intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:182

27
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển "Phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà Nội" trình bày các nội dung chính sau: Đánh giá thực trạng hoạt động của KTTT trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển KTTT trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội; Đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà Nội

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN TIẾN PHONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2024
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYẾN TIẾN PHONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 9.31.01.05 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Phạm Bảo Dương PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê HÀ NỘI - 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Tác giả luận án Nguyễn Tiến Phong i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Phạm Bảo Dương, PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê - cô giáo đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ của Liên minh HTX Thành phố Hà Nội, Lãnh đạo UBND các huyện, các xã nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hà Nội; khu vực KTTT, HTX cũng như các đơn vị có liên quan khác trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận án. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Nghiên cứu sinh Nguyễn Tiến Phong ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................................ iii Danh mục từ viết tắt........................................................................................................ vii Danh mục bảng .............................................................................................................. viii Danh mục biểu đồ ............................................................................................................. x Danh mục sơ đồ ................................................................................................................ x Danh mục hộp ................................................................................................................... x Trích yếu luận án ............................................................................................................. xi Thesis abstract................................................................................................................ xiii Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 4 1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 4 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 5 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 5 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 5 1.4. Những đóng góp mới của luận án ......................................................................... 6 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ........................................................... 6 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ............................................................................................ 8 2.1. Tổng quan nghiên cứu về kinh tế tập thể trong phát triển nông thôn ................... 8 2.1.1. Quan điểm về kinh tế tập thể trên thế giới và Việt Nam ...................................... 8 2.1.2. Nghiên cứu về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể ................................ 10 2.1.3. Nghiên cứu về kinh tế tập thể trong phát triển nông nghiệp nông thôn.............. 13 2.2. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ........ 14 2.2.1. Một số khái niệm có liên quan ............................................................................ 14 2.2.2. Đặc điểm phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới .................. 22 2.2.3. Vai trò phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ....................... 25 iii
  6. 2.2.4. Nội dung nghiên cứu về phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới .............................................................................................................. 26 2.2.5. Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới .............................................................................................................. 35 2.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới .............................................................................................................. 40 2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới .............................................................................................................. 40 2.3.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới của một số địa phương trong nước ............................................................................ 44 2.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới của Hà Nội .................................................................................. 49 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 52 3.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích .......................................................... 52 3.1.1. Tiếp cận thể chế .................................................................................................. 52 3.1.2. Tiếp cận hệ thống ................................................................................................ 52 3.1.3. Tiếp cận theo khu vực kinh tế ............................................................................. 53 3.1.4. Tiếp cận theo loại hình kinh tế tập thể ................................................................ 54 3.1.5. Khung phân tích .................................................................................................. 54 3.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.............................................................................. 55 3.2.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................... 55 3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................... 56 3.2.3. Thuận lợi, khó khăn của đặc điểm địa bàn nghiên cứu....................................... 58 3.3. Các phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 59 3.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................... 59 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................................. 59 3.3.3. Phương pháp tổng hợp thông tin và xử lý dữ liệu .............................................. 61 3.3.4. Phương pháp phân tích thông tin ........................................................................ 62 3.3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................. 62 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 64 4.1. Thực trạng phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hà Nội ................................................................................................ 64 iv
  7. 4.1.1. Khái quát về quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................................ 64 4.1.2. Thực trạng phát triển các hình thức tổ chức kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới của Hà Nội .................................................................................. 66 4.1.3. Kết quả dồn điền đổi thửa và thực trạng quy hoạch phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội .................... 73 4.1.4. Thực trạng ứng dụng công nghệ trong sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hà Nội ................... 76 4.1.5. Thực trạng phát triển các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chủ lực của các hình thức tổ chức kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội ........................................................... 80 4.1.6. Kết quả, hiệu quả phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................................ 85 4.1.7. Đánh giá chung thực trạng phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội........................................................... 103 4.2. Ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ................................................................................................... 105 4.2.1. Thể chế, chính sách cho phát triển kinh tế tập thể ............................................ 105 4.2.2. Đầu tư công và dịch vụ công cho phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ......................................................................................... 111 4.2.3. Nhận thức của lãnh đạo đơn vị và thành viên về vai trò của kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới.......................................................................... 122 4.2.4. Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể .......................................................... 125 4.2.5. Trình độ lãnh đạo tổ chức kinh tế tập thể ......................................................... 130 4.2.6. Mức độ hoàn thành các tiêu chí của chương trình xây dựng nông thôn mới ............................................................................................................ 131 4.3. Định hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội ........................................ 133 4.3.1. Định hướng ....................................................................................................... 133 4.3.2. Mục tiêu ............................................................................................................ 133 4.3.3. Giải pháp về phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội ......................................................................... 134 v
  8. Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 147 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 147 5.2. Kiến nghị........................................................................................................... 148 5.2.1. Tiếp tục hoàn thiện các quy định của luật pháp tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hợp tác xã phát triển mạnh mẽ, trong đó .................................................... 148 5.2.2. Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước ở cấp thành phố và cấp huyện .............. 150 Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến kết quả luận án ........................... 151 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 152 Phụ lục .......................................................................................................................... 158 vi
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BVTV Bảo vệ thực vật CNC Công nghệ cao CN Công nghệ CNTT Công nghệ thông tin HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã KHCN Khoa học công nghệ KTTT Kinh tế tập thể NN Nông nghiệp NT Nông thôn NTM Nông thôn mới SPNN Sản phẩm nông nghiệp SX Sản xuất SXNN Sản xuất nông nghiệp TDND Tín dụng nhân dân THT Tổ hợp tác UBND Ủy ban nhân dân WB Ngân hàng thế giới vii
  10. DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 3.1. Bảng phân bố mẫu điều tra ................................................................................. 60 4.1. Số lượng hợp tác xã và Quỹ tín dụng nhân dân từ 2010-2021 ........................... 66 4.2. Số lượng tổ hợp tác giai đoạn 2010-2021 ........................................................... 69 4.3. Tổng hợp các loại hình kinh tế tập thể giai đoạn 2010-2021 .............................. 71 4.4. Tiến độ các xã hoàn thành tiêu chí số 13 trong xây dựng nông thôn mới .......... 72 4.5. Cánh đồng lớn do hợp tác xã quản lý và cung cấp dịch vụ................................. 74 4.6. Số hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ..................... 76 4.7. Số lượng hợp tác xã có sản phẩm OCOP có ứng dụng mã QR .......................... 79 4.8. Tổng hợp các hợp tác xã tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết theo địa bàn các quận, huyện (đến 31/12/2021) ...................................................................... 81 4.9. Các chuỗi liên kết sản xuất sản phẩm nông nghiệp ở Hà Nội............................. 82 4.10. Số thành viên của khu vực kinh tế tập thể từ 2010-2021 .................................... 86 4.11. Trình độ người đứng đầu tổ chức thuộc khu vực kinh tế tập thể (%) ................. 87 4.12. Tổng số vốn trong hoạt động của khu vực kinh tế tập thể .................................. 88 4.13. Quy mô về nguồn vốn của quỹ tín dụng nhân dân ............................................. 89 4.14. Quy mô về đất để làm trụ sở hợp tác xã.............................................................. 89 4.15. Kết quả hoạt động kinh doanh của khu vực kinh tế tập thể ................................ 91 4.16. Tiêu chí nông thôn mới gắn với phát triển kinh tế tập thể .................................. 99 4.17. Sự tham gia của hợp tác xã thực hiện tiêu chí tổ chức sản xuất ....................... 101 4.18. Thu nhập bình quân của người dân tại các xã đã hoàn thành tiêu chí nông thôn mới ............................................................................................................ 102 4.19. Các văn bản thành phố Hà Nội ban hành về phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2008 – 2021 .............................................................................................. 108 4.20. Một số chính sách phát triển kinh tế tập thể được thực thi trên địa bàn Hà Nội ............................................................................................................... 110 4.21. Tổng hợp kết quả hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp giai đoạn 2012 – 2021 trên địa bàn thành phố Hà Nội .......................................................................... 112 4.22. Đánh giá của hợp tác xã về hỗ trợ dịch vụ công và đầu tư công đối với quá trình phát triển ............................................................................................ 121 viii
  11. 4.23. Đánh giá phân loại hợp tác xã hoạt động theo quy mô thôn, xã ....................... 123 4.24. Đánh giá của thành viên về vai trò của kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ................................................................................................... 125 4.25. Nhân lực quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tập thể ............................. 126 4.26. Đánh giá của lãnh đạo tổ chức về vai trò của kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới .......................................................................................... 131 4.27. Kết quả sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã tại các huyện xây dựng nông thôn mới ................................................................................................... 132 ix
  12. DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang 4.1. Phân loại hợp tác xã nông nghiệp theo quy mô .................................................. 67 4.2. Phân loại hợp tác xã nông nghiệp theo lĩnh vực sản xuất ................................... 69 4.3. Số lượng Liên hiệp hợp tác xã giai đoạn 2010 -2021 ......................................... 70 4.4. Đánh giá phân loại hợp tác xã năm 2020 ............................................................ 93 4.5. Đánh giá hiệu quả việc thực hiện chính sách .................................................... 106 DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Tên sơ đồ Trang 2.1. Mô hình liên kết sản xuất kinh doanh của lĩnh vực kinh tế tập thể .................... 33 3.1. Khung phân tích phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ........ 54 DANH MỤC HỘP STT Tên hộp Trang 4.1. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp chuyển đổi theo Luật hợp tác xã 2012 .............. 68 4.2. Khảo sát hoạt động của hợp tác xã Đoàn Kết – huyện Ứng Hòa .......................... 74 4.3. Hợp tác xã sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà, huyện Thường Tín ........ 75 4.4. Vai trò của công nghệ trong xây dựng nông thôn mới .......................................... 77 4.5. Kết quả hoạt động của hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Bắc Hồng - hợp tác xã xây dựng điển hình tiên tiến của Thành phố Hà Nội........ 83 4.6. Điển hình hợp tác xã đảm nhận nhiều khâu trong chuỗi giá trị ............................ 84 4.7. Hợp tác xã chưa có trụ sở ..................................................................................... 90 4.8. Hợp tác xã Hoàng Long, huyện Thanh Oai – điển hình về mô hình hợp tác xã chuyên ngành .................................................................................................... 92 4.9. Cán bộ lãnh đạo hợp tác xã do lãnh đạo ủy ban nhân dân xã bố trí .................... 122 x
  13. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Nguyễn Tiến Phong Tên luận án: Phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà Nội Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9.31.01.05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận, xây dựng khung phân tích, đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế tập thể, nòng cốt là các HTX nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới tại Thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại địa bàn nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp tiếp cận như: tiếp cận hệ thống, tiếp cận khu vực KTTT, mà nòng cốt là các HTX nông nghiệp trên địa bàn nông thôn. Nghiên cứu thực trạng phát triển KTTT trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội và tiến hành thu thập thông tin thứ cấp ở 17 huyện và một thị xã, trong khi đó thông tin sơ cấp được khảo sát ở 9 huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Các số liệu thứ cấp được thu thập các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo tổng kết của các Bộ, ngành, Thành ủy, UBND thành phố, và các huyện về các vấn đề có liên quan và niên giám thống kê hàng năm. Các số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn sâu các đối tượng có liên quan như lãnh đạo và chuyên viên Sở Kế hoạch và Đầu Tư, Sở Nông nghiệp & PTNT, Văn phòng điều phối nông thôn mới, Liên minh Hợp tác xã, Chi cục phát triển nông thôn, Lãnh đạo và cán bộ UBND các huyện, các phòng ban chuyên môn. Ngoài ra, tài liệu sơ cấp còn được thu thập qua điều tra điều tra 90 HTX, 25 lãnh đạo, chuyên viên phòng kinh tế các trên địa bàn các huyện. Tác giả cũng sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và tổ chức hội thảo luận lấy ý kiến của các cán bộ sở, ban, ngành trên địa bàn thành phố và các huyện đại diện. Các phương pháp phân tích dữ liệu bao gồm thống kê mô tả, so sánh được sử dụng để phân tích số liệu. Kết quả và kết luận Luận án đã góp phần hệ thống hóa một số lý luận về phát triển kinh tế tập thể như khái niệm và vai trò của kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, nghiên cứu đã xây dựng các nội dung về lý luận cho phát triển kinh tế tập thể bao gồm: i) Phát xi
  14. triển các thành phần kinh tế tập thể; ii) Quy hoạch và dồn điền đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới; iii) Xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; iv) chuyển giao công nghệ, v) Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; vi) kết quả và hiệu quả kinh doanh của kinh tế tập thể. Nghiên cứu cũng chỉ ra các yêu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tập thể về lý luận để làm căn cứ và định hướng nghiên cứu. Tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn từ phát triển hợp tác xã ở quốc tế như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức; và ở Việt Nam như: Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, từ đó nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội. Hiện nay phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội đang tập trung vào phát triển các Hợp tác xã nông nghiệp chuyên ngành cung cấp dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nhân dân. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các HTX nông nghiệp quy mô còn nhỏ, yếu về quản lý, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân trên địa bàn. Thời gian tới thành phố Hà Nội cần có nhiều chính sách hỗ trợ cho các HTX này nhằm tăng cường vai trò của khu vực kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển KTTT tại thành phố Hà Nội bao gồm: Chính sách phát triển kinh tế tập thể của Nhà nước; Đầu tư công và dịch vụ công; Năng lực của các loại hình kinh tế tập thể; Yếu tố thị trường. Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới, tôi đề xuất hệ thống giải pháp nhằm phát triển kinh tế tập thể trong thời gian tới: (i) Giải pháp thúc đẩy thành lập mới và phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới; (ii) Thúc đẩy dồn điền đổi thửa gắn với phát triển kinh tế tập thể; (iii) Tăng cường chuyển giao khoa học - công nghệ và chuyển đổi số cho khu vực kinh tế tập thể; (iv) Thúc đẩy hợp tác và liên kết trong chuỗi giá trị giữa các tổ chức kinh tế tập thể và giữa kinh tế tập thể với các tổ chức kinh tế khác; (v) Nâng cao chất lượng nhân lực cho khu vực kinh tế tập thể; (vi) Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới. xii
  15. THESIS ABSTRACT PhD. candidate: Nguyen Tien Phong Dissertation title: Collective economic development in new rural construction in Hanoi city. Major: Economic Development Code: 9.31.01.05 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Reaserch objective The research aims to systematize the literature of collective economic development. Underpinning by the literature above, the study evaluates the status of collective economic development in new rural construction in Hanoi city. In doing so, the research proposes some solutions to develop collective economy in the study site. Research Methods The thesis was approached based on system approach and collective economy approach, with the main attention on agricultural cooperatives in the Hanoi city. The secondary data was selected in 18 districts, whereas primary data was collected at 9 districts that have been implementing the New Rural Construction program in Hanoi City. The secondary data were collected from books, academic journals, and the reports of ministries, the reports of Communist Party Committee and People's Committee at provincial and district levels on collective economic development. The secondary data also were gathered from the statistic yearbooks of the city and districts. Primary data were collected through in-depth interviews with relevant stakeholders such as leaders and experts from the Department of Planning and Investment, Department of Agriculture and Rural Development, New Rural Construction Office, Vietnam Cooperative Alliance of Hanoi, Rural Development Department, and the leaders and officials of District People's Committees. Moreover, primary data were collected by doing a survey of 90 the managers of agricultural cooperatives, 25 managers of district economic departments. The focus group discussion method also was used to collect opinions of officials relevant to the collective economic development. Data analysis is mainly based on descriptive statistic method and comparative statistic method. Research Results and Conclusions The thesis has contributed to systematize the literature on collective economic development such as the concept and role of collective economic development in new rural construction. The study also overviewed the characteristics of collective economic development. In particular, the study developed the theoretical research contents for xiii
  16. collective economic development including: i) development of components of the collective economy; ii) spatial organizing of the collective economy in the new rural construction; iii) construction of rural commercial infrastructure; iv) technology transfer, v) linkage of production and consumption of agricultural products; vi) the results and business efficiency of the collective economy. The study also points out the theoretical factors affecting the collective economic development. By synthesizing the practical experience of cooperative development from foreign countries (i.e. Japan, Korea, Germany, Finland) and provinces in Vietnam (e.i. Quang Ninh, Ninh Binh, Nam Dinh), the research pointed out some lessons for Hanoi. Currently, the collective economic development in Hanoi is focusing on developing specialized agricultural cooperatives, in which the cooperatives are providing input services and supporting their members access to the market. In addition to the achieved results, the collective economic actors, especially the agricultural cooperatives are very small-scale and weak management. Thus, agricultural cooperatives has not yet met the needs of the members. In the future, the government of Hanoi city should give more supportive policies for cooperatives in order to strengthen the role of the collective economic sector in new rural construction. The thesis analyzed the factors affecting the collective economic development in Hanoi, including: Policies on the collective economic development; the public and private investments, the capacity of managers and staff in agricultural cooperatives and the market factors. Based on the assessment of the status of the the collective economic development and analysis of influencing factors, the research proposes solutions to develop the the collective economic development in Hanoi. That includes: (i) Solutions to promote new establishment and collective economic development in new rural construction; (ii) Promote land consolidation associated with collective economic development; (iii) Enhance the transfer of science - technology and digital transformation to the collective economic sector; (iv) Promote cooperation and linkages in the value chain between collective economic organizations and between collective economic organizations and other economic organizations; (v) Improve the quality of human resources for the collective economic sector; (vi) Raising awareness of all levels, sectors and people about collective economic development in new rural construction xiv
  17. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Phát triển kinh tế tập thể (KTTT) mà nòng cốt là hợp tác xã (HTX), luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Ngay từ khi nước ta đang đấu tranh giành độc lập, những ngày đầu thành lập nước và trong những năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ gian khổ, Bác Hồ đã nhiều lần thể hiện tư tưởng của Người về phát triển HTX và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới đất nước, KTTT được xác định là một thành phần kinh tế có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế mà còn có đóng góp quan trọng trong phát triển văn hoá, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội khẳng định về vai trò nền tảng của kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước trong nền kinh tế quốc dân (Đảng cộng sản Việt Nam, 1991). Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ngày 04/6/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010 - 2020, các địa phương trên cả nước đã đạt được những thành tựu to lớn, các xã đã được công nhận “nông thôn mới” thời gian qua đều có sự đóng góp nhất định của thành phần KTTT. Thành phần kinh tế này đã được tổ chức hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Cùng với cả nước, thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều giải pháp cụ thể nhằm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về đổi mới và phát triển KTTT. Tính đến cuối năm 2021, toàn thành phố có trên 2.200 HTX và quỹ tín dụng nhân dân (TDND) với 602.000 thành viên tham gia, số lượng HTX đã tăng 143% so với cùng thời điểm năm 2008. Đến cuối năm 2021 đã có 1.393 THT, trong đó có 1.254 THT hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 139 THT hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Các THT hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với quy mô và nội dung hoạt động đa dạng, phong phú. Hiện nay, KTTT nói chung và HTX trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của thành phố và có vai trò quan trọng trong xây dựng NTM, góp phần tích cực vào quá trình chuyển 1
  18. dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển (Phùng Thị Ngọc Loan, 2022). Các thành phần KTTT này không chỉ có vai trò tập hợp, vận động nông dân hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh (SXKD), phát triển kinh tế mà còn thay đổi nếp nghĩ, cách làm cho bà con nông dân, áp dụng công nghệ mới để nâng cao hiệu quả SXKD và đóng góp tích cực vào chương trình xây dựng NTM ở địa phương. Tuy nhiên, quá trình xây dựng, phát triển các loại hình KTTT trong xây dựng NTM vẫn còn nhiều thách thức và bộc lộ những tồn tại, hạn chế. Một là, mối liên kết và sự hợp tác giữa các tổ chức KTTT với nhau còn hạn chế, cho nên năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế còn rất yếu. Về số lượng, tổ chức KTTT khá lớn, nhưng chưa có sự gắn kết trong một hệ thống thống nhất để tiến hành SXKD và tổ chức các hoạt động khác nên sản phẩm của các tổ chức KTTT không đồng đều, khả năng gia nhập thị trường nhất là thị trường quốc tế không cao, đối với thị trường mới và thị trường khó tính càng khó tiếp cận. Hai là, chất lượng nguồn nhân lực của các tổ chức KTTT còn thấp, chưa đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của đơn vị trong thời kỳ cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển rất nhanh như hiện nay. Điều này thể hiện rất rõ ở trình độ quản lý và chuyên môn của đa số cán bộ các tổ chức KTTT hạn chế. Tỷ lệ cán bộ có trình độ cao làm việc trong các tổ chức KTTT nhất là trong các HTX còn ít, cán bộ đương chức thường xuyên cập nhật kiến thức mới, đào tạo lại và tham dự các lớp bồi dưỡng về quản lý, lớp chuyên môn không nhiều và đào tạo chưa đến nơi đến chốn. Do đó, tư duy chưa theo kịp với sự phát triển của cơ chế thị trường, thiếu tính nhạy bén và năng động trong tổ chức điều hành đơn vị. Các thành viên hoạt động trong tổ chức KTTT trình độ chuyên môn còn rất hạn chế. Trong một số năm gần đây lực lượng lao động này tuy có được tham gia các lớp tập huấn chuyên môn, nhưng khả năng vận dụng kiến thức trong SXKD còn hạn chế. Ở nông thôn, các thành viên HTX đa số làm theo phong trào, sản phẩm sản xuất ra "được mùa thì rớt giá, mất mùa thì được giá" nên thiếu tính bền vững. Ba là, sự hỗ trợ lẫn nhau giữa phát triển SXKD của tổ chức KTTT và xây dựng NTM còn nhiều bất cập. Thu nhập bình quân đầu người/tháng trong các 2
  19. tổ chức KTTT có được cải thiện, song vẫn ở mức thấp nhất so với các khu vực kinh tế khác. Đóng góp để xây dựng nông thôn mới của các thành viên KTTT chủ yếu bằng ngày công, đóng góp bằng kinh phí ở nhiều địa phương chiếm tỷ trọng thấp, rất khó khăn. Mặt khác, các tổ chức KTTT nhất là các HTX chưa biết tận dụng tính ưu việt của chương trình xây dựng NTM đem lại như sự thuận tiện về giao thông, điện lưới quốc gia và các hạ tầng kỹ thuật khác được cải thiện để củng cố và phát triển đơn vị. Bốn là, đa số HTX nông nghiệp số lượng thành viên thì lớn nhưng diện tích sản xuất của từng thành viên lại rất nhỏ, manh mún nên việc xây dựng các vùng nguyên liệu đủ lớn, đáp ứng yêu cầu để tham gia chuỗi liên kết gặp nhiều khó khăn. Mặc dù ở nông thôn đã nhiều lần thực hiện chủ trương "dồn điền đổi thửa" nhưng diện tích/mảnh ruộng cơ bản vẫn còn nhỏ. Do đó, việc thực hiện đồng bộ các quy trình canh tác, ứng dụng công nghệ mới trong SXKD rất hạn chế. Cũng do diện tích manh mún, phân tán nên việc xây dựng giao thông nội đồng kết nối đồng bộ với giao thông khu dân cư trong chương trình xây dựng nông thôn mới gặp rất nhiều khó khăn, cho nên đã làm cho chi phí vận chuyển nguyên liệu đầu vào và thu gom nông sản tiêu thụ tăng cao. Nhiều loại nông sản đến kỳ thu hoạch nhưng không được thu gom kịp thời đã làm giảm chất lượng sản phẩm. Năm là, các tổ chức KTTT nhất là các HTX có rất ít vốn, nguồn vốn lại không có để bổ sung kịp thời. Theo thống kê của thành phố Hà Nội, vốn SXKD của khu vực KTTT chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn, chỉ có 0,71% trong tổng vốn của tất cả các lĩnh vực kinh tế. Đa số các HTX có vốn SXKD chỉ đạt hai hoặc ba con số, còn HTX có vốn trên 4 con số trở lên không nhiều. Vốn được hình thành chủ yếu từ vốn góp của các thành viên, vốn được bổ sung từ lợi nhuận để tích luỹ hầu như không có, lợi nhuận trước thuế chỉ chiếm có 0,3%, vốn đi vay thì lại không có tài sản thế chấp. Với nguồn vốn như thế thì dù HTX có chiến lược về SXKD tốt đến mấy cũng không thể thực hiện, càng không thể vươn ra thị trường thế giới, đặc biệt trong bối cảnh áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt của nền kinh tế thị trường. Sáu là, chức năng quản lý nhà nước đối với khu vực KTTT, nhất là HTX ở các cấp chính quyền địa phương còn nhiều hạn chế, hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với khu vực KTTT, HTX chưa cao, việc theo dõi, giám sát, hỗ trợ KTTT phát triển chưa thường xuyên. Do sự yếu kém trong công tác quản lý nhà nước đối với mô hình KTTT đã làm cho chủ trương của Đảng và 3
  20. chính sách, pháp luật của Nhà nước chậm được triển khai và thực thi trong thực tiễn. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy đảng và chính quyền địa phương đối với KTTT còn hình thức, chưa thực sự quan tâm, thậm chí còn lúng túng. Công tác hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện nghị quyết, xây dựng thể chế, chính sách còn chậm, thiếu cụ thể, hiệu quả chưa cao. Thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hà Nội trong thời gian qua đã khẳng định KTTT (nếu được phát triển đúng hướng) là yếu tố cơ bản cho đổi mới tư duy, nâng cao năng lực sản xuất của người nông dân, giúp cho người nông dân nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế nông thôn và đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM. Trên thế giới và ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về phát triển KTTT nói chung và HTX nói riêng (Nguyễn Văn Thạo & Bùi Thị Lý, 2022; Lê Bá Tâm & Trương Thị Minh 2020; Lại Trang Huyền & cs., 2019; Đặng Kim Sơn (2022). Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu đều tập trung vào phát triển KTTT và HTX mà không đề cập đến mối quan hệ giữa phát triển KTTT với xây dựng nông thôn mới. Để giải quyết khoảng trống của lý luận và thực tiễn nêu trên, một số câu hỏi được đặt ra là: Thực trạng phát triển của khu vực KTTT, nòng cốt là HTX nông nghiệp trong xây dựng NTM hiện nay như thế nào? Mối quan hệ tác động qua lại giữa phát triển KTTT với xây dựng NTM mới ra sao? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển của KTTT trong xây dựng NTM? và giải pháp nào để thúc đẩy sự phát triển của KTTT trong xây dựng NTM ở Thành phố Hà Nội? Luận án nghiên cứu “Phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà Nội ” được lựa chọn sẽ trả lời các câu hỏi nêu trên. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng các loại hình KTTT, nòng cốt là các HTX tại các xã xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà Nội luận án đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế tập thể tại địa bàn nghiên cứu. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới; 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2