CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ PHÁT TRIỂN<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 2<br />
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC TRONG TĂNG TRƯỞNG<br />
KINH TẾ .................................................................................................................................... 3<br />
1.1. Tăng trưởng kinh tế........................................................................................................... 3<br />
1.2. Các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế ................................................................. 5<br />
1.3. Cơ chế tác động của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng kinh tế .................................... 7<br />
1.4. Xác định ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng – Hàm sản xuất<br />
Coob – Douglas ............................................................................................................................ 8<br />
PHẦN 2: NHỮNG THAY ĐỔI VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC TRONG<br />
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THEO CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ............... 10<br />
2.1. Các mô hình tăng trưởng kinh tế ............................................................................................ 10<br />
2.1.1. Mô hình tăng trưởng kinh tế của David Ricardo ................................................................. 10<br />
2.1.2. Mô hình tăng trưởng Harrod – Domar ................................................................................. 14<br />
2.1.3. Mô hình tăng trưởng Solow ................................................................................................ 16<br />
2.1.4. Mô hình tăng trưởng nội sinh .............................................................................................. 21<br />
2.2. Phân tích những thay đổi về vai trò của các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế theo<br />
các mô hình tăng trưởng kinh tế.................................................................................................... 25<br />
PHẦN 3: VẬN DỤNG CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG NỀN<br />
KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................................................................ 30<br />
KẾT LUẬN ................................................................................................................................. 31<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 32<br />
<br />
1<br />
<br />
Nhóm 4 – Lớp Cao Học 16G<br />
<br />
CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ PHÁT TRIỂN<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
Tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn là mục tiêu của mọi quốc gia trong mọi thời đại. Tăng<br />
trưởng kinh tế là yếu tố quan trọng nhất quyết định phúc lợi kinh tế của người dân, mỗi quốc gia và<br />
con đường tăng trưởng kinh tế từ lâu đã trở thành một trong những câu hỏi trung tâm của kinh tế học.<br />
Có lẽ một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất và dai dẳng nhất trong kinh tế học là<br />
tìm hiểu các nhân tố khiến nền kinh tế tăng trưởng. Trong những năm qua, đã có rất nhiều công trình<br />
nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố quyết định tăng trưởng.<br />
Từ những ý niệm, tư tưởng đầu tiên của các nhà kinh tế cổ điển, đến các mô hình nội sinh vô<br />
cùng đa dạng, phong phú ngày nay, lý thuyết và mô hình tăng trưởng kinh tế đã trải qua những bước<br />
tiến lớn lao: quan điểm về nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế thay đổi theo thời gian, với xu hướng<br />
ngày càng xét đầy đủ và rõ ràng hơn những lực lượng chi phối sự tăng trưởng.<br />
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, chúng tôi đã hoàn thành tiểu luận với đề tài: “Phân<br />
tích quá trình thay đổi trong quan niệm về vai trò của các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng kinh<br />
tế (theo các mô hình tăng trưởng)”.<br />
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu của tiểu luận gồm ba phần với những<br />
nội dung chính như sau:<br />
Phần 1: Tổng quan về các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế<br />
Phần 2: Những thay đổi về vai trò của các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế theo<br />
các mô hình tăng trưởng kinh tế<br />
Phần 3: Vận dụng các mô hình tăng trưởng kinh tế trong nền kinh tế Việt Nam hiện<br />
Do còn những hạn chế khách quan và chủ quan nên bài tiểu luận của chúng tôi khó tránh khỏi<br />
những thiếu sót, rất mong được tiếp thu những ý kiến đóng góp của cô giáo và các bạn.<br />
<br />
2<br />
<br />
Nhóm 4 – Lớp Cao Học 16G<br />
<br />
CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ PHÁT TRIỂN<br />
<br />
PHẦN 1<br />
TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC TRONG TĂNG<br />
TRƯỞNG KINH TẾ<br />
1.1. Tăng trưởng kinh tế<br />
1.1.1. Khái niệm<br />
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng<br />
quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời<br />
gian nhất định.<br />
Tăng trưởng và phát triển<br />
Qui mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm<br />
quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người (Per<br />
Capita Income, PCI).<br />
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản sản phẩm trong nước<br />
là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi<br />
một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính).<br />
Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản<br />
phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định (thường<br />
là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng.<br />
Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số. Tổng thu nhập<br />
bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số.<br />
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người<br />
trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy<br />
vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu<br />
người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ.<br />
Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế<br />
cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi<br />
về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ).<br />
Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi<br />
trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ<br />
hạnh phúc hơn.<br />
1.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế<br />
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng<br />
kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn.<br />
Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh.<br />
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại<br />
so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể<br />
hiện bằng đơn vị %.<br />
Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:<br />
y = dY/Y × 100(%),<br />
Trong đó, Y là qui mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng.<br />
3<br />
<br />
Nhóm 4 – Lớp Cao Học 16G<br />
<br />
CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ PHÁT TRIỂN<br />
Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng<br />
GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có<br />
tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế<br />
hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa.<br />
Các chỉ tiêu đo lường mức tăng trưởng kinh tế được sử dụng làm thước đo trình dộ phát triển<br />
nền kinh tế một cách cụ thể, dễ hiểu và nó trở thành mục tiêu phấn đấu của một chính phủ vì nó là tiêu<br />
chí để người dân đánh giá hiệu quả điều hành đất nước của chính phủ.<br />
Nhưng tăng trưởng kinh tế không phản ảnh được chính xác phúc lợi của các nhóm dân cư khác<br />
nhau trong xã hội, chênh lệch giàu nghèo có thể tăng lên, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị có thể<br />
tăng cao và bất bình đẳng xã hội cũng có thể tăng. Tăng trưởng có thể cao nhưng chất lượng cuộc sống<br />
có thể không tăng, môi trường có thể bị hủy hoại, tài nguyên bị khai thác quá mức, cạn kiệt, nguồn lực<br />
có thể sử dụng không hiệu quả, lãng phí.<br />
1.1.3. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế<br />
Để giải thích nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế các nhà kinh tế học dùng các mô hình kinh tế.<br />
Mô hình David Ricardo (1772-1823) với luận điểm cơ bản là đất đai sản xuất nông nghiệp (R,<br />
Resources) là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Nhưng đất sản xuất lại có giới hạn do đó người sản<br />
xuất phải mở rộng diện tích trên đất xấu hơn để sản xuất, lợi nhuận của chủ đất thu được ngày càng<br />
giảm dẫn đến chí phí sản xuất lương thực, thực phẩm cao, giá bán hàng hóa nong phẩm tăng, tiền<br />
lương danh nghĩa tăng và lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp giảm. Mà lợi nhuận là nguồn tích lũy<br />
để mở rộng đầu tư dẫn đến tăng trưởng. Như vậy, do giới hạn đất nông nghiệp dẫn đến xu hướng giảm<br />
lợi nhuận của cả người sản xuất nông nghiệp và công nghiệp và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.<br />
Nhưng thực tế mức tăng trưởng ngày càng tăng cho thấy mô hình này không giải thích được nguồn gốc<br />
của tăng trưởng.<br />
Mô hình hai khu vực tăng trưởng kinh tế dựa vào sự tăng trưởng hai khu vực nông nghiệp và<br />
công nhiệp trong đó chú trọng yếu tố chính là lao động (L labor), yếu tố tăng năng suất do đầu tư và<br />
khoa học kỹ thuật tác động lên hai khu vực kinh tế. Tiêu biểu cho mô hình hai khu vực là mô hình<br />
Lewis, Tân cổ điển và Harry T. Oshima.<br />
Mô hình Harrod-Domar nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn (yếu tố K, capital) đưa<br />
vào sản xuất tăng lên.<br />
Mô hình Robert Solow (1956) với luận điểm cơ bản là việc tăng vốn sản xuất chỉ ảnh hưởng<br />
đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà không ảnh hưởng trong dài hạn, tăng trưởng sẽ đạt trạng<br />
thái dừng. Một nền kinh tế có mức tiết kiệm cao hơn sẽ có mức sản lượng cao hơn không ảnh hưởng<br />
đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn (tăng trưởng kinh tế bằng không (0)).<br />
Mô hình Kaldor tăng trưởng kinh tế phụ thuộc phát triển kỹ thuật hoặc trình độ công nghệ.<br />
Mô hình Sung Sang Park nguồn gốc tăng trưởng là tăng cường vốn đầu tư quốc gia cho đầu tư<br />
con người.<br />
Mô hình Tân cổ điển nguồn gốc của tăng trưởng tùy thuộc vào cách thức kết hợp hai yếu tố đầu<br />
vào vốn (K) và lao động (L).<br />
Trước Keynes, kinh tế học cổ điển và tân cổ điển không phân biệt rành mạch tăng trưởng kinh<br />
tế với phát triển kinh tế. Hơn nữa, ngoại trừ Schumpeter, các trường phái trên đều không coi trọng vai<br />
trò của tiến bộ kỹ thuật đối với tăng trưởng kinh tế.<br />
4<br />
<br />
Nhóm 4 – Lớp Cao Học 16G<br />
<br />
CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ PHÁT TRIỂN<br />
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của kinh tế học vĩ mô Keynes tiêu biểu là mô hình Harrod Domar. Mô hình này dựa trên hai giả thiết căn bản: (1) giá cả cứng nhắc, và (2) nền kinh tế không nhất<br />
thiết ở tình trạng toàn dụng lao động. Nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn (yếu tố K,<br />
capital) đưa vào sản xuất tăng lên. Từ đó, họ suy luận ra được rằng một khi nền kinh tế đang ở trạng<br />
thái tăng trưởng cân bằng mà chuyển sang trạng thái tăng trưởng không cân bằng thì sẽ càng ngày càng<br />
không cân bằng (mất ổn định kinh tế).<br />
Trong khi đó, lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển xây dựng mô hình của mình dựa trên hệ giả<br />
thiết mà hai giả thiết căn bản là: (1) giá cả linh hoạt, và (2) nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng lao động.<br />
Mô hình tăng trưởng kinh tế của họ cho thấy, khi nền kinh tế đang ở trạng thái tăng trưởng cân bằng<br />
mà chuyển sang trạng thái tăng trưởng không cân bằng thì đó chỉ là nhất thời, và nó sẽ mau chóng trở<br />
về trạng thái cân bằng.<br />
1.2. Các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế<br />
Sau khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển,<br />
những nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của phát triển kinh tế phải được đi cùng trên bốn<br />
bánh xe, hay bốn nhân tố của tăng trưởng kinh tế là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công<br />
nghệ. Bốn nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng khác nhau đưa đến<br />
kết quả tương ứng.<br />
Mối quan hệ giữa tăng trưởng mà cụ thể là mức thu nhập của nền kinh tế (sản lượng đầu ra) với<br />
các nhân tố kinh tế trực tiếp tác động đến tăng trưởng (các yếu tố đầu vào) thường được mô tả dưới<br />
dạng hàm sản xuất tổng quát:<br />
Y = F (Xi)<br />
Trong đó, Y là giá trị đầu ra của nền kinh tế và Xi là giá trị những biến số đầu vào có liên quan<br />
đến tổng cung. Thông thường và cũng với ý nghĩa cổ điển, nói đến giá trị các biến số đầu vào tác động<br />
đến tăng trưởng kinh tế là nói đến 4 yếu tố nguồn lực chủ yếu là: vốn (K), lao động (L), tài nguyên,đất<br />
đai (R) và công nghệ kỹ thuật (K). Hàn sản xuất tổng quát được mô tả như dưới đây:<br />
1.2.1. Vốn (K)<br />
Vốn là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Để có được vốn,<br />
phải thực hiện đầu tư nghĩa là hy sinh tiêu dùng cho tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng trong sự<br />
phát triển dài hạn, những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính trên GDP cao thường có được sự tăng trưởng<br />
cao và bền vững. Vốn sản xuất đứng trên góc độ vĩ mô có liên quan trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế được đặt ra<br />
ở khía cạnh vốn vật chất chứ không phải dưới dạng tiền (giá trị), nó là toàn bộ tư liệu vật chất được tích luỹ lại của<br />
nền kinh tế và bao gồm: nhà máy, thiết bị, máy móc, nhà xưởng và các trang bị được sử dụng như những yếu tố<br />
đầu vào trong sản xuất. ở các nước đang phát triển sự đóng góp của vốn sản xuất vào tăng trưởng kinh tế thường<br />
chiếm tỷ trọng cao nhất. Đó là sự thể hiện của tính chất tăng trưởng theo chiều rộng. Tuy vậy tác động của yếu tố<br />
này đang có xu hướng giảm dần và được thay thế bằng các yếu tố khác.<br />
1.2.2. Lao động (L)<br />
Lao động là một yếu tố đầu vào của sản xuất. Chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng,<br />
kiến thức và kỷ luật của đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Hầu hết<br />
các yếu tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay mượn được nhưng<br />
nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tương tự. Các yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay<br />
công nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn hóa,<br />
5<br />
<br />
Nhóm 4 – Lớp Cao Học 16G<br />
<br />