intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:202

11
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển "Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam; Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam; Thực trạng phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam thời gian qua và kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam; Thảo luận kết quả nghiên cứu và định hướng, đề xuất giải pháp, khuyến nghị phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- NGUYỄN MẠNH HÙNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI - 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- NGUYỄN MẠNH HÙNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9310105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Ngô Thắng Lợi HÀ NỘI - 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm quy định liêm chính học thuật trong nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Nghiên cứu sinh Nguyễn Mạnh Hùng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Ngô Thắng Lợi, người thầy đáng kính đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và động viên để Nghiên cứu sinh hoàn thành luận án này. Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp chân thành và quý báu của các nhà khoa học, các Thầy giáo, Cô giáo trong Khoa Kế hoạch và Phát triển, Viện đào tạo sau đại học Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Lãnh đạo và các đồng nghiệp trong ngành điện Việt Nam đã tạo mọi điều kiện, trao đổi, chia sẻ và giúp Nghiên cứu sinh hoàn thành luận án. Cuối cùng Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè thân thiết đã động viên Nghiên cứu sinh trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Nghiên cứu sinh Nguyễn Mạnh Hùng
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC VIẾT TẮT .............................................................................................vii DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM ................................ 6 1.1. Các nghiên cứu về năng lượng tái tạo ...............................................................6 1.2. Nghiên cứu về phát triển năng lượng tái tạo ....................................................7 1.3. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển năng lượng tái tạo ..............................................................................................................................12 1.4. Đánh giá tổng quan và Khoảng trống nghiên cứu .........................................20 1.4.1. Về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam .......20 1.4.2. Cách tiếp cận nghiên cứu và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển năng lượng tái tạo ...................................................................................................21 1.4.3. Nghiên cứu phát triển năng lượng tái tạo trong bối cảnh biến đổi khí hậu ......21 1.4.4. Những hạn chế trong các nghiên cứu về phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam ........................................................................................................................22 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 23 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM .................................................. 24 2.1. Năng lượng tái tạo .............................................................................................24 2.1.1. Khái niệm năng lượng tái tạo .......................................................................24 2.1.2. Vai trò của năng lượng tái tạo ......................................................................24 2.1.3. Phân loại năng lượng tái tạo .........................................................................26 2.2. Phát triển năng lượng tái tạo ...........................................................................33 2.2.1. Khái niệm và nội hàm ..................................................................................33 2.2.2. Tiêu chí đánh giá phát triển năng lượng tái tạo ...........................................36 2.3. Các lý thuyết liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển năng lượng tái tạo .........................................................................................................................39 2.3.1. Lý thuyết về phát triển bền vững .................................................................39
  6. iv 2.3.2. Lý thuyết hai nhóm nhân tố của Herzberg ...................................................42 2.3.3. Lý thuyết công bằng năng lượng .................................................................43 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển năng lượng tái tạo ..............................45 2.4.1. Tài nguyên năng lượng tái tạo .....................................................................45 2.4.2. Phương pháp tiếp cận sản xuất năng lượng tái tạo ......................................46 2.4.3. Nhu cầu năng lượng tái tạo ..........................................................................46 2.4.4. Sự chấp nhận của công chúng ......................................................................46 2.4.5. Tác động môi trường ....................................................................................47 2.4.6. Lợi nhuận tài chính của các dự án năng lượng tái tạo .................................47 2.4.7. Môi trường đầu tư các dự án năng lượng tái tạo ..........................................48 2.4.8. Sự thích ứng năng lượng tái tạo ...................................................................48 2.4.9. Quản trị.........................................................................................................49 2.4.10. Chính sách năng lượng của chính phủ .......................................................49 2.5. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển năng lượng tái tạo ..................................52 2.5.1. Kinh nghiệm đến từ Ấn Độ ..........................................................................52 2.5.2. Kinh nghiệm đến từ Vương Quốc Anh ........................................................54 2.5.3. Kinh nghiệm đến từ Đan Mạch ....................................................................55 2.5.4. Phát triển năng lượng tái tạo tại Đài Loan ...................................................55 2.5.5. Phát triển năng lượng tái tạo tại Hàn Quốc ..................................................58 2.5.6. Phát triển năng lượng tái tạo tại Trung Quốc ...............................................60 2.5.7. Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam ................................................................61 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 63 3.1. Quy trình nghiên cứu........................................................................................63 3.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu dự kiến ...........................................................65 3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................65 3.2.2. Mô hình nghiên cứu .....................................................................................68 3.3. Các bước nghiên cứu ........................................................................................71 3.3.1. Nghiên cứu định tính ....................................................................................71 3.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................................77 3.3.3. Tổng hợp, xây dựng thang đo và phiếu khảo sát .........................................78 3.3.4. Thiết kế và mẫu nghiên cứu định lượng ......................................................83 3.3.5. Thu thập dữ liệu ...........................................................................................85 3.3.6. Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng ............................................86 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 88
  7. v CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM ... 89 4.1.Tiềm năng, định hướng phát triển NLTT ở Việt Nam ...................................89 4.1.1. Tiềm năng phát triển của ngành NLTT tại Việt Nam ..................................89 4.1.2 Định hướng và các chính sách phát triển NLTT ở Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 ........................................................................................................................92 4.2 Thực trạng phát triển NLTT ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 ....................98 4.2.1 Phát triển các dự án năng lượng tái tạo .........................................................99 4.2.2 Kết quả phát triển năng lượng tái tạo ..........................................................102 4.2.3 Một số nguyên nhân gây ra các hạn chế trong phát triển NLTT của Việt Nam thời gian qua .........................................................................................................108 4.3. Kết quả nghiên cứu định lượng các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam ...................................................................................................111 4.3.1. Kết quả thống kê mô tả ..............................................................................111 4.3.2. Kết quả đánh giá độ tin cậy, độ giá trị của thang đo ..................................111 4.3.3. Kết quả đánh giá mô hình đo lường ...........................................................112 4.3.4. Đánh giá mô hình cấu trúc .........................................................................116 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 118 CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM ............................................................................................................. 119 5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................119 5.1.1. Nhân tố chấp nhận của cộng đồng có tác động tích cực tới phát triển năng lượng tái tạo .........................................................................................................119 5.1.2. Nhân tố thích ứng với năng lượng tái tạo có tác động tích cực tới phát triển năng lượng tái tạo .................................................................................................120 5.1.3. Nhân tố phương pháp tiếp cận sản xuất năng lượng tái tạo có tác động tích cực tới phát triển năng lượng tái tạo ....................................................................121 5.1.4. Nhân tố tác động môi trường có tác động tích cực tới phát triển năng lượng tái tạo ....................................................................................................................122 5.1.5. Nhân tố tài nguyên năng lượng tái tạo có tác động tích cực tới phát triển năng lượng tái tạo .........................................................................................................123 5.1.6. Nhân tố nhu cầu về năng lượng tái tạo có tác động tích cực tới phát triển năng lượng tái tạo .........................................................................................................123
  8. vi 5.1.7. Nhân tố lợi nhuận tài chính có tác động tích cực tới phát triển năng lượng tái tạo .........................................................................................................................124 5.1.8. Nhân tố môi trường đầu tư các dự án năng lượng tái tạo có tác động tích cực tới phát triển năng lượng tái tạo ...........................................................................125 5.1.9. Nhân tố quản trị có tác động tiêu cực tới phát triển năng lượng tái tạo .....125 5.1.10. Nhân tố chính sách năng lượng của chính phủ có tác động tiêu cực tới phát triển năng lượng tái tạo ........................................................................................127 5.2. Quan điểm và Định hướng phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam ..128 5.2.1. Quan điểm phát triển của Nhà nước ..........................................................128 5.2.2. Định hướng phát triển của Nhà nước .........................................................129 5.3. Đề xuất giải pháp và khuyến nghị nhằm phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam .........................................................................................................................130 5.3.1. Giải pháp nhằm phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam ........................131 5.3.2. Đề xuất khuyến nghị nhằm phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam ......135 5.4. Hạn chế và định hướng nghiên cứu trong tương lai ....................................137 5.4.1. Các hạn chế trong nghiên cứu ....................................................................137 5.4.2. Định hướng nghiên cứu trong tương lai .....................................................138 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .......................................................................................... 139 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 140 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .................................. 142 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 143 PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT ........................................................................... 159 PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ SPSS ................................................................................. 161 PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH CÁC NHÀ MÁY ĐIỆN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM ................................................................................................................. 169
  9. vii DANH MỤC VIẾT TẮT Viết tắt Nội dung NLTT Năng lượng tái tạo IEA Cơ quan năng lượng quốc tế KHCN Khoa học công nghệ REG Sản xuất năng lượng tái tạo PTNLTT Phát triển năng lượng tái tạo ER Tài nguyên năng lượng tái tạo PP Phương pháp tiếp cận sản xuất năng lượng tái tạo RD Nhu cầu năng lượng tái tạo RA Thích ứng năng lượng tái tạo IER Môi trường đầu tư các dự án năng lượng tái tạo GEP Chính sách năng lượng của chính phủ ERR Lợi nhuận tài chính của các dự án năng lượng tái tạo EE Tác động môi trường PA Chấp nhận cộng đồng LGG Quản trị NLTTD Phát triển sản xuất năng lượng tái tạo CTCP Công ty Cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam NSNN Ngân sách nhà nước
  10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tiêu chí đánh giá phát triển năng lượng bền vững .......................................36 Bảng 3.1. Các giả thuyết nghiên cứu .............................................................................78 Bảng 3.2. Bảng thang đo các biến .................................................................................79 Bảng 3.3. Mã hóa các biến nghiên cứu .........................................................................83 Bảng 4.1. Tiềm năng năng lượng gió tại Việt Nam ở độ cao 65m................................89 Bảng 4.2. Tổng hợp cơ chế khuyến khích phát triển điện tái tạo ...................................97 Bảng 4.3. Cơ chế khuyến khích cho dự án điện tái tạo nối lưới tại Việt Nam ..............98 Bảng 4.4. Quy hoạch phát triển điện gió các tỉnh .........................................................99 Bảng 4.5. Tổng số cơ sở sản xuất NLTT ở Việt Nam giai đoạn 2018 - 2022.............104 Bảng 4.6. Cơ cấu tỷ trọng công suất của các nguồn NLTT trong tổng công suất HTĐ Việt Nam và trong tổng công suất nguồn NLTT của Việt Nam .................................105 Bảng 4.7. Đóng góp vào ngân sách nhà nước, tạo việc làm và thu nhập bình quân người lao động của các cơ sở sản xuất NLTT ở Việt Nam giai đoạn 2018 - 2022 ...............107 Bảng 4.8. Độ tin cậy tổng hợp (Construct Reliability and Validity) ...........................112 Bảng 4.9. Độ giá trị phân biệt (Discriminant Validity – Fornell-Larcker Criterion) ..112 Bảng 4.10. Phương sai trung bình được trích (AVEs) ................................................113 Bảng 4.11. Bảng hệ số tải của các nhân tố (Outer Loadings) .....................................113 Bảng 4.12. Hệ số R-square ..........................................................................................114 Bảng 4.13. Hệ số f - square .........................................................................................114 Bảng 4.14. Hệ số VIF ..................................................................................................115 Bảng 4.15. Sự phù hợp của mô hình nghiên cứu (Model fit) ......................................115
  11. ix DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Chuyển đổi năng lượng mặt trời thành điện năng ..........................................28 Hình 2.2 Sơ đồ chuyển đổi công suất trong hệ thống điện gió .....................................29 Hình 2.3 Sơ đồ công nghệ sử dụng sinh khối cho sản xuất năng lượng .......................31 Hình 2.4 Công nghệ địa nhiệt giữa khí đá vỉa, địa nhiệt truyền thống, địa nhiệt cải tiến và địa nhiệt siêu tới hạn .................................................................................................32 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................64 Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu .......................................................................................68 Hình 3.3. Mô hình các yếu tố tác động tới năng lượng tái tạo ......................................77 Hình 4.1. Tiềm năng kỹ thuật điện gió trên bờ và trên biển Việt Nam .........................90 Hình 4.2. Tiềm năng điện mặt trời tại Việt Nam ...........................................................91 Hình 4.3. Tiềm năng phát triển điện sinh khối ở Việt Nam ..........................................92 Hình 4.4. Cơ chế khuyến khích phát triển NLTT ở Việt Nam ......................................96 Hình 4.5. Cơ cấu công suất nguồn điện toàn HTĐ Việt Nam đến cuối năm 2022 .......98 Hình 4.6. Tổng quy mô và tốc độ tăng sản lượng điện NLTT, giai đoạn 2018-2022 .103 Hình 4.7. Tỷ trọng công suất NLTT trong tổng công suất toàn hệ thống (%) ............104 Hình 4.8. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu (trích từ Smart PLS) ..................116
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của nghiên cứu Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam tuyên bố “sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của chính mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050”. Việt Nam cũng đã tham gia cam kết giảm 30% lượng phát thải khí mê-tan vào năm 2030 so với mức phát thải năm 2020; tham gia Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch, Tuyên bố Glasgow của các Lãnh đạo về rừng và sử dụng đất nhằm ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất rừng và suy thoái đất vào năm 2030; tham gia Liên minh hành động thích ứng toàn cầu nhằm huy động nguồn lực cho thích ứng với biến đổi khí hậu. Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 đã được thành lập ngày 21 tháng 12 năm 2021 do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban và đã quyết liệt chỉ đạo xây dựng, thực hiện các chiến lược, chương trình hành động, kế hoạch, đề án để triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26. Toàn cảnh chung về nguồn năng lượng sạch toàn cầu theo báo cáo hiện trạng năng lượng tái tạo (NLTT) toàn cầu năm 2021 (REN21) đã khái quát tổng thể bức tranh về diễn biến thuận lợi trong quá trình chuyển đổi năng lượng trên thế giới với mục tiêu hướng đến là thoát khỏi sự phụ thuộc nặng nề vào nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt. Khoảng một thập kỷ gần đây, các hội nghị về năng lượng xanh trên thế giới đã đưa ra nhiều đề xuất cải thiện nhận thức và kiến nghị phương hướng trong việc áp dụng NLTT cần xuất phát từ quy hoạch liên ngành, mô hình kinh doanh mới và ứng dụng sáng tạo KHCN. Các quan niệm sai lầm trước đó đã được bác bỏ, NLTT không phải thứ chỉ có quốc gia phát triển mới có thể đáp ứng mà hiện nay, thế giới đang chứng kiến một sự chuyển dịch mô hình nhanh chóng tại hầu hết các quốc gia đang phát triển (REN21). Trong đó, động lực để các quốc gia PTNLTT chủ yếu xuất phát từ bốn nguyên nhân chính: Giảm thiểu biến đổi khí hậu (nguyên nhân quan trọng nhất); đảm bảo an ninh năng lượng để thích ứng với tác động nặng nề từ thiên nhiên; sự giảm nhanh của chi phí đầu tư vào công nghệ tái tạo đồng thời gia tăng cơ hội việc làm; cải thiện cán cân thương mại, thúc đẩy phúc lợi xã hội. Nỗ lực không ngừng nghỉ đã đưa ra nhiều kết quả ấn tượng về công suất đạt kỷ lục cho hoạt động lắp đặt mới, chi phí đầu tư giảm nhanh chóng liên tiếp trong ba năm, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều thách thức lớn như tốc
  13. 2 độ gia tăng chưa tương xứng với tiềm năng của các quốc gia khi tham gia đầu tư vào lĩnh vực PTNLTT. Nhìn chung, quá trình chuyển đổi sang NLTT đang tăng tốc nhờ lợi ích về cả kinh tế và môi trường (Kim và cộng sự, 2020) nhưng gặp nhiều cản trở đặc biệt là sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch của các quốc gia (Rana Adib, 2020). Nhiều nghiên cứu đã đưa ra kết luận đáng buồn từ đại dịch Covid - 19 khi các nhà chức trách đặt ưu tiên hàng đầu là lợi nhuận doanh nghiệp chứ không phải lợi ích môi trường hay sức khỏe cộng đồng (Stephan Singer, 2020). Việt Nam hiện nay được đánh giá có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định trong khu vực vài thập kỷ qua. Việt Nam - quốc gia rừng vàng biển bạc, sở hữu nguồn năng lượng tự nhiên dồi dào, nguồn năng lượng hóa thạch tại Việt Nam tạo ra lợi ích kinh tế vượt bậc cho đất nước song ngày càng cạn kiệt do nhu cầu gia tăng nhanh chóng của người sử dụng mà trữ lượng hạn chế. Đồng thời, việc tiêu thụ nguồn năng lượng hóa thạch đặt ra một bài toán khó về các tác động ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gây ra. Để giải quyết tình trạng này, nguồn năng lượng mới ở Việt Nam: NLTT đã và đang được đầu tư phát triển, phân bổ khắp cả nước. Tại Việt Nam, tiềm năng về vị trí địa lý, khí hậu, nền kinh tế nông nghiệp, nguồn NLTT dồi dào,... là những yếu tố tích cực thúc đẩy PTNLTT. Nhưng bên cạnh nhiều thuận lợi về đổi mới và phát triển năng lượng sạch, Việt Nam cũng gặp nhiều rào cản trong quá trình ổn định, phát triển lâu dài và hiệu quả năng lượng xanh. Trước những diễn biến tích cực và một số hạn chế về NLTT toàn cầu, các nhà nghiên cứu đặt quan tâm tới các nhân tố thúc đẩy hay gây cản trở quá trình PTNLTT. Tuy nhiên tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu bao quát về lĩnh vực này, còn thiếu mô hình phù hợp để áp dụng các dự án về NLTT, rào cản về nhận thức trong tiếp cận các nhà đầu tư do chưa hiểu rõ lợi ích và rủi ro liên quan, khó huy động vốn tại địa phương và bị hạn chế nguồn lực trong việc vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa,... Nhiều rào cản về thể chế, pháp lý, các thách thức về kỹ thuật và kinh tế chính trị gây cảnh trở đối với Việt Nam trong thực tiễn là vấn đề quan trọng cần được giải quyết kịp thời để nâng cao chất lượng và PTNLTT trên cả nước. Những nhân tố thuận lợi và gây rào cản đối với quốc gia trong PTNLTT đã mở ra định hướng nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam”. Thông qua các kết quả đạt được, luận án đề xuất, khuyến nghị một số giải pháp về phát triển NLTT ở Việt Nam.
  14. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của luận án là hệ thống hóa và góp phần bổ sung thêm cơ sở lý luận về nội hàm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NLTT, trên cơ sở đó, vận dụng để nghiên cứu cụ thể phát triển NLTT ở Việt Nam, trong đó đi sâu phân tích khía cạnh các nhân tố ảnh hưởng, nhằm hướng đến mục tiêu phát triển năng lượng bền vững nói riêng và phát triển bền vững nền kinh tế ở Việt Nam nói chung. Để đạt được mục tiêu tổng quát nói trên, nghiên cứu đưa ra các mục tiêu cụ thể như sau:  Hệ thống hóa và bổ sung thêm cơ sở lý luận về nội hàm NLTT dưới góc độ kinh tế phát triển, một số lý thuyết làm cơ sở xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NLTT. Hệ thống cơ sở lý thuyết, mô hình và phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến PTNLTT ở Việt Nam.  Đánh giá thực trạng PTNLTT ở Việt Nam trong thời gian qua.  Đánh giá các nhân tố thúc đẩy phát triển và nhân tố là rào cản đối với PTNLTT ở Việt Nam.  Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm PTNLTT ở Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Từ mục tiêu nghiên cứu, luận án đưa ra các câu hỏi nghiên cứu sau: 1. Mô hình phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới PTNLTT ở Việt Nam như thế nào? 2. Thực trạng PTNLTT ở Việt Nam trong thời gian qua như thế nào? 3. Cơ chế tác động của các nhân tố tới PTNLTT ở Việt Nam như thế nào? Tác động trực tiếp hay gián tiếp? 4 Giải pháp khuyến nghị nhằm PTNLTT ở Việt Nam như thế nào? 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến PTNLTT ở Việt Nam. Trong đó, các nhân tố bao gồm: nhân tố thúc đẩy sự phát triển và nhân tố rào cản đối với PTNLTT ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu  Về nội dung: Nghiên cứu về các nhân tố thúc đẩy phát triển ảnh hưởng đến PTNLTT ở Việt Nam và các nhân tố rào cản phát triển ảnh hưởng đến PTNLTT ở Việt Nam (Ở luận án
  15. 4 này tác giả tập trung nghiên cứu các loại NLTT gồm: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối).  Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi cả nước nhằm đánh giá nhiều nhất có thể về ảnh hưởng của các nhân tố tới PTNLTT ở Việt Nam.  Về thời gian: - Thời gian nghiên cứu định tính: 15/05/2021 - 15/7/2021 - Thời gian nghiên cứu định lượng sơ bộ: 16/7/2021 - 30/8/2021 - Thời gian nghiên cứu định lượng chính thức: 01/9/2021-30/12/2021 5. Đóng góp mới của nghiên cứu Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận Thứ nhất, Luận án đã đưa ra bộ tiêu chí đánh giá phát triển NLTT theo cách tiếp cận chuyên ngành kinh tế phát triển, liên quan đến ngành NLTT và có khả năng đo đếm được, bao gồm: tiêu chí phản ánh tăng trưởng quy mô, sự thay đổi cấu trúc và lan tỏa phát tiển NLTT. Theo đó, nó khác với tiêu chí được đề xuất bởi một số nghiên cứu trước đó, nặng về mặt kỹ thuật năng lượng và phần lớn mang tính định tính hoặc là áp dụng cho dự án NLTT. Thứ hai, nghiên cứu vận dụng lý thuyết về phát triển bền vững, lý thuyết công bằng năng lượng kết hợp với kết quả đánh giá tổng quan nghiên cứu đã xác định 10 nhóm nhân tố tác động đến phát triển NLTT. Sự khác biệt (mới) của khía cạnh này là luận án sử dụng lý thuyết của Herzberg để xây dựng mô hình nghiên cứu cải tiến hơn, bằng việc chia thành hai nhóm nhân tố chính tác động tới phát triển NLTT, đó là nhân tố thúc đẩy và nhân tố rào cản PTNLTT. Điều này theo tác giả sẽ giúp cho việc giải thích mô hình và đánh giá tác động thông qua mô hình kinh tế lượng sẽ bảo đảm chắc chắn và thuyết phục hơn. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án Thứ nhất, Với cách tiếp cận kinh tế phát triển, luận án là những nghiên cứu đầu tiên đánh giá phát triển NLTT của Việt Nam trên cả ba góc độ: gia tăng quy mô, thay đổi cơ cấu và lan tỏa phát triển NLTT, so với những nghiên cứu trước đây, chủ yếu đánh giá ở góc độ dự án đầu tư NLTT hoặc từng khía cạnh cụ thể. Với cách tiếp cận đó, luận án đã phát hiện được một xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành NLTT Việt Nam, đó là sự
  16. 5 gia tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn của năng lượng mặt trời trong cơ cấu ngành NLTT, cũng như tính lan tỏa của loại năng lượng này. Thứ hai, bằng việc sử dụng mô hình kinh tế lượng với cách tiếp cận hai nhóm nhân tố, luận án đã xác định được 8 nhân tố tác động thúc đẩy và thứ tự mức độ tác động của các nhân tố này. Điểm mới (so với một số nghiên cứu trước đây và một số đánh giá của dự án NLTT) của luận án là đã phát hiện được một số yếu tố chính sách NLTT của Chính phủ hiện đang gây cản trở đến phát triển NLTT ở Việt Nam hiện nay. Đó là: (i) giá điện, (ii ) tính pháp lý của thị trường NLTT, bao gồm cả tiêu chuẩn quy chuẩn các dự án NLTT, và (iii) thời gian, khu vực áp dụng hỗ trợ giá FIT. Dựa trên những phát hiện đó, luận án đã đề xuất những nội dung cần đổi mới để dỡ bỏ các rào cản chính sách này, trong đó nhấn mạnh đến nghiên cứu, xây dựng và ban hành luật về NLTT hoặc sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực để tạo hành lang pháp lý vững chắc cho đầu tư, vận hành NLTT, phát triển chuỗi cung ứng. Đây cũng là đóng góp mới về mặt khuyến nghị chính sách của luận án cho sự phát triển NLTT ở Việt Nam trong thời gian tới. Luận án đưa ra các giải pháp và khuyến nghị để PTNLTT ở Việt Nam. Đồng thời, kết quả nghiên cứu là cơ sở lý luận cho các nghiên cứu trong tương lai về chủ đề này. 6. Kết cấu nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục bao gồm 5 chương sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam Chương 2: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam thời gian qua và kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và định hướng, đề xuất giải pháp, khuyến nghị phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam
  17. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM 1.1. Các nghiên cứu về năng lượng tái tạo NLTT đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng bền vững của một quốc gia. Chính phủ luôn cần những kế hoạch, chiến lược năng lượng phù hợp với mục tiêu hội nhập và phát triển bền vững. Các nghiên cứu về NLTT thường trọng tâm xem xét và đánh giá về các dạng NLTT riêng và chỉ ra ảnh hưởng của NLTT đến hiệu quả kinh tế. Nghiên cứu về NLTT, (Elliot, 1989) đánh giá năng lượng sóng là nguồn năng lượng được ưa chuộng nhất trong các công nghệ NLTT mới vào cuối những năm 1970. Nghiên cứu về NLTT của (Elliot, 1989) nhận được nhiều sự ủng hộ từ chính phủ Anh. Đến năm 1982, các đánh giá của (Elliot, 1989) được thay đổi bởi Hội đồng cố vấn về nghiên cứu và phát triển nguyên liệu và năng lượng (ACORD). Các nhận định được đưa ra khẳng định không bao giờ đạt được mức giá đủ thấp có thể khiến năng lượng sóng đem đến hiệu quả về mặt kinh tế (ETSU, 1982). Bên cạnh NLTT sóng, nhiều báo cáo từ ACORD đã chỉ ra gió là một dạng NLTT hữu ích. Mặc dù vậy, trong thời gian đầu, NLTT từ gió được xem xét như một nguồn NLTT ít có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế và do đó chỉ được sản xuất NLTT (REC) với mức kinh phí thấp. Về sau, với sự thúc đẩy từ các nhà đầu tư tư nhân, sự đầu tư phát triển công nghệ gió đã xuất hiện tại một loạt các quốc gia như Mỹ, Đức, Đan Mạch, Thụy Điển và Hà Lan và giúp nguồn NLTT gió trở thành một xu hướng và được lắp đặt với quy mô lớn (Elliot, 1989). Đánh giá về nguồn năng lượng điện, Mavaney (2006) chỉ ra sự chuyển đổi giữa các dạng năng lượng khác nhau có thể tạo ra điện. Việc chuyển đổi chung là nhiệt thành cơ sang điện, nhưng hoạt động có thể khác nhau tùy thuộc vào tài nguyên được sử dụng. Nhiên liệu hóa thạch đóng góp lớn nhất cho việc sản xuất năng lượng điện vì hàm lượng năng lượng cao và cung cấp cho 2/3 nhu cầu năng lượng điện của thế giới. Tuy nhiên, việc đốt nhiên liệu hóa thạch trong quá trình sản xuất điện sẽ tạo ra CO2, nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường. Đây cũng là lý do khiến NLTT đã trở thành một lựa chọn không thể thiếu khi so sánh tác động của NLTT và các nguồn năng lượng truyền thống đối với môi trường. Cùng quan điểm, Bao và Fang (2013), Bao và Xu (2019) cho rằng năng lượng không tái tạo là nguồn năng lượng rất quan trọng đối với loài người. Nhờ nguồn năng lượng này, xã hội loài người có đủ năng lượng để tồn tại và PTNLTT - nguồn năng lượng có thể đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn cho con người. Tất cả các nhà
  18. 7 nghiên cứu, nhà khoa học và nhà môi trường đã đồng ý rằng sản xuất điện từ tài nguyên tái tạo không gây ra tác động tiêu cực đến môi trường nhiều như sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch. Như Sathaye và cộng sự (2007) đã khẳng định NLTT đóng góp cho một số mục tiêu phát triển bền vững quan trọng: (1) phát triển kinh tế và xã hội; (2) truy cập năng lượng; (3) an ninh năng lượng; (4) giảm thiểu biến đổi khí hậu và giảm các tác động môi trường và sức khỏe. Việc giảm thiểu biến đổi khí hậu nhân tạo nguy hiểm được coi là một động lực mạnh mẽ đằng sau việc sử dụng NLTT gia tăng trên toàn thế giới. Ý kiến này cũng được (Cook & Hall, 2012) đồng ý khi ông viết rằng sử dụng NLTT là một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để giảm phát thải nhà kính. Theo Cook & Hall (2012) các nguồn NLTT sẽ được thay thế cho các nguồn năng lượng chính trong khía cạnh giảm phát thải CO2. NLTT thân thiện với môi trường phải được khuyến khích, thúc đẩy, thực hiện và thể hiện bằng phát triển quy mô và đặc biệt là để sử dụng ở các vùng nông thôn xa xôi (Aiden, 2011). Năng lượng mặt trời và thủy điện là hai nguồn năng lượng sạch chính đang được sử dụng hiện nay ở Việt Nam. Trong tương lai, các nguồn này sẽ được tiếp tục sử dụng và dự kiến sẽ được bổ sung với nguồn điện gió và điện mặt trời (Báo cáo EOR19, 2019). Tại Việt Nam, nhận thức được tiềm năng, vai trò của NLTT trong việc phát triển kinh tế cũng như bảo vệ môi trường, Chính phủ khẳng định: “Phát triển NLTT không chỉ tập trung mở rộng quy mô và tăng tỷ trọng nguồn NLTT trong tổng cung cấp năng lượng sơ cấp, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, mà còn giải quyết vấn đề cung cấp năng lượng cho khu vực nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, xây dựng một xã hội sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên, thân thiện môi trường” (Chính phủ, 2015). “Xu thế công nghệ phát điện từ NLTT cho thấy, phát triển các nguồn NLTT nói chung, năng lượng gió và năng lượng năng lượng mặt trời nói riêng cho phát điện đã và đang có triển vọng lớn và là giải pháp hiệu quả nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra về an ninh năng lượng cũng như cam kết giảm khí thải của Việt Nam trong Thỏa thuận tại COP21” (Phạm Cảnh Huy, 2018). 1.2. Nghiên cứu về phát triển năng lượng tái tạo Năng lượng tái tạo đang gia tăng nhanh chóng tại các nước đang phát triển. Công suất sản xuất NLTT tăng với tốc độ 15 -30% hàng năm trong giai đoạn 2002 - 2006 bao gồm năng lượng gió, năng lượng mặt trời, hệ thống sưởi địa nhiệt, ... Khả năng PTNLTT trên thị trường gia tăng mạnh mẽ năm 2008. Trong số các NLTT mới (ngoại trừ năng lượng thủy điện), năng lượng gió có sự bổ sung lớn nhất cho công suất NLTT. Ước tính có khoảng 120 tỷ đô la đã được đầu tư vào PTNLTT trên toàn thế giới vào năm 2008,
  19. 8 bao gồm cả công suất mới và các nhà máy lọc nhiên liệu sinh học. Sự PTNLTT được đánh giá là phù hợp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành điện, đồng thời là một thành phần chính trong chiến lược khử CO2 của nhiều quốc gia (Ellabban và cộng sự, 2014). Nhiều nỗ lực của Trung Quốc đạt được trong PTNLTT như năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Các dạng NLTT khác tại Trung Quốc cũng ghi nhận những hành động PTNLTT quan trọng từ chính phủ Trung Quốc. Một trong số đó là nỗ lực của Trung Quốc nhằm gia tăng PTNLTT địa nhiệt nhanh chóng qua việc xây dựng nhiều nhà máy địa nhiệt tại Trung Quốc, kỷ lục là nhà máy địa nhiệt lớn nhất ở Trung Quốc đặt tại Yangbajing, Tây Tạng với công suất 25 MW và hàng năm sản xuất 100 triệu KWh (Niu và cộng sự, 2020). Cùng với đó, tại Trung Quốc, NLTT từ đại dương bao gồm năng lượng thủy triều, năng lượng dòng chảy biển, năng lượng sóng, nhiệt đại dương, ... đang nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu từ các học giả nhưng hiếm khi được sử dụng để phát điện thương mại. Nguyên nhân là chi phí sản xuất NLTT, hiệu quả sử dụng thấp, độ tin cậy và độ ổn định kém, quy mô nhỏ (D. Zhang và cộng sự, 2009). Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực gia tăng PTNLTT qua việc tạo dựng một loạt ưu đãi như trợ cấp trực tiếp cho phát triển năng lượng mặt trời, các chương trình quốc gia về phát triển năng lượng mặt trời (D. Zhang và cộng sự, 2009). Sự gia tăng và hiệu quả của NLTT mặt trời tại Trung Quốc tăng trưởng ổn định, công suất lắp đặt tích lũy tăng từ 140MW trong năm 2008 - 300MW vào năm 2009 và lên 800 MW trong năm 2010, sau đó tăng lên 43180MW vào cuối năm 2015. Cùng với đó, công suất lắp đặt năng lượng mặt trời ở Trung Quốc năm 2009 chỉ chiếm khoảng 1,24% trong tổng công suất lắp đặt trên thế giới, trong khi tăng gần 12 lần năm 2014 khoảng 14,9%. Tuy nhiên tỷ trọng NLTT của Trung Quốc trong tổng nguồn năng lượng tiêu thụ của quốc gia này còn thấp hơn nhiều so với thế giới. Tháng 9 năm 2007, chính phủ Trung Quốc đã công bố kế hoạch cần gia tăng gấp đôi tỷ trọng NLTT trong tổng thể năng lượng quốc gia từ 6% năm 2006 lên 15% năm 2020. Mặc dù vậy, sự PTNLTT tại Trung Quốc đang đối mặt với hạn chế về tài chính và công nghệ (D. Zhang và cộng sự, 2009). Do vậy, PTNLTT được đánh giá là một hành trình dài đối với Trung Quốc để tối ưu hóa cơ cấu tiêu thụ NLTT và nâng cao hiệu quả NLTT để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Nỗ lực PTNLTT tại Malaysia đã được ghi nhận trong nhiều năm qua. Năm 2001, nhiều hành động từ chính phủ Malaysia đã được thực hiện trong việc sử dụng các nguồn NLTT. Trong kế hoạch thứ tám của Malaysia, một chính sách năng lượng mới là “Năm nhiên liệu Chính sách Đa dạng hóa” đã được công bố. Qua đó, chính phủ Malaysia xác
  20. 9 định PTNLTT với mục đích chính là phát điện, giảm gánh nặng cạn kiệt dầu khí và khí đốt. Các cuộc điều tra kỹ lưỡng đang được thực hiện để tìm ra các phương pháp mới để đánh giá sự sẵn có của NLTT và PTNLTT để đạt được sự bền vững của việc cung cấp năng lượng trong dài hạn. Nhiều khuyến khích tài chính đã được đưa ra bởi chính phủ Malaysia nhưng sự PTNLTT và tốc độ PTNLTT tại Malaysia khá chậm và còn trong giai đoạn đầu (Watkins và cộng sự, 2020). Mặc dù vậy, những nỗ lực từ chính phủ không ngừng được gia tăng và các nhà đầu tư được cung cấp nhiều ưu đãi khi PTNLTT tại Malaysia (Rahman Mohamed & Lee, 2006). Theo kế hoạch thứ 10 của Malaysia, NLTT tăng từ 1% (41,5 MW) năm 2009 lên 5,5% (985 MW) tổng phát điện đến năm 2010 (Lim & Teong, 2010). Việc tích lũy, tái tạo công suất lắp đặt năng lượng ở Malaysia ước tính là 11,5 GW vào năm 2050, 34% tổng công suất (Mekhilef và cộng sự, 2014). Trong những năm gần đây, chính phủ Ấn Độ đã có nhiều nỗ lực hướng tới PTNLTT mới và gia tăng hiệu quả công nghệ năng lượng. Do đó, chính phủ đã có nhiều hành động xây dựng một con đường phát triển bền vững. Việc thúc đẩy và tiết kiệm năng lượng, tăng cường sử dụng NLTT thể hiện nỗ lực không ngừng nghỉ của Ấn Độ trong PTNLTT. Ngoài ra, vị trí địa lý của Ấn Độ và nguồn tài nguyên ưu đãi đã giúp quốc gia đặt mục tiêu nỗ lực trở thành một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới về năng lượng sạch. Chính phủ Ấn Độ thành lập một số điều khoản và thành lập các cơ quan để thúc đẩy PTNLTT và đạt được mục tiêu nâng cao năng suất NLTT. Một trong những minh chứng là việc gia tăng của các dự án NLTT đã chiếm 9% tổng công suất lắp đặt năng lượng, tương đương 12610 MW năng lượng. Ngoài ra, chính phủ Ấn Độ đã hỗ trợ tài chính cho PTNLTT mặt trời, gia tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, thúc đẩy việc kết hợp NLTT thụ động thành thiết kế tòa nhà. Các nỗ lực này nhằm vươn tới mục tiêu của chính phủ Ấn Độ tiếp cận điện năng từ tất cả các nguồn NLTT. Hiệu quả của NLTT đã được đưa ra trong nhiều nghiên cứu. Các học giả hiện tại đánh giá về sự thay đổi trong PTNLTT trong nước ở Châu Âu và các nơi khác qua nhiều yếu tố khác nhau. Về hiệu quả của PTNLTT đối với hiệu quả kinh tế, đây được xem là một yếu tố quan trọng đối với thành công của các dự án NLTT. Một vấn đề chính đối với việc PTNLTT là chi phí kinh tế trực tiếp còn phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế quốc gia (Cadoret & Padovano, 2016; Strunz và cộng sự, 2016). KHCN để PTNLTT cần sử dụng vốn và nguồn đầu tư lớn, đặc biệt là trong giai đoạn đầu PTNLTT (Eyraud et al, 2011). Chi phí này được đánh giá còn cao hơn rất nhiều tại các nước đang phát triển so với các nước phát triển (Labordena và cộng sự, 2017). Các nước đang phát triển đa phần còn sở hữu nguồn lao động thường có trình độ hạn chế và điều kiện khí hậu khắc nghiệt, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến PTNLTT (Labordena và cộng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1