trình nghiên cứu trước đó mà tác giả được biết. Về phương pháp, luận án kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Bằng việc phân tích nhân tố khám phá (EFA), luận án đã lượng hóa được các 4
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p |
519 |
38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p |
324 |
31
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p |
204 |
25
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thể chế, năng suất yếu tố tổng hợp và tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu các quốc gia đang phát triển
233 p |
193 |
25
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p |
271 |
21
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p |
223 |
18
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p |
80 |
18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p |
365 |
17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p |
55 |
12
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p |
44 |
11
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p |
230 |
8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p |
34 |
4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p |
36 |
4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Chi tiêu công, vốn trí tuệ quốc gia và kinh tế ngầm
243 p |
12 |
3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p |
48 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Chi tiêu công, vốn trí tuệ quốc gia và kinh tế ngầm
60 p |
10 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của kiều hối, thể chế đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Châu Á
28 p |
10 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu ngành Kinh tế trong trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030
32 p |
13 |
2
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)